Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Phân tích thành quả, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cách Mạng 1936-1939

1. Thành quả
-Thực hiện chủ trương chính sách mới, Đảng đã vượt qua bao trở lực, khó khăn do sự đàn áp
của kẻ thù, những xu hướng sai lầm, tả khuynh trong nội bộ phong trào. Đảng đã thu được
nhiều thắng lợi có ý nghĩa to lớn:

-Uy tín của Đảng lan rộng, thấm sâu vào những tầng lớp quần chúng rộng rãi, đã động viên, giáo
dục chính trị , xây dựng tổ chức, đoàn kết đấu tranh cho hàng triệu quần chúng ; thông qua
những cuộc đấu tranh chính trị , đấu tranh tư tưởng rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ
nhà máy đến đồn điền, hầm mỏ đến các làng mạc, thôn xóm.

-Thắng lợi to lớn đó, một lần nữa kiểm nghiệm đường lối cách mạng của Đảng, khẳng định
những mục tiêu cơ bản của cách mạng đề ra là chính xác: đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và
giai cấp địa chủ phong kiến , thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, đi lên chủ nghĩa
xã hội . Hướng theo đường lối đó, trong thời kỳ 1936-1939 Đảng đề ra chủ trương cụ thể, chống
bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh , đòi quyền dân sinh dân chủ .

-Chủ trương đó phù hợp với trào lưu cách mạng thế giới và phù hợp với nguyện vọng bức thiết
của nhân dân Đông Dương.

-Trên cơ sở liên minh công nông, Đảng ta đã thành công trong việc xây dựng mặt trận dân tộc
thống nhất. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương đã hình thành bao gồm các lực lượng
dân chủ và tiến bộ, không phân biệt cách mạng, quốc gia hay cải lương, người Việt Nam hay
người Pháp cũng đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh , đòi dân sinh dân chủ .

-Đảng ta đã khéo kết hợp các hình thức tổ chức, hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp với
hình thức bất hợp pháp. Nội dung đấu tranh phong phú. Hình thức đa dạng, linh hoạt , phù hợp
, tập trung đông đảo quần chúng tuyên truyền giáo dục, đấu tranh rèn luyện xây dựng lực
lượng chính trị của cách mạng .

-Trên thực tế nhân dân ta đã thu được một số thành quả thiết thực:

+Phong trào Đông Dương đại hội.


+Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ
+Buộc thực dân Pháp phải ân xá một số tù chính trị và thi hành một số chính sách về lao động .
2. Ý Nghĩa lịch sử

- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Cán bộ đựợc tập hợp và tích lũy, rèn luyện và trưởng thành từ những bài học kinh nghiệm
- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
* Lời bình : Do tinh thần yêu nước, thiết tha với độc lập, tự do của Nhân dân ta và lòng trung thành, ý
chí đấu tranh kiên cường của cán bộ, đảng viên, cách mạng đã nhanh chóng ra khỏi thời kỳ thoái trào,
tiến lên một cao trào mới, cao trào vận động dân chủ 1936 - 1939. Cao trào này thật sự là phong trào
cách mạng, đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong việc đề ra mục tiêu và phương pháp đấu tranh
thích hợp, mang lại những quyền lợi thiết thực cho quần chúng, qua đó mà tập hợp, giác ngộ quần
chúng cách mạng tiến tới hình thành đạo quân chính trị rộng lớn, phát huy được sức mạnh của quần
chúng. Cao trào có ý nghĩa như cuộc tổng diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945, để lại nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về công tác mặt trận, về sử dụng linh hoạt
các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh.

 Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939
- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.
- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc…
- Là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

You might also like