Quy Trinh Xut NHP Khu CA Phe Coffee T

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 90

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN


KHOA KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH 2

Đề tài:

Quy trình xuất khẩu cà phê


Việt Nam
GVHD: Th.s Nguyễn Trung Thành

Nhóm thực hiện:


1. Đinh Phương Anh 2131273
2. Bùi Đắc Hậu 2131209
3. Nguyễn Thùy Minh Thi 2131309
4. Lê Phan Thùy Trang 2131392
5. Võ Lê Yến Vy 2134477

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH 2

Đề tài:

Quy trình xuất khẩu cà phê


Việt Nam
GVHD: Th.s Nguyễn Trung Thành
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................ iii


Lời mở đầu...................................................................................................................... viii
1 Cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu cà phê..........................................................1
1.1 Khái niệm về xuất khẩu........................................................................................1
1.2 Một số thuật ngữ quan trọng khi tham gia xuất khẩu cà phê.................................2
1.3 Tổng quan về thị trường cà phê tại Việt Nam.......................................................8
1.3.1 Quá trình phát triển và thực trạng ngành cà phê xuất khẩu tại Việt Nam.......8
1.3.2 Thị trường và nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Việt Nam.......................................18
1.3.3 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam...................................................23
2 Công ty Socadec S.A, Tourton.................................................................................33
2.1 Lịch sử hình thành..............................................................................................33
3 Quy trình xuất khẩu thực tế của công ty...................................................................34
3.1 Đàm phán ký kết hợp đồng – Tham khảo tại Phụ lục.........................................34
3.2 Thực hiện thanh toán..........................................................................................36
3.2.1 Thanh toán qua L/C......................................................................................36
3.2.2 Thanh toán qua CAD...................................................................................38
3.3 Thực hiện giám định hàng hóa............................................................................40
3.3.1 Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng........................................................40
3.3.2 Giấy chứng nhận kiểm định trọng lượng......................................................43
3.3.3 Chứng nhận hun trùng..................................................................................45
3.3.4 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật............................................................48
3.4 Đề nghị cấp chứng nhận nguồn gốc....................................................................50
3.4.1 C/O thông thường.........................................................................................50
3.4.2 C/O mẫu ICO...............................................................................................54
3.5 Chuẩn bị hàng hóa..............................................................................................55
3.5.1 Thuê phương tiện vận tải..............................................................................55
3.5.2 Đóng hàng vào container..............................................................................65
ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang iii
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

3.7 Quy trình giao hàng............................................................................................69


3.7.1 Giao hàng lên tàu – FOB – Free On Board..................................................69
3.7.2 Giao hàng vào kho ngoại quan – FDW – Free Delivered Warehouse..........71
3.8 Thanh lý hợp đồng..............................................................................................75
4 Tài liệu tham khảo....................................................................................................77

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang iv


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU

Hình 1 - Các chủng loại cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam........................................18
Hình 2 - Phân bố khu vực trồng cà phê tại Việt Nam.......................................................19
Hình 3 - Chứng nhận cà phê 4C.......................................................................................21
Hình 4 - Chứng nhận UTZ...............................................................................................22
Hình 5 - Chứng nhận Rainforest Alliance........................................................................22
Hình 6 - Chứng nhận Fair Trade......................................................................................23
Hình 7: Việt Nam trong top 5 tiêu thụ cà phê trên Thế giới năm 2012.............................29
Hình 12 - Giấy kiểm định chất lượng lô hàng cà phê.......................................................51
Hình 9 - Giấy kiểm tra số lượng lô hàng cà phê...............................................................52
Hình 14 - Giấy kiểm tra số lượng lô hàng cà phê.............................................................54
Hình 15 - Giấy chứng nhận hun trùnglô hàng cà phê.......................................................55
Hình 12 - Giấy chứng nhận hun trùng lô hàng cà phê......................................................56
Hình 17 - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật................................................................57
Hình 18 - Website hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công
Thương............................................................................................................................. 61
Hình 19 - Các bước đăng ký tài khoản trên hệ thống ECOSYS.......................................62
Hình 20 - Booking notice - Phần 1...................................................................................65
Hình 21 - Booking notice - Phần 2...................................................................................66
Hình 22: Mặt sau Booking note.......................................................................................67
Hình 23: Vận đơn đường biển - Phần 1............................................................................69
Hình 24: Vận đơn đường biển - Phần 2............................................................................69
Hình 25: Vận đơn đường biển - Phần 3............................................................................71
Hình 26: Hình 12: Phụ lục đính kèm về mô tả chi tiết hàng hóa - Phần 1........................72
Hình 27: Phụ lục đính kèm về mô tả chi tiết hàng hóa - Phần 2.......................................73
Hình 28: Đóng gói trong bao lớn theo kiểu Hot Dog style...............................................75
Hình 29: Đóng gói trong bao lớn theo kiểu Pizza style....................................................75
Hình 30: Bao đay dùng trong đóng gói cà phê nhân........................................................76
Hình 31: Quy trình thực hiện đóng hàng theo lệnh Shipment in BULK...........................77
Hình 32: Quy trình làm hàng theo phương thức FOB......................................................78
Hình 33: Quy trình làm hàng theo phương thức FDW.....................................................80
Hình 34: Phiếu nhập kho..................................................................................................81
Hình 35: Phiếu xuất kho...................................................................................................82
Hình 36: Letter of guarantee - Thư cam kết.....................................................................84

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang v


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Biểu đồ 1- Sơ đồ mô tả quá trình hàng hóa xuất khẩu......................................................10


Biểu đồ 2 - Chuỗi cung ứng cà phê..................................................................................12
Biểu đồ 3 - Sơ đồ tổng quát về giao dịch trên sàn LIFFE.................................................13
Biểu đồ 4 - Sản lượng tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam............................................27
Biểu đồ 5 - Giá cà phê Robusta tại các tỉnh có sản lượng niên vụ 2014/15......................38
Biểu đồ 6 - Giá xuất khẩu trung bình cà phê nhân VIỆT NAM vụ mùa 2013/13 - 2014/15
......................................................................................................................................... 40
Biểu đồ 7: Sơ đồ mạng lưới của Socadec S.A trên thế giới..............................................42
Biểu đồ 8 - Qui trình thanh toán bằng L/C.......................................................................45
Biểu đồ 9 - Quy trình thanh toán bằng CAD....................................................................47
Biểu đồ 10 - Quy trình lấy mẫu và thực hiện kiểm định...................................................51

Bảng 1 - Lịch hoạt động trong năm của 02 sàn cà phê.....................................................13


Bảng 2 - Phân hạng chất lượng cà phê nhân.....................................................................23
Bảng 3 - Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép...................................................................24
Bảng 4 - Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp FDI trong
nước niên vụ 2011-2012...................................................................................................30
Bảng 5 - Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước niên vụ
2011/2012........................................................................................................................ 31
Bảng 6 - Top 10 thị trường xuất khẩu cà phê tươi Việt sang các nước mùa vụ 2014/15. .36
Bảng 8 - Ưu và nhược điểm của CAD và L/C..................................................................48

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang vi


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LIFFE – London International Financial Futures and Options Exchange

ICE – Intercontinental Exchange

Cty CP – công ty cổ phần

XK – xuất khẩu

L/C – Letter of credit

CAD – cash against documents

FDI – Foreign Direct Investment

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang vii


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Lời mở đầu

Từ nhiều năm qua, cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
hằng ngày của con người. Cà phê đem lại giá trị cao về kinh tế và là một trong những
nông phẩm góp phần thu ngoại tệ lớn cho nhiều nước. Cà phê không chỉ là một loại đồ
uống mà còn là nguyên liệu sản xuất quan trọng cho ngành công nghiệp. Nhu cầu về cà
phê ngày càng tăng về số lượng và chất lượng đòi hỏi nhà xuất khẩu phải đáp ứng linh
hoạt và nhanh chóng cho các nhu cầu khác nhau của từng thị trường.

Ở Việt Nam, cà phê được trồng với số lượng lớn và là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của nước ta. Nhận thấy được tầm quan trọng của cây cà phê trong hoạt động sản xuất,
xuất khẩu nên chúng tôi đã chọn phân tích đề tài “quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam”
với 2 mục tiêu chính là: giới thiệu những đặc điểm, tính chất, tiêu chuẩn của cà phê Việt
Nam và tìm hiểu quy trình thực tế để thực hiện xuất khẩu một lô hàng cà phê. Về kết quả
nghiên cứu của đề án, chúng tôi nhận thấy cà phê là mặt hàng mang lại giá trị xuất khẩu
cao của Việt Nam. Nhà nước đã và đang tạo mọi điều kiện để tiếp tục phát triển mặt
hàng này. Bên cạnh đó, việc phát triển cà phê theo hướng bền vững vẫn còn là thách
thức lớn đối với toàn bộ hệ thống cung ứng cà phê trên toàn thế giới và đặc biệt là tại
Việt Nam. Để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế thì cà phê Việt Nam cần được
phát triển để đạt những tiêu chuẩn quốc tế … Ngoài ra, thông qua việc phân tích các
chứng từ cần thiết trong xuất khẩu cà phê, chúng tôi muốn nêu ra những điểm khác biệt
trong việc xuất khẩu mặt hàng cà phê và những chứng từ có liên quan so với những mặt
hàng khác.

Nhóm thực hiện

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang viii


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Lời cảm ơn
Nhóm chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ giảng viên hướng dẫn
Nguyễn Trung Thành và từ các giảng viên dạy lớp Nghiệp vụ kinh doanh cà phê gồm:
Thầy Trần Ngọc Hân, Thầy Phạm Anh Tuấn và Thầy Lưu Văn Hoàng đã tận tình giảng
dạy và cung cấp cho chúng tôi những kiến thức cũng như các chứng từ bám sát thực tế
để hoàn thiện đề án này tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn các thầy!


Nhóm thực hiện

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang ix


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu cà phê


1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động trao đổi thương mại xuất hiện từ rất lâu trước đây, ngay cả khi
tiền tệ chưa xuất hiện, có thể hình dung rằng hàng hóa của một nước vượt qua biên giới
đi vào thị trường của một nước khác nhằm các mục đích như trao đổi và mua bán, hay nói
chính xác và đầy đủ hơn đó là hoạt động nhằm mang lại lợi nhuận từ việc kinh doanh
hàng hóa ngoài biên giới quốc gia.

Người bán Hải Quan Hải Quan Người mua


Việt Nam Chuyển hàng Việt Nam Chuyển hàng nước ngoài Đến cảng nước ngoài
ra cảng ra nước ngoài lấy hàng

Biểu đồ 1- Sơ đồ mô tả quá trình hàng hóa xuất khẩu


Nguồn: Thực hiện bởi SV

Theo khoản 1, điều 28 Luật thương mại năm 2005 thì: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng
hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Theo nghị định số 187/2013/NĐ-CP, tại chương II, điều 3, các đối tượng được quyền
kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:

1. Thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, hàng hóa
không thuộc Danh mục cấm hoặc tạm dừng Xuất – Nhập khẩu được Nhà nước quy
ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 1
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

định tại các văn bản pháp luật còn thời hạn, thì thương nhân được phép xuất –
nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng kí kinh doanh. Các chi
nhánh của thương nhân chỉ được phép xuất – nhập khẩu theo ủy quyền của thương
nhân
2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước
ngoài tại Việt Nam, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của pháp luật Việt Nam như
thương nhân không có vốn đầu tư nước ngoài, còn phải thực hiện các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên
3. Đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu có điều kiện thì thương nhân phải thực hiện
đúng các chỉ dẫn của pháp luật có liên quan

Luật thương mại, 2005 chỉ ra các loại hoạt động xuất khẩu như sau:

1. Xuất khẩu trực tiếp


2. Xuất khẩu ủy thác
3. Xuất khẩu theo Hiệp định
4. Xuất khẩu tại chỗ
5. Gia công quốc tế
6. Tạm nhập, tái xuất
7. Tạm xuất, tái nhập

1.2 Một số thuật ngữ quan trọng khi tham gia xuất khẩu cà phê
1. Thị trường tương lai

Thị trường tương lai: là nơi mà tại đó người tham gia có thể mua và bán hàng hóa với
hợp đồng giao tương lai. Thị trường tương lai cung cấp phương tiện cho các hoạt động bổ
trợ nhằm ngăn ngừa rủi ro và đầu cơ, cần thiết cho việc làm giảm biến động tự nhiên về
giá do dư thừa hoặc thiếu hụt trong nguồn cung.

Sự biến động của giá cà phê có thể xảy ra từng tháng, từng tuần hoặc mỗi ngày hay thâm
chí có thể thay đổi từng giờ trong một ngày giao dịch. Các điều kiện tự nhiên bất khả
kháng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cà phê, như: hạn hán, sương muối và bệnh dịch,

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 2


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

thúc đẩy sự biến động giá cà phê nhân trên thị trường. Bên cạnh đó, khi giá cà phê cao sẽ
làm tăng diện tích trồng cà phê, tuy nhiên, khi thị trường đạt giá cao nhất cũng là thời
điểm sự tăng trưởng chững lại và khả năng rơi vào khủng hoảng – giá cà phê lao dốc,
nông dân có xu hướng từ bỏ cây cà phê. Từ đó, ta thấy được nếu không cân bằng mối
quan hệ cung – cầu thì xu hướng giá sẽ có nhiều bất ổn và điều đó gây rủi ro cho tất cả
các cá thể tham gia trong chuỗi cung ứng cà phê.

Biểu đồ 2 - Chuỗi cung ứng cà phê


Thị trường cà phê tương lai được thành lập với mục đích mang lại trật tự cho quá trình
định giá và kinh doanh, đồng thời để giảm bớt các nguy cơ liên quan với điều kiện thị
trường tiền tệ bất ổn mạnh. Giá trên thị trường tương lai phục vụ như một thang đo cho
các ngành công nghiệp cà phê được công khai đàm phán trên các sàn giao dịch cà phê
tương lai. Hiện nay có 02 sàn cà phê thế giới chính được sử dụng làm căn cứ xác định giá
và giao dịch, gồm:

 New York, sàn ICE cho cà phê Arabica tính theo đơn vị cent/lb, kí hiệu: KC
 London, sàn LIFFE cho cà phê Robusta tính theo đơn vị usd/ton, kí hiệu: RC

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 3


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Bảng 1 - Lịch hoạt động trong năm của 02 sàn cà phê


LIFFE ICE
F  Tháng 1 N  Tháng 7 H  Tháng 3 U  Tháng 9
H  Tháng 3 U  Tháng 9 K  Tháng 5 Z  Tháng 12
K  Tháng 5 X  Tháng 11 N  Tháng 7
Ví dụ nếu lệnh giao hàng yêu cầu rơi vào một thời điểm giữa từ tháng 1 đến tháng 3,
người tham gia mua bán sẽ tham chiếu giá trên thị trường như sau:

 Từ đầu tháng 1 cho đến giữa tháng 2 sẽ tham chiếu giá tháng 3 được niêm yết trên
sàn giao dịch.
 Từ giữa sau tháng 2 đến tháng 3 sẽ tham chiếu giá tháng 5 được niêm yết trên sàn

Biểu đồ 3 - Sơ đồ tổng quát về giao dịch trên sàn LIFFE

giao dịch.
 Người bán (công ty xuất khẩu cà phê) yêu cầu môi giới của người bán
(Techcombank) quản lí giao dịch tương lai. tương tự với người mua và mô giới
của người mua
 Môi giới của người bán (Techcombank) yêu cầu công ty môi giới hoa hồng của
người bán (Refco) làm các thủ tục pháp lý trên sàn giao dịch
 Các công ty môi giới gặp nhau trên LIFFE và thống nhất giá bán
 Thông tin sẽ được chuyển từ LIFFE xuống trung tâm thanh toán bù trừ (LCH
Clearnet)

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 4


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

 Sau đó Refco sẽ thông báo cho Techcombank về mức giá


 Techcombank sẽ thông báo với người bán về mức giá
 Người bán (nhà xuất khẩu) sẽ đặt cọc cho Techcombank
 Techcombank đặt cọc cho công ty thanh toán thành viên của LCH Clearnet
 Công ty thanh toán thành viên của LCH Clearnet sẽ đặt cọc cho LCH Clearnet
 Tương tự hoạt động bên người mua (nhà nhập khẩu)
 Giao dịch sẽ hoàn tất khi 2 bên đã đặt cọc ký quỹ cho LCH Clearnet và thanh toán
bù trừ bởi LCH Clearnet
Đây là sơ đồ tổng quát về giao dịch trên sàn LIFFE của người mua, người bán và các bên
liên quan. Ngoài ra công ty có thể giao dịch trực tiếp với sàn LIFFE hoặc giao dịch trực
tiếp với người bán.

Tóm lại, thị trường tương lai là một thị trường có tổ chức thông qua các sàn giao dịch:

 Cung cấp và vận hành các cơ sở phục vụ các giao dịch liên quan trong thương mại
 Thiếp lập, giám sát và thực thi các quy tắc thương mại của một ngành hàng cụ thể
 Lưu trữ và công bố các dữ liệu giao dịch
2. Hợp đồng tương lai

Hợp đồng cà phê tương lai là bằng chứng cho hoạt động mua bán cà phê sẵn có tại một
thời điểm trong tương lai, căn cứ vào các tiêu chuẩn hợp đồng mà các bên thực hiện cung
cấp hoặc chấp nhận mua cà phê với số lượng, chất lượng và địa điểm giao hàng được
định sẵn. Hai điều duy nhất được xác định một cách cụ thể trong hợp đồng là loại hàng và
thời điểm giao hàng. Thời gian giao hàng được chọn từ các thiết lập sẵn có căn cứ theo
hoạt động của hai sàn giao dịch chính – đây cũng là cơ sở xác định giá tại thời điểm giao
dịch, vì thế trong thương mại cà phê người ta còn gọi là hợp đồng chốt giá sau.

Do hợp đồng chốt giá sau đã chuẩn hóa các điều kiện về chất lượng và số lượng hàng
hóa, trong khi đó, giá cà phê trên thị trường tương lai lại đại diện cho một chất lượng
trung bình vì vậy giá được thể hiện cũng là giá trung bình. Thế nên, đối với từng loại chất

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 5


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

lượng khác nhau của cà phê trên thực tế, giá có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá niêm yết
trên sàn giao dịch.

3. Differential

Khoản thấp hơn hoặc cao hơn giá niêm yết được gọi là differential (tạm dịch là mức công
tới/ trừ lùi), giá differential có thể phản ánh được tình hình thực tế của thị trường địa
phương hoặc chất lượng và loại của cà phê nhân. Các trader hoặc các broker có thể dựa
vào differential để tìm kiếm thêm lợi nhuận.

4. Premium và Discount:

Premium: là khoản trả thêm cho chất lượng cà phê cao hơn hoặc các dịch vụ khác như
đánh bóng cà phê hay chi phí đóng gói theo yêu cầu của người mua.

Discount: là khoản được giảm giá do chất lượng cà phê kém hoặc được thỏa thuận bởi
người mua và người bán do nhiều lý do khác.

5. Phụ lục hợp đồng chốt giá sau

Tại thời điểm giao hàng người bán không thể quyết định giá hợp đồng theo mong muốn
so với giá thị trường nên người bán sẽ gửi hóa đơn tạm tính cho người mua thay vì gửi
hợp đồng mà chưa chốt giá.

6. Provisional price

Tại thời điểm giao hàng, người bán không muốn chốt giá hợp đồng vì thị trường giao
dịch không đạt mức người bán mong muốn. Do đó, người bán chưa chốt giá hợp đồng
nhưng người bán sẽ lập một hóa đơn tạm tính để nhận được thanh toán tạm tính từ người
mua. Vì là thanh toán tạm tính nên giá sẽ thấp hơn giá thị trường để tránh việc giá cuối
cùng khi hợp đồng được chốt sẽ cao hơn giá tạm tính.

 Giá tạm tính thường vào khoảng 70% giá thị trường
 Trong các trường hợp đặc biệt, giá sẽ từ 75% đến 80% theo sự đồng ý của người
mua với lý do đặc biệt.
ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 6
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Provisional price = (LIFFE/ICE +/- Diffferential) x 70%

(+) trong trường hợp differential vượt mức giá thị trường (ví dụ X+ 90)

(-) trong trường hợp differential thấp hơn giá thị trường (ví dụ F- 60)

7. Provisional payment

Được thực hiện bởi người mua đối với người bán khi hoàn thành bộ chứng từ như vận
đơn, hóa đơn tạm tính và các chứng từ cần thiết khác.

8. Refund: Hoàn tiền sau khi chốt giá nếu:


 Giá cuối cùng = giá tạm tính: không hoàn lại
 Giá cuối cùng > giá tạm tính: người mua phải trả thêm 1 khoảng thiếu
 Giá cuối cùng < giá tạm tính: người bán phải trả thêm 1 khoảng thừa
9. STOP – LOSS

Mức chặn lỗ nếu thị trường xuống. Là mức giá sẽ tự động được chốt cho hợp đồng nếu
người bán không chốt. Trong thực tế, người mua khó có thể nhận lại tiền từ người bán
khi giá cuối cùng thấp hơn giá tạm tính. Vì vậy mức chặn lỗ được đặt ra để đảm bảo giá
cuối cùng luôn luôn cao hơn giá tạm tinh. Mức chặn lỗ được đặt cao hơn giá tạm tính 5%.

Trường hợp 70% tạm tính, mức chặn lỗ đặt 75% được tính theo công thức:

Stop loss = (prov disregards diff) + (75% - 70%) x (prov disregards diff)

Disregards = (+) trường hợp diffrrential thấp hơn giá thị trường

Disregards = (-) trường hợp diffrrential cao hơn giá thị trường

10. TOP – UP

Ký quỹ duy trì để hạ mức stop – loss. Khi giá thị trường rớt xuống thấp, nếu chạm mức
stop – loss thì giá cuối cùng sẽ được tự động chốt. Người mua không muốn chốt ở mức
stop – loss sẽ nộp tiền vào tài khoản của người bán để hạ mức stop – loss. Ví dụ:

Giá sàn LIFFE = 1345


ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 7
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Differential = -40

Provisional price = 913.5

Stop – loss = 978.75

Top – up = 200

Stop – loss mới = 978.75 – 200 = 778.75

11. FIRST NOTICE DAY

Là khoảng thời gian 3 ngày, trước ngày làm việc đầu tiên của tháng giao hàng (the
delivery month) được quy định trong hợp đồng. Người bán phải chốt giá trước 3 ngày so
với First Noticed Day

1.3 Tổng quan về thị trường cà phê tại Việt Nam

1.3.1 Quá trình phát triển và thực trạng ngành cà phê xuất khẩu tại Việt Nam

1.3.1.1 Lịch sử và phát triển của ngành cà phê

“Chuyện kể vào những ngày đầu chuẩn bị cho cuộc xâm lược, người Pháp đến
Việt Nam thực hiện truyền giáo ở một số khu vực nhà thờ ở Bắc Bộ, một vị giám mục vì
quá “thương nhớ” hương vị của cà phê, mà đã nhờ một người bạn gửi sang cho mình
một túi hạt, ban đầu ông đem trồng trong khuôn viên nhà thờ, về sau đã được nhân giống
rộng rãi tại các khu đồn điền khi thực dân Pháp tiến hành mở rộng chính sách khai thác
thuộc địa và cho đến nay Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê
nhiều nhất thế giới.”

Cho tới thời điểm này không một tài liệu nào khẳng định chính xác thời điểm cây cà phê
xuất hiện tại Việt Nam, tuy nhiên, việc cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt tại Việt
Nam đã đóng góp không ít cho đời sống bà con nông dân. Cà phê cùng nông dân Việt
Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm, từ chiến tranh đến giải phóng, đến đói khổ, cũng có

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 8


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

lúc thăng hoa nhờ giá cà phê tăng cao, cũng có lúc bà con nông dân phải từ bỏ cây cà
phê.

Quá trình tăng trưởng diện tích trồng cây cà phê tại Việt Nam được tóm tắt như sau:

 Năm 1857, tiến hành trồng thử ở khu vực Quảng Bình, Ninh Bình
 Những năm đầu của thế kỷ 20, xuất hiện tại các đồn điền của Pháp khu vực Tây
Nguyên, Nghệ An
 Năm 1930 : Việt Nam có 4.700 ha cà phê
 Năm 1970-1974 : Việt Nam có 5.081 ha cà phê
 Năm 1990 : Việt Nam có 119.314 ha cà phê
 Năm 2013 : Việt Nam có 640.000 ha cà phê

Cà phê trồng ở Việt Nam được phân chủ yếu thành 03 loại: cà phê vối –
Canephora, cà phê chè – Arabica, cà phê mít – Exclesa, mỗi một giống đều có những đặc
điểm sinh trưởng khác nhau, vì vậy cũng phân bố ở các vùng địa lý khác nhau.

Cà phê vối chế Cà phê vối chế Cà phê chè chế Cà phê mít chế
biến khô biến ướt biến ướt biến khô
Hình 1 - Các chủng loại cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 9


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 2 - Phân bố khu vực trồng cà phê tại Việt Nam


Nguồn: thực hiện bởi VCCC

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 10


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

1.3.1.2 Ưu và nhược điểm trong quá trình sản xuất, chế biến cà phê ở nước ta

Hiện nay, với sản lượng trên 1.6 triệu tấn cà phê nhân mỗi năm, Việt Nam là nước
xuất khẩu cà phê xếp thứ hai trên toàn thế giới sau Brazil, và là quốc gia dẫn đầu về xuất
khẩu cà phê Robusta. Diện tích đất trồng cà phê ở nước ta là 640,000 ha, nguồn thu mang
lại từ việc xuất khẩu cà phê nuôi sống 540,000 hộ gia đình trồng cà phê. Đó là những con
số đáng kể góp phần ổn định kinh tế, chính trị và xã hội ở Việt Nam nói chung và các
tỉnh Tây Nguyên nói riêng. Quá trình gieo trồng, thu hoạch, sơ chế, đóng gói và xuất
khẩu bao gồm nhiều công đoạn nên đòi hỏi phải có đội ngũ nhân công khá lớn. Đây được
coi là lợi thế về nhân lực giúp nước ta giảm được chi phí của việc sử dụng máy móc thiết
bị trong quá trình sản xuất, chế biến cà phê, tạo việc làm và thu nhập cho hơn 1.6 triệu
lao động. Năng suất cà phê bình quân trên thế giới là 0.55 tạ/ha thì ở Việt Nam đạt đến
1.2-1.3 tấn/ha, có năm đạt đến 2.4 tấn/ha. Để đạt được kết quả này đều nhờ vào yếu tố
thuận lợi về đất đai, khí hậu, áp dụng tốt khoa học công nghệ và đặc biệt là kinh nghiệm
lâu năm của người Việt Nam trong việc gieo trồng cà phê.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, ngành cà phê Việt Nam còn gặp nhiều
khó khăn. Môi trường sinh thái trong vùng trồng và chế biến cà phê đang ngày càng bị ô
nhiễm và mất đi tính ổn định, không theo một quy hoạch về diện tích nào, dẫn đến tình
trạng rừng bị tàn phá nặng nề, đất đai bị thoái hoá. Người dân khai hoang rừng một cách
bừa bãi để có đất trồng trọt dẫn đến không có cây giữ nước làm cho đất bị xói mòn. Cộng
thêm việc nông dân siêu thâm canh, tưới nước quá nhiều cho cây cà phê dẫn đến đất bị
thoái hóa, xói mòn nghiêm trọng, dinh dưỡng trong đất ngày càng nghèo nàn. Tuy nhiên
người dân không canh tác cải tạo đất mà lại tiếp tục khai hoang những vùng đất mới.
Nông dân vốn quen với việc trồng độc canh nên khó khăn trong việc tái canh cây cà phê
do hiện tượng tuyến trùng hại rễ dẫn đến vườn cà phê bị vàng lá sau ba năm, ảnh hưởng
lớn đến năng suất. Do tập quán canh tác nên việc trồng độc canh là rất quen thuộc, điều
này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi mất mùa. Việc luân canh với cây trồng
khác, hoặc trồng xen cây với những cây ăn quả vừa tạo thêm nguồn thu nhập, tạo bóng

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 11


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

mát cho cây cà phê mà còn có thể phòng ngừa được bệnh, đất ươm không nhiễm tuyến
trùng.

Tình trạng lạm dụng phân bón hóa học, không thực hiện các biện pháp canh tác
bền vững, dù mang lại năng suất cao trước mắt nhưng đồng thời kiến cây và đất nhanh
suy nhược, dễ nhiễm bệnh đẩy nhanh thời gian tái canh, tăng chi phí tái đầu tư dẫn đến
lợi nhuận thực tế không cao. Đồng thời không thể đảm bảo năng suất ổn định trong lâu
dài cũng như chất lượng nhân cà phê, do trong quá trình thu hoạch, nông dân không chọn
lựa kỹ các quả chín mà thu hoạch toàn bộ bao gồm những quả còn non, khiến cho hạt cà
phê thu được có chất lượng thấp và làm giảm giá trị kinh tế.

1.3.1.3 Những chứng nhận cà phê sạch – trách nhiệm và lợi ích

Các tổ chức thực hiện chứng nhận cà phê sạch cho bà con nông dân nhằm hướng về mục
đích phát triển cà phê bền vững toàn cầu, trong 04 loại chứng nhận trên 4C là chứng nhận
cơ bản nhất và hiện tại đã chiếm 60% sản lượng cà phê tại Việt Nam. 4C giúp bà con
nông dân có cái nhìn xa hơn về phát triển cà phê thông qua các mô hình thực tế, và đã có
những thành quả nhất định như: giảm được chi phí và dung lượng thuốc trừ sâu trên mỗi
hecta cà phê, giảm được lượng nước tưới cho cây cà phê và giúp bà con thấy được lợi ích
của việc trồng vành đai cây rừng xen vào vườn cà phê.

Hình 3 - Chứng nhận cà phê 4C


Đối với 03 chứng nhận còn lại thì có cấp độ cao hơn và đi sâu hơn, với UTZ, tổ chức này
chú trọng hơn trong truy xuất nguồn gốc, mỗi một sản phẩm được gắn nhãn UTZ đều có
một mã quét giúp người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm đến tận những
người nông dân. UTZ không cho phép sử dụng lao động trẻ em cũng như nô lệ lao động
hay phân biệt về giới.
ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 12
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 4 - Chứng nhận UTZ


Tuy nhiên với “Mưa rừng nhiệt đới” lại quan tâm về vấn đề môi trường, tổ chức này đề ra
các chất cấm tuyệt đối bên cạnh đó họ lập ra những tổ nghiên cứu để tìm giải pháp và
chất thay thế thân thiện hơn với môi trường, vườn cà phê của nông dân phải đảm bảo đa
dạng sinh học, không được phép độc canh cây cà phê làm thoái hóa đất và gây ô nhiễm
môi trường. Tổ chức này cũng bảo vệ quyền lợi người lao động và cũng không cho phép
sử dụng lao động trẻ em, đảm bảo con em nông dân phải được đến trường.

Hình 5 - Chứng nhận Rainforest Alliance


Fair Trade: là chứng nhận đảm bảo các công bằng lợi ích cho nông dân. Thông thường
đối với các mặt hàng nông sản, nông dân luôn là người chụi thiệt nhất trong chuỗi cung
ứng, để giúp cải thiện đời sống, cũng như khuyến khích nông dân nhằm duy trì nguồn
cung ứng toàn cầu đã thúc đẩy sự ra đời của tổ chức này. Fair Trade đặt ra các tiêu chuẩn
được chứng nhận như: công khai minh bạch, không phân biệt về giới, không sử dụng lao
động trẻ em, điều kiện làm việc của người lao động, công bằng về giá cả.
ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 13
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 6 - Chứng nhận Fair Trade


1.3.1.4 Tiêu chuẩn cà phê nhân TCVIỆT NAM 4193:2014

TCVIỆT NAM 4193:2014 là tiêu chuẩn áp dụng cho cà phê nhân của Việt Nam:
Cà phê chè (Arabica) và cà phê vối (Robusta)

Bảng 2 - Phân hạng chất lượng cà phê nhân


Cà phê chè - Arabica Cà phê vối - Robusta
Nhân lỗi Tạp chất Nhân lỗi Tạp chất
Hạng chất Hạng chất
(% khối (% khối (% khối (% khối
lượng lượng
lượng) lượng) lượng) lượng)
Hạng 1
A118a 6 0.1 R118a 10 0.1
A116a 8 0.1 R118b 15 0.5
A116b 10 0.1 R116a 14 0.5
      R116b 16 0.5
      R116c 18 0.5
Hạng 2
A214a 11 0.1 R213a 17 0.5
A213a 12 0.1 R213b 20 0.5
A213b 14 0.1 R213c 24 1.0
Hạng 3
R3 70 5.0

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 14


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Bảng 3 - Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép

1.3.1.5 Lỗi cà phê nhân có hình dạng khác thường

Nhân rỗng ruột Nhân vành tai Mảnh nhân vỡ Nhân vỡ

Nhân bị côn trùng hại Nhân nhiễm côn trùng Nhân bị cắt

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 15


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

1.3.1.6 Lỗi từ quả cà phê

Nhân còn vỏ trấu Mảnh vỏ trấu Quả khô Mảnh vỏ quả khô
1.3.1.7 Tạp chất

Tạp chất là các loại vật liệu không phải


nhân cà phê, các loại thường gặp như:

 Đá
 Đất
 Cành cây
 Kim loại
 Tạp chất khác

1.3.1.8

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 16


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

1.3.1.9 Cà phê nhân có màu sắc khác thường

Nhân đen Nhân đen từng phần Nhân non đen

Nhân nâu Nhân nâu Nhân màu hổ phách

Nhân non Nhân sáp Nhân bị đốm

Nhân khô héo Nhân xốp Nhân trắng

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 17


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Tuy rằng tiêu chuẩn trên ra đời được sự đề cao của các chuyên gia thế giới và được
khuyến cáo áp dụng tại nhiều quốc gia, nhưng tại Việt Nam, hầu hết trong kinh doanh
người ta vẫn dùng đen, vỡ là tiêu chuẩn cà phê. Điều này lí giải tại sao có hàng loạt các
báo chí đăng tải tin tức, cà phê Việt Nam có chất lượng kém so với thế giới. Thực tế, đây
là giai đoạn rất nhiều lô hàng cà phê Việt Nam bị từ chối tham gia thị trường LIFFE,
nguyên do là không đồng nhất tiêu chuẩn hàng hóa, trong khi quốc tế dùng tiêu chuẩn
đếm lỗi thì các nhà kinh doanh muốn mua hàng giá rẻ từ nông dân hoặc đại lý thì lại sử
dụng tiêu chuẩn đen, vỡ truyền thống.

1.3.2 Thị trường và nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Việt Nam

1.3.2.1 Nhu cầu tiêu thụ

Đơn vị: 1000 bao


2500

2025
2000
1869
1694
1600
1500
1302

1068
1000 922 959
829
722

500
363
271
113

0
1990 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Biểu đồ 4 - Sản lượng tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam
Nguồn: www.statista.com, xử lý bởi SV

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 18


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Sản lượng cà phê được tiêu thụ nội địa tại Việt Nam ngày càng tăng, tuy nhiên với sản
lượng 2025 nghìn bao (60kg/bao) tương đương 121,500 tấn bằng 7.15% sản lượng. Trong
khi chỉ số này tại Brazil là hơn 51%, Colombia là 62.5%, qua đó có thể thấy được tình
hình tiêu thụ cà phê Việt Nam quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, dẫn đến việc giá
cà phê nước ta chịu áp lực lớn khi có biến động thị trường. Các chuyên gia phân tích
khuyến cáo rằng, Việt Nam nên tăng tiêu thụ cà phê trong nước để phát triển ngành cà
phê bền vững.

Nhưng trên thực tế, phải chăng sản lượng cà phê được tiêu thụ tại Việt Nam chỉ dừng ở
đó, khi hàng loạt các đợt tin tức trong nước nói về cà phê “bẩn” hay còn được biết đến là
làm từ hóa chất. Vậy thắt chặt kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cáo ý thức
người dân về thực phẩm sạch sẽ giúp tăng sản lượng tiêu thụ cà phê nói riêng và các loại
hàng hóa khác nói chung.

Chúng tôi căn cứ vào kết quả Khảo sát sơ bộ hành vi người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ
tại các chuỗi cà phê cao cấp tại Việt Nam (Tham chiếu tại phụ lục) được thực hiện bởi
Viện Quản Lý Việt Nam, để giải thích thêm vì sao tiêu thụ mức tiêu thụ nội địa cà phê ở
Việt Nam lại rất thấp so với các nước khác.

Thứ nhất, người tiêu dùng Việt Nam không ưa chuộng vị của các thương hiệu cà phê
nước ngoài, minh chứng rõ ràng nhất là Starbucks đã xác nhận rằng họ phải thay đổi
hương vị truyền thống của mình để phù hợp hơn đối với người Việt Nam.

Thứ hai, “văn hóa cà phê tại nhà”, không như các nước khu vực Châu Âu – tiêu thụ cà
phê hàng đầu thế giới, người tiêu dùng Việt Nam không có thói quen sử dụng cà phê tại
nhà, nếu có cũng chỉ là một lượng rất nhỏ cà phê hòa tan được tiêu dùng tại nhà hoặc ở
văn phòng. Khi nhắc đến “đi cà phê” thì không chỉ có uống cà phê, người tiêu dùng cho
biết họ đến còn vì vị trí của quán và quyết định theo nhóm bạn chứ không hẳn là đến
quán là nhất định phải uống cà phê

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 19


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Thứ ba, các quan điểm sai lệch của giới trẻ về lợi ích và tác hại của cà phê, như cà phê
gây mụn, cà phê gây mất ngủ,… Trên thực tế, hàm lượng caffeine chứa trong cà phê là
tác nhân gây ra các vấn đề này, tuy nhiên khoa học đã chứng minh rằng liều tối đa cho
phép đối với người trưởng thành là 400mg/ngày, con số này tương đương với 17g cà phê
Robusta nguyên chất sẽ chứa trung bình 2.4% caffeine và 34g cà phê Arabica nguyên
chất có thể chứa 1.2% caffeine. Trong pha chế người ta dùng lượng cà phê cho mỗi shot
expresso là từ 7g đến 10g cà phê bột.

Hình 7: Việt Nam trong top 5 tiêu thụ cà phê trên Thế giới năm 2012
Nguồn: ICO, Ipsos

Vậy câu hỏi đặt ra, tiêu thụ nội địa cà phê Việt Nam quá ít làm cho giá cà phê lệ thuộc
vào thị trường xuất khẩu, đúng hay sai? Câu trả lời là đúng một phần, phần còn lại là do
canh tác thiếu bền vững của ngành cà phê tại Việt Nam, khi nông dân chỉ quan tâm về
siêu thâm canh và tăng sản lượng cà phê trong năm chứ chưa có cái nhìn xa hơn về tổng
sản lượng cà phê thu được trong vòng đời cây cà phê.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 20


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

1.3.2.2 Doanh nghiệp trên thị trường

Theo số liệu thống kê của năm 2013 thì Việt Nam có khoảng 153 doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê. Niên vụ 2011/2012, các doanh nghiệp FDI thu mua đứng đầu như:
Nestle (Thụy Sỹ) chiếm 15% (253,580 tấn) kế tiếp là Nedcoffee (Hà Lan) chiếm 9%
(152,148 tấn) và chiếm 8% (130,847 tấn) có thể kể đến là Neuma nước ngoài Kaffee
Gruppe.

Bảng 4 - Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp FDI
trong nước niên vụ 2011-2012

Nguồn: www.brandsvietnam.com

Năm 2010, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân đứng đầu là Tổng công ty cà phê
Việt Nam, đạt 16.46% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Vị trí thứ hai thuộc về tập đoàn
Intimex với 13.59% kim ngạch xuất khẩu cả nước và kế tiếp là tập đoàn Thái Hòa chiếm
kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước là 7.93%. Tập đoàn Intimex vào niên vụ 2011/2012
đã có bước tiến để trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cà phê dẫn đầu, chiếm 21% kim
ngạch xuất khẩu cả nước.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 21


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Bảng 5 - Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước niên
vụ 2011/2012

Nguồn: www.brandsvietnam.com

Tập đoàn Intimex và Tổng Công ty Tín Nghĩa vẫn tiếp tục giữ nguyên vị thế của
mình với sản lượng xuất khẩu cà phê dẫn đầu trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
lớn nhất Việt Nam tính đến tháng 10/2015. Cụ thể, tập đoàn Intimex có sản lượng xuất
khẩu cà phê đứng đầu bảng xếp hạng tháng 10/2015 với 12.681 tấn, Tổng Công ty Tín
Nghĩa đứng thứ hai với sản lượng khoảng 7.750 tấn.

Hình 1 - Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam tháng 10/2015
Nguồn: www.agromonitor.Việt Nam

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 22


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

1.3.3 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam

1.3.3.1 Thị trường xuất khẩu từ năm 2013 đến 2015

Theo thống kê từ Thương mại toàn cầu Atlas (Global Trade Atlas), Việt Nam xuất
khẩu khoảng 657 nghìn tấn cà phê nhân, 10.95 triệu bao 60 kg trong 6 tháng đầu vụ mùa
2014/15 và giảm 24.5% so với thị trường sản xuất vụ mùa 2013/14. Sản lượng xuất khẩu
cà phê bắt đầu sụt giảm đáng kể vào tháng hai, tháng ba năm 2015 là do hai nguyên nhân
chính. Thứ nhất, khí hậu Việt Nam thay đổi, hạn hán dài ngày, đúng thời điểm cà phê ra
hoa, dẫn đến tỉ lệ đậu quả thấp. Bên cạnh đó, diện tích cà phê cằn cỗi, già chiếm 20% trên
tổng diện tích cà phê hiện nay và nhiều người nông dân đã chặt cây cà phê nhằm trồng
cây mang lại giá trị cao hơn làm cà phê giảm sản lượng. Nguyên nhân thứ hai là giá cà
phê trong nước giảm do giá cà phê trên thế giới giảm. Fed tăng lãi suất dẫn đến đồng
USD tăng giá, ảnh hưởng mạnh đến giá cà phê vì thị trường cà phê rất nhạy cảm với thị
trường tiền tệ thế giới, đặc biệt là hai sàn cà phê Robusta của London và Arabica của
New York đều giao dịch bằng USD. Điều đó dẫn đến việc hạn chế bán ra của người nông
dân và môi giới cho đến khi giá tăng trở lại. Ngoài ra, cà phê được người nông dân và
giới đầu cơ trữ một số lượng lớn và dự định bán ra nếu giá cà phê đạt từ 40,000 VNĐ/kg
trở lên. Do đó Việt Nam xuất cà phê qua các nước khác bị trì hoãn vì người xuất khẩu
gặp khó khăn trong việc thu mua cà phê từ thị trường trong nước.

Sáu tháng đầu năm vụ mùa 2014/15, cà phê nhân của Việt Nam được xuất đi 82
nước trên thế giới. Trong đó 15 thị trường đầu tiên chiếm 83% trên tổng số cà phê nhân
được xuất đi (tăng nhẹ 82% so với tổng số cà phê nhân xuất đi cùng thời điểm với vụ
mùa trước). Theo số liệu dưới đây thì Đức vẫn là nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất và Mỹ là
nhà nhập khẩu cà phê nhân lớn thứ hai của Việt Nam.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 23


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 2 - Xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang một số thị trường chính niên vụ
2014/15 (đơn vị: tấn)
Nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam, GTA, doanh nghiệp xuất khẩu

Cùng thời điểm, sáu tháng đầu vụ mùa 2014/15 Việt Nam xuất 573,000 bao (34 nghìn
tấn) cà phê hòa tan sang 64 nước trên thế giới. Đó là mức xuất khẩu cà phê hòa tan cao
nhất trong 5 năm qua. Do đó, cà phê hòa tan được xuất đi tăng đáng kể hơn 44% vụ mùa
2014/15 (1.3 triệu bao) và tiếp tục xuất mạnh sang các nước Nhật Bản, EU, Nga, Mỹ,
Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Singapore và Thái Lan

Vụ mùa 2015/16 xuất 27.04 triệu bao cà phê loại 60kg, tăng 2.3% so với vụ mùa 2014/15
vì nguồn cung xuất cà phê đang tăng. Bên cạnh đó, cà phê xuất khẩu sẽ tăng 30% do sản
lượng cao hơn dự tính và người nông dân bắt đầu bán dần lượng cà phê lưu kho.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam  – Vicofa, cà phê nhân xuất khẩu của
Việt Nam giảm so với cà phê chế biến là do mất mùa, tác động của thời tiết khiến sản
lượng rơi xuống 20%. Trong khi đó, hòa tan và rang xay xuất khẩu mạnh là do các doanh
nghiệp như Nestlé, Cà phê Ngon, Olam đầu tư thêm các cơ sở rang xay dẫn đến lượng cà
phê chế biến gia tăng. Cụ thể với 19 nhà máy chế biến cà phê hòa tan và 160 cơ sở chế
biến cà phê rang xay. Ngành cà phê chế biến của nước ta có bước chuyển biến tích cực vì
ban đầu với hơn 1% thị phần, Việt Nam đã leo lên hạng 5 trong số các nước xuất cà phê
hòa tan lớn nhất trên thế giới.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 24


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 3 - Xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam


Nguồn: Theo Vicofa

Trong 11 tháng của năm 2015 cà phê Việt Nam xuất khẩu qua các nước giảm 30% về giá
trị và 28% về sản lượng do nhu cầu nhập khẩu cà phê trên thế giới giảm. Sự suy giảm này
ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí xuất khẩu thứ hai trên thế giới của Việt Nam vì thị phần
xuất khẩu cà phê của nước ta giảm xuống còn 18%, so với mức năm ngoái là 22%. Trong
ba nước xuất khẩu cà phê đứng đầu bao gồm Brazil, Việt Nam và Colombia thì Việt Nam
là nước chịu nhiều ảnh hưởng. Vì Colombia vừa trải qua vụ mùa với sản lượng lớn nhất
trong 22 năm qua, thu về 1,87 tỉ USD và Brazil cũng có một vụ mùa bội thu năm
2014/15. Trong khi đó cà phê của nước ta ngày càng tụt dốc về sản lượng, giá cả và thị
phần xuất khẩu. Theo chủ tịch Vifaco – ông Đỗ Hà Nam thì thách thức lớn nhất đối với
cà phê nước ta là tỉ giá. Vì đồng tiền Việt giảm giá không đáng kể trong khi đồng nội tệ
của Brazil rơi xuống 70%. Chính lí do đó giúp cho cà phê Brazil xuất khẩu mạnh nhất kết
hợp với giá cả nên càng cạnh tranh khiến cho doanh nghiệp Việt gặp trở ngại trong việc
xuất khẩu với mức lời thấp và lượng tồn kho trong nước là 400,000 tấn.

Ngoài ra, Brazil và Colombia đã tranh thủ thời cơ để chiếm thị phần xuất khẩu khi Việt
Nam đang giữ hàng tồn kho. Điều này chứng tỏ việc giữ hàng nhằm đẩy giá cà phê tăng
lên sẽ không hiệu quả đối với Việt Nam. Do đó người nông dân nước ta sẽ bớt kì vọng
giá cà phê tăng trở lại 40,000 VNĐ/kg và bán hàng cho thương lái, giảm lượng tồn kho.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 25


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Trên thực tế cà phê được bán với giá 40,000 VNĐ/kg là không cao vì mức giá này đã
được đặt ra từ năm 1994. Giá cà phê vẫn giữ nguyên trong khi các mặt hàng nông sản
khác đã tăng lên đáng kể (10 lần) vào hơn 20 năm qua. Theo Vicofa dù nước ta có chiếm
18 – 20% thị phần xuất khẩu cà phê trên toàn cầu thì chỉ đạt 2% thị phần khi xét đến giá
trị.

Với việc phá giá đồng tiền ở Colombia và Brazil thì Arabica – cà phê có chất lượng cao
có giá đã gần tiệm cận với Robusta. Thế nên những nhà nhập khẩu sẽ chuyển hướng lựa
chọn sang Arabica. Điều này gây nên khó khăn cho người nông dân cũng như doanh
nghiệp Việt Nam vì lượng cà phê Robusta chiếm hơn 90%. Mặt khác nước ta đang đối
mặt với thời tiết khô hạn làm ảnh hưởng đến 40,000 ha cà phê và diện tích cằn cỗi ngày
một tăng. Bài toán được đặt ra, để nước ta duy trì sản lượng cùng với thị phần xuất khẩu
thì cần ổn định 500,000 ha diện tích khai thác. Tuy nhiên diện tích cà phê cần thay thế,
chuyển đổi trong vòng 5 năm tới vì hiện nay khoảng ¼ diện tích cà phê không sử dụng
được.

1.3.3.2 Nhu cầu tiêu thụ trên thế giới

 Xuất khẩu cà phê nhân

Niên vụ 2014/2015 cà phê nhân của Việt Nam xuất khoảng 20.34 triệu bao (so với niên
vụ 2013/14 sụt xuống khoảng 25.5%). Tỉ lệ xuất khẩu giảm là do năm 2015 giá cà phê
trên toàn cầu giảm. Theo các doanh nghiệp, cà phê Robusta Việt Nam chưa có mặt trên
thị trường thì đa số thị trường Mỹ chủ yếu tiêu thụ cà phê Robusta Brazil với mức giá
cạnh tranh hơn. Nguyên nhân là do sự giảm giá đồng Real của Brazil làm cho giá cà phê
nhân ở nước này cạnh tranh gay gắt vào năm 2013/2014, thúc đẩy xuất khẩu. Vì thế, niên
vụ 2014/15 Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê
tươi Việt Nam giảm.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 26


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Bảng 6 - Top 10 thị trường xuất khẩu cà phê tươi Việt sang các nước mùa vụ
2014/15

Nguồn: Các thương nhân


 Xuất khẩu cà phê rang, hòa tan

Sản lượng cà phê rang và hòa tan của Việt Nam đang có chiều hướng tăng dẫn đến kim
ngạch xuất khẩu của hai loại cà phê chế biến này sẽ tăng.

Đối với cà phê hòa tan của Việt Nam đã xuất khoảng 1.28 triệu bao vào năm 2014/15
(tăng 42% so với niên vụ 2013/14). USDA ước tính năm 2015/16 cà phê hòa tan của Việt
Nam tăng 17% so với niên vụ hiện tại (1.5 triệu bao)

Tương tự với cà phê rang tại Việt Nam, sản lượng xuất khẩu có chiều hướng tăng, năm
2015 nước ta xuất khẩu từ 120 nghìn bao lên 457,000 bao. Lí do là nhiều cửa hàng đã bắt
đầu bày bán cà phê chất lượng tốt – rang xay Robusta và cố gắng xuất khẩu mặt hàng của

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 27


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

mình để nâng cao doanh số. Vụ mùa 2015/16, lượng cà phê xuất ước tính sẽ đạt mức
550,000 bao tăng 20% so với thời điểm hiện nay.

Vụ mùa 2015/16, USDA dự tính tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng 31% so với thời
điểm hiện nay vì cà phê Việt Nam – Robusta là nguồn cung chính cho cà phê hòa tan và
rang xay cho thị trường trên toàn cầu.

Bảng 1 - Kim ngạch nhập khẩu cà phê từ Việt Nam của Hoa Kỳ
  Niên vụ 2012/2013 Niên vụ 2013/2014 Niên vụ 2014/2015
Trị giá Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá Số lượng
Sản phẩm
(nghìn $) (triệu tấn) (nghìn $) (triệu tấn) (nghìn $) (triệu tấn)
Cà phê chưa
457.973 215.728 424.076 205.790 344.672 162.505
rang
Cà phê tách
caffein chưa 39.141 12.983 48.228 15.675 43.769 15.088
rang
Cà phê rang 4.841 1.349 5.715 1.341 4.796 1.035
Cà phê tách
1.578 478 139 26 0 0
caffein rang
Chiết xuất cà
phê, cà phê uống 6.389 927 7.907 1.220 6.135 1.173
liền
Chiết xuất cà
5.025 1.561 6.224 2.019 6.664 2.023
phê đã chế biến
Tổng cộng 514.952 233.027 492.302 226.074 406.119 181.841
Nguồn: GTA, Bộ Công thương, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, Số liệu thống kê ngoại thương
1.3.3.3

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 28


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

1.3.3.4 cả và dự đoán giá cho mùa vụ kế tiếp

Giá trong nước

Niên vụ 2014/15, cà phê thô Robusta được bán ra với giá trong nước là 38.315VNĐ/kg ở
Đắk Lắk, 37.933VNĐ/kg ở Lâm Đồng và tại Gia Lai là 38.507VNĐ/kg. Các năm gần
đây, người dân hi vọng có thể bán cà phê cho nhà môi giới với mức giá thấp nhất là
40.000 VNĐ/kg nhưng giá bán vẫn giao động từ 37.000VNĐ/kg đến 40.000VNĐ/kg
thậm chí tụt xuống còn 34.500 – 35.200 VNĐ/kg vào tháng 9/2015. Do giá trong nước
thấp nên người dân sẽ hạn chế bán ra hơn so với sản lượng sản xuất được gây nên lượng
tồn kho càng tăng (tồn kho cuối mùa hơn 400 nghìn bao) và lượng xuất khẩu giảm.

Biểu đồ 5 - Giá cà phê Robusta tại các tỉnh có sản lượng niên vụ 2014/15
41000

40000

39000

38000

37000

36000

35000

34000
Oct-14 Nov-14 Dec-14 Jan-15 Feb-15 Mar-15 Apr-15 May-15 Jun-15 Jul-15 Aug-15 Sep-15

Dak Lak Lâm Đồng Gia Lai Dak Nong


Nguồn: Trung tâm Đầu tư và Phát triển Thương mại Du lịch Daklak (Daktrip); Vicofa,
Trung tâm Giao dich Cà phê Buôm Ma Thuột và các nhà xuất khẩu. Thực hiện bởi SV

Tuy không có số liệu chính thức về lượng cà phê còn tồn đọng ở Việt Nam nhưng USDA
ước lượng khoảng 5.83 triệu bao tồn kho cuối vụ mùa 2014/15, cao hơn 173% so với vụ

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 29


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

mùa trước, lí do từ sự sụt giảm trong tổng lượng xuất khẩu cà phê niên vụ 2014/15. Ngoài
ra, USDA cũng dự báo hàng tồn vào cuối năm 2015/16 là khoảng 4.18 triệu bao, ở mức
cao do lượng hàng còn đọng lại của niên vụ 2014/15. Tuy nhiên lượng tồn kho của niên
vụ 2015/16 sẽ thấp hơn so với 2014/15 vào khoảng 1.65 triệu bao.

Giá xuất khẩu

Giá xuất khẩu bình quân của cà phê Việt Nam - Robusta trong sáu tháng đầu vụ mùa
2014/15 là $1,910/ tấn (FOB TP.HCM), tăng 9% so với vụ mùa 2013/14 ($1,756/tấn), tuy
nhiên vẫn giảm 1.8% so với vụ mùa 2012/13

Bảng 3 - Giá XK trung bình của cà phê nhân VIỆT NAM vụ mùa 2012/13 - 2014/15

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 30


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Biểu đồ 6 - Giá xuất khẩu trung bình cà phê nhân VIỆT NAM vụ mùa 2013/13 -
2014/15

$2,200.00

$2,000.00

$1,800.00

$1,600.00

$1,400.00Oct. Nov. Dec. Jan. Feb. Mar.

MY 2012/13 MY 2013/14 MY 2014/15

Nguồn: Dak Lak Trade, Investment & Tourism Promotion Center, Vicofa, BCEC and Exporters

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của tháng ba năm 2015 là $1,732/tấn, giảm 16% so với
tháng đầu tiên của vụ mùa 2015 (tháng 10/2014 - $2,072/tấn). Vào tháng 4/2015 giá cà
phê xuất là $1,746/ tấn (FOB TP HCM) cho loại cà phê thô Robusta chưa phân loại.
Nguyên nhân giá vụ mùa năm 2015 giảm là do giá cà phê trên thế giới giảm. Mặt khác,
nhiều tiểu thương bị ép giá hoặc cà phê có chất lượng kém do mất mùa. Vì vậy việc xuất
khẩu bị kém dài, chậm tiến độ và hạn chế kéo theo số lượng hàng tồn kho ngày càng tăng
vào cuối niên vụ 2014/15.

Theo dự đoán của IMF, năm 2016 giá cà phê Robusta sẽ giảm 10% so với năm 2015. Bên
cạnh đó, World Bank cho rằng giá Robusta giảm 3% năm 2016, 5% năm 2017 và năm
2020 sẽ giảm mạnh 13% so với năm 2015.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 31


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

1.3.3.5 Chất lượng

Nhìn chung cà phê xuất khẩu của Việt Nam có giá trị thấp như R1 sàng 18 và sàng 16,
loại cà phê chất lượng cao chiếm tỉ lệ thấp. Một số nguyên nhân gây ra chất lượng thấp là
do quá trình thu hái, bảo quản và chế biến của các hộ nông dân chưa hiệu quả. Cụ thể,
nhiều quả cà phê được thu hái vẫn còn xanh non, được bảo quản trong điều kiện sẵn có
và khâu chế biến sơ sài. Hiện nay, các cơ sở chế biến cà phê mọc lên như nấm ở Việt
Nam nhưng chất lượng vẫn chưa được cải thiện. Lí do là việc chế biến cà phê nhân tăng
lên và vượt khả năng cung cấp nguyên liệu kéo đến tranh mua bán và mua bán không
theo chất lượng. Nhiều cơ sở chế biến cà phê nhân được đầu tư trang thiết bị hiện đại
nhưng công suất làm việc không cao. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở chế biến cà phê hòa tan
(sản phẩm có giá trị cao nhất trong ngành cà phê hiện nay) mọc lên ồ ạt, tự phát nên sản
xuất số lượng lớn, chất lượng cà phê kém vì không đảm bảo vệ sinh, công suất hoạt động
thấp 50%.

Vụ mùa 2015/16 chất lượng cà phê ngày càng giảm vì thời tiết thất thường, mưa to nối
liền hạn hán kéo dài, không đủ nước tưới nên có cây cà phê cho ra quả bé, hạt lép, một
nhân xuất hiện nhiều, có cây nhanh chín hơn, rụng nhiều và nhân nhỏ. Bên cạnh đó,
nhiều hộ nông dân lo sợ cà phê rớt giá, tranh thủ hái sớm nên ảnh hưởng tới năng suất,
chất lượng. Nhiều nơi xảy ra tình trạng nông dân tự gieo trồng cà phê làm cho ngành cà
phê không thể quản lí được sản lượng gây nên cung vượt cầu, hạ thấp giá và chất lượng
không đạt yêu cầu của bên nhập khẩu.

Nhằm cải thiện chất lượng cà phê, bước đầu tiên cần vận động nâng cao ý thức của các
hộ nông dân từ chất lượng hạt giống, đất trồng, khâu thu hoạch đến kỹ thuật chế biến, sản
xuất cà phê. Tập trung thực hiện các mô hình canh tác thực tế để bà con nông dân có cái
nhìn rõ ràng hơn là tập huấn trên lý thuyết.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 32


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

2 Công ty Socadec S.A, Tourton


2.1 Lịch sử hình thành

Socadec S.A. được thành lập vào năm 1991, là một công ty thương mại hàng hóa
chuyên cà phê. Chủ sở hữu ban đầu của Công ty bao gồm Renault và Aerospatiale của
Pháp. Từ khi tổng công ty được thành lập, CEO của công ty_ông Timothy Espir là người
điều phối các hoạt động kinh doanh của công ty tại Geneva.

Socadec S.A là nhà cung cấp cà phê nhân chủ yếu của thị trường cà phê Châu Phi cho
khách hàng kinh doanh về cà phê ở Châu Âu. Các hoạt động này được hỗ trợ chủ yếu bởi
các văn phòng đại diện (VPĐD) tại Uganda, Kenya, Tanzania và Burundi . Trong tháng
11 năm 2000, Socadec S.A mở rộng thị trường cà phê ở Châu Á và tiếp tục phát triển
hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam, Indonesia và Lào

Kenya

Uganda
Châu Phi
Tanzania

Trụ sở chính - Burundi


Thũy Sĩ
Việt Nam

Châu Á Indonesia

Lào

Biểu đồ 7: Sơ đồ mạng lưới của Socadec S.A trên thế giới

Nguồn: Thực hiện bởi SV

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 33


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

3 Quy trình xuất khẩu thực tế của công ty


3.1 Đàm phán ký kết hợp đồng – Tham khảo tại Phụ lục

việc đàm phán hợp đồng cà phê tương đối đơn giản hơn các loại hợp đồng khác, do người
bán và người mua sẽ không trực tiếp gặp nhau để thảo luận về chất lượng cũng như giá cả
hàng hóa, tất cả những thông tin này sẽ thông qua sàn giao dịch cà phê, cho đến khi khớp
lệnh mua cà phê thì xem như một nửa hợp đồng đã được hoàn thiện.

Hợp đồng cà phê có đầy đủ các đặc điểm cũng như các điều khoản bắt buộc của các hợp
đồng ngoại thương khác và đã được nhắc đến trong phần cơ sở lý luận. Tuy nhiên sự
khác biệt nằm ở điều khoản giá của hàng hóa, người kinh doanh cà phê trên thế giới căn
cứ vào giá của hai sàn giao dịch cà phê LIFFE – London dành cho cà phê Robusta – cà
phê vối và sàn ICE – New York dành cho cà phê Arabica – cà phê chè. Khá giống với
chứng khoán hoặc các mặt hàng nguyên phụ liệu khác, giá cà phê được niêm yết sẽ thay
đổi từng giây trong khoảng thời gian sàn giao dịch hoạt động, cà phê nhân được kinh
doanh trên thế giới thông thường sẽ lấy cơ sở giá từ 2 sàn này. Chúng tôi thực hiện phân
tích ví dụ về điều khoản giá được trích từ một hợp đồng cà phê, như sau:

Hình 4 - Điều khoản giá cà phê được trích từ hợp đồng cà phê của công ty Socadec

 Price: Khác với các mặt hàng khác, giá của cà phê nhân thay đổi theo sàn cà phê
LIFFE, London. Giá sẽ được tính theo giá của sàn LIFFE tháng 5/2015 cộng với
10USD/MTS. Chi phí xếp dỡ ở cảng (THC) sẽ được tính vào tài khoản của người
bán 10USD/MTS được gọi là differential.
 Fixation time (thời điểm chốt giá) là khoảng thời gian cho phép người bán có thể
chốt giá hợp đồng của mình

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 34


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

 First Notice Day


o Nếu ngày đầu tiên của tháng giao hàng (the delivery month) trùng vào ngày
thứ 7, chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ thì ngày làm việc (the working day) đầu tiên
của tháng giao hàng sẽ được chuyển sang ngày tiếp theo.
o Nếu 1 trong 3 ngày trước ngày “First Notice Day” trùng vào ngày thứ 7, chủ
nhật hoặc ngày nghỉ lễ thì ngày nào trùng sẽ được dời lại trước đó 1 ngày.

Nội dung thảo luận về đơn giá cuối cùng của lô hàng cà phê được thể hiện trong phụ lục
đính kèm hợp đồng, thông thường với nội dung như sau:

 Nếu giá chốt cuối cùng vượt hơn giá của hóa đơn tạm tính đã thanh toán, người mua
sẽ trả thêm vào khoảng chênh lệch đó.
 Nếu người bán không chốt giá trước ngày First Notice Day hoặc giá thị trường không
đạt mức giá người bán mong muốn thì hợp đồng sẽ được tự động chốt giá dựa trên giá
đã thỏa thuận và differential của hợp đồng.
 Nếu sau khi hóa đơn tạm tính được lập ra, giá cà phê trên sàn LIFFE giảm xuống bằng
mức STOP-LOSS (giá tạm tính – differential + 30USD) mà người bán vẫn chưa chốt
giá, người mua sẽ chốt giá ở mức STOP-LOSS và lập tức thông báo cho ngừi bán về
giá đã chốt. Giá này sẽ là giá cuối cùng của hợp đồng
 Nếu người bán không muốn chốt giá ở mức STOP-LOSS thì người bán có thể TOP-
UP bằng cách chuyển tiền vào tài khoản người mua ở Thụy Sỹ hoặc đặt cọc bằng
hàng hóa ở kho của người bán. Mức TOP-UP phải đảm bảo khoảng cách giữa giá thị
trường và mức STOP-LOSS. Việc thanh toán TOP-UP phải được thực hiện tối đa là
24h từ khi nhận được thông báo của người mua với mã SWIFT phát hành bởi ngân
hàng, nếu không thì người mua sẽ chốt giá hợp đồng tại mức STOP-LOSS.
 Provisional price: nếu giá cà phê chưa được chốt tại thời điểm giao hàng thì người
mua sẽ trả cho người bán 70% giá cà phê sàn London tại thời điểm giao hàng và
lập ra hóa đơn tạm tính

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 35


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

3.2 Thực hiện thanh toán

Trong kinh doanh cà phê có 02 phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất là
L/C và CAD

3.2.1 Thanh toán qua L/C

Biểu đồ 8 - Qui trình thanh toán bằng L/C


Nguồn: Thực hiện bởi SV

Chú giải:

1. Hợp đồng giữa người mua và người bán được ký kết


2. Người mua đề nghị ngân hàng mở L/C
3. Ngân hàng kiểm tra tài khoản của người mua và yêu cầu người mua kí quỹ một
lượng tiền (lượng tiền này có thể giao động từ 0% đến 100% giá trị của L/C, tùy
theo mối quan hệ của ngân hàng và người mua)

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 36


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

4. Ngân hàng của người mua sau khi chấp nhận yêu cầu mở L/C sẽ gửi điện thông
báo MT202 cho ngân hàng của người bán về việc L/C đã được mở và bản nháp
L/C
5. Ngân hàng người bán thông báo L/C đã được mở đến người bán và lúc này, người
bán sẽ chuẩn bị hàng hóa
6. Người bán kiểm tra bản nháp của L/C, nếu cần tu chỉnh sẽ phải thông báo với
người bán để thỏa thuận các điều kiện trong L/C, sau đó sẽ thông báo với ngân
hàng của mình
7. Ngân hàng người bán thông báo tu chỉnh L/C nếu có cho ngân hàng người mua,
ngân hàng người mua sẽ đợi lệnh từ người mua, nếu chấp nhận thỏa thuận sẽ tu
chỉnh L/C, nếu không chấp nhận sẽ hủy bỏ giao dịch
8. Sau khi xác nhận lại L/C, người bán gửi hàng cho người mua
9. Người bán nộp chứng từ đã được yêu cầu trong L/C cho ngân hàng và yêu cầu
thanh toán. Ngân hàng người bán kiểm tra bộ chứng từ
10. Ngân hàng người bán gửi bộ chứng từ cho ngân hàng người mua, yêu cầu thanh
toán
11. Ngân hàng người mua kiểm tra bộ chứng từ và thông báo chứng từ đã đến, yêu cầu
người mua thanh toán để đổi lấy chứng từ
12. Người mua thanh toán cho ngân hàng đối lấy chứng từ và lấy hàng
13. Ngân hàng người mua thanh toán cho ngân hàng người bán
14. Ngân hàng người bán báo có vào tài khoản người bán

Lưu ý:

 Ngân hàng gửi chứng từ cho người bán không quá thời hạn 5 ngày làm việc
(Theo UCP 600)
 Người bán phải nộp chứng từ để được thanh toán trong thời hạn hiệu lực của
L/C

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 37


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

 Thay vì ngân hàng người mua phải thanh toán trước cho ngân hàng người bán,
nhưng để đảm bảo quyền lợi của mình họ sẽ yêu cầu người mua thanh toán
trước

3.2.2 Thanh toán qua CAD

Biểu đồ 9 - Quy trình thanh toán bằng CAD

Nguồn: Thực hiện bởi SV

Chú giải:

1. Người mua và người bán ký kết hợp đồng


2. Người bán gửi hàng cho người mua
3. Người bán nộp bộ chứng từ và yêu cầu nhờ thu cho ngân hàng người bán – Collect
Instruction
4. Ngân hàng người bán gửi điện MT103 cho ngân hàng người mua, gửi bộ chứng từ
và yêu cầu nhờ thu
ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 38
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

5. Ngân hàng người mua thông báo về bộ chứng từ và yêu cầu thanh toán
6. Người mua thanh toán để lấy chứng từ
7. Ngân hàng người mua thanh toán cho ngân hàng người bán
8. Ngân hàng người bán báo có vào tài khoản của người bán

Lưu ý:

CAD chỉ được dùng trong trường hợp người bán tin tưởng và nắm rất rõ về tình hình tài
chính của người mua

Ngoài phương thức thanh toán CAD truyền thống còn có:

Document in trust: Theo phương thức này, chỉ cần thông qua một ngân hàng và người
bán sẽ gửi bộ chứng từ đi kèm với hàng hóa. Người mua sẽ có thể lấy được hàng trước
khi thanh toán. Chính vì cụm từ “in trust” nên nếu áp dụng phương thức này thì có thể
xem mối quan hệ của người bán và người mua rất gần gũi, thông thường được áp dụng
cho công ty mẹ - con.

Payment upon arrival: Theo phương thức truyền thống, người mua sẽ thanh toán khi
nhận bộ chứng từ mà không cần biết hàng đã đến hay chưa, và sẽ có một vài trường hợp
hàng có thể đến chậm hoặc không đến do nhiều lý do. Nên phương thức cho phép người
mua thanh toán khi nhận được tin báo hàng đến.

Bảng 7 - Ưu và nhược điểm của CAD và L/C


CAD L/C
Ưu điểm Ít thủ tục, chi phí thấp An toàn nhất trong các
phương thức thanh toán sau
Nhược điểm Kém an toàn Nhiều thủ tục, chi phí cao
3.3 Thực hiện giám định hàng hóa
Trong xuất nhập khẩu chúng ta dễ dàng bắt gặp các giấy chứng nhận về hàng hóa như:
kiếm định động/thực vật, hun trùng, chất lượng hoặc phân tích chất lượng và trọng lượng,
mà phía người mua yêu cầu người bán đính kèm với các chứng từ thương mại khác.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 39


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Các công ty giám định (bên thứ ba) thường là tổ chức thực hiện những công việc này. Ở
Việt Nam, các công ty lớn và uy tín trong lĩnh vực này là: Cafecontrol, VCC&C,
Vinacontrol. Các dịch vụ đối với mặt hàng cà phê thường là:

 Dịch vụ giám định:


o Giám định chất lượng cà phê (tiêu chuẩn ISO, TCVN...)
o Giám định số lượng
o Giám định trọng lượng
o Giám định chất lượng cà phê bằng phương pháp thử nếm
 Dịch vụ hun trùng
 Dịch vụ chứng nhận
o Chứng nhận sản phẩm phù hợp (Viet Gap, UTZ, 4C)
o Chứng nhận HACCP

3.3.1 Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng

1. Logo của công ty giám định cà phê


2. No: số tham chiếu của giấy chứng nhận chất lượng
3. Date: ngày phát hành giấy chứng nhận chất lượng
4. Seller: tên nhà nhập khẩu (dựa theo hợp đồng)
5. Buyer: tên nhà nhập khẩu (dựa theo hợp đồng)
6. Commodity: tên hàng hóa.
– Cà phê Robusta Việt Nam
– GRADE 2: hạng 2
– SCREEN 13: sàng 13
 Tạp chất: 0.1 – 1 (%)
 Đen vỡ: 0,0 – 5 (%)
 Kích cỡ: 90%/ 5 mm
 Độ ẩm: 12,5 – 13 (%)
– 5% BB: 5% Black & Broken, tỷ lệ hạt đen và vỡ của lô hàng là 5%
ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 40
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

7. Contract No: số hợp đồng


8. Warehouse receipt: kho lấy mẫu giám định
9. Date: ngày lấy mẫu giám định
10. Declared weight: khối lượng cà phê người bán khai báo
 99.341 MTS NW: 99.341 Metric tons net weight – khối lượng tịnh của lô hàng cà phê
là 99.341 tấn
 100.510 MTS GW: 100.510 Metric tons gross weight – khối lượng của lô cà phê tính
luôn cả bao chứa là 100.510 tấn
11. Method of test and inspection: phương pháp kiểm định
 ISO 4150 - 1991 (E): Cà phê nhân - Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay
 ISO 6673 - 1983 (E): Cà phê nhân xác định sự hao hụt ở 105°C
 ISO 10470 - 2004 (E): Cà phê nhân - Bảng tham chiếu khuyết tật.

Phần 2 của giấy chứng nhận chất lượng là kết quả giám định. Mục này chứng nhận rằng
CAFECONTROL dã thực hiện việc kiểm tra giám định khối lượng và số lượng của hàng
hóa đã được nhắc đến ở trên (cà phê Robusta Việt Nam, hạng 2, sàng 13, 5% hạt đen và
vỡ)

Hình 8 - Giấy kiểm định chất lượng lô hàng cà phê


12. Quality: mẫu thử được lấy ra từ các bao của lô hàng và được phân tích chất lượng
trong phòng thí nghiệm
ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 41
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Biểu đồ 10 - Quy trình lấy mẫu và thực hiện kiểm định


Nguồn: VCCC

– MOISTURE (độ ẩm): 13%


– BLACK & BROKEN (hạt đen và vỡ): 4.98%
– FOREIGN MATTER (tạp chất): 1.00 %
– BEAN SIZE ABOVE SCREEN 13 (kích cỡ hạt trên sàng 13): 92.00%
13. Total: tổng số bao là 1670 bao
14. Packing: đóng gói theo kiểu bao đay (jute bags), mỗi bao chứa 60 kg cà phê nhân
15. Place and time of inspection: địa điểm và thời gian kiểm định. Khảo sát được tiến
hành tại nhà kho của người bán và trong phòng thí nghiệm và cùng lúc đó hàng hóa
được chuyển vào kho D – kho ngoại quan của công ty C.Steinweg Vietnam vào ngày
17 tháng 12 năm 2014
16. Chữ ký và con dấu của đại diện CAFECONTROL

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 42


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

3.3.2 Giấy chứng nhận kiểm định trọng lượng

Hình 9 - Giấy kiểm tra số lượng lô hàng cà phê

1. Logo của công ty giám định cà phê CAFECONTROL

2. No: số tham chiếu của giấy chứng nhận chất lượng

3. Date: ngày phát hành giấy chứng nhận chất lượng

4. Seller: tên nhà nhập khẩu (dựa theo hợp đồng)

5. Buyer: tên nhà nhập khẩu (dựa theo hợp đồng)

6. Commodity: tên hàng hóa.

– Cà phê Robusta Việt Nam

– GRADE 2: hạng 2

– SCREEN 13: sàng 13

 Tạp chất: 0.1 – 1 (%)


 Đen vỡ: 0 – 5 (%)

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 43


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

 Kích cỡ: 90%/ 5 mm


 Độ ẩm: 12.5 – 13 (%)

– 5% BB: 5% Black & Broken, tỷ lệ hạt đen và vỡ của lô hàng là 5%

7. Contract No: số hợp đồng

8. Warehouse receipt: kho lấy mẫu giám định

9. Date: ngày lấy mẫu giám định

10. Declared weight: khối lượng cà phê người bán khai báo

– 99.341 MTS NW: 99.341 Metric tons net weight – khối lượng tịnh của lô
hàng cà phê là 99.341 tấn

– 100.510 MTS GW: 100.510 Metric tons gross weight – khối lượng của lô
cà phê luôn cả bao bì là 100.510 tấn

11. Method of test and inspection: phương pháp kiểm định

– ISO 4150 - 1991 (E): Cà phê nhân - Phương pháp xác định cỡ hạt bằng
sàng tay.

– ISO 6673 - 1983 (E): Cà phê nhân xác định sự hao hụt ở 105°C.

– ISO 10470 - 2004 (E): Cà phê nhân - Bảng tham chiếu khuyết tật.

Phần 2 của giấy chứng nhận trọng lượng là kết quả giám định. Mục này chứng nhận
rằng CAFECONTROL dã thực hiện việc kiểm tra giám định trọng lượng và số lượng
của hàng hóa đã được nhắc đến ở trên (cà phê Robusta Việt Nam, hạng 2, sàng 13,
5% hạt đen và vỡ)

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 44


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 10 - Giấy kiểm tra số lượng lô hàng cà phê


12. Weight: 100% được cân bởi trạm cân xe điện tử. Khối lượng hàng hóa được tính
như sau:
– Net weight (khối lượng tịnh): là khối lượng của hàng hóa 99.341 tấn
– Tare weight (tổng trọng lượng của bao bì): 1.169 tấn
– Gross weight: khối lượng tổng của hàng hóa và bao bì, 100.510 tấn
13. Total: tổng số bao là 1670 bao
14. Packing: đóng gói theo kiểu bao đay (jute bags), mỗi bao chứa 60kg cà phê
nhân
15. Place and time of inspection: địa điểm và thời gian kiểm định. Khảo sát được
tiến hành tại nhà kho của người giao hàng và trong phòng thí nghiệm và cùng
lúc đó hàng hóa được chuyển vào kho D – kho ngoại quan của công ty
C.Steinweg Vietnam vào ngày 17 tháng 12 năm 2014
16. Chữ ký và con dấu của đại diện CAFECONTROL

3.3.3 Chứng nhận hun trùng

Hun trùng (fumigation) là một trong những quy định cần thiết đối với hàng hóa xuất
khẩu nếu muốn được thông quan ở hải quan nước nhập khẩu.
Một số mặt hàng nông sản (cà phê, tiêu, gạo), thủ công mỹ nghệ (mấy tre lá, gốm sứ)
hay sản phẩm phẩm gỗ và những pallet gỗ đóng hàng khi vận chuyển trong thời gian

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 45


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

dài từ cảng đi đến cảng đến trong container với nhiệt độ cao và môi trường ẩm thấp
sẽ tạo điều kiện phát sinh nấm mốc, mối, mọt, côn trùng gây hại môi trường.
Đối với việc hun trùng các pallet gỗ thì công ty hun trùng sẽ phun thuốc lên các
pallet gỗ. Ngoài ra, sau khi đóng xong container, công ty hun trùng sẽ phun thuốc
vào container một lần nữa. Thời gian ủ thuốc ít nhất là 24 giờ, có thể là 72 giờ.

Hình 11 - Giấy chứng nhận hun trùnglô hàng cà phê


1. Logo, tên và địa chỉ của công ty hun trùng
2. No. 04153C/V.F.C: số chứng nhận hun trùng
3. Shipper: người gửi hàng, nhà xuất khẩu
4. Consignee: to order. Thông thường người nhận hàng sẽ theo lệnh của ngân hàng
5. Notify: bên nhận thông báo khi hàng hóa cập cảng đến
6. Name of commodity: tên hàng hóa
 Cà phê Robusta Việt Nam
 GRADE 2: hạng 2
 SCREEN 13: sàng 13, tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê Robusta sàn 13 – 5% như sau:

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 46


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

o Tạp chất: 0.1 – 1 (%)


o Đen vỡ: 0 – 5 (%)
o Kích cỡ: 90%/ 5 mm
o Độ ẩm: 12.5 – 13 (%)
 5% BB: 5% Black & Broken, tỷ lệ hạt đen và vỡ của lô hàng cao nhất là 5%
 1% FM: foreign matter – 1% tạp chất
 New crop: cà phê vừa thu hoạch
7. Weight: trọng lượng
NW: net weight, trọng lượng chưa tính bao bì 129.278 tấn
GW: gross weight, trọng lượng đã tính bao bì 129.338 tấn
8. Quantity: Shipment in bulks, cà phê được thổi vào 1 bao lớn vừa 1 container 20ft. 6
container sẽ là 6 bao lớn.
9. Mean of conveyance: phương tiện vận chuyển
NYK VESTA V.042W04: tên tàu NYK VESTA số chuyến: 042W04
B/L No: 4340-0220-501.128: số Bill of lading
Date: FEB 07, 2015: ngày phát hành B/L: ngày 07, tháng 02 năm 2015
10. Has been fumigated with: được hun trùng với hóa chất là PHOSTOXIN

Hình 12 - Giấy chứng nhận hun trùng lô hàng cà phê


ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 47
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

11. Dosage: liều lượng 5 gram/m3


12. Duration of exposure: thời gian phân giải là 72 tiếng
13. Place of fumigation: địa điểm hun trùng là kho Steinweg
14. Date fumigated: ngày hun trùng là 03/02/2015
15. Port of loading: cảng xếp hàng
16. Port of discharge: cảng dỡ hàng
17. Container No/ Seal No: số container và số seal của các container của lô hàng
18. Ký tên và đóng dấu của đại diện công ty hun trùng

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 48


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

3.3.4 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Hình 13 - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 49


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là chứng từ gần như bắt buộc đối với các mặt hàng
nông sản hoặc hàng nguyên liệu có nguồn gốc thực vật khi xuất đi hay nhập về. Tại Việt
Nam, chứng nhận này được cấp bởi các chi nhánh của Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

Nội dung:

Gửi cơ quan Bảo vệ thực vật nước nhập khẩu (nhập tên theo quy định quốc tế của nước
nhập khẩu)

1. Tên và địa chỉ người xuất khẩu


2. Tên và địa chỉ người nhập khẩu
3. Số lượng và loại bao bì
4. Ký, mã hiệu: có thể là kí mả hiệu của lô hàng hóa, số hợp đồng hoặc số L/C
5. Nơi sản xuất: địa điểm sản xuất loại hàng này
6. Phương tiện chuyên chở: tên phương tiện, số chuyến, số vận đơn và ngày phát
hàng vận đơn
7. Cửa khẩu nhập: tên cảng dở hàng
8. Tên và khối lượng sản phẩm: tên loại hàng, khối lượng tịnh và khối lượng cả bì
của lô hàng hóa
9. Tên khoa học của thực vật

Nếu không có bất kì các khai báo bổ sung nào thì những phần bên dưới sẽ được bỏ trống
hoặc điền XXX.

Cuối cùng, giấy chứng nhận phải có thông tin về ngày, nơi cấp, tên và chữ ký người thực
hiện kiểm dịch thực vật, đồng thời không thể thiếu mộc dấu của cơ quan cấp chứng nhận.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 50


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

3.4 Đề nghị cấp chứng nhận nguồn gốc

3.4.1 C/O thông thường

Trong đề án này chúng tôi xin giới thiệu về quy trình thực hiện C/O mẫu A, vì đây là mẫu
thông dụng nhất hiện nay.

3.4.1.1 Khái niệm về C/O form A

C/O form A là hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ
cập GSP (Generalized Systems of Prefrences) 

Các nước cho hưởng GSP (*):

1. Các nước EU (27 nước)


2. Norway, Switzerland, Turkey
3. Japan
4. New Zealand
5. Belarus, Russia

(*) Theo danh sách của UNCTAD - Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp
quốc: Việt Nam không có trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của
Australia, Estonia và United State.

3.4.1.2 Quy trình xin cấp mẫu C/O mẫu A trên lý thuyết

Bước 1: Thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân tại Phòng thương mại và công nghiệp
Việt Nam - VCCI

Bước 2: Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại VCCI.

Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O mẫu A gồm có:

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 51


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

a. Đơn xin cấp C/O mẫu A đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Phụ lục III Thông tư
số 07/2006/TT-BTM)
b. Bộ C/O mẫu A đã khai hoàn chỉnh gồm 1 bản gốc và 3 bản sao
c. Các chứng từ xuất khẩu nhằm chứng minh hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam:
 Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
 Tờ khai xuất khẩu (sao y)
 Hóa đơn thương mại
 Vận đơn đường biển
d. Các chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam của hàng hóa:
 Quy trình sản xuất tóm tắt
 Phiếu ghi chép

Bước 3: Cán bộ VCCI kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo ngay cho
thương nhân về một trong trường hợp sau:

 TH1: Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O
 TH2: Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung)
 TH3: Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng
chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này)
 TH4: Từ chối cấp C/O nếu phát hiện một trong những trường hợp được đề cập
trong thông tư số 07/2006/TT-BTM

Bước 4: Cán bộ VCCI kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người
có thẩm quyền ký cấp C/O

Bước 5: Người có thẩm quyền của VCCI ký cấp C/O

Bước 6: Cán bộ VCCI đóng dấu vào sổ và trả C/O cho thương nhân

3.4.1.3

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 52


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

3.4.1.4 Thực tế làm C/O mẫu A

Nơi cấp C/O tại TP HCM: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), chi
nhánh TP HCM. Địa chỉ: 171 Võ Thị Sáu, phường 7, Quận 3 TP HCM.

Đối với C/O mẫu A hàng giày dép xuất khẩu sang EU thì được cấp bởi các phòng
quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu
công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp C/O. Hiện nay các doanh
nghiệp đều làm C/O thông qua hệ thống ECOSYS để dễ dàng và tiết kiệm thời gian.

Bước 1: Vào trước ngày tàu khởi hành thì người xuất khẩu tiến hành truyền C/O điện tử
trên hệ thống ECOSYS (www.ecosys.gov.Việt Nam)

Hình 14 - Website hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công
Thương

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 53


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Nếu doanh nghiệp lần đầu khai báo C/O điện tử thì phải đăng kí tài khoản

Hình 15 - Các bước đăng ký tài khoản trên hệ thống ECOSYS

Bước 2: Sau khi hoàn tất khai C/O và đã có số C/O thì chuẩn bị hồ sơ C/O gồm các
chứng từ:

 Đơn xin cấp C/O form A


 Bản in giao diện khai báo C/O điện tử (đã có số C/O)
 Tờ khai hải quan hàng xuất (bản sao y)
 Hóa đơn thương mại (bản gốc)
 Vận đơn có đóng dấu ký tên (bản sao y)

* Lưu ý : sau khi chứng từ đầy đủ thì doanh nghiệp ký tên, sao y rồi bỏ vào bìa có ghi
mã số hồ sơ của doanh nghiệp và nộp cho VCCI.

Bước 3: Nộp bộ C/O mẫu A ở VCCI – TPHCM. Đăng kí hồ sơ thương nhân đối với
doanh nghiệp lần đầu nộp C/O.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 54


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

*Lưu ý: sắp xếp các chứng từ theo thứ tự như trên để tránh bị người nhận C/O trả lại do
không làm đúng theo yêu cầu.

Bước 4: Sau khi nộp C/O thì chờ khoảng 1 ngày để lấy giấy xuất xứ đã đóng dấu C/O
của bộ Công thương (hồ sơ trả lại gồm 2 C/O gốc và 3 bản sao cùng với tờ khai gốc).

3.4.2 C/O mẫu ICO

ICO – International Coffee Organization, chứng nhận nguồn gốc mẫu ICO là loại C/O
đặc biệt được áp dụng cho hàng cà phê xuất khẩu ra nước ngoài và đồng thời phải đi kèm
với một mẫu C/O thông thường, tại Việt Nam, C/O này được cấp bởi văn phòng VCCI
theo các quy định của Tổ chức cà phê quốc tế.

Các loại hàng cà phê bao gồm: cà phê hòa tan, cà phê rang, cà phê vối nhân, cà phê
chè nhân… Trong 1 lô hàng cà phê nếu có nhiều loại cà phê khác nhau thì phải khai
nhiều bộ C/O form ICO tương ứng đối với từng loại.
 Mẫu C/O ICO thuộc C/O không ưu đãi và có thể đề nghị cấp kèm với C/O mẫu A
hoặc B, tùy thuộc vào mặt hàng và nước xuất khẩu.
 Các trường hợp không cần xin C/O form ICO:
o Lượng hàng ít để dùng trực tiếp trên máy bay, tàu biển và các phương tện
chuyên chở thương mại quốc tế khác
o Những mặt hàng và kiện hàng có trọng lượng tịnh cà phê nhân không quá
60kg hoặc quy đổi tương ứng cho những loại khác như
a/ 120kg quả khô – dried coffee cherry

b/ 75 kg cà phê thóc – parchment

c/ 50,4 kg cà phê rang xay

d/ 23 kg cà phê hòa tan hoặc lỏng

 1 bộ C/O form ICO phải có ít nhất 4 bản bao gồm


o 1 bản gốc màu trắng

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 55


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

o 1 bản sao (first copy – sử dụng cho ICO London) màu xanh
o 2 bản sao màu trắng, sử dụng trong nước
 Sau khi VCCI kí chứng nhận xuất xứ và Hải quan kí chứng nhận xuất khẩu ở ô số
16, công ty xuất khẩu sẽ giao lại cho VCCI bản sao đầu tiên (sử dụng cho ICO
London), một sao sử dụng trong nội địa và bản sao Bill of lading để tổng hợp và
gửi cho Tổ chức cà phê quốc tế
 Công ty xuất khẩu phải lưu trữ hồ sơ C/O form ICO gồm 1 bản sao sử dụng trong
nước có mộc đỏ và thời hạn đã cấp không thấp hơn 4 năm.
3.5 Chuẩn bị hàng hóa

3.5.1 Thuê phương tiện vận tải

3.5.1.1 Booking note:

Booking confirmation hay booking note dịch theo nghĩa tiếng việt là giấy lưu khoang
hoặc xác nhận đặt chỗ để giữ chỗ trên tàu vận chuyển hàng. Việc lưu khoang trên tàu chỉ
áp dụng khi thuê tàu chợ (liner). Vì khách hàng chỉ đặt một phần chỗ trên con tàu hoạt
động theo tuyến cố định và lịch trình đã được định trước. Người gửi hàng trong trường
hợp này là công ty giao nhận KUENHE + NAGEL. Công ty giao nhận sẽ thay mặt nhà
xuất khẩu thật sự đặt chỗ trên tàu. Đầu tiên họ lấy thông tin cần thiết về lô hàng từ khách
hàng như: tên hàng, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng,… Nhân viên công ty sẽ gửi email cho
hãng tàu MOL để tiến hành đặt chỗ và lấy container rỗng. Sau đó phía hãng tàu sẽ gửi lại
cho bên giao nhận booking confirmation xác nhận rằng việc đặt chỗ trên tàu đã hoàn
thành. Công ty giao nhận có thể dùng booking confirmation này lấy container rỗng để
đóng hàng theo quy định của hãng tàu.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 56


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 16 - Booking notice - Phần 1


1. Logo, tên và địa chỉ của hãng tàu
2. SHP: shipper – người gửi hàng là công ty KUENHE + NAGEL
3. ADD: address – địa chỉ của người gửi hàng
4. PIC: person in charge bên phía forwarder
5. By: tên của người lập booking confirmation
6. Date: ngày lập booking confirmation
7. BKG NO: số booking 15453798683A
8. VESSEL: tên con tàu và số chuyến
9. L.PORT: loading port - cảng bốc hàng
10. Date: ngày lập booking confirmation
11. P.DISCH: port of discharge – cảng dỡ hàng
12. ETA: Estimated Time Arrival – thời gian dự kiến tàu đến cảng bốc hàng
13. ETD: Estimated Time Arrival – thời gian dự kiến tàu rời cảng/ khởi hành
14. ETA: Estimated Time Arrival – thời gian dự kiến tàu đến cảng dỡ hàng
15. ETA: Estimated Time Arrival – thời gian tàu đến cảng đích. Vì cảng đích và cảng
dỡ hàng là một nên thời gian ở 2 mục này trùng nhau
16. PL.RCPT: place of receipt – nơi nhận hàng để tải lên container
ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 57
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

17. SVC: service CY/CY (container yard/container yard) nghĩa là hàng giao nguyên
container, chỉ có 1 người nhận
18. P.DLVRY: port of delivery – cảng giao hang
19. P.DEST: port of destination – cảng đích đến cuối cùng
20. STOWAGE: hàng xếp dưới hầm
21. CY CUT: container yard cut off hay còn được gọi là closing time. Thường được
gọi là giờ cắt máng, là thời hạn cuối cùng người gửi hàng phải giao container đã
đóng hàng cho cảng để tiến hành bốc lên tàu. Nếu lô hàng đến trễ hơn giờ cắt
máng thì khả năng hàng bị rớt tàu là rất cao. Trong trường hợp này nếu forwarder
có quan hệ tốt với hãng tàu thì có thể xin gia hạn thêm từ 3-6h. Nếu không được
thì khách hàng phải chờ lịch trình tàu tiếp theo mới có thể xuất hàng. Đưa ra quy
định giờ cắt máng để hãng tàu dễ dàng bốc xếp container lên tàu, khởi hành đúng
thời điểm. Vì hãng tàu đã sắp xếp vị trí container trên tàu nên việc 1 container đến
trể sẽ ảnh hưởng đến việc sắp xếp các container khác
22. DOC CUT: documents cut off. Tương tự như CY CUT nhưng DOC CUT là thời
hạn cuối cùng cho việc nộp chứng từ tại cảng.

Hình 17 - Booking notice - Phần 2


23. Commodity: tên hàng hóa
24. TTL PKG: total package – tổng số kiện hàng

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 58


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

25. WGT(KT): Weight (metric kilot ở nước ngoài) - khối lượng (1000 tấn)
26. TARF ITEM NO: tariff item number – mã số thuế của hàng hóa
27. MSR (M3): measurement – thể tích
28. PICKUP DT: pickup date – ngày lấy hàng
29. TRUCKER: Thông tin xe tải vận chuyển hàng
30. RMKS: những thông tin cần thêm
31. Container: 6 container chở hàng khô 20ft cao 8’6”
32. TYPE: loại container S2 là container 20ft
33. SPECIAL REQ: yêu cầu đặc biệt của khách hàng về container

Hình 18: Mặt sau Booking note


34. BKG NO: số booking
35. DATE: ngày lập booking
36. Thông tin liên hệ khi khách hàng muốn lấy container rỗng
37. SPECIAL REQUESTS TO CUSTOMERS: những yêu cầu đặc biệt của hãng tàu
đối với khách hàng
38. Detension/ Demurrage tariff.
ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 59
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

 Detension: là thời hạn cho phép mà khách hàng có thể lấy container về kho của
mình dỡ hàng, xếp hàng từ container vào kho hoặc ngược lại. Trong khoảng thời
gian quy định này thì khách hàng sẽ không bị hãng tàu thu phí.
 Demurrage: là thời hạn cho phép khách hàng lưu container tại bãi container (CY)
tại cảng miễn phí mà không bị hãng tàu thu phí.
 Phí phạt detension mỗi ngày nếu khách hàng trễ từ ngày 4 đến ngày 8, từ ngày 9
đến ngày 13 và từ ngày 14 trở đi. Hàng trên là của container thường, hàng dưới là
container lạnh
 Phí phạt demurrage mỗi ngày nếu khách hàng trễ từ ngày 4 đến ngày 8, từ ngày 9
đến ngày 13 và từ ngày 14 trở đi của container thường. Hàng dưới là container
lạnh nếu trễ từ ngày 1 đến ngày 2, từ ngày 3 đến ngày 5 và từ ngày 6 trở đi

3.5.1.2 Bill of lading

Vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng nhất trong vận chuyển do người chuyên chở
hay đại lý của họ cấp cho người giao hàng sau khi hàng hóa được xếp lên tàu. Vận đơn có
3 chức năng là:

 Là bằng chứng về việc người chuyên chở đã nhận số lượng hàng hóa, tình trạng,
chủng loại để vận chuyển đến nơi trả hàng
 Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị dùng để định đoạt và nhận hàng
 Vận đơn là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở giữa người gửi hàng và
người chuyên chở đã được kí kết

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 60


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 19: Vận đơn đường biển - Phần 1


1. Logo của người chuyên chở, công ty Blue Anchor Line
2. Shipper: người gửi hàng
3. Consignee: người nhận hàng
4. Notify party: bên nhận thông báo về việc hàng đến tại quốc gia nhập khẩu
5. Notify party 2: tương tự notify party là bên nhận thông báo về việc hàng đến tại
quốc gia nhập khẩu

Hình 20: Vận đơn đường biển - Phần 2


6. Delivery Agent: đại lý hãng tàu
ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 61
Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

7. Place of Receipt: nơi nhận hàng


8. Vessel: tên con tàu NYK VESTA
9. Pre-carriage by: hoạt động vận chuyển nội địa hàng xuất khẩu bằng container
trước khi container được xếp lên tàu
10. Voyage No: số chuyến tàu 042W04
11. Port of loading: cảng bốc hàng
12. Port of transshipment: cảng chuyển tải
13. B/L No: số vận đơn
14. Port of discharge: cảng dỡ hàng
15. Place of delivery: nơi giao hàng
16. Movement: CY/CY là phương thức vận chuyển hàng nguyên container từ
container yard nước xuất khẩu đến container yard nước nhập khẩu
17. Freight Payable at: nơi trả phí là ở cảng đến (destination)
18. Marks and Numbers: đánh dấu và đánh số cho lô hàng
19. Number of packages: số lượng kiện hàng
20. Description of Goods: mô tả hàng hóa.
 As per attached – phần mô tả sẽ được đính kèm trang sau
 Freight collect: cước tàu trả sau
21. Gross Weight kgs: tổng trọng lượng của 6 container và hàng hóa trong đó

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 62


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 21: Vận đơn đường biển - Phần 3


22. Measurement: thể tích của 6 container đơn vị là CBM (cubic meter)
23. OCEANFREIGHT AND CHARGES: cước tàu và các phí khác nếu có
24. Declared cargo value: giá trị hàng hóa được khai báo
25. Place and date of issue: nơi và ngày phát hành vận đơn
26. Shipped on board: chứng minh rằng hàng hóa đã được bốc lên tàu
27. Receipt only: người chuyên chở chỉ mới nhận hàng hóa, chưa chứng minh được
hàng hóa đã được bốc lên tàu hay chưa
28. Date: ngày hàng được bốc lên tàu
29. Shipped on board vessel: hàng được bốc lên con tàu NYK VESTA
30. Shipped from port of loading: hàng được bốc lên tàu tại cảng VUNG TAU
31. For and on behalf of the Carrier: đại diện của người chuyên chở ký tên và đóng
dấu

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 63


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 22: Hình 12: Phụ lục đính kèm về mô tả chi tiết hàng hóa - Phần 1
32. BAL B/L NO: số vận đơn của Blue Anchor Line
33. Ngày và nơi lập vận đơn: 07/02/2015 tại thành phố Hồ Chí Minh
34. Mô tả chi tiết về hàng hóa:
 TCKU2340510: số hiệu của container
 SEAL MOL258902G: số seal container, đây là seal hãng tàu MOL
 QTY: quantity – số lượng là 1 container
 PCS: loại container 20 ft. GE – general: container hàng bách hóa. Đây là điểm đặc
biệt đối với xuất khẩu cà phê nhân, chỉ được áp dụng container 20ft do tính chất
nặng của hàng hóa
 Description of goods: mô tả hàng hóa

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 64


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

o Container said to contain: hàng hóa trong container gồm có những gì là do bên
người gửi hàng thông báo cho người chuyên chở. Người chuyên chở không
biết và không chịu trách nhiệm về loại hàng hóa bên trong.
o 1 bulk bag: số lượng bao cà phê là 1 bao bulk (1 bao lớn vừa container 20ft,
sau đó cà phê sẽ được thổi vào bên trong)
o NW: net weight – trọng lượng tịnh của cà phê, không gồm bao bì. Đơn vị là
MTS – metric tons
 GRSS WT KGS: Gross weight kilograms – tổng trọng lượn hàng hóa và bao bì
tính bằng đơn vị kí lô gram.
 CBM: cubic meter – thể tích của container tính bằng mét khối

Tương tự những mô tả về lô hàng trên các container còn lại giống với mô tả ở container
đầu tiên

Hình 23: Phụ lục đính kèm về mô tả chi tiết hàng hóa - Phần 2
Cà phê Robusta Việt Nam

 GRADE 2: hạng 2
 SCREEN 13: sàng 13

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 65


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

 Tạp chất: 0.1 – 1 (%)


 5% BB: 5% Black & Broken, tỷ lệ hạt đen và vỡ của lô hàng là 5%
 Mới thu hoạch
 Tổng cộng khối lượng tịnh của cà phê trong 6 container là 129.278 tấn
 Tổng cộng khối lượng luôn cả bao bì của cà phê trong 6 container là 129.338 tấn
 Tổng khối lượng bao bì là 0.06 tấn
 Contract no: số hợp đồng A111351/V 111394B
 WESTHOFF – REFERENCE: số tham chiếu tại Westhoff
 Shipment in bulk: cách đóng hàng cà phê trong bao lớn vừa 1 container 20ft.
 FCL/FCL: vận chuyển hàng nguyên container từ nơi xuất khẩu đến nơi nhập khẩu
 SAYS SIX BULK BAG ONLY: lô hàng chỉ có tổng cộng 6 bao bulk bag
 Shipped on board NYK VESTA V.042W04 at VUNG TAU port on February 07,
2015: hàng đã được bốc lên tàu NYK VESTA với số hiệu tàu là 042W04 tại cảng
Vũng Tàu ngày 7 tháng 2 năm 2015
 HS CODE: mã Harmonized system là mã phân loại hàng hóa, dùng để xác định
thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa
 All mentioned containers shipper’s load, count, seal: tất cả các thông tin đóng
hàng, kiểm đếm và bấm seal đều do shipper thực hiện, điều này đồng nghĩa với
hãng tàu không chụi trách nhiệm đối với những thông tin này.

3.5.2 Đóng hàng vào container

Cà phê nhân là mặt hàng đặc biệt, được đóng gói theo những quy cách riêng phù hợp với
tiêu chuẩn xuất khẩu. Cà phê nhân luôn luôn được đóng trong container 20 ft khi xuất
khẩu và luôn được lót carton phía trong xung quanh container để bảo đảm sẽ không có
bất kì vật nhọn nào làm rách bao chứa kèm theo đó là túi hút ẩm. Cà phê được đóng với 1
trong 4 cách đóng gói sau đây:

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 66


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

 Shipment in BIG Bags: đóng gói trong bao lớn, khoảng 1 tấn/bao, 20bao =
1container 20 ft, được đóng theo 2 kiểu là: Hot dog style hoặc Pizza style.
o Hot Dog style: Pallet gỗ sẽ được đặt ở giữa hai lớp Big bag

Hình 24: Đóng gói trong bao lớn theo kiểu Hot Dog style
o Pizza style: pallet gỗ sẽ được đặt dưới dáy container

Hình 25: Đóng gói trong bao lớn theo kiểu Pizza style
 Shipment in JUTE Bags: đóng hàng trong bao đay. Theo tiêu chuẩn ngành cà
phê trên thế giới, nếu cà phê đóng vào bao đay với khối lượng đạt 60kg/bao, thì
theo tỉ lệ này ta có: 320 bao đay chứa cà phê = 1 container 20ft

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 67


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 26: Bao đay dùng trong đóng gói cà phê nhân
 Shipment in BULK: đóng thổi. Thông thường loại bao này có trọng lượng 10kg,
được mắc bốn góc vào container – 1 bao Bulk cho 1 container 20ft như hình trên,
có thể chứa được khoảng 21 tấn cà phê nhân. Phương thức này được gọi là đóng
thổi do phải cần đến một thiết bị thổi cà phê vào bên trong bao

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 68


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 27: Quy trình thực hiện đóng hàng theo lệnh Shipment in BULK
Nguồn: tài liệu dạy học của giảng viên Nguyễn Trung Thành – ĐH Hoa Sen

3.6

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 69


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

3.7 Quy trình giao hàng

3.7.1 Giao hàng lên tàu – FOB – Free On Board

Hình 28: Quy trình làm hàng theo phương thức FOB

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 70


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Nguồn: Thực hiện bởi SV dưới sự hướng dẫn của GV. Trần Ngọc Hân

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 71


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Chú giải:

1. Nhà rang xay – người mua (trader) thương thảo và thành lập hợp đồng
2. Nhà rang xay gửi cho trader S/I– để thực hiện giao hàng
3. Trader – người bán thương thảo và thành lập hợp đồng
4. Trader gửi S/I cho người bán để thực hiện giao hàng
5. Người bán thực hiện thủ tục thông quan hàng xuất
6. Người bán đưa hàng vào cảng
7. Hàng được đưa lên tàu
8. Hãng tàu cấp B/L cho người bán
9. Người bán chuẩn bị các chứng từ liên quan như: C/O mẫu thường, C/O ICO, Giấy
chứng nhận kiểm định chất lượng, khối lượng, kiểm định thực vật và hun trùng
10. Người bán gửi các chứng từ ở bước 5 cho Trader
11. Trader thực hiện thanh toán theo phương thức CAD (cash against documents – tiền
đổi lấy chứng từ - đây là phương thức thanh toán phổ biến trong kinh doanh cà phê
hiện nay):
a. Trader thông báo cho phía ngân hàng của họ thực hiện thanh toán cho phía ngân
hàng người bán
b. Ngân hàng của trader chuyển tiền vào tài khoản của người bán
c. Ngân hàng người bán báo có – credit note (khi tiền vào tài khoản) cho người bán
12. Trader tập hợp tất cả chứng từ được yêu cầu và gửi cho nhà rang xay để đổi lấy thanh
toán
13. Nhà rang xay thanh toán cho trader thông qua hệ thống các ngân hàng (13.a, 13.b,
13.c tương tự như quy trình thanh toán của Trader cho người bán)

Lưu ý:

Quá trình thỏa luận và kí kết hợp đồng giữa nhà rang xay và trader hoặc giữa trader và
người bán có thể thay đổi vị trí cho nhau mà không làm ảnh hưởng cả quy trình.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 72


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

3.7.2 Giao hàng vào kho ngoại quan – FDW – Free Delivered Warehouse

Hình 29: Quy trình làm hàng theo phương thức FDW

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 73


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Nguồn: Thực hiện bởi SV, dưới sự hướng dẫn của GV. Trần Ngọc Hân

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 74


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

“Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách
với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với
hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại
quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng” (trích Điều 4, Luật Hải quan
2014)

Chú giải:

1. Trader và người bán thương thảo và thành lập hợp đồng


2. Trader gửi cho người bán D/I – để thực hiện giao hàng và đồng thời thông báo cho
kho ngoại quan
3. Người bán thực hiện khai hải quan để nhập hàng vào kho tại kho ngoại quan
4. Đưa hàng vào kho ngoại quan
5. Kho ngoại quan cấp cho người bán và trader phiếu nhập kho

Hình 30: Phiếu nhập kho


Nguồn: cung cấp bởi VP đại diện Socadec – HCM

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 75


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

6. Trader thực hiện thanh toán theo phương thức CAD (cash against documents – tiền
đổi lấy chứng từ - đây là phương thức thanh toán phổ biến nhất trong kinh doanh hiện
nay)
a. Trader thông báo cho phía ngân hàng của họ thực hiện thanh toán cho phía ngân
hàng người bán
b. Ngân hàng trader chuyển tiền vào tài khoản của người bán
c. Ngân hàng người bán báo có – credit note (khi tiền vào tài khoản) cho người bán
7. Nhà rang xay và trader thương thảo và thành lập hợp đồng
8. Nhà rang xay gửi S/I cho trader để hướng dẫn giao hàng
9. Trader gửi S/I cho người bán và kho ngoại quan
10. Người bán thông báo với hải quan để lấy hàng ra khỏi kho chuẩn bị xuất đi
11. Hải quan kho thực hiện thủ tục cho phép hàng xuất đi
12. Hàng xuất ra khỏi kho lên tàu, tại thời điểm này, kho ngoại quan sẽ cấp cho người bán
và trader phiếu xuất kho để minh chứng cho việc kết thúc giao dịch và chuyển giao
trách nhiệm của kho

Hình 31: Phiếu xuất kho


Nguồn: cung cấp bởi VP đại diện Socadec - HCM

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 76


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

13. Hãng tàu cấp cho trader B/L


14. Người bán thực hiện thủ tục để được cấp các chứng từ cần thiết như: C/O mẫu
thường, C/O ICO, Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng, khối lượng, kiểm định thực
vật và hun trùng để gửi cho người mua
15. Gửi tất cả các chứng từ trên cho trader
16. Trader tổng hợp B/L và các chứng từ cần thiết được yêu cầu để gửi cho nhà rang xay
đổi lấy thanh toán
17. Nhà rang xay thanh toán cho trader thông qua hệ thống các ngân hàng (17.a, 17.b,
17.c tương tự như quy trình thanh toán của Trader cho người bán)

Lưu ý:

o Tại bước 13, trader có thể ủy quyền để người bán nhận được B/L gốc, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho hai bên trong việc hoàn thành các chứng từ cần thiết.
Tuy nhiên, do tính chất sở hữu hàng hóa cũng như có thể chiết khấu của B/L nên
người bán phải gửi cho trader Letter of guarantee – Thư cam kết với nội dung cam
kết gửi đầy đủ các chứng từ được yêu cầu trong hợp đồng khi mà hàng hóa đã
được vận chuyển ra khỏi Việt Nam và ngay khi nhận được SI từ người mua và
chịu tất cả các khoản chi phí cho việc hoàn tất chứng từ
o Hàng lưu trong kho ngoại quan phải xuất khỏi kho trong vòng 12 tháng, nếu
không chủ hàng – người bán sẽ bị phạt bởi hải quan

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 77


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

Hình 32: Letter of guarantee - Thư cam kết


Nguồn: cung cấp bởi VP đại diện Socadec - HCM

3.8 Thanh lý hợp đồng


Không giống như các mặt hàng khác, hợp đồng trong thương mại cà phê không cần làm
thủ tục thanh lý. Sau khi thực hiện giao hàng, công ty cần hoàn thiện hồ sơ hoặc chứng từ
cần thiết để lấy phần tiền còn lại (nếu có) như đã thể hiện ở 02 quy trình trên hoặc sẽ chờ
phản hồi về việc hàng thiếu hoặc không đúng chất lượng (nếu có) và tiến hành bồi thường
bằng tiền.

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 78


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

PHỤ LỤC CHỨNG TỪ


1. Hợp đồng
2. Phụ lục hợp đồng
3. C/O form ICO
4. Kết quả Khảo sát của Viện Quản lý Việt Nam

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 79


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

4 Tài liệu tham khảo


1. Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp,
truy cập ngày 05 tháng 04 năm 2016, http://www.tanthanhco.com.vn/Phat-trien-ben-
vung-nganh-caphe-Viet-Nam-Thuc-hien-dong-bo-nhieu-giai-phap-vn-814-4-0-269-
4.html
2. Vị trí của ngành cà phê và vai trò của xuất khẩu cà phê, truy cập ngày 05 tháng 04
năm 2016, http://voer.edu.vn/m/vi-tri-cua-nganh-ca-phe-va-vai-tro-cua-xuat-khau-ca-
phe/8fcdbfa9
3. Nghị quyết 09/2000/NQ-CP, truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2016,
http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-09-2000-NQ-CP-chu-truong-
va-chinh-sach-ve-chuyen-dich-co-cau-kinh-te-va-tieu-thu-san-pham-nong-nghiep-
8415.aspx
4. Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cà phê, truy cập ngày 12 tháng 04 năm
2016, http://giacaphe.com/41586/nhieu-chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep-ca-phe/
5. Biểu hàng nông sản, truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2016,
http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/htqt/hnvhttc/wto/wtocckcvn/wtocckcv
n08/wtocckcvn_chitiet76?dDocName=BTC203655&_afrLoop=16492516868484922
6. Hiệp định thương mại hàng hóa Asean - Ấn Độ và cơ hội tiếp cận thị trường Ấn
Độ, truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2016, http://thuongmai.vn/thuong-mai/co-hoi-giao-
thuong/59698-hiep-dinh-thuong-mai-hang-hoa-asean-an-do-va-co-hoi-tiep-can-thi-
truong-an-do.html
7. Tổng quan thị trường cà phê Việt Nam, truy cập ngày 13 tháng 04 năm 2016,
http://www.brandsvietnam.com/1853-Tong-quan-thi-truong-ca-phe-Viet-Nam
8. Hiệp hội cộng đồng cà phê, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2016,
http://huyhung.com.vn/vi/fairtraide/Hiep-hoi-Cong-dong-Ca-phe-loi-ich-chung-4C-
Association/Ca-phe-chung-nhan-4C-6/
9. Tìm hiểu hoạt động của Hiệp hội 4C, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2016,
http://giacaphe.com/1842/tim-hieu-hoat-dong-cua-hiep-hoi-4c/

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 80


Quy trình xuất khẩu cà phê Việt Nam

10. 4C association, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2016, http://www.4c-


coffeeassociation.org/about/impact
11. http://gain.fas.usda.gov/Recent%20GAIN%20Publications/Coffee
%20Annual_Hanoi_Vietnam_5-20-2015.pdf
12. http://www.vietrade.gov.vn/ca-phe/5419-tinh-hinh-xuat-nhap-khau-ca-phe-nuoc-
ta-nam-2015-nhung-con-so-noi-bat.html
13. http://www.thesaigontimes.vn/133170/Gia-ca-phe-giam-vi-cung-cau-hay-vi-
chinh-sach-tien-te.html
14. http://www.vietrade.gov.vn/ca-phe/5060-thi-truong-ca-phe-viet-nam-qui-i-nam-
2015-phan-2.html

ĐẠI HỌC HOA SEN - Đề án chuyên ngành 2 trang 81

You might also like