Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Bộ câu hỏi trắc nghiệm dành cho sinh viên các trường đang học tại

Trung tâm Thể dục Thể thao Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
VÕ THUẬT

Khoanh tròn các đáp án đúng.

Câu 1: Mục đích của võ tự vệ?

A. Để phòng tránh, tự vệ khi có tình huống nguy hiểm xảy ra.


B. Để tấn công người có ý đồ không tốt làm hại đến bản thân mình.
C. Giúp người học có nơi giao lưu, luyện tập, trao đổi thư giãn sau những giờ học căng
thẳng.
D. Rèn luyện thể chất, đảm bảo tốt sức khỏe phục vụ mục đích học tập và làm việc.
Câu 2: Môn TDTT nào sau đây mang tính chất đối kháng không trực tiếp?

A. Bóng bàn.

B. Võ thuật.

C. Bóng đá.

D. Bóng rổ.

Câu 3: Tác dụng của võ tự vệ?

A. Giúp người học có nơi giao lưu, luyện tập, trao đổi thư giãn sau những giờ học căng
thẳng.
B. Tăng cường sức khỏe, xử lý tốt các tình huống nguy hiểm cố định.
C. Luyện tập sức khỏe dồi dào, dẻo dai, khéo léo, linh động trong mọi hành động.
D. Rèn luyện tinh thần kỷ luật, ý chí chiến đấu cho người học.
Câu 4: Những yêu cầu trong tập luyện võ tự vệ?

A. Nghiêm túc thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên. Khởi động kỹ trước khi tập
luyện, tự giác và kiên trì trong tập luyện.
B. Phối hợp ăn ý với bạn tập để thực hiện động tác được hoàn thiện, đẹp mắt.
C. Trang phục gọn gàng, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tập luyện.
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Đâu là kỹ thuật tay đã học?

A. Đấm thẳng B. Song đấm C. Đấm lao D. Đấm Rờve


Câu 6: Cách phòng ngừa chấn thương trong thể thao?

A. Trang phục, tóc tai gọn gàng, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tập luyện.
B. Tập trung thực hiện động tác thật đúng, hạn chế số lần lặp lại.
C. Tập luyện nhẹ nhàng, thả lỏng thật kỹ khi kết thúc bài tập.
D. Khởi động kỹ, kéo căng cơ, từ từ làm quen với chương trình tập luyện.
Câu 7: Kỹ năng tự vệ là gì?

A. Là kỹ năng tự bảo vệ bản thân, đưa ra những hành động đúng đắn an toàn cho bản
thân, sự việc. Đồng thời tránh xa những mối nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chính mình và
mọi người xung quanh.
B. Khả năng phán đoán một số tình huống bảo vệ cho bản thân.
C. Là khả năng tự bảo vệ bản thân bằng kỹ thuật tự vệ.
D. Tất cá đều sai.
Câu 8: Đâu là kỹ thuật chân được học?

A. Đá tống trước B. Đá tống sau C. Đá tạt hay vòng cầu D. Quay đá


Câu 9: Có bao nhiêu kỹ thuật tự vệ đã được học?

A. 6 kỹ thuật B. 8 kỹ thuật C. 10 kỹ thuật D. 12 kỹ thuật


Câu 10. Mục đích của giáo dục thể chất:
A. Phát triển năng lực chăm sóc và phát triển sức khỏe. Vận động cơ bản và phát triển các
tố chất thể lực.
B. Có thể thao tác được những kỹ thuật cơ bản của các môn thể thao. Tạo sự yêu thích
tham gia tập luyện, vận động thể dục thể thao.
C. Giúp học sinh, sinh viên hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên,
có lối sống lành mạnh.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 11: Phản đòn bóp cổ trước số 1 nào đúng?

A. Hai tay chụm lại, xỉa thẳng lên trên, hai tay chụp vào cổ người chịu đòn vừa kéo
vào vừa lên gối số 1 vào bụng hoặc hạ bộ người chịu đòn.
B. Hai chân hơi chùng, hai tay xỉa thẳng lên trên, hai tay chém số 2 vào cổ, cùng lúc
lên gối số 1 vào hạ bộ hoặc bụng người chịu đòn.
C. Hai tay gạt số 1 cùng lúc gạt tay bóp cổ người chịu đòn, hai tay chém số 2 vào cổ
và nhanh chóng kéo người chịu đòn vào lên gối số 1 vào bụng hoặc hạ bộ.
D. Hai chân chùng thấp, lấy đà và dùng hai tay kéo cổ người chị đòn vào người mình,
vừa đứng lên vừa lên gối số 1 vào bụng hoặc hạ bộ người chịu đòn.
Câu 12: Phản đòn bóp cổ trước số 2 nào đúng?

A. Chân trái bước lên qua bên trái về trước, tay phải đánh mạnh gạt số 2, đồng thời
đánh chỏ số 2 vào vùng mặt người chịu đòn.
B. Chân phải bước lên qua bên phải về trước, tay phải đánh mạnh gạt số 2, đồng thời
đánh chỏ số 2 vào vùng mặt người chịu đòn.
C. Chân phải bước chéo qua bên trái về trước, tay phải đánh mạnh chỏ từ trên xuống,
đồng thời đánh chỏ số 2 vào vùng mặt người chịu đòn
D. Chân phải bước chéo qua bên trái về trước, tay phải đánh mạnh gạt số 2, đồng
thời đánh chỏ số 2 vào vùng mặt người chịu đòn.

Câu 13: Phản đòn bóp cổ sau nào đúng?

A. Chân phải bước chéo qua bên trái ra sau, tay phải đánh mạnh gạt số 2, đồng thời chém
quét phải vào người chịu đòn.
B. Chân phải lui thằng ra sau, tay phải đánh mạnh gạt số 2, đồng thời chém quét phải vào
người chịu đòn.
C. Chân phải dang ngang, xoay thân từ trái qua phải đồng thời tay phải đánh mạnh gạt số
2, chém quét phải vào người chịu đòn,
D. Chân phải bước chéo qua bên trái ra sau, tay phải đánh mạnh gạt số 2, chân phải đá
quét vào chân người chịu đòn.
Câu 14: Phản đòn khóa tay dắt số 1 nào đúng?

A. Chân trái bước tới trước, tay phải nắm cổ tay phải người chịu đòn, cùng lúc tay trái
quàng khép nách khóa vòng tay phải người chịu đòn bẻ lận lên.
B. Tay phải nắm tay phải người chịu đòn, rút lui chân phải ra sau kéo người chịu đòn về
phía mình cùng lúc tay trái quàng khép nách khóa vòng tay phải người chịu đòn bẻ lận
lên.
C. Tay phải nắm cổ tay phải người chịu đòn, bước chân trái tới trước, cùng lúc tay trái
quàng khép nách trái khóa vòng tay phải người chịu đòn bẻ lận lên.

D. Tay phải nắm tay phải người chịu đòn, xoay 270 độ chân phải theo chiều kim đồng hồ
ra sau kéo người chịu đòn về phía mình cùng lúc tay trái quàng khép nách khóa vòng tay
phải người chịu đòn bẻ lận lên.

Câu 15: Phản đòn nắm ngực áo số 2 nào đúng?

A. Hơi chùng người, hai tay đánh mạnh xuống khủy tay người chịu đòn, đánh chỏ số 1
vào mặt người chịu đòn (phải, trái).
B. Hơi chùng người, tay trái trong, tay phải ngoài, đánh mạnh xuống cánh tay người chịu
đòn, đánh chỏ ngang vào mặt người chịu đòn (phải, trái).
C. Hai tay đánh mạnh xuống khủy tay người chịu đòn, đánh chỏ ngang vào mặt người
chịu đòn (phải, trái).
D. Hơi chùng người, tay trái trong, tay phải ngoài, đánh mạnh xuống cánh tay người chịu
đòn về phía ngực mình, đánh chỏ số 1 vào mặt người chịu đòn (phải, trái).

Câu 16: Phản đòn ôm trước không tay nào đúng?

A. Tay trái chụp sau gáy, tay phải đặt vào cằm người chịu đòn (chém số 4), bước chân
phải gài sau chân phải, bẻ vặn cổ và triệt ngã người chịu đòn.
B. Tay trái nắm tóc sau, tay phải đặt vào cằm người chịu đòn (chém số 4), bước chân phải
gài sau chân phải, bẻ vặn cổ và triệt ngã người chịu đòn.

C. Hai tay chụp vào đầu người chịu đòn, bước chân phải gài sau chân phải, bẻ vặn cổ và
triệt ngã người chịu đòn.
D. Hai tay bóp cổ người chịu đòn, bước chân phải gài sau chân phải, bẻ vặn cổ và triệt
ngã người chịu đòn.

Câu 17. Các nhóm chất không thể thiếu với dinh dưỡng trong tập luyện TDTT:
A. Carbohydrate (tinh bột), Protein (chất đạm). chất xơ, vitamin và khoáng chất.
B. Carbohydrate (tinh bột), Protein (chất đạm). Chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng
chất.
C. Carbohydrate (tinh bột), Protein (chất đạm). Chất béo, vitamin và khoáng chất.
D. Carbohydrate (tinh bột), Chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Câu 18: Đâu là điểm yếu trên cơ thể?

A. Dây thần kinh hông B. Háng C. Mắt D. Tất cả đều đúng


Câu 19: Có bao nhiêu kỹ thuật té ngã được học?

A. 3 kỹ thuật B. 4 kỹ thuật C. 5 kỹ thuật D. 6 kỹ thuật


Câu 20: Đâu không phải kỹ thuật té ngã?

A. Lộn vai về trước B. Ngã sấp C. Ngã Nghiêng D. Santo

You might also like