Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 49

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ YẾU TỐ LIÊN


QUAN Ở BỆNH NHÂN TUỔI TỪ 18-35 Ở KHOA NỘI TIM MẠCH
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

HỌ VÀ TÊN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI :

Vinh ,tháng 4/2020


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt Tiếng Anh

BMI Chỉ số khối cơ thể Body Mass Index

BKLN Bệnh không lây


nghiễm
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

ĐTĐ Đái tháo đường

ESH Hiệp hội tăng huyết áp European society


châu âu
HA Huyết áp
HATT Huyết áp tâm thu
HATTR Huyết áp tâm trương

ISH Hiệp hội tăng huyết áp International society of


thế giới hypertention

THA Tăng huyết áp


YTNC Yếu tố nguy cơ
WHO Tố chức y tế thế giới World health
organization
WHO/ISH Tổ chức y tế thế giới World health
organization

Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................3

CHƯƠNG I................................................................................................5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................5

I.Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu.........................................5

1.Khái niệm về huyết áp và THA.........................................................5

1.1. Huyết áp:.....................................................................................5

1.2. Tăng huyết áp:............................................................................5

2. Phân loại tăng huyết áp.....................................................................5

3. Bệnh học của tăng huyết áp..............................................................6

3.1. Cơ chế bệnh sinh:........................................................................6

3.2. Nguyên nhân...............................................................................8

3.3 Triệu chứng..................................................................................9

3.5. Điều trị:.....................................................................................11

4. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam......................12

4.1. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới:.....................................12

4.2. Tình hình tăng huyết áp ở Việt Nam.....................................19

II. Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp.....................................22

1. Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm sinh học...........................22

2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được....................................24

3. Các biện pháp dự phòng tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam 29

Chương 2..................................................................................................32

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................32

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................32

1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................32

2. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................33


II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................33

1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................33

2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu.....................................................33

Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn..............................................................34

Phụ lục 2. Cung cấp về thông tin cho đối tượng tham gia.......................38

Chương 3..................................................................................................39

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................39

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu......................................39

3.2. Một số yếu tô liên quan THA ở người dân trên 18 tuổi.................41

DỰ KIẾN KẾT LUẬN.............................................................................42

KHUYẾN NGHỊ......................................................................................43

Tài liệu tham khảo

A. Thông tin chung về đề tài


1. Tên đề tài 2. Mã số

3. Thời gian thực hiện 4. Cấp quản lý


(Từ tháng .4.../2021. đến tháng .6.../2021.. ) Trường.

Kinh phí
5.
Tổng số:

Trong đó, từ Ngân sách SNKH:

6. Thuộc Chương trình: KHCN năm 2013


7 Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên:
Học hàm/học vị:

Chức danh khoa học:

Điện thoại: (CQ)/ (NR) Fax:


E-mail:
Địa chỉ cơ quan:
Địa chỉ nhà riêng:
Cơ quan chủ trì đề tài
8
Tên tổ chức KH&CN: Trường Đại học Y khoa Vinh

B. Các tổ chức/cá nhân tham gia thực hiện đề tài


Hoạt động của các tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài(Ghi tất cả
TT
các tổ chức phối hợp thực hiện đề tài và phần nội dung công việc tham gia
trong đề tài) (nếu có)
Tên tổ chức Địa chỉ Hoạt động/đóng góp cho đề tài
1
2

TT Đội ngũ cán bộ thực hiện đề tài (bắt buộc có đầy đủ thông tin)
(Ghi những người có đóng góp chính thuộc tất cả các tổ chức chủ trì và tham
gia đề tài, không quá 05 người)
Tỷ lệ % thời gian
Họ và tên Khoa/phòng
làm việc cho đề tài
1 Chủ nhiệm đề tài
2 Thư kí
3

C. Kinh phí thực hiện đề tài và nguồn kinh phí


Đơn vị tính: nghìn
đồng
Trong đó
Thuê Thiết Xây
T Tổng Nguyên,vật
Nguồn kinh phí khoán bị, dựng, Chi
T số liệu, năng
chuyên máy sửa chữa khác
lượng
môn móc nhỏ
1 2 3 4 5 6 7 8
Tổng kinh phí
1 Ngân sách SNKH
2 Các nguồn vốn
khác
- Tự có
- Khác (vốn huy
động, ...)

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

một trong những vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, là bệnh lý tim
mạch hay gặp nhất ở hầu hết các nước trên thế giới.Tăng huyết áp được chẩn
đoán khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2016 trên thế giới đã có
khoảng 972 triệu người bị tăng huyết áp ( chiếm 26,4% dân số), và có tới 7,5
triệu người tử vong do nguyên nhân trực tiếp là tăng huyết áp . Dự báo đến năm
2025 có khoảng 1,56 người bị tăng huyết áp [1].
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh lý về tim
mạch. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hằng năm có
khoảng 35-40% nguyên nhân tăng huyết áp [2].
Tại Việt Nam, tỉ lệ tăng huyết áp cũng gia tăng nhanh chóng. Kết quả điều tra
dịch tễ học của viện tim mạch TW tại 8 tỉnh, thành phố của cả nước năm 2019
cho thấy tỉ lệ người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên bị tăng huyết áp là 25,1 % .
Theo điều tra quốc gia gần đây (2020) của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế từ
người trưởng thành từ 18-35 tuổi tại 63 tỉnh - thành phố cho thấy tỉ lệ tăng huyết
áp là 18,9% [3].
Tăng huyết áp là căn bệnh diễn biến âm thầm, không có dấu hiệu cảnh báo nào.
Những dấu hiệu của tăng huyết áp thường không đặc hiệu và người bệnh thường
không thấy có gì khác biệt với người bình thường cho đến khi xảy ra tai biến. Vì
vậy, tăng huyết áp mà phần lớn không tìm thấy nguyên nhân ( khoảng 95%).
Bệnh này đang trở thành mối đe dọa toàn thể nhân loại bởi nhiều biến chứng
nguy hiểm như : nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận mạn, đột quỵ não, suy hô
hấp, vỡ mạch máu… có thể để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã
hội, thậm chí có thể gây tử vong. Mặc dù y học đã chứng minh mức độ phổ biến
và nguy hiểm của tăng huyết áp, nhưng cho đến tận bây giờ trong điều trị tăng
huyết áp vẫn tồn tại 3 điểm bất hợp lý đó là: tăng huyết áp rất dễ phát hiện (bằng
cách đo huyết áp tại nhà khá đơn giản). Tăng huyết áp có thể điều trị được
nhưng số người được điều trị không nhiều. Tăng huyết áp có thể khống chế
được với mục tiêu mong muốn nhưng số người điều trị đạt được “huyết áp mục
tiêu” lại không nhiều.
Tăng huyết áp nếu được phát hiện sớm, kịp thời thì việc kiểm soát sẽ rất có hiệu
quả và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm, giảm nguy cơ tử vong và gánh
nặng bệnh tật, chi phí điều trị cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra một số nguy cơ từ hành vi lối sống có thể dẫn đến bệnh
tăng huyết áp ( như hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu ăn uống không hợp lý, lối
sống lười vận động thể dục thể thao…),do gen di truyền.Chính vì thế chúng tôi
nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:


Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1:Mô tả thực trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân 18-35 tuổi ở khoa nội
tim mạch Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu 2:Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở bệnh nhân 18-35 tuổi
ở khoa nộitim mạch Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu

2.1.1.Khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp

2.1.1.1. Huyết áp

-Là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm nuôi dưỡng đến
các mô trong cơ thể.Huyết áp thể hiện bằng 2 chỉ số:

+ HA tâm thu bình thường từ 90-140mmHg

+ HA tối thiểu (HA tâm trương) bình thường từ 60-90mmHg[4].

2.1.1.2 Tăng huyết áp:

Theo tổ chức y tế thế giới và hội THA quốc tế ( WHO-ISH) định nghĩa THA là
khi có HA tâm thu ≥ 140mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg [4].

2.2. Bệnh học của tăng huyết áp

2.2.1 Cơ chế bệnh sinh:

- Tăng huyết áp nguyên phát:


THA nguyên phát chiếm 95% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp, cơ chế bệnh
sinh của tăng huyết áp nguyên phát chưa rõ ràng, người ta cho rằng một số yếu
tố sau có thể gây tăng huyết áp nguyên phát [4]:
- Tăng hoạt động thần kinh giao cảm: Khi hệ thần kinh giao :Khi hệ thần kinh
giao cảm bị tăng hoạt động sẽ làm tăng hoạt động của tim, dẫn đến tăng cung
lượng tim.
-Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp: Lượng natri đưa vào cơ
thể vượt khả năng đào thải là nguyên nhân làm tăng thể tích tiền tải của tuần
hoàn ,dẫn đến tăng cung lượng tim. Người ta thấy các dân tộc không có tập quán
ăn mặn thì tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp thấp. Khi các bệnh nhân cao huyết áp hạn
chế lượng muối ăn thì huyết áp của họ cũng giảm ,tuy nhiên cần chú ý nếu hạn
chế nghiêm ngặt quá có thể gây hạ huyết áp đột ngột . Tuy nhiên trong thực
phẩm và chế độ ăn của một số dân tộc chứa natri nhiều hơn nhu cầu hằng ngày
nhưng chỉ có một phần nhỏ dân số biểu hiện sự tác hại của lượng muối cao này.
Vì vậy có ý kiến cho rằng ,cao huyết áp natri còn liên quan đến khuyết tật di
truyền trong bài tiết natri của thận, trong cơ chế bơm natri của màng tế bào.
- Tăng huyết áp thứ phát :
Khoảng 5% bệnh nhân THA có nguyên nhân rõ ràng [5]
- Màng tế bào: cao huyết áp nguyên phát thường có những bất bình thường của
màng tế bào, rối loạn khả năng vận chuyển các chất .
- Phì đại mạch vành: tế bào cơ trơn của thành mạch bị phì đại do tăng sản xuất
các tế bào, rối loạn khả năng vận chuyển các chất.
- Trạng thái béo phì, kháng insullin: Những người béo phì (nhất là béo phì nửa
trên cơ thể) có tỉ lệ mặc bệnh THA.
- U tủy thượng thận: Chiếm 1-2% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát.
- Hẹp eo động mạch chủ: Tăng huyết áp ở phần trước chỗ hẹp và giảm ở phần
sau chỗ hẹp.
- THA ở phụ nữ mang thai: Bệnh tăng huyết áp xuất hiện hoặc nặng lên khi có
thai là một trong những nguyên nhân gây tử vong của người mẹ cũng như thai
nhi.
- Sử dụng ơstrogen: Sử dụng kéo dài thuốc tránh thai sẽ gây tăng huyết áp vì
ơstrogen gây tăng tổng hợp tiền chất renin [5].

2.2.2Nguyên nhân

-Stress (tác nhân gây bệnh): ở những người ăn nhiều natri (do thói quen trong
gia đình) khả năng lọc của thận tăng cũng tăng tái hấp thu nước, làm tăng thể
tích máu. Màng tế bào có sự tặng thẩm thấu di truyền đối với natri, canxi vào
trong tế bào của cơ trơn mạch máu, dẫn đến tăng tính co mạch, tăng sức cản
ngoại vi gây tăng huyết áp.
-Ăn mặn ,uống rượu bia
-Thừa cân béo phì ,lười vận động
2.2.3. Phân loại :
Bảng 1.1phân loại huyết áp theo WHO/ISH (2003) [6].

Khái niệm HATT(mmhg) HATTR(mmhg)


HA tối ưu 70 Và < 80
HA bình thường < 130 và < 85

Tiền THA 130 -139 Và /hoặc 85 -89


THA độ I 140 -149 Và /hoặc 90 -99
THA độ II 160 -179 Và /hoặc 100 -109
THA độ III ≥ 180 Và /hoặc ≥ 100

THA tâm thu đơn ≥ 140 và < 90


độc

2.2.4Triệu chứng

- Nhức đầu
- Chảy máu mũi
- Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc
- Tê hoặc ngứa ran các chi
- Buồn nôn và nôn
- Choáng và chóng mặt
- Đau tim
2.2.5. Biến chứng của tăng huyết áp
Vì tỷ lệ THA tăng nhanh do vậy tỷ lệ các biến chứng của THA cũng ngày càng
gia tăng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sức lao động của người dân trong cộng
đồng một cách rất rõ rệt.
- Tổn thương ở tim: Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là
nguyên nhân tử vong cao nhất đối với THA: thất trái phì đại gây suy tim toàn
bộ, suy mạch vành gây nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp...[7]. THA thường xuyên
sẽ làm cho thất trái to ra, về lâu dài, thất trái bị giãn; khi sức co bóp của tim bị
giảm nhiều thì sẽ bị suy tim, lúc đầu suy tim trái rồi suy tim phải và trở thành
suy tim toàn bộ.
- Tổn thương ở não: Tai biến mạch máu não thường gặp như: nhũn não, chảy
máu não ,xuất huyết não có thể tử vong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề. Có
thể chỉ gặp tai biến mạch máu não thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu
trú không quá 24 giờ hoặc bệnh não do THA với lú lẫn, nhức đầu ,mất ngủ ,
giảm lao động trí óc ,hay quên ,hôn mê kèm co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội
[7]
- Tổn thương ở thận:
+ Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh.
+ Xơ thận gây suy thận dần dần.
+ Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính.
+ Giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ renin và
angiotensin II trong máu tăng gây cường aldosteron thứ phát.
- Tổn thương ở mạch máu: THA là yếu tố gây vữa xơ động mạch, phồng động
mạch chủ [4].
- Tổn thương ở mắt: Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt. Theo Keith-
Wagener Barker có 4 giai đoạn tổn thương đáy mắt.
+ Giai đoạn I: Tiểu động mạch cứng và bóng.
+ Giai đoạn II: Tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo (dấu Gunn).
+ Giai đoạn III: Xuất huyết và xuất tiết võng
+ Giai đoạn IV: Phù lan toả gai thị
2.2.6. Điều trị:

-Để bệnh nhân nghỉ ngơi tránh xúc động


-Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng, giảm ăn mặn, tăng
cường rau xanh, hoa quả tươi, tánh dùng chất gây kích thích.
- Tích cực kiểm soát cân nếu quá cân, duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối
cơ thể BMI từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. Duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và
dưới 80 cm ở nữ
- Hạn chế uống rượu bia
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc là
-kiểm tra huyết áp thường xuyen để có thái độ xử trí kịp thời.
- Ăn nhiều rau và trái cây : thực phẩm từ thực vật cũng làm giảm THA , đó là
nhờ chất xơ trong trái cây và các chất chống oxi hóa như vitaminC .Các nhà
chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một bản đề nghị dùng nhiều loại rau ,trái cây,
các loại hạt khác. Tỏi,rau cần tây ,mướp đắng , đã được dân gian dùng từ ngàn
năm để chữa THA vì tính lợi tiểu của thực phẩm này [5].
- Bệnh nhân THA nên cần cung cấp đủ kali (khoảng 90mmol/ngày) chủ yếu từ
trái cây tươi rau .Nếu kali máu giảm do dùng lợi tiểu nên bù kali bằng đường
uống hoặc dùng lợi tiểu tiết kiệm kali [5]

- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận
động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý
- Tránh bị lạnh đột ngột
- Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây tăng huyết áp
2.3. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới:

Trên thế giới tần suất mắc THA vẫn không ngừng gia tăng từng ngày . Trên
toàn cầu hiện nay có khoảng 1 tỷ người bị THA và dự kiến tăng lên 1,5 tỉ người
vào năm 2025.THA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm cho khoảng 10
triệu người năm 2025 ,trong đó 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu
người do đột quỵ .Nó cũng là yếu tố nguy cơ chính của bệnh suy tim ,rung nhĩ
,bệnh máu ngoại vi,bệnh thận mạn tính...[9].
Từ năm 2018, các báo cáo quốc gia đã chỉ ra rằng tỷ lệ tăng huyết áp đang
gia tăng ở các nước thu nhập thấp và trung bình, trong khi đó là ổn định hoặc
giảm ở các nước thu nhập cao và THA là một thách thức quan trọng đối với sức
khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Phòng ngừa, phát hiện, điều trị và kiểm soát
tình trạng này nên được ưu tiên cao[10]. Tuy nhiên, các ước tính hiện tại về
gánh nặng do tăng huyết áp gây nên vẫn là mối quan ngại đối với sức khỏe cộng
đồng ở tất cả các khu vực trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), hiện nay bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu của tử vong
không những ở các quốc gia đã phát triển mà ngay cả quốc gia đang phát triển.
Tử vong do bệnh tim mạch chiếm 1/3 tử vong chung của toàn thế giới (17/50
triệu ca tử vong) trong đó 80% tập trung ở các quốc gia đang phát triển. Một
trong những yếu tố nguy cơ tim mạch chính đã được khẳng định là THA, tỷ lệ
THA trên thế giới từ 10- 30% đối với người trên 18 tuổi. Tăng huyết áp đã ảnh
hưởng đến một tỷ người trên toàn thế giới, dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng huyết áp tăng lên hiện nay giết chết khoảng
9,4 triệu người mỗi năm.
Trước sự gia tăng và tác động to lớn của THA, WHO (2018 ) đã có báo cáo
toàn cầu về tăng huyết áp: “Kẻ sát nhân thầm lặng, cuộc khủng hoảng sức khoẻ
cộng đồng toàn cầu”, vào đầu thế kỷ 21, THA là một vấn đề y tế công cộng toàn
cầu. Theo đó, người lớn trên thế giới có tỷ lệ THA là 28,5% (27,3- 29,7%) ở các
nước thu nhập cao và 31,5% (30,2 - 32,9%) ở các nước thu nhập thấp và trung
bình. Từ năm 2017 đến 2020, tỷ lệ THA chuẩn hóa theo tuổi đã giảm 2,6% ở
các nước có thu nhập cao nhưng tăng 7,7% ở các nước thu nhập thấp và trung
bình. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ nhận thức (58,2% so với 67,0%), điều trị (44,5%
so với 55,6%99), và kiểm soát (17,9% so với 28,4%) tăng đáng kể ở các nước
thu nhập cao, trong khi nhận thức (32,3% so với 37,9%) và điều trị (24,9% so
với 29,0%) tăng ít hơn, và kiểm soát (8,4% so với 7,7%) thậm chí giảm nhẹ ở
các nước thu nhập thấp và trung bình. Tài liệu này cũng hướng dẫn để bệnh
nhân THA có thể phòng ngừa và điều trị được và làm thế nào để các chính phủ,
nhân viên y tế, khu vực tư nhân, gia đình và cá nhân cùng hợp sức để giảm sự
tăng huyết áp và tác động của nó.
Nghiên cứu khác của tác giả Lin H và cộng sự tại Trung Quốc năm 2017 về
đánh giá tỷ lệ mắc các BKLN ở nhóm tuổi trung niên và người già cho kết quả
tỉ lệ THA chiếm tỷ lệ cao nhất (55,3%),sau đó là rối loạn lypid máu (35,5%),tiểu
đường (21,9%),béo phì (12,4%) và loãng xương( 9,3% ) [11].THA có mối quan
hệ chặt chẽ với độ tuổi ,tuổi càng cao thì tỷ lệ măc THA càng lớn .Và nếu lỉ lệ
dân số tuổi càng cao thì sẽ càng thêm gánh nặng bệnh THA [3].Năm 2017 ,tỷ
lệ bị THA ở người đức trong nhóm tuổi 20-79 tuổi là 15,9% và tỷ lệ ở Anh là
10,4%,trong đó ở nhóm tuổi 40-49 sấp xỉ 20% và nhóm trên 60 tuổi tăng lên 40
-45% [12]. Các nghiên cứu trên thế giới đồng thời chỉ ra có sự khác biệt về tỷ lệ
mắc THA ở giới nam và nữ ,nam giới thường có tỉ lệ mặc bệnh cao hơn.Theo
báo cáo của hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ năm 2016 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA
với nhóm tuổi 18-35 và nữ lần lượt là 8,6% và 6,2% ,0wr nhóm tuổi 35-45 đã
tăng lên là 22,6% và 18,3%và nhóm trên 65 tuổi tỷ lệ này là 67,8% và 62%.
Theo Norm R. Campbell, Tej Khalsa và cộng sự (2016), THA là yếu tố nguy
cơ hàng đầu đối với tử vong và tàn tật trên toàn cầu, là nguyên nhân gây ra
khoảng 10,3 triệu người chết và 2018 triệu người tàn tật năm 2018. Cứ 10 người
lớn trên 25 tuổi thì có khoảng 4 người mắc THA, và ước tính 9 trong số 10
người lớn sống đến 80 tuổi sẽ bị THA. Hai phần ba số người bị THA là ở các
nước đang phát triển [9].
Ở Ấn Độ (năm 2018), tác giả Anchala, Raghupathy và cộng sự tiến hành một
tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp về sự phổ biến, nâng cao nhận thức,
và kiểm soát tăng huyết áp đối với người lớn (≥18 tuổi) tại một số vùng nông
thôn và thành thị của Ấn độ. Qua tổng hợp 142 bài viết trong tổng số 3.047 bài
viết, kết quả cho thấy tỷ lệ THA chung của Ấn Độ là 29%, nông thôn 25% và
thành thị là 33%. Trong số này, 25% người dân ở nông thôn và 42% người dân ở
đô thị nhận thức được tình trạng THA của họ. Chỉ có 25% người THA ở nông
thôn và 8% người THA ở đô thị đang được điều trị THA. Tỷ lệ đạt huyết áp mục
tiêu ở người THA thuộc khu vực nông thôn và khu vực đô thị lần lượt là 10% và
20% [4].
Một điều tra về sự phổ biến, nâng cao nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng
huyết áp và các yếu tố nguy cơ liên quan trong dân số trưởng thành ở
Bangladesh (2016) trên mẫu đại diện là 7.876 người tuổi từ 35 tuổi trở lên, sử
dụng mô hình hồi quy logistic để xác định các yếu tố nguy cơ đối với nhận thức,
điều trị và kiểm soát THA.
Tại Rumani các tác giả tổ chức hai cuộc điều tra cắt ngang cách nhau 7 năm,
cuộc thứ nhất với 2.017 cá nhân tuổi từ 18-85, tỷ lệ tham gia nghiên cứu 45%,
cuộc thứ hai với 1.975 cá nhân tuổi từ 18-80, tỷ lệ tham gia nghiên cứu 69%,
bằng cách phỏng vấn theo bộ câu hỏi, đo huyết áp và các số đo nhân trắc học
trong hai nghiên cứu. Tỷ lệ THA ở Rumani là 40,41%, nhận thức đúng về THA
là 69,55%, trong đó với 59,15% cá nhân THA được điều trị, tỷ lệ kiểm soát
được HA là 25%. Qua 7 năm, đã giảm 10,7% về tỷ lệ THA, gia tăng 57% trong
nhận thức của THA và tăng 52% trong điều trị tăng huyết áp, dẫn đến gần như
tăng gấp đôi tỷ lệ kiểm soát của THA .
Một nghiên cứu tại Thổ Nhĩ kỳ (2017), các tác giả tiến hành nghiên cứu nhằm
đánh giá dịch tễ học hiện tại của tăng huyết áp, bao gồm mức độ phổ biến của
nó, nhận thức, điều trị và kiểm soát huyết áp để đánh giá những thay đổi trong
các yếu tố này trong 10 năm qua bằng cách so sánh kết quả với sự phổ biến,
nâng cao nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp ở Thổ Nhĩ Kỳ từ dữ liệu
nghiên cứu năm 2018, cũng như đánh giá các thông số ảnh hưởng đến nhận thức
và kiểm soát huyết áp. Kết quả: Mặc dù tỷ lệ THA ở 2 cuộc điều tra đã ổn định
ở mức khoảng 30%, song nhận thức về THA, điều trị và tỷ lệ kiểm soát THA đã
được cải thiện ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhìn chung, 54,7% bệnh nhân THA đã nhận thức
chẩn đoán của họ trong năm 2016 so với 40,7% trong năm 2019. Tỷ lệ điều trị
tăng huyết áp tăng từ 1,1% năm 2016 lên 47,4% vào năm 2021, và tỷ lệ kiểm
soát ở bệnh nhân THA tăng từ 8,1% năm 2016 lên 28,7% trong năm 2021. Tỷ lệ
kiểm soát THA ở bệnh nhân điều trị được cải thiện giữa năm 2016 (20,7%) và
đang được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ ở Thổ Nhĩ Kỳ .
.Nghiên cứu của các tác giả Norm Campbell, Pedro Ordunez và cộng sự (2017):
Thực hiện các chỉ số hiệu suất được chuẩn hóa để cải thiện kiểm soát huyết áp ở
cả cấp độ dân cư và tổ chức chăm sóc sức khoẻ, các tác giả đã đưa 8 ra các
khuyến nghị sửa đổi từ cuộc họp của chuyên gia về Tổ chức Y tế Hoa Kỳ về
"các chỉ số hoạt động" được sử dụng để đánh giá các thực hành lâm sàng. Như
vậy, quản lý huyết áp sẽ vẫn là vấn đề sức khoẻ quan trọng trên toàn cầu và các
kết quả đo lâm sàng là một thành phần quan trọng để hiểu gánh nặng toàn cầu và
đánh giá tác động của các can thiệp .
Các tác giả Tej K. Khalsa, Norm R.C. Campbell và cộng sự (2017) tiến hành
Đánh giá Nhu cầu các Tổ chức THA Quốc gia Châu Phi Tiểu vùng Sahara, về
các chương trình phòng ngừa và kiểm soát THA cho thấy: Ở khu vực Châu Phi,
THA là một trong những gánh nặng bệnh tật lớn nhất, với tỷ lệ hiện mắc THA ở
người lớn trên 25 tuổi là 46% và tỷ lệ THA đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia
ở Châu Phi vùng hạ Sahara [4] .
Theo tác giả Sarki, Ahmed M. MSc và cộng sự (2016), áo cáo đánh giá về
phòng, chống THA ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê. Qua báo cáo cho thấy
gánh nặng đối với bệnh tim mạch chiếm 29% số ca tử vong và là nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong ở tất cả các nước (Haiti, Bolivia, và Nicaragua). Mỗi năm,
có khoảng 1,6 triệu người chết do các bệnh này ở khu vực này, nửa triệu người
trong số họ chết trước 70 tuổi. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính cho ệnh
tim thiếu máu cục bộ và bệnh mạch não, ảnh hưởng từ 20% đến 40% người lớn
trong khu vực này. Ở Châu Mỹ Latinh và Caribê, một khu vực có sự chênh lệch
về kinh tế xã hội và các quốc gia ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển
đổi dịch tễ, việc phòng ngừa và kiểm soát THA đã được ưu tiên nhưng khá
không đồng đều [14].
Diễn đàn inh tế Thế giới dự áo, đến năm 2025, gần ba phần tư người bị THA
sẽ sống ở các nước đang phát triển. Diễn đàn này cũng mô tả các NCD như là
mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế, dự báo một sự mất mát tích lũy
trong sản lượng kinh tế toàn cầu là 47 nghìn tỷ USD, hay 5% tổng sản phẩm
quốc nội vào năm 2030.
2.3.2Tình hình tăng huyết áp ở Việt Nam
Tại Việt Nam (2016), tỷ lệ tăng huyết áp chung là 25,1% ,ở nam là 28,3% và
23,1% ở nữ. Trong số THA có 48,4% đã biết về tình trạng THA của họ, 29,6%
đã điều trị và 10,7% đạt được huyết áp mục tiêu .Tăng huyết áp ở thành thị
32,7% cao hơn đáng kể so với nông thôn 17,3%.Trong số những người đã biết bị
THA ,có 61,1% đã điều trị và trong số các bệnh tăng HA được điều trị có 6,3%
đã kiểm soát tốt.
Như vậy ,THA là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam .Tỷ lệ THA
trong số người lớn là khá cao ,trong khi tỷ lệ nhận thức đúng ,tham gia điều trị
và kiểm soát THA còn thấp .Việt Nam cần thiết để xây dựng chiến lược quốc
gia để cải thiện công tác phòng chống và kiểm soát THA.
Theo thông báo của Bộ Y tế tại Hội nghị về công tác phòng chống bệnh
không lây nhiễm ,ở Việt Nam các BKLN dã chiếm đến 66% tổng gánh nặng
bệnh tật và 73% tổng số ca tử vong hằng năm . Có đến 60% người mắc THA
chưa được phát hiện bệnh ,chỉ có 14% bệnh nhân THA và gần 10% người có
nguy cơ tim mạch được quản lí ,dự phòng và dùng thuốc theo quy định, có một
tỷ lệ lớn về THA được phát hiện tình cờ qua các cuộc điều tra ,tình trạng bỏ sót
chẩn đoán THA đã và đang xảy ra.Cùng với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ thì
tỷ lệ người mắc bệnh được phát hiện và quản lí tại cộng đồng còn rất thấp.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Gia Khải và Cộng sự (2016) so sánh tỷ lệ mắc
THA ở người dân từ 25 tuổi trở lên giữa vùng thành thị và nông thôn các tỉnh
phía Bắc Việt Nam, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA ở thành thị nhiều hơn nông
thôn, ở vùng thành thị tỷ lệ THA là 22,7%, còn nông thôn là 12,3% [16].
Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2016) ở nội thành và ngoại thành Hà Nội là
16,17% [17]. Nghiên cứu của Cao Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đăng
Tuấn Đạt (2016) ở người từ 25 tuổi trở lên tại tỉnh Đắc Lắc là 17,5% .
Cũng theo nghiên cứu của Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự (2018) với đối
tượng từ 15 đến 75 tuổi ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy tỷ lệ THA là
14,9% ,nghiên cứu ở người dân tộc thiểu sống ở thị xã Kon Tum và khu vực
xung quanh thị xã của Đào Duy An (2016) là 12,54% [14] và nghiên cứu của
Lại Đức Trường (2018) ở Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người
trưởng thành từ 25 - 64 tuổi là 17,8% [13]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm
Gia Khải (2016) nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc và địa bàn thành phố Hà Nội ,
nghiên cứu của Đào Duy An ở Kon Tum (2016) , Cao Thị Yến Thanh ở Đắc Lắc
(2018) và Lại Đức Trường (2020) ở Thái Nguyên cho thấy kết quả tăng huyết
áp chủ yếu tập trung ở mức độ I.
Nghiên cứu của Đỗ Thị Phương Hà (2016), tiến hành điều tra ở người trưởng
thành thừa cân từ 25 - 64 tuổi năm 2017 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 25,2% và
tăng huyết áp ở vùng thành thị (26,9%) chiếm tỷ lệ cao hơn vùng nông thôn
(25,0%) .
Có sự chênh lệch giữa các nghiên cứu là do các nghiên cứu ở các vùng địa lý,
kinh tế, xã hội khác nhau và vào thời điểm khác nhau. Môi trường sống, thời
tiết, khí hậu, công việc, thu nhập đều ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật [18]
Năm 2019, kết quả điều tra của Viện Tim mạch Quốc gia trên 8 tỉnh ở cả 3
miền Bắc, Trung, Nam cho thấy tỷ lệ THA ở người trưởng thành từ 25 13 tuổi
trở lên là 25,1% (trong số đó, tỷ lệ người được điều trị THA vẫn thấp, chỉ chiếm
34,2% và tỷ lệ kiểm soát tốt chỉ đạt 11,0%) [19].Từ kết quả của các nghiên cứu
trên cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp còn ở mức cao do vậy vấn đề phát hiện, quản
lý và điều trị THA cần phải được quan tâm hơn nữa. Tăng huyết áp nếu được
can thiệp kịp thời thì có thể làm giảm tỷ lệ và hạn chế những biến chứng của
tăng huyết áp.
2.4.Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
Khoảng dưới 5% các trường hợp tăng huyết áp tìm thấy nguyên nhân và được
gọi là tăng huyết áp triệu chứng (tăng huyết áp thứ phát). THA thứ phát cần
được chú ý tìm nguyên nhân cụ thể để có hướng điều trị hợp lý. Khoảng 95%
các bệnh nhân bị THA là không rõ nguyên nhân (còn gọi là THA nguyên phát).
Tuy nhiên các nhà khoa học đã nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan và
ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh THA. Theo Liên ủy ban quốc gia Hoa Kỳ gồm
các yếu tố nguy cơ sau:
2.4.1Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm sinh học
- Tuổi:Tuổi có mối liên quan chặt chẽ đến tăng huyết áp .Tuổi càng cao thì tỉ lệ
THA càng nhiều do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa ,giảm tính đàn hồi
,trở nên cứng hơn ,làm cho HA tối đa và HA tâm thu tăng cao hơn , goi là THA
tâm thu đơn thuần[7].
- Giới tính: Trước 45 tuổi thì nam giới có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn nữ,
nhưng từ 65 tuổi trở đi sẽ ảnh hưởng đến nữ nhiều hơn nam (có thể do đã mãn
kinh). Và còn 1 điều nữa là, nam giới dưới 55 tuổi không kiểm soát huyết áp
được như nữ giới nhưng từ 65 tuổi trở lên thì nữ giới lại không kiểm soát được
huyết áp bằng nam giới.
- Chủng tộc: Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Tuy nhiên có những
nghiên cứu cho thấy những người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tăng huyết áp và tử
vong do các biến chứng của tăng huyết áp cao hơn những người Mỹ da trắng
[4].
- Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người cùng huyết thống bị THA, nhất là
trực hệ (bố, mẹ, anh chị, em ruột). Mọi người trong gia đình có thể kế thừa gen
làm cho họ nhiều khả năng để phát triển tình trạng này. Điều tra phả hệ những
gia đình có tăng huyết áp chiếm 50%, có nhiều gen chi phối quá trình điều hòa
huyết áp. Ví dụ, trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có
nguy cơ mắc THA nhiều hơn. Nghiên cứu của Yeon Hwan Park, Misoon Song
(2016) thấy rằng, tỷ lệ chênh lệch THA là 2,38 lần khi có bố hoặc mẹ THA và
tăng lên 6,49 lần khi có cả bố và mẹ THA. Nguy cơ này độc lập với yếu tố nguy
cơ khác và yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng[4].
Nhóm yếu tố này mặc dù không loại bỏ được nhưng nếu có hiểu biết đầy đủ về
bệnh THA người dân có thể tăng cường thực hành các thói quen, lối sống có lợi
để dự phòng THA và các biến chứng của THA.

2.4.2.Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được


- Ăn mặn: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối thì tần
suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt. Nhiều bệnh nhân THA ở mức độ nhẹ chỉ
cần ăn chế độ giảm muối là có thể kiểm soát được bệnh THA . Muốn sống được,
cơ thể con người ta cần có muối. Tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ làm ứ nước
trong cơ thể, tăng khối lượng tuần hoàn khiến huyết áp cũng tăng lên và nguy cơ
mắc các bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu điều tra khẩu phần ăn từng vùng,
các nhà nghiên cứu thấy rằng vùng nào ăn nhiều muối thì có tỷ lệ tăng huyết áp
cao hơn. Như vậy, lượng muối ăn hàng ngày quá cao là một nguyên nhân gây
tăng huyết áp trong các quần thể. Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn nhiều muối
(trên 14g/ngày) sẽ gây tăng huyết áp; trong khi ăn ít muối (dưới 1g/ngày) gây
giảm huyết áp động mạch[5] .
- Thừa cân ,béo phì: trọng lượng của cơ thể con người có mối quan hệ khá tương
đồng với bệnh THA .Người béo phì hoặc người có trọng lượng cơ thể theo tuổi
cũng có thể làm tăng huyết áp .Vì vậy chế dộ làm việc ,ăn uống hợp lí, luyện tập
thể dục thể thao thường xuyên tránh được việc dư thừa trọng lượng cơ thể[4],[5]
Đánh giá và phân loại BMI theo tiêu chuẩn của WHO:
Bảng 1.2 .Phân loại BMI theo WHO [2]
Phânloại Giá trị BMI
Gầy <18,5
Bình thường 18,5 - 24,9
Thừa cân ≥ 25
Tiền béo phì 25 - 25,9
Béo phì độ 1 30 - 34,9
Béo phì độ 2 35 - 39,9
Béo phì độ 3 ≥ 40
Đánh giá và phân loại BMI dành riêng cho người châu á:
Bảng 1.3 phân loại BMI dành cho người châu á theo IDI/WPRO [8].
Phân loại Giá trị BMI
Gầy <18,5
Bình thường 18,5 - 22.9
Thừa cân 23
Tiền béo phì 23 - 24,9
Béo phì độ 1 25 - 29,9
Béo phì độ 2 ≥ 30

Tăng cân làm tăng tần suất mới mắc THA . Người có chỉ số cơ thể (BMI) là 23
hoặc cao hơn có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn.
- Hút thuốc lá, thuốc lào: Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích đặc
biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây THA .
Hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày liên tục trong 3 năm là nguy cơ gây tăng huyết
áp. Hút thuốc làm tổn thương các mạch máu và tăng tốc độ xơ cứng động mạch.
Hơn nữa, hút thuốc là một nguy cơ chính gây bệnh tim mạch và đột quỵ. Khói
thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại hoá chất có hại
cho sức khoẻ. Nicotin là chất có trong thuốc lá. Nicotin được hấp thụ qua da,
niêm mạc miệng, mũi hoặc hít vào phổi. Khi hút một điếu thuốc, người hút đưa
vào cơ thể từ 1 đến 2 mg nicotin. Nicotin có tác dụng chủ yếu làm co mạch
ngoại biên, làm tăng nồng độ serotonin, catecholamin ở não, tuyến thượng thận
làm tăng huyết áp [9]. Hút một điếu thuốc lá, huyết áp tâm thu có thể tăng lên
tới 11 mmHg, huyết áp tâm trương tăng lên đến 9 mmHg, kéo dài 20 - 30 phút.
Hút thuốc nhiều có thể có cơn tăng huyết áp kịch phát [9]. Một nghiên cứu trên
công nhân viên nhà máy thuốc lá, nơi chịu đựng bụi và khói thuốc lá nhiều thấy
tỷ lệ bệnh tăng huyết áp cao hơn rõ rệt [10].
- Uống nhiều bia ,rượu : người uống nhiều bia,rượu quá mức cũng là yếu tố
nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng. Đối với những
người phải dùng thuốc để điều trị THA,việc uống rượu,biaquá mức hoặc người
bị nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ HA . Như vậy làm cho bệnh
THA càng trở nên nặng hơn. Ngoài ra việc uống ,rượu bia quá mức còn gây
bệnh xơ ganvà các tổn thương thần kinh nặng nề khác .Từ đó gián tiếp làm
THA. Vì cậy ,không nên uống rượu bia quá mức thì có thể phòng được bệnh
THA.
Hằng ngày ,mỗi người có thể ướng được khoảng 300ml bia hoặc 30ml rượu
mạnh hay 50ml rượu vang .
- Ít hoạt động thể lực (lối sống tĩnh tại): Theo kết quả nghiên cứu của một số tác
giả, thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại đối với hệ tim mạch. Nhưng nếu tăng
cường vận động thể lực vừa sức hằng ngày đều đặn mang lại lợi ích rõ rệt trong
giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng. Hoạt động thể
lực bao gồm các hoạt động thường ngày và tập luyện thể dục thể thao. Theo
khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, hoạt động đều đặn 30 phút/ngày với
cường độ trung bình, ít nhất 5 ngày/tuần, tức 150 phút/tuần hoặc với cường độ
cao ít nhất 75 phút/tuần. Không nên ngừng tập 3 ngày liên tiếp trong một tuần
[11]. Hoạt động thể lực đúng mức đều đặn được coi như một liệu pháp hiện đại
để dự phòng THA, ít vận động được coi là nguyên nhân của 5 - 13% các trường
hợp THA hiện nay .
- Căng thẳng ,lo âu quá mức: nhiều nghiên cứu đã chứng minh được những
người bị căng thẳng thần kinh, lo âu quá mức hay bị stress sẽ làm tăng nhịp
tim .Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình tính tự lập ,kiên nhẫn và luôn
luôn biết làm chủ bản thân trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Nếu thực
hiện được vấn đề này thì có thể hạn chế tối đa những căng thẳng, lo âu, stress
xảy ra đối với mình, đồng thời đây cũng chính là một biện pháp phòng bệnh
THA.[6].
- Các bệnh liên quan đến tăng huyết áp
+Người mặc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao huyết áp hơn người bình
thường. Những yếu tố của bệnh tiểu đường có thể làm tăng huyết áp:
 Làm giảm khả năng co dãn của mạch máu
 Tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể
 Thay đổi cách cơ thể quản lý insulin
+ Bệnh nhân mắc rối loạn mỡ máu có nguy cơ THA cao hơn người bình thường:
tăng mỡ máu làm hậu quả THA nặng nề hơn như tai biến mạch máu não, hẹp
động mạch vành, nhồi máu cơ tim đột quỵ. Nếu người bệnh vừa THA vừa tăng
mỡ máu thì càng nguy hiểm hơn nếu không xử lý kịp thời.
2.5.Các biện pháp dự phòng tăng huyết áp.
2.5.1.Dự phòng người chưa bị tăng huyết áp và người đã bị tăng huyết áp.
- Đối với những người chưa bị tăng huyết áp cần lưu ý vấn đề sinh hoạt hàng
ngày nhất là các thói quen có hại sức khỏe phải khám định kỳ để phát hiện tăng
huyết áp hay các bệnh liên quan.
- Đối với người đã bị tăng huyết áp,cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa:
1. Chế độ ăn uống hợp lý, khẩu phần ăn có nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế ăn
các chất béo bão hòa. Không nên ăn mặn.
2. Tại nơi công sở cũng cần tránh ăn uống quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn
hay các loại thức ăn nhanh.
3. Tập thể dục thường xuyên: mỗi ngày tập từ 30 phút - 60 phút sẽ giúp cho
phòng chống các bệnh lý tim mạch và sức lao động sẽ được cải thiện hơn.
4. Không hút thuốc lá, thuốc lào vì hút thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân trực
tiếp gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nhiều bệnh lý tim mạch khác.
5. Duy trì cân nặng hợp lý, cần giảm cân (nếu thừa cân) để làm giảm huyết áp,
giảm các biến cố do bệnh lý tim mạch gây nên.
6. Nên khám sức khỏe định kỳ để biết được số huyết áp động mạch, hàm lượng
Cholesterol, hàm lượng đường trong máu, chỉ số vòng eo/vòng mông, chỉ số
khối cơ thể (BMI).
7. Nếu biết mình có nhiều yếu tố nguy cơ thì càng cần phải có kế hoạch thực
hiện lối sống lành mạnh một cách tích cực hơn để cải thiện sức khỏe của bản
thân.

CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1.Đối tượng nghiên cứu
3.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn: là bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa nội tim
mạch ở Bênh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 4 đến tháng 6 năm
2021. Đảm bảo các tiêu chí sau: nam và nữ, phụ nữ có thai ở độ tuổi 18 đến 35
có khả năng nghe, nói và trả lời các câu hỏi, đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ: những đối tượng có một trong những tiêu chí sau:
bệnh nhân ở khoa khác, không có khả năng trả lời câu hỏi, bệnh nhân tâm thần,
người đang nằm điều trị tại cơ sở y tế, không đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian :Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2021
- Địa điểm : Nghiên cứu được triển khai tại khoa nội tim mạch Bệnh viện
Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1.Thiết kế nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích để tính tỉ lệ mắc bệnh THA
trong cộng đồng và tìm mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch, tổn
thương cơ quan đích ở nhóm THA và nhóm huyết áp tối ưu.
3.3.2:Phương pháp chọn mẫu:
- công thức tính cỡ mẫu : Lấy toàn bộ bệnh nhân đang khám và điều trị tại
khoa nội tim mạch ở Bệnh Viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An trong thời gian từ
tháng 1 đến tháng 4 năm 2021 để tham gia vào nghiên cứu.
- phương pháp chọn mẫu: chọn toàn bộ bệnh nhân đang điều trị tại khoa nội
tim mạch ở Bệnh Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An ,đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.3.3.Phương pháp thu thập số liệu:
- chuẩn bị :phiếu phỏng vấn ,thử nghiệm bộ công cụ ,liên hệ phòng kế hoạch
tổng hợp,khoa nội tim mạch , sửa chữa các câu hỏi,phải kiểm tra lại số liệu
thông tin .
- điều tra chính thức : điều tra viên là sinh viên trường đại học y khoa vinh.
3.3.4.Phân tích và xử lí số liệu:
- Sau khi thu thập số liệu ,số liệu được làm sạch nhập vào phần mềm
Epidata3.1 ,phân tích và xử lí số liệu bằng phần mềm Spss 18.0 dể tính tỷ lệ
%,trung bình và độ lệch chuẩn ,OR(CI95%);ꭓ2;p.
3.3.5 Sai số và hạn chế sai số
- sai số nghiên cứu :
+ sai số nhớ lại : bằng cách chuyển hóa bộ câu hỏi rõ ràng, phù hợp với ĐTNC,
hạn chế câu hỏi nhớ lại ,thông tin câu hỏi không quá xa so với hiện tại.
+ sai số đo lường : chuẩn hóa lại bộ dụng cụ đo.
3.3.Biến số ,chỉ số nghiên cứu và tiếu chuẩn đánh giá
3.3.1Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 1.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
ST Tên biến Loại biến Chỉ sổ Phương pháp
T thu thập
1 Tuổi Liên tục Tuổi theo năm dương Phỏng vấn
lịch
2 Giới Nhị phân Giới tính của bệnh Phỏng vấn
nhân ghi trên căn
cước công dân
3 Dân tộc Phân loại Dân tộc của bệnh Phỏng vấn
nhân ghi trên giấy
khai sinh
4 Tôn giáo Phân loại Tôn giáo ghi trên Phỏng vấn
giấy khai sinh
5 Nghề Danh mục Tỉ lệ đối tượng phân Phỏng vấn
nghiệp theo nghề nghiệp

6 Chiều cao Liên tục Chiều cao trung bình Đo


7 Cân nặng Liên tục Cân nặng trung bình Cân
8 Chỉ số Nhị phân Tỷ lệ đối tuoejng bị Đo
BMI thừa cân ,béo phì
9 Vòng Nhị phân Tỷ lệ đổi tượng bị Đo
eo/vòng béo bụng.
mông
10 Trình độ Biến thứ Tỉ lệ đối tượng phân Phỏng vấn
học vấn hạng theo trình độ học vấn
11 huyết áp Liên tục Số đo huyết áp lớn Đo
tối đa nhất trong ĐTNC
12 Huyết áp Liên tục Số đo huyết áp nhỏ Đo
tối thiểu nhất trong ĐTNC

3.3.2.Tiêu chuẩn đánh giá


 Nhóm chỉ số thông tin chung về ĐTNC
- giới tính : nam ,nữ
- cân nặng : đơn vị tính là ki-lô-gam(kg)
- chiều cao: đơn vị tính là cen-ti-met(cm)
- nghề nghiệp :là công việc chính trong 12 tháng qua(nông dân ,công
nhân,buôn bán,...)
- trình độ học vấn: là lớp học cao nhất mà ĐTNC đã học xong
 Nhóm chí số các yếu tố nguy cơ
- phân loại thể trạng ( BMI,vòng eo/vòng mông): theo hiệp hội hội ĐTĐ
châu á Thái Bình Dương
+,chỉ số BMI được áp dụng trong nghiên cứu: người bình thường có chỉ số
BMI < 23, Thừa cân 23≤ BMI <25,tiền béo phì : 25 ≤ BMI < 30, Béo phì :
BMI ≥ 30.
+, theo số đo vòng eo: béo phì : nam giới: vòng eo ≥ 90 ;nữ giới : vòng eo ≥
80.
+, tỉ số vòng bụng/vòng mông: khi tỉ số này cao đã được chấp nhận như một
phương phasmp phản ánh tình trạng béo bụng , có liên quan đến nguy cơ
bệnh tim mạch hơn là toàn bộ khối mỡ cơ thể.Tỷ số này được xasxc định là
tăng khi ở nam giới ≥ 0,95; ở nữ giới ≥ 0,85.
3.3.5 .Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
 Đo huyết áp
+ Trước khi đo huyết áp, đối tượng được nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất
5-10 phút, đảm bảo không dùng chất kích thích (rượu, bia, cà phê, chè, thuốc lá)
trước đó 2 giờ. Khi đo, đối tượng nằm thoải mái tại giường hoặc ngồi (không
bắt chéo 2 chân),cánh tay duỗi thẳng trên bàn ,nếp khuỷu ngang mức ở tim,
không nói chuyện, không được cử động tay.
+ Phương pháp đo: Quấn băng huyết áp vào phần cánh tay, cách nếp gấp khuỷu
tay 3cm, quấn băng huyết áp vừa chặt với cánh tay, đặt ngang với vị trí tim.
Trước khi đo xác định động mạch cánh tay để đặt ống nghe. . Bơm hơi thêm
30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2-3mmHg/nhịp
đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của
Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V
của Korotkoff). Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có
chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.
+ Đối tượng được đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2
phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một
vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của
hai lần đo cuối cùng. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm
thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg) không làm tròn số quá hàng đơn vị và
thông báo kết quả cho người được đo.
 Đo chiều cao: đo chiều cao đứng bằng thước gỗ, có độ chia chính xác
tới mm. Chiều cao được ghi theo cm và 1 số lẻ. Đối tượng bỏ giày, dép,
đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai, chẩm
theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng theo một
đường thẳng nằm ngang. Hai tay bỏ thõng theo hai bên mình. Kéo cái
chặn đầu của thước từ trên xuống, khi áp sát đến đỉnh đầu nhìn vào thước
đọc kết quả [].
 Đo cân nặng:Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với một số lẻ. Khi cân
chỉ mặc quần áo gọn nhất và trừ bớt cân nặng quần áo khi tính kết quả.
Đối tượng được đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng
lượng phân bố đều cả hai chân. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng
phẳng. Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với một số lẻ.
3.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
(1) Nghiên cứu này chỉ nhằm tìm hiểu chỉ số THA là bao nhiêu.
(2) Đề tài này không ảnh hưởng đến quá trình điều trị , không ảnh hưởng đến
sức khỏe- tinh thần của đối tượng ngiên cứu.
(3) Điều tra ẩn danh.
(4) Nghiên cứu này đã được thông qua hội đồng đạo đức của trường Đại Học
Y Khoa vinh.

CHƯƠNG 4 : DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu


Bảng 1.5.Đặc điểm chung về giới, dân tộc và nhóm tuổi của đối
tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ(%)
Giới Nam
Nữ
Dân Kinh
Thái
tộc
Khác
Nhóm 18-20
tuổi 21-24
25-30
31-35
Nhận xét
Bảng 1.6. Đặc điểm chung về trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối
tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Mù chữ
Thấp hơn tiểu
học
Tốt nghiệp tiểu
học
Trình độ học
Tốt nghiệp
vấn
THCS
Tốt nghiệp
THPT
Tốt nghiệp cao
đẳng, đại học
Nghề nghiệp Buôn bán
Nội trợ
Nông dân
Nghỉ hưu
Làm thuê
CBVC
Nghề khác

Nhận xét:

4.2 .Các đặc điểm liên quan đến hành vi lối sống
Bảng 1.7. Đặc điểm về hút thuốc lá và uống rượu bia
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Hút thuốc lá Có
Không
Hút thuốc lá≥10 Có
Không
điếu/ngày
Hút thuốc lá thụ động Có
Không
Uống rượu bia Có
Không

Nhận xét:
Bảng 1.8.Thực trạng uống rượu,bia của ĐTNC
Uống rượu, bia Nam Nữ Chung hai giới
SL % SL % SL %
Uống bia trong 1 tháng qua

Có uống
Không uống
Tần suất uống rượu bia
Uống hằng ngày
3-4 ngày/tuần
≤2 ngày/tháng
Mức độ uống rượu ,bia trong tuần qua(theo tiêu chuẩn WHO)
Lạm dụng
Không an toàn

Nhận xét :

Bảng 1.9. Đặc điểm về chế độ ăn


Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%)
Ăn rau củ, trái Có
cây ≥ 2,5 suất Không
chuẩn/ngày
Ăn mặn ≥ 4 Có
Không
ngày/tuần
Ăn nhiều dầu Có
Không
mỡ ≥ 5
ngày/tuần
Nhận xét:
Bảng 1.10. Đặc điểm về hoạt động thể lực của đối tượng
Hoạt động thể lực Tần số Tỷ lệ (%)

Không
Tổng

Nhận xét:

Bảng 1.11. đặc điểm tỷ số vòng bụng/vòng mông


Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Tỷ số vòng bụng/vòng mông ở
nam
Tỷ số vòng bụng /vòng mông ở nữ

Nhận xét:
4.3. Một số yếu tố yếu tố nguy cơ liên quan đén tăng huyết áp.
Bảng 1.12. Đặc điểm tiền sử gia đình THA và tiền sử đái tháo đường
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Tiền sử gia đình THA Có
Không
Đái tháo đường Có
Không
Nhận xét:

Bảng 1.13. Huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu


Đặc điểm Nhỏ Lớn nhất Trung bình Độ lệch
nhất chuẩn
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm
trương
Nhận xét:

Bảng 1.14. Mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp
của đối tượng với THA

Tăng huyết áp
Có Không OR(KTC
Đặc điểm P
Tần số (tỷ Tần số (tỷ lệ 95%)
lệ %) %)
Giới Nam
Nữ
Học vấn <THCS
≥THCS
Nghề Nông dân
Buôn bán
nghiệp
CBVC
Làm thuê
Nội trợ
Nghỉ hưu
Nghề
khác
Nhận xét:

Bảng 1.15. Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động
và thói quen uống rượu, bia với tăng huyết áp
Đặc tính Tăng huyết áp
Có Không OR (KTC
Tần số (tỷ Tần số (tỷ P
95%)
lệ %) lệ %)
Hút thuốc Có
Không

Hút thuốc Có
Không
lá thụ
động
Uống Có
Không
rượu,bia
Nhận xét:

Bảng 1.16. Mối liên quan giữa chế độ ăn rau quả, chế độ ăn mặn, chế độ ăn
nhiều dầu mỡ với THA
Tăng huyết áp
Có Không OR (KTC
Đặc tính Tần số (tỷ Tần số (tỷ P
95%)
lệ %) lệ %)
Ăn ít rau Có
Không
quả <400g
Ăn mặn Có
Không
>10g
muối
Ăn nhiều Có
Không
dầu mỡ
Nhận xét:

Bảng : 1.17. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với THA
Tăng huyết áp
Hoạt động Có Không OR (KTC
Tần số (tỷ lệ Tần số (tỷ lệ P
thể lực 95%)
%) %)
Không

Tổng
Nhận xét:

Bảng 1.19. Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với THA
BMI Tăng huyết áp OR (KTC P
Có Không
Tần số (tỷ lệ Tần số (tỷ lệ 95%)
%) %)
BMI≥23
BMI<23
Tổng
Nhận xét:

Bảng 1.20. Mối liên quan giữa ĐTĐ và tiền sử gia đình THA với THA
Đặc điểm Tăng huyết áp
Có Không OR (KTC
Tần số (tỷ Tần số (tỷ P
95%)
lệ %) lệ %)
Đái tháo Có
Không
đường
Tiền sử Có
Không
gia đình
THA
Nhận xét:

Bảng 1.21. Mối liến quan giữa thừa cân béo phì vùng bụng với THA
Béo phì vùng bụng Tăng huyết áp OR(KTC) P
Có Không 95%)
Tần số (tỷ lệ Tần số (tỷ lệ
%) %)
Nam Có

Không
Nữ Có

Không
Nhận xét :
CHƯƠNG 5 : DỰ KIẾN KẾT LUẬN
Dựa vào kết quả nghiên cứu để kêt luận

CHƯƠNG 6:KHUYẾN NGHỊ


Dựa vào kết quả nghiên cứu để kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Whelton PK (2004) “epidemiology and the prevention of hypertension” , J
hypertens.
2. Nguyễn Lân Việt , Đỗ Doãn Lợi , Phạm Thái Sơn và CS ( 2008) ,Áp dụng
một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng ,chữa bệnh THA tại cộng
đồng ,đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
3. Báo cáo chung tổng quan nghành y tế (2014) tăng cường dự phòng và kiểm
soát bệnh không lây nhiễm ,nhà xuất bản y học hà nội
4. Nguyễn Huy Dung (2005), 22 bài giảng chọn lọc nội khoa tim mạch ,Nhà
xuất bản y học
5. Phạm Gia Khải ,phòng và điều trị tăng huyết áp
6. WHO/ISH (2003) ,statement on management of hypertension
.J.Hypertension
7. Phạm Tử Dương (2007), Bệnh tăng huyết áp ,Nhà xuất bản y học
8. Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ,nhà xuất bản y học (2014)
9. Phạm Thế Xuyên (2019), “ thực trạng tăng huyết áp ở người dân từ 45-65
tuổi tại huyện Điện Biên ,tỉnh Điện Biên chi phí và hiệu quả của biện pháp
can thiệp”,luận án tiến sĩ y tế công cộng.
10. Tổng cục thống kê Việt Nam ,Đại Học Y Hà Nội và WHO (2015) ,Điều tra
quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm 2015.
11. The seventh report of the joint national committee on prevention , detection
, Evaluation ,and treatment of high blood pressure,NIH publication.
12. Lò Văn Xiên (2020), “thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan
ở người dân từ 18-60 tuổi tại thị trấn ít Ong ,huyện Mường La ,Sơn La năm
2020” ,chuyên ngành y tế công cộng.
13. Nguyễn Thanh Lương (2017) thực trạng tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ ở
người cao tuổi Việt Nam năm 2015 ,Đại Học Y Hà Nội.
14. Tô Mười (2020) ,nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và ảnh hưởng lên cơ quan
đích ở người trưởng thành tỉnh Quảng Nam ,Luận Án tiến sĩ y học.
15. Trương Thị Thùy Dương (2016),Hiệu Qủa mô hình truyền thông giáo dục
dinh dưỡng nhằm cải thiện một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp tại cộng
đồng ,Luận án tiến sĩ y học.
16. Nguyễn Thị Nhí (2015), “ Nghiên cứu tình hình tanwng huyết áp và một số
yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền ,
huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ năm 2014
17. Phạm Gia Khải ,Nguyễn Lân Việt ,Phạm Thái Sơn ,Nguyễn Ngọc Quang và
CS(2003), “ tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía bắc
Việt Nam 2001-2002”,tạp chí tim mạch học việt nam
18. Lê Anh Tuấn và CS (2003) “ đặc điểm dịch tễ học tăng huyết áp tại Hà
Nội”,Tạp chí Y học thực hành việt nam.
19. Bùi Xuân Tiến (2020) “thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã
Bắc Giang ,huyện Cao Phong ,Hòa Bình và một số yếu tố nguy cơ.
20. Cao Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đặng Tuấn Đạt (2006), “Thực
trạng và các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên tại tỉnh
Đắc Lắc năm 2005”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm.
21. Phạm Gia Khải, Đỗ Doãn Lợi và Nguyễn Ngọc Quang (2010), “THA kẻ
giết người thầm lặng, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam.

Phụ lục 1:
Phiếu phỏng vấn tăng huyết áp ở đối tượng từ 18-35 tuổi
Tỉnh/Thành phố :
Huyện:
Xã/phường:
Thôn /xóm:
Người phỏng vấn:
Ngày phỏng vấn: .../.../2020
Xin chào ông bà /anh chị tôi là....hiện đang là sinh viên trường đại học y khoa
vinh .Hiện tại ,trường Đại Học Y Khoa Vinh đang phooid hợp cùng với khoa
nội tim mạch Bệnh Viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An .Xin phép ông bà/anh chị
dành chút thời gian để cùng tôi trao đổi một số thông tin về vấn đề này.Các
thông tin ông bà/anh chị cung cấp đảm bảo được giữ kín .Rất mong ông bà /anh
chị hợp tác.

Đồng ý tham gia phỏng vấn : không đồng ý tham gia

Lớp
Mã số

THÔNG TIN GHI TRÊN PHIẾU ĐIỀU TRA PHẢI GIỮ KÍN

(Bạn hãy vui lòng đánh dấu “X” vào những ô tương ứng với những câu trả
lời dưới đây mà bạn cho là đúng với bản thân)
Stt
Câu hỏi
Câu trả lời
Cột mã số
A.Thông tin chung về đối tượng phỏng vân
A1
Bạn vui lòng cho biết bạn sinh năm bao nhiêu?
..........................................

A2
Giới tính của bạn?

Nam ........1

Nữ...........2

A3
Bạn là người dân tộc nào?

Kinh.........1
Thái.............................2

Khác (ghi rõ).............3

A4
Bạn theo tôn giáo nào?
Không theo tôn giáo nào.............1
Phật giáo.....................................2
Công giáo....................................3
Khác (ghi rõ)..............................4

A5
Trình độ học vấn
1. Mù chữ
2.Tiểu học
3.Trung học cơ sở (cấp 2)
4. Trung học phổ thông (cấp 3)
5.Cao đẳng
6.Đại học và sau đại học

A6
Nghề nghiệp
1. Nông dân
2. Công nhân
3. Cán bộ
4. Tự do
5. Buôn bán
6. Nghề khác (ghi rõ).............

A7
Tình trạng hôn nhân
1.Chưa kết hôn
2. Đã có vợ /chồng
3.Góa
4.Ly thân,ly dị

A8
A8. Bạn hiện đang sống ở
Ký túc xá..................................1
Nhà trọ......................................2
Nhà riêng với bố mẹ................3
Khác (ghi rõ).............................4

B. Phần hút thuốc lá


Câu hỏi
Câu trả lời
Cột mã số
B1

Anh/chị có hút thuốc lá bao giờ không? (Nếu không chuyển sang B8)
1. Có
2.Không

B2

Hiện tại Anh/chị có hút thuốc lá không? (Nếu không, chuyển câu B5)
1. Có
2. Không

B3

Nếu có, anh/chị có hút thuốc lá mỗi ngày hay như thế nào? (Nếu không, chuyển
câu B5)
Hằng ngày...........................1
Hằng tuần...........................2
Hiếm khi hút.......................3

B4

Trung bình, mỗi ngày anh/chị hút bao nhiêu điếu với các loại thuốc sau?
(Chuyển sang B8)
1. Thuốc lá:.................................điếu
2. Thuốc tự cuốn:........................điếu
3. Thuốc lào:...............................điếu
4. Thuốc tẩu:................................điếu
5. Khác (ghi rõ):..........................điếu
B5

Nếu hiện tại không hút thuốc lá hằng ngày, trước đây anh/chị có hút thuốc lá
hằng ngày không? (Nếu không chuyển sang B8)
1. Có
2. Không

B6

Trước đây, trung bình mỗi ngày anh/chị hút bao nhiêu điếu đối với các loại
thuốc sau đây?
1. Thuốc lá:.......................................điếu
2. Thuốc tự cuốn:..............................điếu
3. Thuốc lào:......................................điếu
4. Thuốc tẩu:......................................điếu
5. Khác (ghi rõ):.................................điếu
B7

Anh/chị ngừng hút thuốc lá hằng ngày lúc bao nhiêu tuổi?
....................................

B8

Hiện tại, anh/chị có hít phải khói thuốc lá của người khác nhả ra môi trường
không? (Nếu không, chuyển câu C1)
1. Có
2. Không
B9

Nếu có, anh/chị đã hít phải khói thuốc lá của người khác nhả ra môi trường bao
lâu rồi?
................................................

C. Thói quen lối sông


C1
Trong 30 ngày qua, anh/chị có uống rượu bia không? (Nếu có, chuyển sang câu
D1)
Có.................................1
Không...........................2

C2
Trong 30 ngày qua, khoảng bao lâu thì anh/chị uống một chai/lon bia hoặc một
li rượu trở lên?
Hằng ngày........................1
1-4 ngày/tuần...................2
5-6 ngày/tuần...................3

C3
Trung bình một ngày anh/chị uống bao nhiêu cốc/chén?
.............ml/ngày (không uống rượu ghi số 0)
C4
Trung bình mỗi ngày anh/chị ăn bao nhiêu rau xanh củ quả
Hoa quả:..................gam
Rau xanh:................gam
Củ quả:...................gam

C5
Trong một tuần, có bao nhiêu ngày anh/chị ăn dầu mỡ?

C6
Trong một tuần có bao nhiêu ngày anh/chị ăn đồ chiên xào?

C7
Mức độ ăn mặn của anh/chị so với những nguời trong gia đình?
Ăn mặn hơn......................1
Ăn nhạt hơn......................2
Bình thường......................3

C8
Trong 7 ngày qua, ngoài công việc hằng ngày có bao nhiêu ngày anh/chị tham
gia các hoạt động thể lực ít nhất 30 phút?
Không ngày nào...............1
..........ngày.......................2

C9
Hiện tại anh/chị tham gia các hoạt động thể lực nào?
Làm việc nhà.................1
Đi bộ..............................2
Bơi lội............................3
Đạp xe............................4
Chạy...............................5
Nhảy...............................6
Cầu lông/tennis.............7
Đá bóng..........................8
Khác (ghi rõ).................9

D. Kiến thức và thái độ thực hành của người dân về bệnh tăng huyết áp
D1
Anh/chị đã nghe nói đến bệnh THA bao giờ chưa?
Đã nghe...........................1
Chưa bao giờ...................2

D2
Theo anh/chị, khi huyết áp bằng bao nhiêu thì coi là THA?
HATĐ≥140mmHg và HATT≥90mmHg............................1
HATĐ≥140mmHg.........................2
HATT≥90mmHg...........................3
Không biết/không trả lời.................4
Khác (ghi rõ)...............................5

D3
Theo anh/chị người bị THA thường có biểu hiện gì?
Đau đầu.............................1
Hoa mắt/chóng mặt...........2
Đau ngực.................................3
Cơn nóng mặt/đỏ mặt.............4
Không có triệu chứng gì..........5
Không biết/không trả lời.........6
Khác (ghi rõ)...........................7

D4
Theo anh/chị bênh THA có thể gây ra tác hại gì?
Đột quỵ não/tai biến mạch máu não..............................................1
Suy tim/ bệnh tim mạch khác.....2
Biến chứng mắt..........................3
Liệt............................................4
Suy gan, suy thận......................5
Tử vong......................................6
Không biết/không trả lời............7
Khác (ghi rõ)..............................8

D5
Theo anh/chị, những người như thế nào thì dễ bị THA?
Quen ăn mặn............................1
Ăn nhiều đường.......................2
Ăn nhiều chất béo....................3
Thừa cân/béo phì....................4
Ít vận động...............................5
Hút thuốc lá............................6
Uống nhiều rượu bia...............7
Tuổi cao..................................8
Stress.....................................9
Khác (ghi rõ)..........................10

D6
Theo anh/chị bệnh THA có thể dự phòng được hay không?
Có..............................................1
Không........................................2
Không biết/không trả lời...........3

D7
Theo anh/chị, cần làm gì để phòng bệnh THA?
Luyện tập thể thao.....................1
Bỏ thuốc lá...............................2
Cai rượu bia..............................3
Giảm cân..............................4
Ăn nhiều rau quả..................5
Ăn ít chất béo.......................6
Ăn ít muối...........................7
Ăn ít đường.........................8
Không thức quá khuya........9

D8
Anh/chị có bị THA không?
Có........................................1
Không..................................2

D9
Huyết áp lúc cao nhất của anh/chị là bao nhiêu?
.../...mmHg............................1
Không biết/không nhớ/không trả lời........................................2

D10
Anh/chị được phát hiện THA từ bao giờ?
Tháng trước đây..........................1
Không nhớ/không trả lời..............2
D11
Từ khi được phat hiện THA, anh/chị có điều trị không?
Có.........................................1
Lúc có lúc không..................2
Không...................................3

E. Nhu cầu truyền thông sức khỏe của người dân


E1
Anh/chị có bao giờ tìm hiểu thông tin về bệnh tật không?
Thường xuyên.............................1
Thỉnh thoảng................................2
Không.........................................3

E2
Anh/chị thường tìm hiểu thông tin về bệnh tật từ đâu?
Tivi......................................1
Báo/tạp chí..........................2
Internet................................3
Bạn bè/đồng nghiệp.............4
Tờ rơi/áp phich.....................5
Các nhân viên y tế.................6
Khác (ghi rõ)........................7

E3
Anh/chị có mong muốn được cung cấp thông tin về bệnh THA không?
Có.....................................1
Không..............................2
Phụ lục 2: Phiếu đo huyết áp ,Chiều cao ,Cân nặng

Mã phiếu:
Tuổi:
Giới tính: Nam/Nữ
C.Thông tin chung về chỉ số huyết
áp ,cân nặng ,chiều cao,vòng eo,vòng
mông

C1 Chiều cao .........cm


C2 Cân nặng .........kg
C3 Vòng eo .........cm
C4 Vòng mông .........cm
C5 Chỉ số huyết áp tâm thu tâm .........mmhg
trương lần 1
C6 Chỉ số huyết áp tâm thu tâm ..........mmhg
trương lần 2

You might also like