Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

NỘI DUNG CHUẨN BỊ BÀI ASEAN

NHIỆM VỤ CHUNG
Câu 1. Phân tích những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập vào Asean.
 Bên kia
Câu 2. Lấy ví dụ cụ thể minh họa cho một trong các cơ chế hợp tác để đạt được
mục tiêu chung của Asean
 - Về hoạt động văn hóa, thể thao: Đại hội thể thao Seagames được tổ chức 2 năm một lần.
 - Tổ chức các hội nghị: Hội nghị Cấp cao, các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, Tư
pháp, trong đó thúc đẩy đối thoại về các vấn đề kinh tế, chính trị - an ninh khu vực.
 - Dự án hợp tác sông Mê Kông.

 – Thông qua các diễn đàn: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
 – Thông qua các hiệp ước: Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC), Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc,…
 – Thông qua tổ chức các hội nghị: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị các bộ
trưởng, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng(ADMM+) Hội nghị ASEAN
Hà Nội, …
 – Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực: Tổ chức liên hoan văn
hoá ASEAN, thể thao ASEAN – SEAGAME, ASEAN FOOD, Học bổng ASEAN, Trung
tâm Đa dạng sinh học ASEAN, Giải thưởng Nhà khoa học và Nhà kỹ thuật Xuất sắc
ASEAN,…
 – Xây dựng” khu vực thương mại tự do ASEAN”: Khu vực thương mại tự do ASEAN
– AFTA”, Khu vực Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA),…
 – Thông qua các dự án,chương trình phát triển: Chương trình thuế quan ưu đãi có
hiệu lực chung (CEPT), Dự án đường xuyên ASEAN 22, …
 Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ đảm bảo cho ASEAN đạt được các mục tiêu
chính & mục đích cuối cùng là: Hòa bình, ổn định, & cùng phát triển

Câu 3. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
Mục tiêu của ASEAN nhẫn mạnh đến sự ổn định vì:

- Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc, một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia,
điều này gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội  ở mỗi nước. Vì vậy mỗi nước trong khu
vực đều có điều kiện và hoàn cảnh xây dựng phát triển kinh tế khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến sự
mất ổn định do các vấn đề về sắc tộc- tôn giáo và các thế lực bên ngoài… nên cần thống nhất cao và
ổn định để phát triển.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa
dạng.
- Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển Đông) do nhiều nguyên nhân
nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển.

- Trong lịch sử, các nước Đông Nam Á từng bị chiến tranh xâm lược, chính trị mất ổn định.

- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ
của khu vực.

II. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ASEAN


NHIỆM VỤ TỔ 1 – NHÓM XANH
1. Trình độ phát triển còn chênh lệch
Câu 1. Sử dụng bảng số liệu và biểu đồ sau, em hãy chứng minh rằng trình độ phát
triển của ASEAN còn chênh lệch.

Quốc gia GDP (tỉ USD)

1. In-đô-nê-xi-a. 1075

2. Thái Lan. 484

3. Ma-lai-xi-a 365

4. Xin-ga-po 350

5. Phi-lip-pin 332

6. Việt Nam 241

7. Mi-an-ma 71

8. Lào 24

9. Cam-pu-chia 18

10. Bru-nây 14
 Điều quan trọng nữa là mức chênh lệch phát triển giữa các quốc gia phát triển ASEAN 6 (Bruney,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore) với ASEAN 4 (Việt Nam, Lào, Campuchia,
Myanmar) khá cao - được coi là yếu tố cản trở chính của sự liên kết kinh tế.
Bruney dầu mỏ lớn thứ 3 ĐNA, nhà sản xuất khí hóa lỏng lớn thứ 4 thế giới. Sản xuất dầu thô và
khí thiên nhiên đóng góp khoảng 90% GDP quốc gia. Brunei có nền kinh tế quy mô nhỏ song thịnh
vượng.
 Brunei nằm trong top 10 nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới với 
80.335USD/người. GDP năm 2019 của Brunei ước tăng 6,67%.

Câu 2. Trình độ phát triển chênh lệch sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu phấn
đấu ASEAN?
NHIỆM VỤ TỔ 2– NHÓM ĐỎ
2. Còn tình trạng nghèo đói
Câu 1. Nhận xét tình trạng đói nghèo của ASEAN trong biểu đồ dưới:
Tỷ lệ nghèo quốc gia trong ASEAN, 2016-2018
Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo theo chuẩn quốc gia , theo Báo cáo, trong số 8 quốc gia có chuẩn
nghèo quốc gia, năm 2018 trung bình có 13,0/100 người sống dưới mức chuẩn nghèo của các quốc
gia. Tuy nhiên, tỷ lệ này không thể so sánh giữa các quốc gia do mỗi quốc gia đưa ra mức chuẩn
nghèo khác nhau. Tại Myanmar, tỷ lệ dân số sống dưới mức chuẩn nghèo của quốc gia này là 24,8/100
người vào năm 2017. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Philippines cũng trong năm 2017 là 16,7/100 người
(thấp hơn đáng kể mức 23,5/100 người của năm 2016. Cũng theo báo cáo, Indonesia và Thái Lan có
khoảng 10% dân số sống dưới mức chuẩn nghèo quốc gia trong năm 2018. Tại Việt Nam, tỷ lệ hộ
gia đình sống dưới chuẩn nghèo đa chiều quốc gia năm 2018 là 6,8%.
 
Năm 2018, khu vực ASEAN có tỷ lệ nghèo ở nông thôn cao hơn tỷ lệ nghèo chung với 18,0% người
dân nông thôn sống dưới mức nghèo năm 2018. Trong đó, Myanmar là quốc gia có tỷ lệ nghèo nông
thôn cao nhất với 30,2% vào năm 2017. Tiếp đến ở Lào và Philippines là khoảng 24% năm 2018.

Tại Việt Nam, 4,9% dân số (4.677 nghìn người) là người nghèo đa chiều, so với Indonesia: 7%, Philippines: 5,8%,
Trung Quốc: 3,9%, Thái Lan: 0,8% và tỷ lệ trung bình của Đông Á và Thái Bình Dương là 5,6%. 5,6% dân số Việt
Nam (5.369 nghìn người) được phân loại thuộc nhóm có nguy cơ nghèo đa chiều, thấp nhất trong số các quốc gia so
sánh và khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, điều này cho thấy mức độ phục hồi cao đối với nghèo đa chiều cũng như
còn nhiều yếu tố khác có thể được cải thiện hơn nữa. Độ sâu (mức độ nghiêm trọng) của nghèo ở Việt Nam, là điểm
nghèo trung bình của những người nghèo đa chiều, là 39,5%, thấp thứ hai (chỉ cao hơn Thái Lan 39,1%) và cao hơn so
với tất cả các quốc gia còn lại. MPI, tỷ lệ dân số nghèo đa chiều, điều chỉnh theo độ sâu nghèo của Việt Nam là 0,009,
cao hơn 0,016 của Trung Quốc và 0,003 của Thái Lan, và thấp hơn so với các quốc gia còn lại, đặt Việt Nam thứ 29
trong số 102 quốc gia về MPI.

Câu 2. Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây những trở ngại gì cho
việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia ASEAN
Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ có ảnh hưởng:

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế của các quốc gia.


+ Tích lũy nền kinh tế giảm.

+ Gây áp lực về các vấn đề chi phí phúc lợi xã hội,  giải quyết nhà ở, xóa đói giảm nghèo...

trong bối cảnh đó, việt nam phải đối mặt với rủi ro và cơ hội về giảm nghèo, phát triển đồng đều và bền vững
về môi trường. một bên là những rủi ro cản trở Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng, như tình trạng
nghèo dai dẳng của người dân tộc thiểu số, tốc độ dân số già nhanh, môi trường toàn cầu nhiều biến động,
các nguy cơ kinh tế vĩ mô, các nguy cơ về biến đổi khí hậu và tác động môi trường ngày càng tăng lên. một
bên là những cơ hội tái đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu, tận dụng hội nhập toàn cầu, gặt hái những lợi ích của
quá trình đô thị hóa nhanh.

Câu 3. Việt Nam có những chính sách, chương trình, dự án nào để xóa đói giảm
nghèo?
- Tìm hiểu các chính sách xóa đói, giảm nghèo của VN hiện nay.
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI định hướng: “Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, không ngừng cải
thiện đời sống và chất lượng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số”, “thực hiện có hiệu quả
chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ bền vững; đa dạng hóa các nguồn lực và
phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng
đặc biệt khó khăn”.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định một trong những nhiệm vụ
trọng tâm là “Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần…; đảm bảo an ninh xã hội, nâng
cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững”.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa XI ngày 01/11/2012 về một số vấn đề về chính sách xã
hội giai đoạn 2012- 2020 đã đánh giá những thành tựu quan trọng đạt được trong các lĩnh vực
xã hội của nước ta, “giảm nghèo” là lĩnh vực đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhất và định
hướng “Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ và Chương trình mục
tiêu quốc gia về giảm nghèo, trong đó chú trọng các chính sách giảm nghèo đối với các huyện
nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã
an toàn khu, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, thu hẹp chênh
lệch về mức sống và an sinh xã hội so với bình quân cả nước. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo để giảm nghèo bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập
bình quân đầu người của hộ nghèo tăng trên 3,5 lần so với năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo cả nước
giảm 1,5 - 2%/năm; các huyện, xã có tỉ lệ nghèo cao giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai
đoạn”
-
- Kể tên ít nhất 10 chương trình hoặc dự án để xóa đói, giảm nghèo tại VN.

- Những chính sách của Đảng và Nhà nước ta  để xóa đói, giảm nghèo:

+ Hỗ trợ vay vốn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

+ Hỗ trợ vay vốn cho sinh viên nghèo ở bậc đại học.

+ Miễn hoặc giảm học phí cho học sinh, sinh viên nghèo.

+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động.

+ Miễn, giảm một số loại thuế.


+ Xây dựng “Quỹ ủng hộ người nghèo“  để kêu gọi tấm lòng của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm.

NHIỆM VỤ TỔ 3 – NHÓM TÍM


3. Các vấn đề xã hội khác
Câu 1. Nêu ví dụ cụ thể hậu quả của vấn đề đô thị hóa tự phát tại ASEAN
Câu 2. Kể tên các xung đột, mất ổn định… bị gây ra bởi vấn đề tôn giáo và hòa hợp
dân tộc tại ASEAN.
Câu 3. Kể tên các đại dịch bệnh mà Đông Nam Á đã phải trải qua.
NHIỆM VỤ TỔ 4 – NHÓM VÀNG
Câu 1. Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa
hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN. Cần phải khắc phục điều đó bằng
những biện pháp nào?
Câu 3. Đưa ra các giải pháp để khắc phục cho 3 thách thức của ASEAN.

You might also like