Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI KINH TẾ

BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

---------  ---------

BÀI TẬP THẢO LUẬN (BÀI TẬP LỚN)

Nhóm sinh viên thực hiện: Trần Thị Hảo


Bùi Thị Hồng Hạnh
Đỗ Thị Huyền Trang
Lê Thị Huyền Trang
Hoàng Thị Mừng
Đào Tố Uyên
Đinh Thu Huyền
Phạm Thị Kim Oanh
Lớp: Quản trị Logistics 2
Khóa: 59
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA VẬN TẢI KINH TẾ

BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

---------  ---------

BÀI TẬP THẢO LUẬN (BÀI TẬP LỚN)

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CỬA HÀNG


SỮA CHUA TRÂN CHÂU

Nhóm sinh viên thực hiện: Trần Thị Hảo


Bùi Thị Hồng Hạnh
Đỗ Thị Huyền Trang
Lê Thị Huyền Trang
Hoàng Thị Mừng
Đào Tố Uyên
Đinh Thu Huyền
Phạm Thị Kim Oanh

Lớp: Quản trị Logistics 2


Khóa: 59

HÀ NỘI – Tháng 4/2021


MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................2

1. Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh............................................................................3

1.1. Luật An toàn thực phẩm 2010.........................................................................3

1.2. Luật lao động 2019..........................................................................................5

2. Nghiên cứu thị trường...........................................................................................5

1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập đầu người ngày càng tăng
kéo theo nhu cầu vui chơi giải trí và thư giãn của người dân cũng ngày càng tăng
cao. Sau những buổi học tập và làm việc căng thẳng thì không chỉ những bạn học
sinh sinh viên mà cả nhân viên văn phòng cũng thường chọn cho mình một chốn lui
đến như cửa hàng sữa chua trân châu - thức uống vừa giải khát vừa tốt cho sức khỏe
để trò chuyện, thư giãn và tận hưởng cảm giác sảng khoái, mát lạnh của những cốc
sữa chua trân châu. Những cửa hàng sữa chua trân châu với không gian rộng rãi ,
thoải mái với chỗ ngồi ngoài trời chiếm được rất nhiều sự hài lòng của khách hàng.

Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cũng như nhu cầu học tập
môn Lập kế hoạch kinh doanh, nhóm sinh viên chúng em lựa chọn đề tài “Lập kế
hoạch kinh doanh quán sữa chua trân châu” để nghiên cứu, từ đó có một cái nhìn rõ
ràng cụ thể hơn nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay, cũng là một cách tiếp thu
kiến thức thực tế và là bước chuẩn bị cho những dự định kinh doanh trong tương
lai.

Dù đã có cố gắng trong việc tiếp thu kiến thức cũng như vận dụng những kiến thức
thực tế, song bản lập kế hoạch kinh doanh của nhóm sinh viên của chúng em không
thể tránh được những thiếu sót. Mong cô góp ý bổ sung để bài nghiên cứu của
chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

2
1. Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh
Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh quán sữa chua trân châu nhóm dựa trên những luật
sau:

1.1. Luật An toàn thực phẩm 2010


 Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:

a) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu
hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

c) Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm
nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;

d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh
doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;

b) Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan
đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất
nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật
này;

c) Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều
kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;

d) Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách
phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá
nhân sản xuất, nhập khẩu;

3
đ) Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;

e) Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát
hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây
ra;

g) Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử
lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

h) Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;

k) Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này;

l) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do
mình kinh doanh gây ra.

 Điều 28. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh
doanh dịch vụ ăn uống

1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến
và thực phẩm đã qua chế biến.

2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh

3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

5. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện
pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải
hàng ngày sạch sẽ.

7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực
phẩm.

4
 Điều 29. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh
doanh dịch vụ ăn uống
1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.

2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.

4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh thực phẩm.

 Điều 30. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản
thực phẩm
1. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an
toàn, lưu mẫu thức ăn.

2. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.

3. Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh,
chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được
bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

 Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm

1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ
cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ
trưởng Bộ quản lý ngành

5
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định tại Điều 35 của Luậtơnày;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền kiểm tra thực tế điểu kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do

1.2. Luật lao động 2019


 Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 2 bản,
người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức
thông điệp dữ liệu theo quy định của Pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như
hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời
hạn 1 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145
và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này

 Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao
động tập thể và đạo đức xã hội.

2. Nghiên cứu thị trường


Theo khảo sát, sữa chua là một trong những thực phẩm trong bữa ăn chính của
nhiều quốc gia. Sữa chua nằm trong danh sách 5 món ăn sáng được yêu thích nhất

6
tại các nhà hàng Hoa Kỳ. Sự phổ biến của sữa chua dạng uống và thức uống lên
men tăng trên toàn cầu, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 12% mỗi năm.

Tại Việt Nam, Euromonitor (Tập đoàn nghiên cứu thị trường có trụ sở chính tại
London) ước tính tổng quy mô thị trường sữa năm 2019 đạt 121 nghìn tỷ đồng, tăng
8,9%. Lượng tiêu thụ sữa uống và sữa chua tăng trưởng vượt trội, lần lượt là  9,9%
và 11,6% (tính theo sản lượng). Dự báo, trong những năm tới, thị trường sẽ tăng
mạnh vào sản phẩm chính là sữa tươi, sữa chua (đặc biệt là sữa chua uống) và các
sản phẩm phô mai.

 Khách hàng mục tiêu: Xu hướng sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe
đã khiến nhiều người tìm đến các món ăn từ sữa chua. Loại thực phẩm này cung cấp
hàng tỷ lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn. Sữa chua cũng cung cấp vitamin A, C,
D, E, protein, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, công dụng làm đẹp, dưỡng
da và giảm cân của sữa chua được các chị em yêu thích.

Mức giá trung bình ở các quán cà phê, trà sữa khác ở mức 40.000-70.000 đồng,
mức giá khiến nhiều người phải đắn đo suy nghĩ nếu muốn ghé thăm thường xuyên.
Thì với sữa chua trân châu, giá bán trung bình chỉ vào khoảng 25.000 đồng, rất hợp
lý với nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều tầng lớp khác nhau từ học sinh đến
người cao tuổi.

 Cạnh tranh cao: Bởi mô hình này có chi phí nhượng quyền thấp, chi phí
đầu tư ban đầu không quá lớn nên có hàng trăm quán sữa chua trân châu mọc lên
mỗi ngày. Điều này làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, bắt buộc ta phải chuẩn
bị sẵn những lợi thế khác biệt để thu hút khách hàng và tăng doanh thu. 

Không chỉ cạnh tranh đối với các cửa hàng nhượng quyền mà còn phải cạnh tranh
với những sản phẩm sữa chua truyền thống đã có sự nhận diện cao với người tiêu
dùng như : Vinamilk , Mộc Châu , Th Truemilk,...

 Truyền thông thương hiệu: đây cũng là một phần không thể thiếu để tiếp
cận với nhiều đối tượng khách hàng. Tùy vào nguồn kinh phí, bạn có thể truyền
thông thương hiệu bằng nhiều hình thức khác nhau như: quảng cáo trên facebook,
youtube, báo, sử dụng người nổi tiếng, phát tờ rơi, liên kết với các ứng dụng đánh
7
giá sản phẩm… Ngoài ra những hoạt động khuyến mãi sẽ giúp kích thích tiêu dùng
sản phẩm hơn :
- Tạo ra các chương trình marketing hướng tới đối tượng là dân công sở, họ
yêu thích những món ăn vặt có lợi cho sức khỏe, giá tốt nên có thể tặng mã
giảm giá khi đặt hàng trên 10 xuất sữa chua, hoặc giảm giá riêng cho những
order tại địa chỉ tòa nhà văn phòng gần quán, hiệu quả rất tốt đó. 
- Hàng tháng chúng ta nên chạy các chương trình khuyến mãi nhằm thúc đẩy
khách hàng mua nhiều hơn vào các tháng bằng những chương trình giảm giá
10% hay các chương trình trên Now, Baemin, Grab như mua sản phẩm thứ 3
với giá 1 đồng,…
- Trong thời đại con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe thì nên tập trung
quảng bá về thức uống ngon và có lợi cho sức khỏe. Hình thức chạy quảng
cáo qua Facebook hay Youtube hoặc thông qua các Food Reviewer sẽ mang
lại hiệu quả tốt, vì hầu như khách hàng mục tiêu của cửa hàng là những
người tiếp xúc nhiều với Internet
- Chi phí chạy quảng cáo : để chạy quảng cáo trên các phần mềm lớn như
Facebook, Youtube hay thuê những Reviewer sẽ mất khá nhiều chi phí . Tuy
nhiên những cách này sẽ mang lại được hiệu quả cao, sẽ giúp cho cửa hàng
tiếp cận được một lượng khách hàng khổng lồ .
 Khả năng cạnh tranh:

Sữa chua là món ăn thường nhật, dễ ăn và phù hợp với tất cả lứa tuổi. Trên thị
trường hiện nay, với sự đổ bộ ồ ạt của các thương hiệu trà sữa ngoại nhập và các
món ăn nhanh, Sữa chua trân châu là một điểm sáng mới trong kinh doanh, vì vậy
hiện nay các cửa hàng mọc lên bắt đầu nhiều hơn, đặc biệt nó đều khá giống nhau
trừ vị trí mặt bằng kinh doanh. nên những nơi có vị trí đẹp bắt mắt thuận tiên và
việc marketing ấn tượng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

 Quán trà sữa trân châu Hạ Long trong việc đưa ra các chiến lược để cạnh
tranh với nhiều thương hiệu sữa chua trân châu khác:
- Vị trí cửa hàng: 

8
Đây là yếu tố tiên quyết tạo nên thành công của một quán sữa chua trân châu
bởi với đặc điểm đồ uống các nơi đều như nhau, không gian tương tự. Đối
với quán TSTCHL thì quán thường chọn các vị trí cửa hàng tại các ngã tư
hoặc mặt đường lớn để thuận tiện hơn trong việc tiếp cận khách hàng.
- Không gian quán:
Tìm hiểu về xu hướng hiện tại của nhiều khách hàng thì các khách hàng
không chỉ tới quán để ăn sữa chua mà còn để có không gian tán gẫu với bạn
bè, trò chuyện cùng người thân, đồng nghiệp. Thế nên cần thiết kế không
gian quán rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất.
- Menu đa dạng: 
Vì sữa chua rất dễ kết hợp với các loại topping khác nhau nên SCTCHL đã
và đa dạng hóa nhất có thể nhiều loại topping khác nhau để tạo ra các hương
vị mới laj và khác biệt. các quán TSTCHL bổ sung thêm các món ăn vặt như
bánh tráng trộn, hướng dương, khô gà, bánh mì vào menu để khách hàng có
thêm nhiều lựa chọn và ăn ngon hơn khi kết hợp cùng sữa chua..Mùi vị đặc
trưng sữa chưa có vị thanh, trân châu cốt dừa thơm ngậy.
- Chất lượng sản phẩm: 
Không ít khách hàng lựa chọn sữa chua trân châu thay vì trà sữa, trà chanh vì
tin tưởng về độ an toàn, có ích cho sức khỏe của sản phẩm này. Sữa chua ở
đây được đóng gói trong những khay bằng inox an toàn và trông rất bắt mắt
- Chất lượng dịch vụ: 
Kinh doanh sữa chua trân châu chưa bao giờ hết hot, đặc biệt trong dịp hè
nên vào buổi tối số lượng khách kéo tới rất đông. Chính vì thế việc chăm sóc
khách hàng đặc biệt quan trọng đối với các quán đang có nhiều mối cạnh
tranh, nếu cách phục vụ không tốt sẽ dẫn tới tình trạng mất khách, khách
hàng sẽ kéo tới quán khác vào lần sau thay vì quán của bạn

 Mô hình SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu

9
- Sữa chua là sản phẩm luôn nằm - Giá nhượng quyền sẽ từ 40-600
trong danh sách những loại thực triệu đồng
phẩm cần thiết sức khỏe, tần - Chi phí mặt bằng tại các địa
suất xuất hiện trong thực đơn điểm bắt mắt khá cao.
bữa ăn cao - Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh
- Mức giá hợp lý và chất lượng
sản phẩm là điểm mạnh của mô
hình kinh doanh này. Một cốc
sữa chua trân châu giá chỉ từ
20.000 đồng rất dễ thu hút khách
hàng
- Quá trình chế biến sữa chua và
lên món cũng đơn giản và nhanh
chóng để đáp ứng kịp thời nhu
cầu của khách hàng.

Thách thức Cơ hội

- Lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm - Lượng khách hàng tiềm năng
có thể ảnh hương đến sức khỏe cao và có nhu cầu lớn
của người dùng, đòi hỏi phải - lựa chọn và hiệu quả với khả
đảm bảo chất lượng an toàn năng sinh lời cao.
- Dễ bão hòa bởi nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng

5. Xác định chí phí đầu tư ban đầu:

- Khi bắt đầu muốn kinh doanh, có lẽ câu hỏi được quan tâm nhiều nhất là: mở
quán cần bao nhiêu vốn, bao gồm những chi phí nào, phát sinh khoảng bao
nhiêu….để từ đó cần chuẩn bị tài chính để bắt đầu kinh doanh. Xác định tổng
số vốn đầu tư ban đầu là một bước vô cùng quan trọng.

10
- Với dự kiến đầu tư 1,5 tỷ vào quán sữa chua trân châu Hạ Long trong vòng
bốn năm thì cần xác định các chi phí đầu tư ban đầu cụ thể như sau
- Chi phí đầu tư ban đầu sẽ bao gồm:
 Chi phí thuê mặt bằng mở quán
 Chi phí mua sắm thiết bị
 Chi phí nhượng quyền
 Chi phí tiền sửa chữa, setup cửa hàng…
 Chi phí thuê nhân viên
 Chi phí mua nguyên vật liệu
 Chi phí dự phòng
 Chi phí khác: marketing,
a) Chi phí thuê mặt bằng:
- Nếu có mặt bằng tốt, thì việc kinh doanh quán sữa chua trân châu sẽ rất dễ
dàng vì không phải e ngại việc bị lỗ. Điều phải quan tâm tới việc tìm thuê
mặt bằng là không gian cần phải thoáng đãng, riêng tư, không quá ồn ào và
có chỗ để xe cho khách đủ rộng rãi. Thông thường, vị trí đẹp nhất để mở các
quán sữa chua trân châu là dọc các con đường trong các khu có nhiều quán
ăn .
- Để thuê nhà mở quán kinh doanh, sẽ thường phải đặt cọc tiền 3 hoặc 6
tháng/lần; hoặc lâu dài khoảng 1 năm/lần. Vì vậy với việc xác định kinh
doanh lâu dài, cần phải đảm bảo thời hạn hợp đồng để cửa hàng đủ thời gian
xây dựng và thu lợi nhuận.
- Chi phí dự kiến thuê mặt bằng ban đầu rơi vào khoảng 20% chi phí đầu tư
ban đầu:
+ Thuê 1 căn nhà 3 tầng khoảng 60 m2/1 tầng rơi vào khoảng 20 triệu/1
tháng, như vậy với chi phí thuê 1 năm sẽ rơi vào khoảng 240 triệu.
b) Chi phí mua sắm thiết bị:
Các thiết bị cần mua chia làm 3 loại chính:
- Dụng cụ bảo quản : Bao gồm 2 tủ lạnh và 1 tủ mát~ 60 triệu
- Dụng cụ và thiết bị phục vụ: bao gồm các thiết bị phục vụ nhu cầu như điều
hòa, quạt trần, bàn ghế ….và các dụng cụ như ly, cốc, thìa….. ~ 40tr
11
- Thiết bị quản lý bán hàng kết hợp với các giao diện quản lý bán hàng: Việc
sử dụng các thiết bị công nghệ này trong quy trình vận hành sẽ mang lại
nhiều lợi ích đặc biệt. Với số lượng đơn hàng lớn, nhân viên sẽ có thể kiểm
soát trong khâu đặt đồ cho khách, chủ đầu tư không thể theo sát doanh thu.
Trong quá trình tìm hiểu và chọn lọc thì đã chọn thiết bị bán hàng của iPOS
và phần mềm quản lý bán hàng của Nhanh.vn ~ 15 Tr
- Tổng chi phí dự kiến cho mua sắm thiết bị rơi vào khoảng 115 tr
c) Chi phí nhượng quyền:
- Có thể nói chi phí nhượng quyền sữa chua trân châu cũng khác nhau ở mỗi
thương hiệu. Với sữa chua trân châu Hạ Long thì mức giá nhượng quyền rơi
vào khoảng 80-100 tr
d) Chi phí tiền sửa chữa
- Sau khi lựa chọn và thuê được mặt bằng thì cửa hàng cần được trang trí và
lắp đặt các thiết bị để tạo điểm nhấn. Tranh ảnh, cây cảnh, đồ lưu niệm, tap
chí, sách báo… là những vật dụng trang trí phổ biến.
- Chi phí xây dựng, trang trí nội thất: 3-5 triệu/ mét vuông (Diện tích 60 mét
vuông sẽ từ 300 triệu đồng).
e) Chi phí thuê nhân viên
- Với mức lương dao động từ 18k-20k/h thì quán cần 1 quản lý và 6 nhân viên
với mức lương:
+ Quản lý ~8 tr
+ Nhân viên ~ 2,5tr *6= 15 tr
- Vậy tổng chi phí thuê nhân viên là 23tr/tháng.
f) Chi phí nguyên vật liệu:
- Với nguồn nguyên vật liệu phong phú nhưng chủ yếu được chia làm 3 nhóm
chính. Trong đó, các nghuyên vật liệu chủ chốt là sữa chua và trân châu sẽ
được hệ thống nhượng quyền phân phối theo 3 ngày/lần. Ngoài ra, các NVL
khác bao gồm các loại hoa quả tươi như dâu, xoài,…dừa khô, cacao,
matcha…Các nguyên vật liệu này được mua theo ngày để đảm bảo tươi
ngon.
- Dự kiến chi phí nguyên vật liệu trong 1 tháng bao gồm:

12
Chi Phí
Số tiền/tháng
(triệu đồng)
Sữa chua 51.400.000đ (257 khay x 200.000)
Nguyên vật
Chân trâu 9.800.000 (245kg x 40.000)
liệu (NVL)
NVL khác 35.000.000

13

You might also like