Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Khái niệm mô hình B2C( business-to-consumer) :

 Chỉ những doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho người
tiêu dùng cuối cùng. 
 C trong B2C là người tiêu dùng cuối cùng (End-user). Nghĩa là C còn bao
gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để tiêu dùng. Chẳng hạn
như doanh nghiệp mua bàn ghế phục vụ cho công việc văn phòng.
 Trong khi hoạt động kinh doanh với người tiêu dùng tồn tại cả trực tuyến và
ngoại tuyến, từ viết tắt B2C chủ yếu được sử dụng để mô tả công ty hoạt
động thương mại điện tử trực tuyến.

Các loại mô hình kinh doanh B2C


Thông thường có 5 loại mô hình kinh doanh B2C trực tuyến mà hầu hết các
công ty sử dụng để nhắm đến đối tượng người tiêu dùng.
1.  Người bán hàng trực tiếp
Đây là mô hình phổ biến nhất, trong đó mọi người mua hàng hóa từ các nhà bán
lẻ trực tuyến. Chúng có thể bao gồm các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp nhỏ,
hoặc đơn giản là các phiên bản trực tuyến của các cửa hàng bách hóa sản phẩm
đến từ các nhà sản xuất khác nhau. 

2. Trung gian trực tuyến


Đây là những người không thực sự sở hữu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà giữ
vai trò kết hợp người mua và người bán với nhau.

3. B2C dựa trên quảng cáo


Mô hình này sử dụng nội dung miễn phí, cho phép khách truy cập vào một
trang web. Hiểu một cách đơn giản, khối lượng lớn lượng truy cập web được sử
dụng để bán quảng cáo, bán hàng hóa và dịch vụ. 

4. B2C dựa vào cộng đồng


Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa
trên sở thích chung, giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo quảng bá sản phẩm
của họ trực tiếp đến người tiêu dùng. Những trang web như thế này sẽ nhắm
mục tiêu quảng cáo dựa trên nhân khẩu học và vị trí địa lí của người dùng. 

5. B2C dựa trên phí


Các trang web trực tiếp hướng đến người tiêu dùng như Netflix thu phí để
người tiêu dùng có thể truy cập nội dung của họ. Trang web cũng có thể cung
cấp nội dung miễn phí, nhưng có giới hạn, và sẽ tính phí cho hầu hết nội
dung. (Theo Investopedia)

Khái niệm mô hình B2B (Business - to - Business)


 Mô hình B2B là một mô hình mà ở đó các doanh nghiệp sẽ thực hiện các
giao dịch với nhau chủ yếu thông qua các trang mạng điện tử . Một số
trường hợp giao dịch phức tạp hơn có thể giao dịch trực tiếp để thương
lượng thêm về giá cả, điều khoản hợp đồng,…
 Doanh nghiệp này sẽ thực hiện giao dịch hàng hàng hóa hoặc dịch vụ với
doanh nghiệp khác và cung cấp thành phẩm đến cho những người tiêu dùng
là khách hàng cuối cùng.
 Hiểu một cách thông thường trong mô hình B2B trung gian trao đổi giữa
doanh nghiệp cung cấp và người tiêu dùng là một doanh nghiệp khác.

Các loại mô hình kinh doanh phổ biến của B2B

1. Mô hình B2B thiên về bên bán


Mô hình này dễ bắt gặp tại Việt Nam bởi tính thông dụng cũng như sự tiện ích
mà nó mang lại. Với mô hình này, một doanh nghiệp sẽ sở hữu trang thương
mại điện tử, cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến đơn vị thứ ba. Đơn vị thứ ba có thể
là cá nhân, người bán buôn, bán lẻ hoặc cũng có thể là nhà sản xuất. Thông
thường mô hình B2B mà thiên về bên bán sẽ phân phối với số lượng lớn.

2. Mô hình B2B thiên về bên mua


Mô hình này ít gặp hơn so với B2B thiên về bên bán bởi hiện nay hầu hết các
doanh nghiệp đều mong muốn bán được sản phẩm của mình ra thị trường. Tuy
nhiên ở nước ngoài thì mô hình B2B thiên về bên mua lại khá phát triển.

Các đơn vị kinh doanh sẽ đóng vai trò chính trong việc nhập sản phẩm, hàng
hóa từ phía nhà sản xuất. Những nơi bán khác sẽ truy cập vào các website để
báo giá và phân phối sản phẩm.

3. Mô hình B2B trung gian


Loại hình kinh doanh này cũng khá phổ biến trên thị trường. Mô hình B2B trung
gian đóng vai trò quan trọng, là cầu nối giữa bên mua và bên bán lại với nhau.
Ví dụ như các sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee… hoạt động theo mô hình
này.

Hình thức hoạt động chung sẽ là doanh nghiệp nào có nhu cầu bán sẽ gửi sản
phẩm, dịch vụ sẽ gửi lên kênh trung gian này để quảng bá và phân phối đến các
tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua.

4. Loại hình thương mại hợp tác


Nó cũng khá giống với mô hình B2B thiên về trung gian đang hoạt động. Điểm
khác biệt duy nhất là loại hình này đem lại là tính chất tập trung và thuộc quyền
sở hữu của nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Loại hình này gồm những sản giao dịch điện tử: chợ điện tử, chợ trên mạng, sàn
giao dịch internet, sàn giao dịch thương mại, cộng đồng thương mại…

PHÂN BIỆT B2B VÀ B2C


Sự khác biệt cơ bản giữa B2B và B2C

You might also like