Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Tổng hợp những thông tin tác động đến diễn biến giá dầu trong thời gian

qua
Giá dầu Brent hồi phục từ mức $50,47/thùng vào ngày 24/12/2018 lên đến $74,08/thùng vào ngày
24/04/2019.
1. Các yếu tố tác động đến sự hồi phục của giá dầu trong thời gian qua
- Thứ nhất: Việc FED dừng việc tăng lãi suất đã khiến cho đồng USD bình ổn trở lại sau 1 thời
gian dài tăng mạnh, việc FED dừng việc tăng lãi suất tạo ra kỳ vọng về khả năng phục hồi trong
ngắn hạn của nền kinh tế Mỹ, bên cạnh đó chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có những bước tiến
tích cực đem lại tâm lý bớt bi quan về triển vọng thương mại và kinh tế toàn cầu. Sự tự tin hơn của
nhà đầu tư là cơ sở để khiến xu hướng giảm của giá dầu ngừng lại và quay đầu tăng điểm.
- Thứ hai: Khủng hoảng kinh tế và chính trị tại Venezuela dẫn đến sự sụt giảm về sản lượng dầu từ
mức 1,91 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2017 về mức trung bình 966 nghìn thùng dầu mỗi
ngày vào quý 1 năm 2019. Chỉ tính riêng trong năm 2019, sản lượng tại Venezuela đã giảm nhanh,
sản lượng dầu của nước này đã giảm từ 1,15 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2019 xuống còn mức
732 nghìn thùng/ngày trong tháng 3/2019.
- Thứ ba: Mỹ sẽ không tiếp tục “cấp giấy miễn trừ” cho các nước nhập khẩu dầu từ Iran. Qua đó kể
từ tháng 5/2019 trở đi, các nước đang nhập khẩu dầu Iran sẽ không được phép nhập khẩu dầu từ
nước này nếu không sẽ phải đối mặt với các hình thức trừng phạt từ nền kinh tế Mỹ. Việc không
tiếp tục “cấp giấy miễn trừ” này của Mỹ là 1 trong những nỗ lực của chính phủ nước này nhằm
giảm lượng xuất khẩu dầu của Iran qua đó làm suy kiệt thu nhập của chính quyền Iran – vốn chủ
yếu dựa vào thu nhập từ việc xuất khẩu dầu. Điều này làm dấy lên lo ngại về của các nhà đầu tư và
giao dịch dầu trên toàn cầu về thâm hụt sản lượng dầu trên toàn thế giới trong thời gian sắp tới.
- Thứ tư: tình hình nội chiến của Libya đang diễn ra phức tạp. Chiến sự gần khu vực thủ đô Tripoli
của nước này tăng lo ngại của về khả năng duy trì hoạt động của đường dẫn dầu Dòng chảy xanh
cung cấp dầu tới châu Âu thông qua biển Địa Trung Hải tới Italy. Mặc dù sản lượng dầu của Libya
trong các nước OPEC không cao khi so với Ả Rập Xê Út, Iran, Iraq, UAE và Kuwait, nhưng diễn
biến tại nước này luôn là tâm điểm của sự chú ý của các nhà phân tích và giao dịch dầu trên toàn
thế giới. Nguyên do là với sản lượng gần 1 triệu thùng dầu mỗi ngày, việc các giếng dầu ở miền
Nam nước này liên tục thay đổi từ trạng thái hoạt động sang không hoạt động và ngược lại, tạo ra
thay đổi tương đối lớn về nguồn cung dầu trên toàn cầu, qua đó dẫn đến biến động khó lường của
giá dầu.
2. Các yếu tố cản trở đà tăng giá dầu trong thời gian tới:
- Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn đang trong xu hướng chậm lại. Theo báo cáo mới nhất
của IMF, tăng trưởng GDP toàn cầu được dự đoán chỉ đạt mức trung bình 3,3% cho cả năm 2019,
giảm 0,3% điểm so với mức tăng trưởng 3,6% trung bình của năm 2018. Tăng trưởng kinh tế
chậm lại dẫn đến nhu cầu về dầu tăng trưởng thấp. Theo dự báo mới nhất của OPEC, nhu cầu dầu
được dự đoán sẽ ở mức trung bình 99,91 triệu thùng mỗi ngày, chỉ tăng thêm 1,21 triệu thùng mỗi
ngày so với mức của năm 2018 – tương đương với mức tăng chỉ khoảng 1,23%. Đây là mức giảm
khoảng 0,03% điểm so với dự báo tăng trưởng giá dầu ban đầu – 1,26%.
- Lý do thứ hai đến từ nguồn cung dầu. Theo số liệu mới nhất được công bố ngày 19/04/2019, từ
bộ năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của Mỹ hiện đang ở mức 460,63 triệu thùng tăng thêm 5,48
triệu thùng so với tuần trước. Điều này vượt xa so với kỳ vọng về dự trữ dầu của Mỹ. Các giếng
dầu cạn của Mỹ có thể hoạt động tăng sản lượng để kiểm soát giá dầu một cách hết sức linh hoạt.
1
Do vậy, trong trường hợp giá dầu tiếp tục tăng lên 1 ngưỡng nóng, các giếng này có thể gia tăng
sản lượng để bình ổn giá dầu.
- Phản ứng trước việc Mỹ sẽ không tiếp tục “cấp giấy miễn trừ” cho các nước nhập khẩu dầu từ
Iran, OPEC dẫn đầu là Ả Rập Xê Út ngỏ ý có thể sẽ gia tăng sản lượng dầu nhằm bù đắp thâm hụt
từ phía Iran qua đó giúp bình ổn giá dầu. Tuy nhiên, nước này tỏ ý thận trọng và chưa tiến hành
tăng sản lượng dầu ngay vội. Điều này do ở lần trước, khi Mỹ tuyên bố sẽ trừng phạt Iran, Ả Rập
Xê Út đã tăng sản lượng dầu lên mức cao nhất trong lịch sử 11 triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên,
vào phút chót, chính quyền tổng thống Mỹ – Donald Trump lại “cấp giấy miễn trừ” cho 8 quốc gia
nhập khẩu dầu từ Iran, khiến cho cung nhiều hơn cầu và giá dầu rơi mạnh. Do vậy, lần này nước
này sẽ chờ cho đến khi việc không “cấp lại giấy miễn trừ” chính thức xảy ra rồi mới hành động.
- Ngoải ra, theo giới phân tích chính trị, nhiều khả năng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục nhập
khẩu dầu từ phía Iran do đó xuất khẩu dầu của nước này sẽ khó có thể giảm về 0 thùng mỗi ngày
như ý định do chính quyền Mỹ đề ra.
3. Dự báo của các tổ chức trên thế giới:
- Điểm đáng chú ý của các dự báo này là phần lớn đều đang cho thấy khả năng giá dầu sẽ có xu
hướng đi lên nhẹ vào các quý tiếp theo của năm 2019. Ở các thời điểm quý III và IV/2019 giá dầu
đều được dự báo đóng cửa mức trung bình trên 70 USD.
- Mức giá dự báo trung bình của các tổ chức giá dầu thô Brent sẽ nằm ở mức $73,92/thùng,
$72,35/thùng, $71,08/thùng vào quý II, III và IV năm 2019. Còn với WTI giá dự báo trung bình
quý II, quý III và quý IV năm 2019 sẽ nằm ở mức $65,93/thùng, $65,52/thùng, $64,51/thùng.
Đồ thị: Dự báo giá dầu thô Brent của các tổ chức tài chính trên thế giới

Nguồn: Bloomberg
4. Quan điểm về diễn biến giá dầu Brent dựa trên PTKT của BVSC:
- Sau khi tạo đáy trung hạn tại vùng 50, giá dầu Brent đã hình thành xu hướng tăng điểm mạnh mẽ
trở lại kể từ đầu năm 2019 đến nay. Chúng tôi quan sát thấy giá đã hoàn thiện mô hình đảo chiều
xu hướng “vai-đầu-vai ngược” trong khoản thời gian 3 tháng từ tháng 11/2018 đến nửa đầu tháng
02/2019. Đích đến của mô hình này được dự báo nằm tại vùng kháng cự 78.5-80. Với các tín hiệu
2
mạnh phát đi từ hệ thống chỉ báo xu hướng ở thời điểm hiện tại, giúp chúng tôi nghiêng về kịch
bản giá dầu sẽ tiếp tục kéo dài quá trình tăng điểm và sẽ sớm đạt đến target của mô hình vai-đầu-
vai trong thời gian tới.
- Với cái nhìn trung hạn, chúng tôi chưa nhìn thấy các tín hiệu đủ mạnh để có thể giúp giá dầu vượt
qua vùng kháng cự mạnh 80 USD/thùng trong năm nay. Vì vậy, chúng tôi cũng lưu ý đến kịch
bản, giá dầu có thể đạt đỉnh và quay đầu đi xuống từ vùng cản trên. Giá dầu Brent có thể sẽ hình
thành mặt bằng giá cân bằng mới quanh vùng 65-70 trong trung hạn.
- Về diễn biến ngắn hạn của giá dầu, chúng tôi cho rằng, giá dầu Brent có thể gặp khó khăn tại vùng
cản 75-76. Dầu Brent nhiều khả năng sẽ cần thời gian điều chỉnh tích lũy tại vùng cản này, trước
khi tiếp tục xu hướng tăng điểm trong thời gian tới.

3
KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG
Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích này đã được xem xét cẩn trọng, tuy nhiên báo cáo chỉ nhằm mục tiêu cung
cấp thông tin mà không hàm ý khuyến cáo người đọc mua, bán hay nắm giữ chứng khoán. Người đọc chỉ nên sử dụng báo cáo
phân tích này như một nguồn thông tin tham khảo. Mọi quan điểm cũng như nhận định p hân tích trong báo cáo cũng có thể được
thay đổi mà không cần báo trước. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) có thể có những hoạt động hợp tác kinh
doanh với các đối tượng được đề cập đến trong báo cáo. Người đọc cần lưu ý rằng BVSC có thể có những xung đột lợi ích đối
với các nhà đầu tư khi thực hiện báo cáo phân tích này.

Báo cáo này có bản quyền và là tài sản của BVSC. Mọi hành vi sao chép, sửa đổi, in ấn mà không có sự đồng ý của BVSC đều
trái luật. Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt.

KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ


BỘ PHẬN KINH TẾ VĨ MÔ & CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG

Phạm Tiến Dũng Trần Hải Yến Trụ sở chính Hà Nội


Trưởng bộ phận Kinh tế Vĩ mô Số 72Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, HN
pham.tiendung@baoviet.com.vn tranhaiyen@baoviet.com.vn Tel: (84-24)-3928 8080
Fax: (84-24)-3928 9888
Email: research-bvsc@baoviet.com.vn
Website: www.bvsc.com.vn

Chi nhánh Hồ Chí Minh


Số 233 Đồng Khởi, Quận I, HCM
Tel: (84-28)-3914 6888
Fax: (84-28)-3914 7999

KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG


Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích này đã được xem xét cẩn trọn g, tuy nhiên báo cáo chỉ nhằm mục tiêu cung
cấp thông tin mà không hàm ý khuyến cáo người đọc mua, bán hay nắm giữ chứng khoán. Người đọc chỉ nên sử dụng báo cáo
phân tích này như một nguồn thông tin tham khảo. Mọi quan điểm cũng như nhận định phân tích tr ong báo cáo cũng có thể được
thay đổi mà không cần báo trước. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) có thể có những hoạt động hợp tác kinh
doanh với các đối tượng được đề cập đến trong báo cáo. Người đọc cần lưu ý rằng BVSC có thể có những xung đột l ợi ích đối
với các nhà đầu tư khi thực hiện báo cáo phân tích này.

Báo cáo này có bản quyền và là tài sản của BVSC. Mọi hành vi sao chép, sửa đổi, in ấn mà k hông có sự đồng ý của BVSC đều
trái luật. Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt.

KHỐI PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ


BỘ PHẬN KINH TẾ VĨ MÔ & CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG

Phạm Tiến Dũng Trần Xuân Bách Trụ sở chính Hà Nội


Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường Số 72Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, HN
phamtien.dung@baoviet.com.vn tranxuanbach@baoviet.com.vn Tel: (84-24)-3928 8080
Lê Hoàng Phương Fax: (84-24)-3928 9888
Email: research-bvsc@baoviet.com.vn
lehoangphuong@baoviet.com.vn
Website: www.bvsc.com.vn

Chi nhánh Hồ Chí Minh


Số 233 Đồng Khởi, Quận I, HCM
Tel: (84-28)-3914 6888
Fax: (84-28)-3914 7999

You might also like