Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

 

 Đề cương Sử
Chủ đề: Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Nước Mỹ trong những năm 1929 - 1939
 Khủng hoảng kinh tế:
 Phát triển không đồng đều giữa các nhà sản xuất.
 Sản xuất quá nhanh, chạy đua lợi nhuận.
→ Tháng 10/1929 nền kinh tế - tài chính chấn động, thất nghiệp, nạn đối, phong
trào đấu tranh diễn ra.
 Chính sách mới của Roosevelt (1932)
*Nội dung
 Giải quyết nạn thất nghiệp.
 Phục hồi các ngành kinh tế, tài chính.
 Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và
ngân hàng, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
 Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ
hệ thống ngân hàng.
 Tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp.
 Tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định xã hội.
*Tác dụng
 Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
 Cứu nguy cho tư bản Mỹ
 Giải quyết phần nào khó khăn cho nhân dân lao động.
 Góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản.
NEW DEAL
Cải tiến cấu trúc xã hội tư bản Mỹ, giải quyết khó khăn cho người lao động, giúp
Mỹ thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn giữ nền chính trị

Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939


 Khủng hoảng kinh tế:
 Nạn thất nghiệp hoành hành.
 Công-nông-thương nghiệp khó khăn.
 Công nông dân đấu tranh quyết liệt.
 Chính sách của chính phủ Nhật Bản
o Tăng cường chính sách quân sự, chiến tranh xâm lược.
o Thập niên 1930, thiết lập chế độ phát xít, dùng bộ máy quân sự và
cảnh sát chế độ quân chủ.
*Phong trào đấu tranh chống phát xít
 Đảng Cộng Sản dẫn đầu.
 1939, có 40 cuộc đấu tranh phản chiến.
→ Thất bại nhưng làm chậm quá trình phát xít ở Nhật.
Chủ đề: Phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX
Khởi nghĩa Yên Thế 1884 - 1913
*Yên Thế
 Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang là vùng đất đồi, cây cối rậm
rạp, địa hình hiểm trở.
 Thích hợp với lối đánh du kích, dựa vào địa thế hiểm trở và công sự dã
chiến, đánh nhanh và rút nhanh lại rất thuận tiện khi bị truy đuổi.

*Nguyên nhân khởi nghĩa


 Sâu xa
 Chính sách bóc lột của dân Pháp với nhân dân ta.
 Trực tiếp
 Pháp chiếm được hoàn toàn Bắc Kì và chuyển mục tiêu sang Yên
Thế - nơi tập trung nhiều dân cư từ vùng đồng bằng Bắc Kì.
*Diễn biến
 Giai đoạn I (1884 - 1892)
 Nhiều nghĩa quân hoạt động riêng rẽ với thủ lĩnh là Đề Nắm.
 Tháng 4 - 1892, Đề Nắm mất, Đề Thám chỉ huy.
 Giai đoạn II (1893 - 1908)
 Đề Thám chỉ huy, vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
 Nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa
và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.
 Đặc biệt trong lần giảng hòa thứ 2 (12/1897) Đề Thám cho sản xuất
ở Phồn Xương, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu. 
 Nhiều nhà yêu nước tìm đến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
 Giai đoạn III (1909 - 1913)
 Nhận thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội
→ Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế.
 Lực lượng quân ta hao mòn.
 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
⇒ Là trang sử vẻ vang của dân tộc, chứng minh khả năng hùng hậu của nông
dân trong lịch sử chống Pháp xâm lược.

Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế
*Phong trào Cần Vương
 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần
Vương kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
 Diễn biến:
 1885 - 1888: bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
 1888 - 1896: sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, qui tụ những cuộc khởi
nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn so với giai đoạn I
(Ba Đình - Bãi Sậy - Hương Khê).
*Nguyên nhân
 Sâu xa:
 Phái chủ chiến muốn giành lại chủ quyền từ Pháp.
 Thực dân Pháp thấy vậy tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
 Trực tiếp:
 Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công
quân Pháp ở tòa Khâm Sứ và Mang Cá.
*Diễn biến
 Đêm 4 rạng 5- 7- 1885 Tôn Thất Thuyết ( Thượng Thư Bộ binh ) hạ lệnh
tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.
 Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng phản công
chiếm Hoàng Thành. Trên đường đi chúng giết người cướp của dã man.

Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
 Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)
 Căn cứ chính ở Ngàn Trươi, Vụ Quang (Hương Khê - Hà Tĩnh)
*Diễn biến
 1885 - 1888: tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí với lối
đánh du kích trải rộng 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
 1885 - 1896: chiến đấu cam go đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch
 Pháp bao vây Ngàn Trươi, Phan Đình Phùng hi sinh ngày 28/12/1895,
nghĩa quân hoạt động thêm một thời gian rồi tan rã
 Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, có bước phát triển cao nhất:
 Nghĩa quân tổ chức chặt chẽ
 Quy mô rộng lớn, lối đánh linh hoạt
 Thời gian tồn tại lâu nhất
 Được đông đảo nhân dân ủng hộ
 Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người trung quân ái quốc
*Ý nghĩa phong trào Cần Vương
 Phong trào Cần Vương là phong trào lớn mạnh, thể hiện truyền thống và
khí phách anh hùng của dân tộc ta
 Tiêu biểu nhất cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỷ
XIX
 Hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào chống chủ nghĩa đế quốc

Chủ đề: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
 Chính trị: triều đình Huế thi hành các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời
lạc hậu
 Kinh tế: đình trệ, tài chính cạn kiệt
 Xã hội: đời sống nhân dân khốn khổ => nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi
Những năm 60 của thế kỉ XIX, khi Pháp mở rộng cuộc xâm lược Nam Kì, triều
đình HUế vẫn có các chính sách ngoại giao lỗi thời lạc hậu khiến kinh tế và xã
hội nước ta rơi vào khủng hoảng. Các ngành nông, công thương nghiệp đình trệ
dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp dân tộc. Cho nên trào lưu Duy Tân
ra đời khi Việt Nam trong thời gian khủng hoảng nghiêm trọng.

Những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
*Nguyên nhân
 Muốn nước nhà giàu mạnh để chống lại sự xâm lược của kẻ thù, vì lòng
yêu nước, thương dân
*Nội dung cải cách và những nhà cải cách tiêu biểu
Thời Tên quan Đề nghị cải cách
gian sĩ, sĩ phu

1868 Trần Đình Xin mở cửa biển Trà Lý


Túc
Nguyễn
Huy Tế

Đinh Văn Xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát
Điền triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng

1872 Viện Xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông
Thương thương với bên ngoài
Bạc

1863 - Nguyễn Gửi lên triều đình 30 bản điều trần: chấn chỉnh bộ máy
1871 Trường Tộ quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính,
chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,...

1877 - Nguyễn Lộ Dâng 2 bản “Thời vụ sách”, đề nghị chấn hưng dân khí,
1882 Trạch khai thông dân trí, bảo vệ đất nước

Kết cục của các đề nghị cải cách


 Tích cực: đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta, tác động tới cách nghĩ,
cách làm của một bộ phận quan lại triều đình Huế
 Tiêu cực: mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của
xã hội
 Kết quả: triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận đổi mới, cải cách
 Ý nghĩa: tấn công tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của
những người Việt Nam hiểu biết, thức thời

You might also like