Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Giáo Trình Cơ Ứng Dụng

CHƯƠNG 8. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SỨC BỀN VẬT LIỆU


8.1. Nhiệm vụ, đối tượng nghiện cứu của sức bền vật liệu
8.1.1. Nhiệm vụ
Sức bền vật liệu nghiên cứu các phương pháp tính toán độ bền, độ cứng và độ ổn
định của các chi tiết máy hay cấu kiện trong công trình dưới tác dụng của tải trọng, sự
thay đổi nhiệt độ, …. với yêu cầu chi phí vật liệu ít nhất mà vẫn đảm bảo các điều kiện
sau:
 Điều kiện bền
Điều kiện bền là đảm bảo các chi tiết máy hay cấu kiện công trình làm việc lâu dài
mà không bị nứt, gãy, …

Hình 8.1. Các chi tiết xảy ra hiện tượng gãy, nứt

 Điều kiện cứng


Điều kiện cứng là đảm bảo các chi tiết máy hay cấu kiện công trình không bị biến
dạng lớn ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của nó.

Hình 8.2. Các chi tiết có hình dạng khác nhau.

92
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Giáo Trình Cơ Ứng Dụng

 Điều kiện ổn định


Điều kiện ổn định là đảm bảo các chi tiết máy hay cấu kiện công trình giữ nguyên
được trạng thái cân bằng ban đầu nhằm loại trừ các hiện tượng cong vênh hoặc méo mó
dẫn đến mất ổn định.

Hình 8.3. Các chi tiết bị cong vênh, méo mó.

8.1.2. Đối tượng


Sức bền vật liệu nghiên cứu các đối tượng sau:
 Chi tiết dạng thanh

Hình 8.4. Các chi tiết dạng thanh.


 Chi tiết dạng tấm, vỏ

Hình 8.5. Các chi tiết dạng tấm, vỏ.

93
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Giáo Trình Cơ Ứng Dụng

 Chi tiết dạng khối

Hình 8.6. Các chi tiết dạng khối.

Trong giới hạn của phần này chỉ nghiên cứu chi tiết có dạng thanh thẳng và ta chỉ
nghiên cứu các loại biến dạng sau:
- Kéo (Nén) đúng tâm

- Xoắn thuần túy

- Uốn ngang phẳng

Hình 8.7. Các dạng chịu lực cơ bản của thanh.

94
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Giáo Trình Cơ Ứng Dụng

8.2. Các giả thiết cơ bản


8.2.1. Giả thiết về tính liên tục, đồng nhất và đẳng hướng
- Thể tích của vật liệu là hoàn toàn đặc, không có khe hở.
- Tính chất của vật liệu tại mọi nơi trong vật đều giống nhau.
- Tính chất của vật liệu theo mọi phương là như nhau (truyền lực, biến dạng).
8.2.2. Giả thiết về sự đàn hồi của vật liệu
Trong phạm vi nghiên cứu của Sức bền vật liệu, giả thiết chi tiết làm bằng vật liệu
đàn hồi tuyệt đối (Vật liệu có khả năng phục hồi hoàn toàn hình dạng và kích thước vốn
có sau khi ngoại lực thôi tác dụng (ngoại lực ở trong phạm vi cho phép)).
8.2.3. Giả thiết về mối quan hệ bậc nhất giữa lực và biến dạng
Một vật rắn chịu tác dụng của một lực không vượt quá trị số giới hạn thì độ biến
dạng đó tỷ lệ bậc nhất với lực.
8.3. Ngoại lực, nội lực và ứng suất
8.3.1. Ngoại lực
Ngoại lực là tất cả những lực từ bên ngoài tác động lên vật thể khảo sát.
Ngoại lực bao gồm lực tập trung (kể cả ngẫu lực tạo thành mômen m) và lực phân
bố.
8.3.1.1. Lực tập trung
Lực tập trung (bao gồm cả phản lực liên kết): là lực tác dụng lên vật khảo sát trên
một diện tích phân bố rất nhỏ so với kích thước của vật thể (xem như tại một điểm). Đơn
vị: N, KN, MN, ....
Hình ảnh thực tế Sơ đồ tính tổng quát

95
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Giáo Trình Cơ Ứng Dụng

Hình 8.8. Ví dụ về thanh chịu tác dụng của lực tập trung
8.3.1.2. Lực phân bố
Lực phân bố là lực tác dụng liên tục trên một đọan dài hay trên một diện tích truyền
lực nhất định của vật thể. Đơn vị: N/m hay N/m2, …
+ Lực phân bố đường: q đơn vị là KN/m, N/m, …

96
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Giáo Trình Cơ Ứng Dụng

Hình ảnh thực tế Sơ đồ tính tổng quát

Hình 8.9. Ví dụ về thanh chịu tác dụng của lực phân bố đường

97
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Giáo Trình Cơ Ứng Dụng

+ Lực phân bố mặt


Lực phân bố mặt: có đơn vị là [lực]/[chiều dài]2
+ Lực phân bố khối
Lực phân bố khối: 𝛾 có đơn vị là [lực]/[chiều dài]3
Lực phân bố khối: lực trọng trường, lực quán tính, lực điện từ,…
8.3.2. Nội lực – khảo sát nội lực bằng phương pháp mặt cắt
8.3.2.1. Nội lực
Nội lực là lực chống lại sự biến dạng của vật (nội lực xuất hiện khi có ngoại lực
tác dụng). Nếu tăng dần ngoại lực thì nội lực cũng tăng theo để cân bằng.

Lực tác dụng

Nội lực

Hình 8.10. Ví dụ về nội lực phát sinh trong lò xo.


8.3.2.2. Khảo sát nội lực bằng phương pháp mặt cắt
Để xác định nội lực trong thanh ta sử dụng phương pháp mặt cắt. Phương pháp
mặt cắt là phương pháp cắt tưởng tượng thanh ra làm hai phần A và phần B bằng mặt
phẳng 𝛼 (Hình 8.11)

98
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Giáo Trình Cơ Ứng Dụng

Hình 8.11. Ví dụ về thanh chịu lực tổng quát

Khi cắt thì trên mặt cắt ngang của hai phần A và B sẽ xuất hiện nội lực. Hợp của
hệ nội lực trên mặt cắt khi thu về trọng tâm của mặt cắt thì ta sẽ được vectơ chính R và
một mômen chính M ứng với từng mặt cắt trên phần A và B (Hình 8.13).

Hình 8.12. Ví dụ về cắt thanh ra làm hai phần


bằng nhau.
Thu gọn hệ nội lực phân bố trên mặt cắt về trọng tâm mặt cắt ta được vectơ chính
𝑅⃗ và mômen chính 𝑀⃗ như hình 8.14:

Hình 8.14. Ví dụ về thu gọn nội lực về trọng tâm mặt cắt.

99
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Giáo Trình Cơ Ứng Dụng

Đặt hệ trục xyz tại trọng tâm C của mặt cắt như hình 8.15 và chiếu hệ nội lực gồm
có vec tơ chính 𝑅⃗ và mômen chính 𝑀⃗ lên hệ trục tọa độ của một mặt cắt chi tiết như
hình vẽ thì ta tính được các nội lực như sau:

Hình 8.15. Các thành phần nội lực cơ bản.


Trong đó:
𝑁 𝑙à lực dọc theo phương Oz, có trong thanh chịu kéo – nén đúng tâm.
𝑅⃗ 𝑄 𝑙à lực cắt theo phương Oy, có trong thanh chịu uốn ngang phẳng (yOz).
𝑄 𝑙à lực cắt theo phương Ox, có trong thanh chịu uốn ngang phẳng (xOz).
𝑀 𝑙à mômen xoắn quay quanh Oz, có trong thanh chịu xoắn thuần túy.
𝑀⃗ 𝑀 𝑙à mômen uốn quay quanh Ox, có trong thanh chịu uốn ngang phẳng (yOz) .
𝑀 𝑙à mômen uốn quay quanh Oz, có trong thanh chịu uốn ngang phẳng (xOz).

8.3.3. Ứng suất


8.3.3.1. Khái niệm
Ứng suất là cường độ nội lực trên một đơn vị diện tích mặt cắt ngang.
[ự ]
Thứ nguyên của ứng suất là [
(KN/m2; KN/cm2; ….)
ề à]

Ý nghĩa của ứng suất: Ứng suất tại một điểm


là đại lượng đặc trưng cho khả năng chịu tải trọng
tác dụng của vật liệu tại điểm đó và là tiêu chí để
kiểm tra bền.
8.3.3.2. Phân loại ứng suất:
Ứng suất bao gồm ứng suất pháp tuyến 𝜎 có Hình 8.16. Biểu diễn ứng suất trên
mặt cắt.
phương vuông góc với mặt cắt ngang.

Ứng suất tiếp tuyến 𝜏 có phương tiếp tuyến bề mặt của mặt cắt ngang.

100

You might also like