tâm lý học du lịch - cạnh tranh trong du lịch

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA: NGỮ VĂN

MÔN: TÂM LÝ HỌC DU LỊCH
Mã học phần: PSYC243502

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI:

QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG


KINH DOANH DU LỊCH

Sinh viên thực hiện: Triệu Thị Ngọc Thu

Mssv: 44.01.607.128

GVHD: Thầy Chung Vĩnh Cao

Tp.HCM – 28/06/2021

0
Mục lục
A. MỞ ĐẦU. .......................................................................................................1

B. NỘI DUNG. ...................................................................................................1

I. Cơ sở lý luận. .............................................................................................1

1. Định nghĩa cạnh trạnh...........................................................................1

2. Đặc điểm tâm lý của cạnh tranh du lịch. .............................................2

3. Phân loại cạnh tranh. ............................................................................2

4. Vai trò của quy luật cạnh tranh. ..........................................................3

II. Thực trạng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh du lịch. ...............4

1. Giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Việt Nam. .................4

2. Giữa Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực..............................4

III. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam thông qua quy luật
cạnh tranh (lành mạnh). ...........................................................................................6

C. KẾT LUẬN. ..................................................................................................7

Tài liệu tham khảo. ...............................................................................................9


A. MỞ ĐẦU.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại
hàng hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Đây là một điều tất yếu
và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc
tế cuộc chiến giữa các doanh nghiệp cũng trở nên gây gắt và nhiều thách thức hơn, khi
không chỉ đối đầu với các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với du lịch - một ngành triển vọng và ngày càng khẳng định được tầm quan trọng
trong nền kinh tế quốc gia, sản phẩm du lịch chính là hàng hóa của những nhà kinh
doanh du lịch, khi mà ngành du lịch đang thu hút nhiều sự chú hơn từ các nhà đầu tư
điều này cũng đồng nghĩa với việc thông qua cạnh tranh sẽ giúp cho các sản phẩm du
lịch ngày càng đa dạng và phong phú hơn, đưa đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

Cạnh tranh là một hiện tượng tâm lý xã hội, là môi trường vận động của cơ chế thị
trường và tồn tại như một quy luật khách quan. Cạnh tranh đã đem đến nhiều mặt tích
cực cho sự phát triển kinh tế, song, cũng mang đến không ít mặt tiêu cực cho chủ thể
kinh doanh không đủ năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh là một điều tất yếu khách quan
của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh
đua với nhau, phải luôn không ngừng tiến bộ để giành được ưu thế tương đối so với đối
thủ. Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Kết quả cạnh
tranh sẽ loại bỏ được cả doanh nghiệp yếu kém và giúp phát triển các doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả. Do đó, việc nắm rõ quy luật cạnh tranh sẽ giúp các nhà kinh doanh hạn
chế thấp nhất rủi ro bị đào thải và xây dựng một chiến lược kinh doanh có hiệu quả nhất,
để chiếm ưu thế trên thị trường. Đây cũng là lý do tôi chọn và mong muốn tìm hiểu về
đề tài “Quy luật cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh du lịch”.

B. NỘI DUNG.
I. Cơ sở lý luận.
1. Định nghĩa cạnh trạnh.

Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh du lịch là một hiện tượng tâm lý xã hội tồn
tại một cách khách quan trong nền kinh tế thị trường, mà bản chất của nó là các chủ thể
kinh doanh du lịch (cá nhân hoặc nhóm) bị thúc đẩy bởi động cơ, mục đích muốn kiếm
1
được lợi nhuận nhanh hơn, nhiều hơn và có được sự ảnh hưởng của mình nhiều hơn
trong xã hội.

2. Đặc điểm tâm lý của cạnh tranh du lịch.

Cạnh tranh là một hiện tượng tâm lý luôn gắn liền với nền kinh tế hàng hóa, kinh
tế thị trường. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, cạnh tranh cũng ngày càng trở nên
bức xúc, vì nó có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các chù thể kinh doanh (cá nhân,
doanh nghiệp, địa phương, nhà nước).

Hoạt động cạnh tranh luôn bị thúc đẩy bởi các động cơ, mục đích kiếm được lợi
nhuận nhiều nhất, nhanh nhất.

Cạnh tranh chỉ có thể được nảy sinh khi có ít nhất hai doanh nghiệp cùng sản xuất,
kinh doanh một mặt hàng nào đó và được thể hiện trong mọi giai đoạn hoạt động kinh
doanh của họ.

Biểu tượng ưu thế về đối thủ cạnh tranh là yếu tố tâm lý trung tâm, ảnh hưởng trực
tiếp và toàn diện tới ý thúc, tình cảm và hành vi của các chủ thể cạnh tranh.

Cạnh tranh lành mạnh là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy kinh doanh du lịch,
phát triển kinh tế, văn hóa cho xã hội, đem lại lợi ích thực sự cho du khách.

3. Phân loại cạnh tranh.

Có nhiều tiêu chí để phân loại cạnh trạnh, tuy nhiên phổ biến nhất là dựa vào tiêu
chí giá trị và ý nghĩa xã hội để chia cạnh tranh thành hai loại là: cạnh tranh lành mạnh
và cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh theo đúng pháp
luật, cạnh tranh cỏ đạo đức, mang lại lợi ích và giá trị cho cá nhân và xã hội. Cạnh tranh
không lành mạnh là cạnh tranh không theo pháp luật, cạnh tranh không có đạo đức và
chi đem lại lợi ích cho cá nhân hoặc một số người nào đó.

Cạnh tranh lành mạnh có những đặc điểm sau:

- Cạnh tranh công khai theo đúng pháp luật, có đăng kí hoạt động kinh doanh và
sản phẩm du lịch phù hợp với các chuẩn mực văn hoá, lối sống cùa cộng đồng. Đóng
thuế và thực hiện đầy đú các quy định của nhà nước và địa phương về bảo vệ môi trường
sinh thái và an ninh khu vực.
- Cạnh tranh trung thực là tạo được chừ “tín” đổi với du khách, không làm hàng
rởm, quàng cáo trung thực cả về chất lượng, giá cá sản phẩm, dịch vụ đàm bào quyền
lợi cho du khách.

- Cạnh tranh chính đáng là cạnh tranh bằng cách sử dụng trí tuệ, công nghệ, tiềm
lực kinh tế, và năng lực thực sự cùa doanh nghiệp, nhàm mang lại lợi nhuận nhiều hơn
cho cá nhân, xã hội và cộng đồng. Không dùng các thủ đoạn, hành vi trái với các chuẩn
mực đạo đức cộng đồng như: tranh giành du khách, không tôn trọng đối thủ cạnh tranh,
lừa gạt, cung cấp dịch vụ du lịch không có chất lượng như quảng cáo.

- Cạnh tranh du lịch gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường xã
hội cho cộng đồng dân cư và tạo điều kiện cho địa phương được phát triển bền vững.

- Tôn trọng đối thủ cạnh tranh, tạo ra cơ hội hợp tác cùng phát triển. Không sử
dụng các hành vi thiếu văn hoá như: chèn ép, bôi nhọ, thoá mạ, ăn cắp thương hiệu, bản
quyền.

4. Vai trò của quy luật cạnh tranh.

Cạnh tranh buộc các nhà kinh doanh du lịch phải luôn tìm cách nâng cao chất
lượng dịch vụ, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, của thị trường. Làm
cho sản phẩm du lịch ngày càng nhiều mẫu mã hơn, đẹp hơn, giá rẻ, chất lượng cao,
mang lại lợi ích thật sự cho du khách.

Là động lực thúc đẩy phát triển du lịch của Việt Nam, mang lại lợi nhuận cao và
đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội và khoa học công
nghệ.

Làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản lĩnh” của mình trong quá
trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn nếu
nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường.Xây dựng, chọn lọc được các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch có năng lực kinh doanh tốt - là các đầu tàu cho sự phát triển
nền kinh tế quốc dân.

. Canh tranh gây nên sức ép đối với các doanh nghiệp qua đó làm cho các doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Tạo ra được đội ngũ các nhà kinh doanh du lịch có
năng lực và phẩm chất tốt, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Các doanh nghiệp không thể lẩn tránh việc cạnh tranh và phải tìm mọi cách để
vươn lên, chiếm ưu thế. Động lực quan trọng thúc đẩy các nhà kinh doanh du lịch làm
giàu cho bản thân và đất nước, đưa ngành du lịch Việt Nam hội nhập quốc tế.

II. Thực trạng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh du lịch.
1. Giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Việt Nam.

Giữa các doanh nghiệp cũng tồn tại sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, Bên cạnh đó là
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của nhiều doanh nghiệp lữ hành nhỏ, tình trạng
chất lượng dich vụ không tương xứng giá tour chào bán của các doanh nghiệp lữ hành.
Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành quốc tế là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhiều doanh
nghiệp chỉ đón được vài trăm khách/năm. Tình trạng này dẫn đến nhiều doanh nghiệp
cạnh tranh phá giá theo kiểu giảm chất lượng dich vụ và ít khi có cung tiếng nói chung
trong các chiến dich quảng bá lơn, vì muốn tối đa hoá lợi nhuận mà cạnh tranh bằng bất
cứ giá nào để có được tour. Quy luật cạnh tranh vẫn chưa được áp dụng hiệu quả, điều
này dễ dẫn đến việc đánh giá sai lệch năng lực của một số nhà kinh doanh du lịch do
một số thành phần dùng các thủ đoạn “dơ bẩn” để cạnh tranh và phá hoại đối thủ bằng
mọi cách.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài với năng lực tài chính mạnh, kinh
nghiệm lâu năm và lợi thế quy mô cũng sẽ là thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành inbound nội địa. Cũng có thể nhận thấy các cơ sở du lịch lớn ở Việt
Nam, chủ yếu do các tập đoàn nước ngoài nắm giữ. Cùng với việc mất thị trường, các
doanh nghiệp lữ hành khai thác Inbound nội địa cũng sẽ có khả năng mất nguồn nhân
lực chất lượng cao do hiện tượng chảy máu chất xám vì khả năng hàng loạt những người
quản lý giỏi, những hướng dẫn viên giỏi ở các công ty trong nước hiện nay sẽ bị thu hút
về các công ty nước ngoài do mức thu nhập tăng cao và các điều kiện làm việc chuyên
nghiệp.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh là sức ép buộc phải có sự cải cách
mạnh mẽ tại bản thân mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại trên thị trường. Các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ được tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của các doanh
nghiệp lớn trên thế giới.

2. Giữa Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực.


Việt Nam càng phải đối diện vơi áp lực cạnh tranh rất mạnh từ các đối thủ chính
trong khu vực đó là các nươc Đông Bắc Á và ASEAN. Mạnh nhất phải kể đến Trung
Quốc, kế đó là Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Ngoài ra, các biểu phân tích khác cũng đều chứng tỏ, sản phẩm du lịch của Việt
Nam rất cạnh tranh về giá, đặc biệt là các dich vụ có chất lượng trung, cao cấp. Ngành
Du lich và các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nên tập trung khai thác phân khúc khách
du lich có nhu cầu sử dụng dich vụ trung, cao cấp để phát huy lợi thế cạnh tranh về giá
Đối vơi du lich giá rẻ và du lich đại trà, giá cả của Việt Nam kém tính cạnh tranh hơn
các nươc trong khu vực, nhất là kém cạnh tranh so vơi Indonesia, Thái Lan và Malaysia.
Du lich quốc tế Thái Lan đã và đang thu hút số lượng lơn khách du lich Trung Quốc đến
du lich Thái Lan vơi giá tour là zero, Việt Nam chắc chắn không thể thực hiện được loại
tour như vậy.

So với các quốc gia Đông Nam Á lớn khác, tính cạnh tranh giá cả của Việt Nam
là tốt nhất, nhưng lại kém hơn các quốc gia cạnh tranh còn lại trên mọi phương diện
khác. Singapore kém cạnh tranh nhất về phương diện môi trường do mật độ dân cư của
quốc gia này quá cao nhưng lại dẫn đầu về tính cạnh tranh của tất cả các phương diện
còn lại. Thái Lan luôn có tính cạnh tranh tốt hơn Việt Nam xét trên mọi phương diện
ngoại trừ giá cả và môi trường. Tuy nhiên, đối với phòng ngủ là một khoản chi tiêu lớn
nhất của khách du lịch thì hai đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam là Malaysia và
Thái lan vẫn có mức giá cạnh tranh hơn Việt Nam. Mức độ cạnh tranh về giá phòng ngủ
được xác định trên cơ sở chỉ số giá của khách sạn. Thái Lan được coi là nước cạnh tranh
nhất về giá khách sạn.

Việt Nam là một nước mới gia nhập thị trường du lịch quốc tế, có rất nhiều cơ hội
cũng như là thách thức đối với việc phát triển điều kiện cầu cần thiết để thúc đẩy tăng
trưởng du lịch. Đặc biệt bằng việc tổ chức thành công hội nghị APEC vừa qua, Việt
Nam đang có cơ hội làm sống lại thị trường du lịch quốc tế bằng hình ảnh một điểm đến
an toàn, hấp dẫn và cởi mở. Mối đe dọa đối với việc phát triển điều kiện cầu du lịch là
thị trường du lịch nội địa còn nhỏ nếu xét trên góc độ thu nhập du lịch (20% tổng thu
ngành du lịch) và thị phần du lịch của Việt Nam trong khu vực quá nhỏ khiến cho các
doanh nghiệp nhỏ trong nước có thể phải cạnh tranh với những doanh nghiệp du lịch
lớn hơn trong khu vực.
Hoạt động lữ hành quốc tế (LHQT) của Việt Nam mới bắt đầu phát triển đã góp
phần quan trọng vào việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Nhưng nhìn
chung, khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế của các doanh nghiệp LHQT
của Việt Nam còn yếu so với các hãng lữ hành trong khu vực, đòi hỏi cần có những điều
chỉnh và đổi mới để phát triển.

Các doanh nghiệp LHQT của Việt Nam về cơ bản còn thiếu chiến lược cạnh tranh,
thiếu kinh nghiệm tiếp cận thị trường du lịch nước ngoài, thiếu đội ngũ cán bộ có kinh
nghiệm trong công tác thị trường, tiếp thị. Nguồn tài chính dành cho hoạt động tiếp thị,
quảng cáo ở thị trường nước ngoài của nhiều doanh nghiệp LHQT hạn chế.

Thương hiệu của du lịch Việt Nam chưa ấn tượng, rõ nét, thậm chí đến nay chúng
ta cũng chưa có chiến lược tiếp thị du lịch quốc gia và các văn phòng đại diện du lịch
Việt Nam ở nước ngoài. Thương hiệu du lich của Singapore là du lich đô thi; Malaysia
là điểm mua sắm, biển; Thái Lan là spa, nghỉ dưỡng… Riêng Việ t Nam vẫn là cái gì đó
còn “tiềm ẩn” như đú ng câu slogan “Viet Nam – the hidden charm”.

Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn khi
cạnh tranh vơi các đối tác nươc ngoài về vốn, năng lực tổ chức và quản tri
doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam là các doanh
nghiệp nhỏ vơi số vốn điều lệ hạn chế, không có kinh nghiệm và sự chuyên
nghiệp trong vấn đề tổ chức và quản tri doanh nghiệp.

III. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam thông qua quy luật
cạnh tranh (lành mạnh).

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhất là khi Việt
Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới từ tháng 1-2007,
việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực LHQT để thu hút khách du lịch quốc
tế vào Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết.

Hiện nay, tâm lý khách du lich sẽ chọn điểm đến an toàn, giá hấp dẫn. Việt Nam
cần có ngay một chương trình hành động, tranh thủ cơ hội này để thu hút khách nếu
không muốn tuột mất. Hàng không cần bắt tay vơi khách sạn, doanh nghiệp lữ hành kéo
khách quốc tế vào Việt Nam thông qua việc xây dựng các gói sản phẩm hấp dẫn, có giá
cạnh tranh; kể cả khi các bên đều phải xác định giảm lợi nhuận vì mục đích và lợi ích
chung.

Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá ở
các dich vụ trung và cao cấp. Vì thế cần tập trung khai thác phân khúc khách
du lich có nhu cầu sử dụng dich vụ trung và cao cấp để phát huy lợi thế cạnh
tranh về giá.

Để đối phó với cạnh tranh từ doanh nghiệp lữ hành gửi khách nước ngoài, chiến
lược kinh doanh phù hợp trong giai đoạn tự do hóa thị trường du lịch sau khi gia nhập
WTO đối với doanh nghiệp du lịch lữ hành trong nước hiện nay là trở thành các đối tác,
liên minh chiến lược của các hãng lữ hành lớn và nổi tiếng trên thế giới dưới hình thức
liên doanh, liên kết, hợp tác, tái cơ cấu tổ chức theo hướng linh hoạt nhằm tận dụng
được nguồn khách và nghiệp vụ quản lý, điều hành du lịch tiên tiến của các doanh nghiệp
nước ngoài...

Các doanh nghiệp du lịch trong nước cần phải đầu tư mạnh mẽ và áp dụng các
công nghệ du lịch tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông vào hoạt động
kinh doanh du lịch trực tuyến, tham gia vào các hệ thống phối chỗ toàn cầu (GDS) nhằm
phục vụ hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm và tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá
trị toàn cầu trong du lịch.

Vai trò của nhà nước trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh du lịch Việt Nam là
vô cùng quan trọng, đó là tạo cơ hội để các nhà kinh doanh du lịch có thể cạnh tranh
một cách công bằng và lành mạnh. Nhà nước cần tạo ra được một hành lang pháp lý cần
thiết cho cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động du lịch như: có các bộ luật về hoạt động
kinh doanh du lịch và luật cạnh tranh, luật chống độc quyền, tạo điều kiện cho mọi thành
phần kinh tế có cơ hội phát triển ngang bàng nhau, có chính sách thuế phù hợp với doanh
nghiệp và đưa ra được quy định, chính sách cụ thể nhằm bình ổn giá.

C. KẾT LUẬN.

Trong nền kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo
thì cạnh tranh lành mạnh là linh hồn của thị trường. Nhờ có cạnh tranh, với sự thay đổi
liên tục về nhu cầu và với bản tính tham lam của con người mà nền kinh tế thị trường
đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt mà loài người chưa từng có được trong các
hình thái kinh tế trước đó. Sự ham muốn không có điểm dừng đối với lợi nhuận của nhà
kinh doanh sẽ mau chóng trở thành động lực thúc đẩy họ sáng tạo không mệt mỏi, làm
cho cạnh tranh trở thành động lực của sự phát triển. Nhìn ở tổng thể của nền kinh tế,
cạnh tranh là động lực cơ bản giảm sự lãng phí trong kinh doanh, giúp cho mọi nguồn
nguyên, nhiên, vật liệu được sử dụng tối ưu.

Với ý nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cạnh tranh luôn là đối
tượng được pháp luật và các chính sách kinh tế quan tâm. Để tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp nâng cao khả năng cảnh tranh một cách lành mạnh trên thương trường, đó
không chỉ là nhiệm vụ của riêng Chính phủ, của ngành du lịch mà những giải pháp đưa
ra cần có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa Nhà nước, các Bộ, ban, ngành liên quan
và chính các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, cung vơi sự ủng hộ, nhận thức của
mọi người dân Việt Nam. Có sự hiểu biết về quy luật cạnh trạnh, các nhà kinh doanh,
cơ quan nhà nước sẽ có những cơ chế thích hợp để duy trì và bảo vệ cho cạnh tranh được
diễn ra theo đúng chức năng của nó.

Cạnh tranh đòi hỏi Nhà nước và pháp luật phải tôn trọng tự do trong kinh doanh.
Trong sự tự do kinh doanh, quyền được sáng tạo trong khuôn khổ tôn trọng lợi ích của
chủ thể khác và của xã hội luôn được đề cao như một lực hút của sự phát triển. Sự sáng
tạo làm cho cạnh tranh diễn ra liên tục theo chiều hướng gia tăng của quy mô và nhịp
độ tăng trưởng của nền kinh tế. Việc vắng thiếu sự sáng tạo sẽ làm cho cạnh tranh chỉ
dừng lại ở mức lặp đi lặp lại ở cùng một mức độ, làm cho ý nghĩa của cạnh tranh – động
lực của sự phát triển sẽ chỉ còn là những danh hiệu sáo rỗng.
Tài liệu tham khảo.

1. Nguyễn Hữu Thụ (2009). Giáo trình Tâm lý học du lịch. NXB Đại Học
Quốc Gia Hà Nội.
2. Hoàng Thị Thái (2009). Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc
tế. Hà Nội.
3. Nguyễn Anh Tuấn (2012). Tạo sức cạnh tranh cao trong kinh doanh lữ hành
quốc tế. Truy cập 26/06/2021.
https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/tao-suc-canh-tranh-cao-trong-kinh-
doanh-lu-hanh-quoc-te-
582557?fbclid=IwAR02MeAoUfn8Kwjybq510X1b_s_XPg7vwad9u_DQ
gPP2YBrZkpyLC5Jekek
4. Ngô Đức Anh (2007). Khả năng cạnh tranh và hướng phát triển của Du lịch
Việt Nam thời kỳ hậu WTO. Truy cập 27/06/2021.
http://www.tapchidulich.net.vn/kha-nang-canh-tranh-va-huong-phat-trien-
cua-du-lich-viet-nam-thoi-ky-hau-
wto.html?fbclid=IwAR2VbIgXoIwh4Nc8HgoTqyL7pNLr7CniX-
K0UxyDoAcGb0JJfBRoVnMmN14
Nhận xét của giảng viên

You might also like