Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?

2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


3. Ý nghĩa phương pháp luận
4. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong cuộc sống

5. Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?


Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật
chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức
nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con
người.
Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem
đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại,
phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.
Đặc điểm của vật chất:
– Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.
– Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động;
– Vật chất vận động trong không gian và thời gian;
– Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể
và là hình thức tồn tại của vật chất.
Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã
hội. Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là
sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con người
thông qua hoạt động thực tiễn.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng, có quan hệ 2
chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì
vật chất có trước còn ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức quyết định ý
thức,ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức


 
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau,vật
chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên
chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới
vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là
sản phẩm của thế giới vật chất. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất
trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật
chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng
tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy
luật của vật chất.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộóc
người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao
động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan),
hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người,hiện tượng phản ảnh, lao
động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồngốc của ý thức.
  Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới
vậtchất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát
triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy
luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định.Những yếu tố này thuộc
lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết địnhnội dung mà còn quyết định
cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biếnđổi của ý thức.
Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý
nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông
tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ
tác động của vật chất lên bộ óc con người.
Ví dụ 1: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý
thần kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não con người bị tổn thương thì hoạt
động ý thức cũng bị rối loạn.
Ví dụ 2: Ở Việt Nam, nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về công
nghệ thông tin còn rất yếu. Nguyên nhân là do thiếu máy móc cũng như thiếu đội
ngũ giảng viên. Nhưng nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì trình độ tin học của
học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba của sẽ tốt hơn rất nhiều. Điều này đã khẳng định
điều kiện vật chất như vậy thì ý thức cũng như vậy.

Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất


Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại
cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ
không bị vật chất gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách
quan. Qua hoạt động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách
quan theo nhu cầu phát triển của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường… và nếu được tổ chức tốt
thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.
Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng
tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định
mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác
động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận
tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.
Sự trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:

 Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
 Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật
chất khi ý thức phản ánh không đúng, làm sai lệch các quy luật vận động
khách quan của vật chất.

Như vậy, bằng cách định hướng hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định
hành động của con người, hoạt động thực tế của con người đúng hay sai, thành
công hay thất bại …
Ví dụ 1. Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10000C,
người ta tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ chứ không phải
bằng phương pháp thủ công cổ xưa.
Ví dụ 2. Từ nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước. Từ sau Đại hội VI,
đảng ta chuyển nền kinh tế từ tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường, để sau
gần 30 năm bộ mặt nước ta đã thay đổi hẳn.
*Lời bình :
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thôngqua
hoạt động thực tiễn của con người.
 
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đếnvai trò
của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi đượcgì trong hiện
thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hànhnhững hoạt động vật chất.
Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức
không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổithế giới vật chất mà nó trang bị cho con
người tri thức về thực tại kháchquan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề
ra phương huớng, xâydựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ,
phương tiện,v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác
độngcủa mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người.
 
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc
tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách
mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phùhợp với các quy luật
khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực
hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động tích cực cúa ý
thức. Còn nếu ý thức của con ngườiphản ánh không đúng hiện thực khách quan,
bản chất, quy luật khách quanthì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã
đi ngược lại các quyluật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với
hoạt độngthực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
 
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thếquyết
định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con ngườiđúng hay sai,
thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
 
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vậtchất, của
ý thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết địnhnội dung và khả
năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả
năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấykhông phải tự thân mà phải thông qua
hoạt động thực tiễn (hoạt động vậtchất) của con người. Sức mạnh của ý thức trong
sự tác động này phụ thuộcvào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của
ý thức vào nhữngngười hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều
kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định
hướngcủa ý thức.
 
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất phát từ con người hiện thực, con người thực
tiễn để xem xét mối quan hệ này. Từ đó khẳng định, vật chất có trước,ý thức có
sau, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt
động của con người.

Tóm lại:
* Vật chất quyết định ý thức: Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chấtquyết định
nguồn gốc, bản chất, nội dung sự biến đổi của ý thức.
 VÍ DỤ:Trong ĐỜI SỐNG XÃ HỘI có câu: thực túc, binh cường, có thực mớivực
được đạo.
 + Vật chất Quết định nguồn gốc ý thức: Nghĩa là não người là dạng vật chất cao

tính chất của vật chất là cơ quan phản ánh để hoàn thành ý thức.
 
Ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phảnánh thế
giới khách quan.
 
+ Vật chất quyết định bản chất, nội dung ý thức: Bản chất là hình ảnh chủquan của
thế giới khách quan: nghĩa là ý thức là sự phản ánh thế giới vậtchất và thế giới vật
chất được dịch chuyển vào óc người, được cải biếntrong đó. Vì thế, vật chất quyết
định cả bản chất và nội dung. Nội dung làphản ánh thế giới khách quan.
 
+ Vật chất quyết định Sự biến đổi ý thức: Ý thức là cái phản ánh, vật chất làcái
được phản ánh khi cái được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũngphải biến đổi
theo.
 
* Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người cụ thể nócó thể
thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định, các điều kiện vậtchất góp phần
cải tạo hình thức khách quan.
 
>Nếu phản ánh đúng hiện thực khách quan – nó thúc đẩy ngược lại thì nó
cản trở

Ví dụ: Chủ rương đổi mới cơ chế quan liêu bao cấp, cản trở phát triển conngười –
 khủng hoảng kinh tế xã hội, động lực
 
Vậy:
Quan hệ VẬT CHẤT và ý thức là quan hệ hai chiều tác động biệnchứng qua lại,
trong đó VẬT CHẤT quyết định ý thức còn ý thức tác độngtrở lại thực tiễn thông
qua hoạt động nhận thức của con người.

Ý nghĩa phương pháp luận


1/ Vì vật chất quyết định ý thức, sinh ra ý thức cho nên mọi chủ trương CS hoạt
động nhận thức, hoạt động con người đều phải xuất phát từ hiện thựckhách quan và
hoạt động tuân theo quy luật khách quan, nghĩa là chúng taphải có quan điểm
khách quan trong nhận thức hoạt động thực tiễn.

2/ Xuất phát từ hiện thực khách quan, không phải từ những cái lẻ tẻ của hiện thực
khách quan, phải xuất phát từ cái chung là quy luật khách quan.
Nghị quyết 6 của Đảng là bài học kinh nghiệm là phải nắm vững hiện thực
khách quan.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải tôn trọng khách
quan, đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.

Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, tôn trọng các quy
luật tự nhiên và xã hội…

Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ
các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc
những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật.

Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ
vào hiện thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp,
kế hoạch mới có thể thành công.( Phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế
khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình)

Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin
mà không nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất. (Không được lấy ý
muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất
phát cho chiến lược và sách lược cách mạng)

3/Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.
Để xã hội ngày càng phát triển thì phải phát huy tối đa vai trò tích cực của ý thức,
vai trò tích cực của nhân tố con người, nhận thức đúng quy luật khách quan :
Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ
động, phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó,
con người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ
cuộc giữa chừng.
Phải khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí (chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu
lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực); bệnh bảo thủ trì trệ,
thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại ngồi chờ…; trong mọi trường hợp để tránh việc sa
vào lười suy nghĩ, lười lao động đặc biệt là trong quá trình đổi mới hiện nay.
4/ Giữa vật chất và ý thức chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thứcluận.
Ngoài lĩnh vực đó ra, sự phân biệt chỉ là tương đối (Câu của Lê Nin)
 
Vì thế một chính sách đúng đắn là cơ sở liên kết hợp hai yếu tố này.
 
Ví dụ: giáo dục chính trị, tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất như
đạt danh hiệu thi đua, được phần thưởng.
 
+ Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức nếu tuyệt đối hóayếu tố vật
chất, yếu tố kinh tế mà coi nhẹ ý thức của con người, coi nhẹ tính năng động , sáng
tạo của con người sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại nếu tuyệt đối
hóa yếu tố ý thức và coi nhẹ điều kiện vậtchất nhất định thì sẽ rơi vào chủ nghĩa
chủ quan duy ý chí.
 
Ví dụ: một thời kỳ đề ra vấn đề công hữu , xây dựng quan hệ sản xuất không dựa
trên lực lượng sản xuất.

Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong cuộc sống

Trong kinh tế và chính trị


Vận dụng của ĐCS Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới – Từ lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin, kinh nghiệm những thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm quan trọng đó
là “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy
luật khách quan”.

Trong việc xây dựng nền kinh tế mới


Hiện nay, người dân hiểu và tiếp thu những nghiên cứu, đúc kết từ phân tích của
nhà khoa học, nhà triết học vào thực tiễn cuộc sống. Sau đó áp dụng mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức. Nó là cơ sở để con người phản ứng với thực tại vật chất
thông qua những nhận thức cụ thể. Có những thứ tồn tại trong thực tế cuộc sống
cần phải có sự cải tạo của con người mới có ích cho nhiều việc.
Từ sự hiện diện của vật chất trên thế giới này, con người nhận thức đúng, thậm chí
thay đổi và tác động trở lại một cách sáng tạo. Làm cho vật chất đó sinh ra các vật
thể, đồ vật, sinh vật, thực vật, …. đa dạng hơn hoặc nếu chủ thể coi đó là vật có hại
thì sẽ tìm cách kìm hãm sự phát triển của nó và loại bỏ nó khỏi thế giới loài người.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng
ta chủ trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc
biệt là nguồn lực của dân và công cuộc phát triển đất nước”, muốn vậy phải “nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc,
đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thực tiễn

Ý thức có tính độc lập tương đối, tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại
vật chất thông qua hoạt động của con người, vì vậy cùng với việc xuất phát từ hiện
thực khách quan, cần phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy mặt tích
cực của ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.
Ví dụ: Trước khi thực hiện một trận đánh chung ta làm quyết tâm thư; thực hiện tự
phê bình và phê bình; rút ra các nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu
cực. Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua các phong trào, thực tiễn tư tưởng
cục bộ địa phương và đạo đức giả.
Hay, giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận
thức luận. Bên ngoài lĩnh vực đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy một chính sách
đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai điều này.
*****
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức bao gồm hai mặt: một là vật chất
quyết định ý thức, hai là ý thức có tác dụng tích cực đối với vật chất.

⑴ Vật chất quyết định ý thức. Điều này chủ yếu được nắm bắt từ ba khía cạnh
sau: Thứ nhất, có vật chất trước, sau đó là ý thức. Khoa học phát triển chứng minh
rằng thế giới vật chất đã có trước khi xuất hiện ý thức, ý thức chỉ ra đời sau khi con
người xuất hiện khi thế giới vật chất phát triển đến một giai đoạn nhất định chứ
không phải luôn luôn. Thứ hai, ý thức là chức năng của bộ não con người. Bộ não
con người là cơ quan vật chất sản sinh ra ý thức, không có bộ não con người không
thể sản sinh ra ý thức. Sự phụ thuộc của ý thức vào bộ não con người, một cơ quan
vật chất rất phát triển và hoàn thiện, phản ánh sự phụ thuộc của ý thức vào vật
chất. Thứ ba, ý thức là sự phản ánh của vật chất. Bộ não con người chắc chắn là cơ
quan sản sinh ra ý thức, nhưng bộ não con người không thể tự sản sinh ra ý thức,
điều này là do chỉ có bộ não con người khỏe mạnh. Nếu bạn không tham gia vào
thực tiễn xã hội và hoàn toàn tách biệt khỏi thế giới vật chất, bạn không thể tạo ra ý
thức.

⑵ Ý thức có tác dụng tích cực đối với vật chất. Trước hết, nó cho thấy ý thức
phản ánh đúng sự vật khách quan, nó không chỉ phản ánh đúng sự vật hiện tượng
bên ngoài mà còn phản ánh đúng bản chất và quy luật của sự vật. Thứ hai, nó được
biểu hiện nổi bật hơn là khả năng phản ứng của ý thức đối với sự vật khách
quan. Trong hoạt động thực tiễn, ý thức luôn hướng con người dùng vật chất này
tác động lên vật chất khác, từ đó gây ra sự biến đổi về dạng cụ thể của vật chất, đây
là phản ứng của ý thức đối với vật chất. Phản ứng của ý thức đối với vật chất có hai
tình huống: ý thức phản ánh đúng sự vật khách quan và quy luật phát triển của
chúng thì mới có thể thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người phát triển thuận
lợi, thúc đẩy sự vật khách quan phát triển. Làm sai lệch ý thức phản ánh sự vật
khách quan và quy luật phát triển của chúng sẽ dẫn đến hoạt động của con người đi
chệch hướng và cản trở sự phát triển của sự vật khách quan.

(3) Tác dụng quyết định của vật chất và tác dụng hoạt động của ý thức là hai chức
năng khác nhau, không thể xem như nhau. Vật chất quyết định ý thức là mặt quan
trọng nhất của mối quan hệ giữa hai mặt, nó là nền tảng và là đầu tiên. Cần thừa
nhận cơ quan ý thức trên cơ sở thừa nhận vật chất quyết định ý thức, dù cơ quan vĩ
đại đến đâu cũng đứng ở vị trí thứ hai.

You might also like