Nhóm 14 Cảm Biến Tốc Độ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG


KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
----™&˜----

NHÓM 14:
NGUYỄN TIẾN LỰC
VÕ THÀNH LONG
NGUYỄN HỮU DANH

GIẢNG VIÊN: ĐINH THỊ THANH HOA


ĐỀ TÀI 14:
CẢM BIẾN TỐC ĐỘ
I/ giới thiệu chung:
 Cảm biến tốc độ là một loại cảm biến dùng để đo tốc độ và chiều quay của máy,
động cớ, máy điện và nó hiển thị kết quả cho người dùng biết đồng thời làm tín
hiệu phản hồi trong điều chỉnh
 Nó có vai trò quan trọng trong việc đo lường như đo tốc độ oto và moto, bộ đồng
hồ tính tiền trong taxi, đo và hiển thị tốc độ trong máy phát, hiện nay được ứng
dụng rộng rãi.

II/ cấu tạo - nguyên lý hoạt động:


 Tiềm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc
độ dùng hiệu ứng HALL và cảm biến tốc độ dùng ENCODER:
1/ Cảm biến tốc độ dùng ENCODER
a) ENCODER là gì: Encoder hay còn gọi là Bộ mã hóa quay hoặc bộ mã hóa
trục, là một thiết bị cơ điện chuyển đổi vị trí góc hoặc chuyển động của trục hoặc
trục thành tín hiệu đầu ra analog hoặc kỹ thuật số. Encoder được dùng để phát hiện
vị trí, hướng di chuyển, tốc độ… của động cơ bằng cách đếm số vòng quay được
của trục.
b) Cấu tạo - nguyên lý hoạt động ENCODER:
Encoder cấu tạo chính gồm:
 Đĩa quang tròn có rảnh nhỏ quay quanh trục: Trên đĩa được đục lỗ (rãnh), khi đĩa
này quay và chiếu đèn led lên trên mặt đĩa thì sẽ có sự ngắt quãng xảy ra. Các rãnh
trên đĩa chia vòng tròn 360o thành các góc bằng nhau. Và một đĩa có thể có nhiều
dãy rãnh tính từ tâm tròn.
 Bộ cảm biến thu (photosensor)
 Nguồn sáng (Light source).
Nguyên lý hoạt động:
Khi đĩa quay quanh trục, trên đĩa có các rãnh để tín hiệu quang chiếu qua (Led).
Chỗ có rãnh thì ánh sáng xuyên qua được, chỗ không có rãnh ánh sáng không
xuyên qua được. Với các tín hiệu có/không người ta ghi nhận đèn Led có chiếu
qua hay không.
Số xung Encoder được quy ước là số lần ánh sáng chiếu qua khe. Ví dụ trên đĩa
chỉ có 100 khe thì cứ 1 vòng quay, encoder đếm được 100 tín hiệu. Đây là
nguyên lý hoạt động của loại Encoder cơ bản, còn đối với với nhiều chủng loại
khác thì đương nhiên đĩa quay sẽ có nhiều lỗ hơn và tín hiệu thu nhận cũng sẽ
khác hơn.

Cảm biến thu ánh sáng sẽ bật tắt liên tục, từ đó:
 Tạo ra các tín hiệu dạng xung vuông.
 Tín hiệu dạng xung sẽ được truyền về bộ xử lý trung tâm để đo đạc, xác định vị
trí/ tốc độ của động cơ.
c/ thuật toán đo tốc độ động cơ:

-gọi số xung xuất ra từ kênh A (kênh B) trong 1s là: n


-số xung của đĩa encoder là: Ne (khi động cơ quay được 1 vòng thì trên kênh A hoặc
kênh B sẽ xuất hiện ra Ne xung).
 Tốc độ động cơ: v=n/Ne (vòng/giây)
Vậy để đo được tốc độ động cơ, bạn chỉ cần đếm được số xung xuất ra từ 1 trong 2 kênh
A và B trong thời gian 1s hay nói cách khác đó chính là tần số của xung encoder.
Thời gian 1s này được gọi là thời gian lấy mẫu, tuy nhiên nếu chọn thời gian lấy mẫu quá
lớn (1s) sẽ dẩn đến sai số trong việc đếm xung, làm mất thời gian thực thi của vi điều
khiển và làm cho quá trình hiệu chỉnh tốc độ ( nếu có ) không được liên tục vì vậy việc
chọn thời gian lấy mẫu rất quan trọng, không được quá lớn và k được quá bé.
 Gọi thời gian lấy mẫu là:s Ts
 Gọi số xung encoder xuất ra trong thời gian Ts là ns
 Tốc độ động cơ: v=(ns*1000)/(Ne*Ts)

2/ cảm biến tốc độ dùng hiệu ứng hall:


a/ hiệu ứng hall là gì:
Ban đầu ta có 1 thanh kim loại và sau đó ta cấp nguồn điện vào 2 đầu của tấm kim loại
khi đó sẽ xuất hiện dòng điện đó là dòng dịch chuyển của các electron chạy từ đầu này
sang đầu kia của tấm kim loại.
Sau đó ta đặt một nam châm điện vuông góc với tấm kim loại có cực S gần với tấm kim
loại khi đó sẽ làm lệnh các electron khỏi vị trí ban đầu vì cùng dấu thì đẩy nhau khác dấu
là hút nhau. Nếu ta coi vị trí ban đầu khi các electron chưa bị dịch chuyển là mức 0, khi
đó các electron bị từ trường của nam châm dịch chuyên khỏi vị trí mốc sẽ là âm còn phía
trên mức 0 sẽ xuất hiện các điện tích dương và nếu ta đo đồng hồ vào 2 điểm này sẽ xuất
hiện 1 điện áp.

Như vậy ta có thể phát biểu hiệu ứng Hall là một hiệu ứng vật lý được
thực hiện khi ta áp dụng một từ trường vuông góc lên một 1 bảng làm
bằng kim loại hay chất dẫn điện nói chung (thanh Hall) đang có dòng
điện chảy qua lúc đó ta nhận được một hiệu điện thế U (hiệu điện thế
Hall) sinh ra tại 2 mặt đối diện của thanh Hall.
B/ cảm biến hall:

Hình dạng cảm biến hall thực tế


Cảm biến Hall hoạt động dựa theo nguyên lí của hiệu ứng Hall. Hiệu điện thế cảm
biến hall rất nhỏ (vài uV) và vì vậy các thiết bị thường được sản xuất tích hợp với
bộ khuếch.

Có hai loại cảm biến hall. Một loại có đầu ra analog và một loại có đầu ra digital.
Cảm biến hall có đầu ra analog bao gồm bộ điều chỉnh điện áp (Regulator), thành
phần hall (Hall Element), bộ khuếch đại (High Gain Amplifer). Từ sơ mạch chúng ta
thấy đầu ra cảm biến là analog và tỉ lệ với đầu ra thanh phần hall hoặc cường độ từ
trường. Các loại cảm biến này phù hợp và được sử dụng để đo khoảng cách vì đầu
ra tuyến tính liên tục của chúng.
Mặt khác, các cảm biến có đầu ra digital chỉ cung cấp hai trạng thái đầu ra, hoặc là
“ON” hoặc “OFF”. Các loại cảm biến này có một phần tử bổ sung, như được minh
họa trong sơ đồ mạch. Đó là Trigger Schmitt cung cấp độ trễ hoặc hai ngưỡng
ngưỡng khác nhau để đầu ra cao hoặc thấp. Một ví dụ về loại cảm biến này là công
tắc hall. Chúng thường được sử dụng như công tắc giới hạn, ví dụ trong máy in 3D
và Máy CNC, cũng như để phát hiện và định vị trong các hệ thống tự động hóa công
nghiệp.

You might also like