Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA VIỄN THÔNG 1

TIỂU LUẬN NHÓM 16: KỸ THUẬT THU COHERENT

MÔN HỌC: CƠ SỞ KĨ THUẬT THÔNG TIN QUANG

NHÓM MÔN HỌC: 03

Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Nga

Nhóm sinh viên : 65 - Phạm Quang Vũ - B18DCVT447

49 - Nguyễn Văn Long - B18DCVT263

38 - Phạm Anh Hùng - B18DCVT191

52 - Nguyễn Xuân Phong - B18DCVT319

Hà Nội năm 2021


1. Giới thiệu chung

Để tăng độ nhạy của bộ thu quang, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật tách quang
coherent. Đối với tach sóng trực tiếp (Direct Detector), tín hiệu quang được chuyển
đổi trực tiếp thành tín hiệu điện đã giải điều chế. Còn đối với tách sóng coherent, tín
hiệu quang sẽ được cộng với tín hiệu quang được tạo tại chỗ (bộ dao động nội) sau đó
tách tín hiệu quang tổng này thành tín hiệu điện. Bộ thu coherent lý tưởng họa động
trong vùng bước sóng 1,3 µm đến 1,6 µm cần năng lượng của tín hiệu chỉ từ 10 đến 20
photon/bit và đạt BER lên tới 10 9 . Vậy nên kỹ thuật tách sóng coherent có ưu điểm
lớn khi áp dụng trong hệ thống hoạt động trong vùng bước sóng dài.

*Ưu điểm:
- Độ nhạy của bộ thu quang coherent hơn bộ thu tách sóng trực tiếp từ 10dB đến 20dB.
- Tăng khoảng cách trạm lặp cho hệ thống trên đất liền và dưới biển.
- Tăng tốc độ truyền dẫn mà không cần giảm khoảng cách trạm lặp.
- Tăng quỹ công suất để bù các suy hao tại coupler và các thiết bị ghép tách bước
sóng.
- Cải thiện độ nhạy cho thiết bị đo quang như máy OTDR

*Nhược điểm:
- Tỉ số tín hiệu trên nhiễu nhận được tại đầu ra bộ tách sóng thấp.
- Độ nhạy của máy thu không cao làm khoảng cách truyền dẫn bị hạn chế.
- Do đặc điểm thu tín hiệu theo nguyên lý tách sóng trực tiếp (không qua đổi tần) nên
tự máy thu không thể lựa chọn các kênh quang tùy tron môi trường đa kênh mà phải
kết hợp thêm bộ lọc quang, việc này hạn chế chúng trong các mạng truyền dẫn và phân
phối đa kênh quang đến trực tiếp các thuê bao trong tương lai.

Hình 1 Sơ đồ minh họa thu Coherent

2. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc

1
Hình 2 Sơ đồ tổng quát hệ thống thông tin quang Coherent

*Chức năng các khối:


- DE (Drive Electronic): khối này thực hiện khuếch đại tín hiệu ngõ vào nhằm
tạo tín hiệu có mức phù hợp với các khối phía sau.
- CWL (Continuous Wave Laser): đây là bộ dao động quang sử dụng laser
bán dẫn có độ rộng phổ hẹp phát ra ánh sáng liên tục có bước sóng  1.
- LC (laser control): khối này nhằm ổn định bước sóng phát ra của bộ dao động
quang.
- MOD (Modulator): đây là khối điều chế quang, sử dụng kỹ thuật điều chế ngoài
để tạo ra tín hiệu điều chế dạng ASK (Amplitude Shitf Keying), FSK (Frequency
Shitf Keying), PSK (Phase Shitf Keying) hay PolSK (Polarization Shitf Keying ).
- LLO (Laser Local Oscillator): đây là bộ dao động nội tại bộ thu sử dụng laser
bán dẫn tạo ra tín hiệu quang có bước sóng  2.
- DEC (Detector): khối này thực hiện hai tính năng, đầu tiên sử dụng coupler FBT
cộng tín hiệu thu được (  1) và tín hiệu tại chỗ (  2). Sau đó đưa tín hiệu tổng tới
photodiode để thực hiện tách sóng trực triếp theo qui luật bình phương.
- LOC (Local Oscillator control): khối này nhằm điều khiển pha và tần số của tín
hiệu dao động nội ổn định.
- AMP (Amplifier): khối này khuếch đại tín hiệu điện sau khi tách sóng quang.
- DEMOD (Demodulator): khối này chỉ cần thiết khi bộ thu hoạt động ở chế độ
heterodyne.

3. Khái niệm cơ bản

Ý nghĩa cơ bản đằng sau khái niệm thu coherent chính là sự kết hợp giữa sóng tín hiệu
quang do phía phát gửi đến với một sóng quang liên tục khác (CW) trước khi được
đưa vào tách sóng tại photodiode. Để thấy được sự cải thiện độ nhạy thu khi trộn tín
2
hiệu quang đến với trường quang CW của nguồn dao động nội, người ta biểu diễn
trường của tín hiệu quang đến và trường tín hiệu phát ra từ LO như sau:

Es  As ei ( w0t s ) (1)

ELO  ALOei(w0tLO)
(2)

Với  0 là tần số sóng mang, As là biên độ,  s là pha của trường tín hiệu quang đến
từ phía phát,  LO là tần số sóng mang, ALO là biên độ,  LO là pha của trường tín hiệu
quang dao động nội. Ký hiệu vô hướng sử dụng cho E s và E LO với giả thiết rằng cả hai
trường quang này có phân cực giống nhau. Vì diode thu quang đáp ứng với cường độ
trường quang nên công suất quang đến diode thu quang được tính theo công thức:

2
P  K E s  E LO
(3)

K là hằng số tỷ lệ. Thay (1), (2) vào (3) được:

P(t )  Ps  PLO  2 Ps PLO cos(wIF   S   LO )


(4)

Với Ps  KA s2
,
2
PLO  KALo ,
wIF  w0  wLO

Tần số v IF   IF / 2 được gọi là trung tần (IF). Khi    LO , tín hiệu quang được giải
điều chế theo hai giai đoạn: đầu tiên tần số sóng mang được biến đổi về tần số IF
(thường có giá trị từ 0,1-5 GHz), sau đó tín hiệu được giải điều chế về băng cơ bản.
Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng cần sử dụng tần số trung tần này. Thực tế, có
hai kỹ thuật thu coherent, tùy thuộc vào  IF bằng không hay khác không. Các kỹ thuật
này tương ứng được gọi là thu homodyne và thu heterodyne.

4. Kỹ thuật thu homodyne


Trong kỹ thuật homodyne tần số laser dao động nội trùng với tần số laser mang tín
hiệu quan (ωLO= ω0 ) => ωIF=0. Dòng quang điện (I=RP, với R là đáp ứng của
photodiode) theo (4) được tính theo công thức:

I(t)= R(PS + PLO)+ 2R cos[ φS – φLO] (5)

3
Thông thường PLO>>PS nên PS+PLO  PLO. Số hạng cuối cùng trong phương trình(5)
chứa thông tin được gửi đi (thành phần xoay chiều) và sẽ được đưa vào mạch quyết
định. Xem xét trường hợp khi mà pha của LO được khóa theo pha của tínhiệu phát sao
cho ωLO= ωS, khi đó tín hiệu homodyne sẽ tính theo công thức :

IP(t)= 2R (6)

So sánh với tách sóng trực tiếp (DD), công suất trung bình của tín hiệu homodyne
tăng 4PLO/PS. Do PLO>PS độ lợi về công suất có thể lớn hơn 20dB.Mặc dù khi đó nhiễu
nổ cũng tăng, nhưng SNR cải thiện đáng kể so với thu trục tiếp. Một ưu điểm khác của
kỹ thuật thu homodyne là phía phát có thể truyền thông tin đi thông qua điều pha, tần
dựa vào công thức (5). Tuy nhiên ở đó cũng có nhược điểm khi mà trong thực tế, giá
trị của  s và  LO sẽ dao động ngẫu nhiên theo thời gian nên độ lệch pha sẽ khó được
duy trì gần như không đổi. Để khắc phục hạn chế nfy người ta phải sử dụng thêm vòng
khóa pha quang. Tuy nhiên việc thực hiện nó không hề đơn giản và khiến cho bộ thu
homodyne trở nên phức tạp.

5. Kỹ thuật thu heterodyne

Đối với trường hợp thu heterodyne, ωLO  ω0 sao cho tần số trung tần  IF trong
vùng vi ba. Với I=RP từ (4) ta có:

I (t )  R ( Ps  PLO )  2 R Ps PLO cos( wIF t   S   LO )


(7)

Tuy nhiên trong thực tế PLO lớn hơn rất nhiều so vơi Ps nên thành phần một chiều
(DC) gần như không đổi. Sau khi qua bộ lọc, tín hiêu heterodyne chỉ còn thành phần
AC như công thức dưới:

I AC (t )  2 R Ps PLO cos( wIF t   S   LO )


(8)

Cũng như homodyne thì tín hiệu heterodyne có thể truyền được thông qua điều chế
pha, tần hay biên độ của sosngmang. Ưu điểm lớn là SNR được cải thiện do nguồn
laser dao động nội khuếch đại tín hiệu và thu được hệ số khuếch đạ tín hiệu tương đối
lớn. Tuy nhiên mức độ cải thiện SNR kém hơn so với homodyne 2-3dB. Bù lại thì bộ
thu heterodyne không đòi hỏi sự phức tạp của hệ thống thu (không cần sử dụng khóa
vòng pha quang). Mặc dù vậy thì vẫn cần phải duy trì sự ổn định của  s và  LO bằng
cách sử dụng laser có độ rộng phổ hẹp cho cả hai nguồn quang. Điều này làm cho sơ
đồ thu heterodyne trở nên phù hợp cho việc áp dụng các hệ thống coherent trong thực
tế.

6. Tỷ số tín hiệu trên nhiễu trong bộ thu coherent

4
Việc đánh giá ưu điểm của thu coherent trong hệ thống thông tin quang thông qua
SNR dòng thu được. Do ảnh hưởng của nhiễu nổ và nhiễu nhiệt, sẽ có sự tăng giảm
của dòng thu. Phương sai  2 được tính theo công thức:

 2   s2   T2 (9)

SNR được tính theo tỉ số của công suất trung bình của tín hiệu và công suất
trung bình của nhiễu, SNR được tính theo công thức sau:

I 2 (t ) k 2 R 2 Ps PLO
SNR  
2 2q( RPLO  I d )f   T2 (10)

Trong đó k=1 ứng với kỹ thuật thu heterodyne, k=2 ứng với kỹ thuật thu homodyne.
Nếu điều chỉnh công suất LO tại bộ thu đạt được lớn đến mức bộ thu hoạt động trong
giới hạn nhiễu nổ (  S2 >>  T2 ) thì PLO >>  T2 /( 2qRf ) . Cùng với đó ảnh hưởng của dòng
tối đóng góp vào nhiễu nổ có thể bỏ qua được. Khi đó SNR được tính tho công thức
sau:
RPs  Ps
SNR  
qf hvf (11)

Với R= q / hv , f =B/2 (B là tốc độ bit). Sử dụng kỹ thuật thu coherent cho phép bộ
thu đạt được tới giới hạn nhiễu nổ thậm chỉ sử dụng cả bộ thu pin (bộ thu chất lượng
thường bị giới hạn bởi nhiễu nhiệt)

You might also like