HDCB Bai Tho Ve Tieu Oi Xe Khong Kinh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

- Phạm Tiến Duật-

MỤC TIÊU BÀI HỌC


GV giúp HS:
• Phân tích được:
- Vẻ đẹp hình tượng những chiếc xe không kính và người lính lái xe trong bài thơ
- Nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật
• Vẽ sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung bài học.
MỘT SỐ HƯỚNG RA ĐỀ
 Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ
 Phân tích hình ảnh “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim”
 Hình tượng “xe không kính”
 Hình tượng người lính lái xe
 Cảm nhận về một khổ thơ, đoạn thơ (khổ 1, khổ 3+4, khổ cuối)
 So sánh với bài thơ “Đồng chí”
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Giới thiệu vài nét về tác giả.
2. Bài thơ
Tìm thông tin về:
- Xuất xứ
- Hoàn cảnh ra đời
- Đề tài
- Chủ đề
- Ý nghĩa nhan đề
II. ĐỌC – HIỂU
1. Hình tượng những chiếc xe không kính
- Những chiếc xe không kính xuất hiện trong bối cảnh nào?
Những chiếc xe không kính xuất hiện trong bối cảnh trên đường Trường Sơn bom rơi bão đạn
do đế quốc Mĩ thả xuống, những chiếc xe chở lượng thực, đồ dùng tiếp tế từ Bắc vào Nam vẫn
đi vì miền Nam, vì Tổ quốc thân yêu.
- Chúng có những đặc điểm gì?
Chúng có đặc điểm: không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước.
- Tác giả xây dựng hình tượng những chiếc xe không kính nhằm mục đích gì?
Tố cáo chiến tranh đã làm thay đổi chiếc xe đến mức tàn tạ, xấu xí, mất hết hệ số an toàn
Cảm thông trước những khó khăn mà quân đội và nhân dân đã phải chịu do chiến tranh
Ca ngợi vẻ đẹp người lính lái xe
Nêu cao tinh thần yêu nước và quyết tâm chống giặc của nhân dân.
- Cách xây dựng hình tượng những chiếc xe không kính có gì đặc biệt, độc đáo?
Thường thì hình tượng các phương tiện giao thông thì hay được miêu tả rất đẹp đẽ, nhưng với
chiếc xe không kính, tác giả Phạm Tiến Duật lại xây dựng hình tượng chiếc xe khá là cổ xưa,
khá tơi bời, nói thẳng thì là xấu nhưng nó lại mang một ý nghĩa cao đẹp, một biểu tượng cho
tinh thần yêu nước của người chiến sĩ nói riêng và người Việt Nam nói chung.

2. Hình tượng người chiến sĩ lái xe


- Người chiến sĩ lái xe có những đặc điểm gì? Ghi ra các câu thơ tương ứng với đặc điểm đó.
Ung dụng, tự tại, pha chút ngang tàn của tuổi trẻ: 3 câu cuối khổ 1
Vui vẻ, hóm hỉnh: khổ 2
Lạc quan, trẻ trung: khổ 3 và khổ 4
Tình thần đoàn kết và thương yêu, chia sẻ lẫn nhau, đồng cảm với nhau: khổ 5
Tình thần yêu nước và sự dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ: khổ 6
- Chỉ rõ các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để khắc họa vẻ đẹp của người chiến sĩ
lái xe.
Giọng thơ và ngôn ngữ tự nhiên, giàu khẩu ngữ thể hiện sự ngang tàn, mang phong cách trẻ
trung, vui vẻ
Điệp từ “nhìn” thể hiện cái nhìn thẳng đầy tự tin, khí phách
Khổ 3 và khổ 4 cấu trúc thơ khá giống nhau => Sự lạc quan, vui vẻ
Điệp từ “không có” =>tuy khó khăn, xe mất hết hệ số an toàn nhưng vẫn tiến về phía trước.
Không có quá nhiều nghệ thuật, nổi bật vẫn là ngôn ngữ và giọng thơ thôi.
- Hãy chọn một đặc điểm của người lính lái xe mà em ấn tượng nhất để phân tích kĩ lưỡng.
Cái này tùy mỗi người phân tích, nhưng mình thích nhất là khổ 3 và khổ 4 vì họ thể hiện một
tinh thần lạc quan có bụi bám tóc thì vẫn châm điếu thuốc cười ha ha, có mưa ướt áo thì vẫn
lạc quan tự tin gió lùa vào sẽ khô, họ mặc kệ những khó khăn, gian khổ gặp phải, vẫn tiến về
phía trước vì miền Nam, vì đất nước.
=> Sự tươi trẻ, lạc quan, yêu đời
III. TỔNG KẾT
Tổng kết vài nét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

You might also like