Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Có rất nhiều giả thuyết và câu chuyện xoay quanh nguồn gốc của mì Ramen.

Trong đó có 3 câu chuyện


được lan truyền nhiều nhất và cũng được đề cập trong cuốn sách “The Untold History of Ramen của tác
giả George Solt. Ở đây em xin được chia sẻ câu chuyện thứ 3 cũng là câu chuyện có tính hợp lý nhất. Đó
là câu chuyện về một quán ăn tên Rai Rai Ken ở Tokyo năm 1910. Quán ăn này đã thuê những nhân viên
đến từ Trung Quốc và họ đã phục vụ một món mì gọi tên là “Shina soba”. Món mì Shina soba được phục
vụ với sợi mì cắt đơn giản, thịt heo và vài món ăn kèm cùng nước dùng được làm từ xương heo và muối.
Món mì này đã nhanh chóng phổ biến nhờ giá thành rẻ và mức năng lượng nó mang lại cho các công
nhân lao động thời bấy giờ.

(1-2)

Khi Momofuku Ando nhìn thấy một hàng người xếp hàng dài kiên nhẫn chờ đợi cho một tô mì, ông đã
nảy ra ý tưởng làm một sản phẩm mì ăn liền ngon, rẻ và dễ chế biến mà sau này chính là mì Ramen dạng
gói. Ngày nay, mì Ramen ăn liền được coi như một món ăn “ngon, bổ, rẻ”. Thế nhưng, thức mì ăn liền
này đã từng có một thời huy hoàng, được coi như một “xa xỉ phẩm” tại Nhật Bản. (3-4)

Ông Ando đã tạo ra gói Ramen gà ăn liền như một món ăn tiện lợi, có thể ăn mọi lúc mọi nơi vào năm
1958 là thời điểm mà lương thực vẫn còn tương đối thiếu thốn ở Nhật Bản. Thế khi mì Ramen gà ăn liền
lên kệ siêu thị, chúng lại trở thành một món ăn liền “sang chảnh” với giá thành cao hơn tận 6 lần so với
một gói mì Udon tươi. (5-6)

Theo thống kê của một tổ chức Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ mì Ramen
hàng năm nhiều nhất trên thế giới. Vào năm 2013, quốc gia này đã tiêu thụ tới hơn 46 tỷ gói mì Ramen.
(7-8)

Ở Nhật Bản có ít nhất 22 cách ăn Ramen khác nhau(9-10)

Đúng như tên gọi của mình - Bảo tàng Mì cốc - toàn bộ không gian nơi đây trưng bày đầy đủ quá trình
phát triển của mì ăn liền qua thời gian. Thậm chí, tại đây còn có cả một "nhà máy mì ăn liền" để hỗ trợ
khách thăm quan có thể tạo ra cốc mì của riêng mình. (23-24)

2 năm trước khi Ando qua đời, 2005, ông đã tạo ra một loại mì Ramen ăn liền
được lưu trữ trong bao chân không có tên là “Space Ram”, được phát minh để
có thể sử dụng trong môi trường không gian ngoài vũ trụ.

Sợi mì Ramen ăn liền từng được đưa vào một phép đo kỳ lạ trên thế giới với
chiều dài 51 mét – tương đương 2 sân bóng rổ.

You might also like