2156070005-Nguyễn Hải Anh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ VÀ HỖ TRỢ SINH VIÊN

BÀI THU HOẠCH TUẦN SINH HOẠT ĐẦU


KHÓA K41

Họ và Tên: Nguyễn Hải Anh


Lớp: Báo mạng điện tử K41
Mã sinh viên: 2156070005
Số điện thoại: 0934472121

Hà Nội – 2021
Câu 1: Phân tích làm rõ nhiệm vụ và quyền của sinh viên trong Quy chế công
tác sinh viên đại học chính quy. Hãy nêu các biện pháp thực hiện tốt Quy chế
học tập và rèn luyện của nhà trường.
 Theo Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/04/2016 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục & Đào tạo, nhiệm vụ và quyền của sinh viên trong Quy chế công
tác sinh viên đại học chính quy:
- Nhiệm vụ của sinh viên:
1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, Điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của
cơ sở giáo dục đại học.
2. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo
của cơ sở giáo dục đại học; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu,
sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống.
3. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ
sở gaios dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình
học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong trường
học.
4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng
và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục đại học.
5. Thực hiện đầy đủ quy định của cơ sở giáo dục đại học.
6. Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã
hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu
của sở giáo dục đại học.
8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của
Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước
cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà
nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào
tạo theo quy định của Chính phủ.
9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và
các hoạt động khác của sinh viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng
chức năng, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc các cơ quan có
thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong
học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội
quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong cơ sở giáo
dục đại học.
10. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông,
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và
cộng đồng.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp
luật và của cơ sở giáo dục đại học.
- Quyền của sinh viên:
1. Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã được đăng ký dự
tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ
Giáo dục & Đào tạo và cơ sở giáo dục đại học.
2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ
thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của
cơ sở giáo dục đại học; được phổ biến nội quy, quy chế về đào
tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên
quan đến sinh viên.
3. Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn
luyện, bao gồm:
a) Sử dụng hệ thống thư viện, các thiết bị và phương tiện phục
vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao;
b) Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi
Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật;
c) Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà
nước;
d) Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu,
trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình
độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành;
e) Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham
gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt động xã hội
có liên quan ở trong và ngoài trường học theo quy định của
pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành
mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại
học;
f) Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của cơ sở giáo
dục đại học (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn
việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn
cảnh đặc biệt,…)
g) Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm,
tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường
theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục &
Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ lễ theo quy định.
4. Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng
khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm
phí khi sử dụng các dịch vụ công về giao thông, giải trí, tham
quan bảo tang, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định
của Nhà nước.
5. Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo
dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp
hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị các giải
pháp góp phần xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục đại học;
đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Thủ trưởng cơ sở giáo dục
đại học giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính
đáng của sinh viên.
6. Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ở
ký túc xá theo quy định.
7. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt
nghiệp, chứng chỉ, bảng điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ
liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác.
 Các biện pháp thực hiện tốt Quy chế học tập và rèn luyện của nhà trường:
- Quyết tâm trở thành sinh viên 5 Tốt
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, thực hiện đúng quy chế kiểm tra và thi, thực
hiện đúng kế hoạch học tập, có ý thức tự học và chuẩn bị đầy đủ các
yêu cầu học tập của giáo viên
- Tham gia đề tài khoa học sinh viên cấp bộ, cấp Học viện
- Có ý thức vươn lên trong học tập, kỳ sau có kết quả cao hơn 0,5 điểm
trở lên so với kỳ trước
- Có ý thức chấp hành nội quy, quy chế của Học viện
- Thực hiện tốt văn hóa học đường
- Thực hiện tốt Quy chế nội trú hoặc Quy chế ngoại trú
- Thực hiện tốt các quy định của khoa, các phòng, ban chức năng, đóng
học phí đúng hạn
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản, cây xanh, vườn hoa và vệ sinh môi
trường trong Học viện
- Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Ý thức chấp hành các văn bản của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh
- Chấp hành tốt và tích cực tham gia tuyên truyền các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng
- Tham gia tích cực các hoạt động xã hội có thành tích được ghi nhận,
biểu dương, khen thưởng
- Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người thân, người có hoàn cảnh khó
khăn, hoạn nạn
- Có quan hệ đúng mực trong lớp, trong trường, có tinh thần đoàn kết
hòa hợp với tập thể, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong học tập và cuộc
sống

Câu 2: Theo em, phương pháp học tập ở bậc đại học khác gì so với bậc phổ
thông?
   Chương trình học ở bậc đại học là học tập theo hệ thống tín chỉ, trong đó có
những học phần bắt buộc theo chương trình học mà nhà trường đề ra và những học
phần sinh viên tự chọn sao cho phù hợp với mục đích và kiến thức cần học. Còn
bậc phổ thông là học theo thời khóa biểu do nhà trường sắp xếp sẵn.

Trong đào tạo theo tín chỉ, mình có quyền tự lựa chọn và sắp xếp thời khóa
biểu. Khi đã nắm được chương trình đào tạo, sinh viên có thể chủ động thiết kế
tiến trình học tập cho chính mình mà đó, bản thân tự sắp xếp học môn học nào,
trong học kì nào. Tiến trình học tập còn giúp sinh viên quản lý quá trình tích lũy tín
chỉ để mình chuẩn bị cho ngày tốt nghiệp của mình.

“Đại học là tự học”. Tự học tức là sinh viên biến quá trình đào tạo của người
thầy trở thành quá trình tự đạo tạo của mình. Người thầy giữ vai trò chỉ cho các em
hướng đi, hướng tiếp cận vấn đề. Trong giờ giảng, khác với bậc phổ thông, thầy cô
ghi đề mục rõ ràng còn ở đại học thì chỉ nêu ra chương mục. Do đó đòi hỏi sinh
viên phải có sự tập trung cao độ, biết cách chắt lọc, lựa chọn trong quá trình ghi
chép. Bởi vậy không hẳn ghi đủ ý thầy cô là được điểm cao, mà nó còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: tìm đọc tài liệu, vào thư viện, nghe giảng kĩ lưỡng,…

    Không có một phương pháp học chung nào cho tất cả các ngành/khoa học.
Đặc biệt, với phương thức đào tạo theo tín chỉ hiện nay, Học viện đang áp dụng thì
điều quan trọng là sinh viên phải xây dựng cho mình một thời khoá biểu khoa học
hợp lý. Đăng ký các môn học phải biết lựa sức mình, biết cấu trúc, phân chia thời
gian hợp lý. Nên lập ra thời gian biểu cho cả ngày bao gồm cả thời gian trên lớp và
ở nhà. Quan trọng là phải cố gắng thực hiện được lịch trình đó. Chủ động xây dựng
mục tiêu và kế hoạch học tập:

- Định hướng nghề nghiệp

- Rèn luyện kĩ năng xã hội

- Tự tin trong học tập và cuộc sống

- Phương pháp học tập chủ động và tích cực

- Ngoại ngữ và CNTT là chìa khóa

- Mạng internet là phương tiện hiệu quả

- Khai thác tốt mọi nguồn lực

- Nâng cao năng lực tư duy, bao gồm:

+ Tư duy logic: suy luận theo một chuỗi có tuần tự, có khoa học và có hệ thống

+ Tư duy trừu tượng: suy luận một cách khái quát hóa, tổng quát hóa vượt ra khỏi
khuôn khổ có sẵn
+ Tư duy phê phán: suy luận một cách hệ thống, có nhận xét, có phê phán, có
phản biện

+ Tư duy sáng tạo: suy luận các vấn đề một cách mở rộng và ngoài các khuôn khổ
định sẵn, tạo ra những cái mới

Câu 3: Để học tập tốt, sinh viên cần phải có những kĩ năng gì? Nêu các biện
pháp rèn luyện để nâng cao các kỹ năng học tập đạt kết quả cao.

1. Kĩ năng học và tự học: là quá trình tự trau dồi kiến thức không chỉ từ sách
vở mà còn từ các trải nghiệm trong cuộc sống. Để rèn luyện kĩ năng tự học
cần phải:

- Kế hoạch và mục tiêu: Phải lên cho mình một kế hoạch học tập thật
khoa học, xác định khối kiến thức mà cần trau dồi, phân bố thời gian
cho từng loại kiến thức cụ thể. Có kế hoạch thì phải có mục tiêu, nó sẽ
là động lực học tập. Khi ấy sinh viên sẽ chủ động học và tự học để có
đủ kiến thức mà bản thân đề ra.
- Phương pháp và nhẫn nại: Những kiến thức hay, bổ ích yêu cầu
phương pháp học khoa học, tuy nhiên, mỗi một cá nhân sẽ có một
phương pháp học khác nhau, cho nên hãy xác định được phương pháp
phù hợp nhất đối với bản thân để việc học không còn khó khăn và
chán nản.
- Kỉ luật khi học: Luyện cho mình tính kỉ luật khi học. Khi học thì phải
dành toàn bộ tâm trí của mình vào việc học, không được để bị xao
nhãng vào việc khác.
- Tìm kiếm tài liệu: Tìm kiếm tài liệu ở nhiều nguồn khác nhau. Biết
cách chọn lọc thông tin, kiến thức. Vì vậy hãy rèn luyện cho mình kĩ
năng tìm kiếm tài liệu.
- Tự kiểm tra kiến thức: Để việc học đạt hiệu quả cao thì phải biết cách
tự kiểm tra kiến thức của mình như: Tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê
nội dung chính, vẽ biểu đồ, bản đồ tư duy,… và thường xuyên kiểm
tra lại kiến thức đã học để tránh việc nửa nhớ, nửa quên.
- Học cách ghi nhớ: Cần phải biết được thói quen học của mình như
thế nào để có cách ghi nhớ hiệu quả nhất. Hãy tìm cho mình cách ghi
nhớ phù hợp với bản thân

2. Kĩ năng làm việc nhóm: Đây là một kĩ năng vô cùng cần thiết. Các yếu tố
cơ bản cần rèn luyện để cải thiện kĩ năng làm việc nhóm là:
Giao tiếp: Trở thành một thành viên tốt trong nhóm có nghĩa là có thể truyền
đạt rõ ràng ý tưởng của mình với nhóm. Cần phải có khả năng truyền đạt
thông tin qua điện thoại, email hoặc giao tiếp trực tiếp.

Quản lý xung đột: Phải biết hòa giải các vấn đề giữa các thành viên trong
nhóm. Cần có khả năng thương lượng với các thành viên trong nhóm để giải
quyết tranh chấp và đảm bảo mọi người đều hài lòng với các lựa chọn chung
của nhóm, ví dụ như: hợp tác, tư duy phản biện, đồng cảm, linh hoạt, suy
nghĩ logic, đàm phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, các hoạt động xây dựng
nhóm.

Lắng nghe: Lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi làm rõ, tư duy phản biện, giao
tiếp bằng mắt, đưa ra phản hồi kịp thời, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, tư
duy tích cực khi nhận phản hồi, khả năng tóm tắt, tổng hợp.

Đáng tin cậy: Cam kết, tinh thần mang tính xây dựng cộng đồng, sự tự tin,
xây dựng niềm tin, linh hoạt, tích cực tham gia hoạt động, hoàn thành nhiệm
vụ, bám sát định hướng, kĩ năng quản lí công việc tốt.

Sự tôn trọng: Thể hiện sự biết ơn, khuyến khích bày tỏ ý tưởng, tự tạo động
lực cho bản thân và thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhóm, cởi mở trao đổi ý
kiến, kiên nhẫn, giữ thái độ tích cực, xây dựng mối quan hệ tốt với đồng
nghiệp, thể hiện sự ủng hộ, đồng cảm và thấu hiểu.

Bên cạnh đó còn cần những kĩ năng quan trọng khác như: Kĩ năng quản lí
thời gian; Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng thuyết trình.

Ngoài ra, một số biện pháp rèn luyện để nâng cao các kĩ năng học tập đạt
kết quả cao như:

- Tìm trên internet


- Tìm các sách dạy về kĩ năng
- Học hỏi từ bạn bè, anh chị khóa trên
- Tham gia các khóa học ngắn được Đoàn, Hội tổ chức
- Tham gia các khóa học ở bên ngoài trường (có trả phí, đôi khi miễn
phí)
- Tham gia hoặc thành lập các nhóm, câu lạc bộ,…
Câu 4: Phân tích vai trò của việc học ngoại ngữ và tin học trong chương trình
đào tạo đại học.

Trong cuộc cách mạng 4.0, việc học Ngoại ngữ và tin học là công việc cần thiết
đối với tất cả mọi người vì nó là cây cầu kết nối chúng ta với Thế Giới. Tuy nhiên,
hiện nay cũng có một số thành phần, cụ thể là sinh viên, lại không có sự húng thú
với việc học tin học và Ngoại ngữ. Chính vì vậy, các trường đại học và cao đẳng
trên toàn quốc đã có những hành động để nâng cao trình độ và năng lực về Ngoại
ngữ và tin học cho sinh viên.

Hiện nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông trên thế giới và nó cũng là ngoại
ngữ phổ biến ở Việt Nam. Phần lớn các công ty khi tuyển dụng đều yêu cầu trình
độ Anh ngữ từ phía ứng viên. Chính vì vậy, các quốc gia nói chung và Việt Nam
nói riêng luôn quan tâm chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này. Không những thế, tiếng
Anh còn được ví như cầu nối về ngôn ngữ giữa các quốc gia trên thế giới, có tác
dụng tích cực trong việc giao lưu hợp tác với nhân dân các nước. Vì thế, trong một
xã hội ngày càng hội nhập với quốc tế như ngày nay, tiếng Anh là một điều kiện
bắt buộc và quan trọng cho sinh viên trong quá trình giao tiếp cũng như xin việc.

 Bên cạnh ngoại ngữ, tin học cũng là một môn học có vai trò vô cùng quan trọng
trong giảng dạy ở trường học, đặc biệt ở bậc đại học cũng như trong cuộc sống.
Trong một xã hội mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay, các
nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi các ứng viên phải có kiến thức về tin học, về sử dụng
máy tính, các phần mềm văn phòng, sử dụng Internet thành thạo. Không chỉ để xin
việc, các sinh viên cũng nên ý thức được rằng việc sử dụng máy tính và Internet
thành thạo sẽ là một công cụ hữu hiệu phục vụ không chỉ cho công việc mà cho cả
cuộc sống hàng ngày của bạn, là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội trong thời đại thế
giới đang “phẳng ra”.

Ngoại ngữ và tin học là hai lĩnh vực sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên sau này.
Bạn sẽ có những cơ hội tuyệt vời trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp khi
bạn thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, cộng với kỹ năng tin học sẽ là một công cụ
hữu hiệu phục vụ không chỉ cho công việc mà cho cả cuộc sống hàng ngày của
bạn, là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội trong thời đại công nghệ hiện nay. Vậy nên,
hãy đầu tư thời gian và sức lực vào việc học Ngoại ngữ và tin học vì chúng chính
là cánh cửa để đưa chúng ta ra một thế giới không ngừng thay đổi.
Câu 5: Sinh viên sẽ làm gì để thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”?

Để thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh, sinh viên hiện nay còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để
xứng đáng với niềm tin yêu của Bác. Vì thế, “Học tập và làm theo tư tưởng đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân
mình. Có nhiều cách để học tập, làm theo tấm gương của Bác, trước hết chúng ta
cần thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm
chất mà Người đã mong muốn ở thế hệ tương lai nước nhà:

 Phải luôn nâng cao chí khi cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm
vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng”, không sợ gian khó, hy sinh, xung phong đi đầu trong sự nghiệp cách
mạng.
 Luôn trau dồi kiến thức cách mạng, khiêm tốn và giản dị, không kiêu căng,
tự mãn; chống lãng phí, xa hoa.
 Ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự
để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ Quốc, cho nhân dân.
 Luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt
về mọi mặt cho đàn em noi theo.
 Học tập đạo đức của Bác Hồ, chúng ta còn có thể học tập qua chính những
tấm gương thầy cô, bè bạn xung quanh. Và hãy để việc học tập đó đi vào
chính cuộc sống hàng ngày của thanh niên, sinh viên chứ không phải là
những hoạt động có tính chất phong trào. Bởi học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp
hơn.

Về phía cá nhân thì em sẽ học tập Bác từ những điều giản dị như tập thể dục,
thể thao để giữ gìn sức khỏe, đảm bảo cho việc học tập, tạo mối quan hệ tốt,
gần gũi, giản dị, chân thành với mọi người xung quanh như chính Bác Hồ đã
từng làm.

Câu 6: Hãy nêu ý kiến về nội dung, phương thức tổ chức và quản lý lớp học
trong “Tuần sinh hoạt công dân – HSSV” năm 2021. Qua đó nêu kiến nghị
của bản thân đối với Học viện về cách thức tổ chức và nội dung, chương
trình học tập.
Sau hai tuần sinh hoạt công dân của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, em
thấy rằng nội dung đưa ra của nhà trường tương đối đầy đủ và hợp lý để giúp
cho các tân sinh viên có thể dễ dàng làm quen và có nhiều nhận thức đúng đắn,
hiểu rõ về nhà trường, hiểu rõ được các thông tin, nội quy, quy chế để thực hiện
đúng, đủ và tốt.
Nội dung của các bài giảng thầy cô của Học viện đề ra khá gần gũi và quan
trọng đối với tân sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như: tầm
quan trọng của Ngoại ngữ, những môn học có thể áp dụng vào đời sống, kiến
thức giao tiếp trên không gian mạng và an toàn giao thông.
Những bài giảng không áp đặt quá nhiều về kiến thức nhưng nhiều hơn về
mặt kinh nghiệm để sinh viên cảm thấy hứng thú hơn.
Thầy cô cũng rất tích cực trong việc trao đổi với sinh viên để sinh viên bớt
cảm thấy bỡ ngỡ khi bắt đầu vào học chính thức. Bên cạnh đó thì cũng còn có
một số anh chị khóa trên cũng tham gia để chia sẻ các kinh nghiệm của mình
cho các bạn tân sinh viên để các bạn cảm thấy hứng thú trong việc tham gia các
hoạt động của trường hơn.
Đối với em, các bài giảng của hai tuần sinh hoạt vừa rồi là không cần thay
đổi gì, tuy chỉ có một điều là các thầy cô nên kiểm soát chặt hơn về mặt các bạn
tân sinh viên để tránh bỏ xót những bạn quên chưa vào học hoặc bị mất mạng
hay là lí do cá nhân.

Câu 7: Bạn biết về Học viện qua các kênh thông tin nào?
Em biết đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ yếu là trên các trang
fanpage của Facebook, nhưng lần đầu tiên em biết đến trường là trên các kênh
sóng truyền hình, trên các bảng tin vì Học viện hay có những sự kiện đáng chú
ý và đây cũng là ngôi trường mà sau khi mình học xong có tỉ lệ có việc làm cao.

You might also like