Trịnh Lan Hương - 1851010179

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Không gian thích ứng

Cre A Conceptual Framework

Created @September 20, 2021 9:14 PM

Thích ứng không gian dưới sự thay đổi của điều kiện sống:

Môi trường sống đang không ngừng thay đổi và phát triển đa dạng từ kiến trúc, khoa học tự nhiên, công nghê, khoa học xã hội,
quy hoạch đô thị, nghệ thuật... Ngoài ra môi trường còn thay đổi qua các vấn đề bất lợi của biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai,...
Vì vậy, không gian kiến trúc đòi hỏi phải thích ứng, thay đổi để phủ hợp với điều kiện sống.

Tất cả các công trình kiến trúc đều có thể thích ứng ở một số mức độ, bởi không gian luôn có thể được điều chỉnh 'thủ công' theo
một cách nào đó. Kiến trúc sư cần có một cái nhìn sâu sắc về các mức độ thích ứng trong mỗi khoảng thời gian khác nhau nếu
không muốn công trình của mình luôn gặp phải thách thức của sự thay đổi (để rồi chán nản mà bỏ mặc cho không gian chết đi). Vì
vậy, ta cần nhìn nhận vấn đề này trong một bối cảnh tổng thể:

Cultural - Văn hóa: các không gian các công trình văn hóa rõ ràng phải có thiết kế mở rộng:
- Nhà hát và phòng hòa nhạc từ lâu đã kết hợp công nghệ cho phép thích ứng với các sự kiện khác nhau, có quy mô lớn hoặc
công nghệ có sẵn để ứng biến.
- Môi trường giáo dục: kết hợp các cấu trúc có thể xoay, kéo, chỗ ngồi linh hoạt và công nghệ kĩ thuật số cao. (VD Sussex
University, Brighton, UK, 2007)
- v.v...

Societal - Xã hội: một trong những lý do nổi bật nhất cho thiết kế thích ứng là phong cách sống:
- Kiến trúc Nhật Bản truyền thống đáp ứng không gian hạn chế bằng nội thất dễ tháo lắp và thích ứng cao.
- Ngôi nhà Schröder của Rietveld có các cấu trúc trượt và gấp cho phép người ở điều chỉnh không gian theo nhu cầu của họ.
- Phong cách du mục, dù truyền thống hay hiện đại, các ngôi nhà đều có thể vận chuyển được cũng như lắp đặt lại.
- v.v....

Organisational - Tổ chức các không gian tùy thuộc vào mức độ linh hoạt:
- Việc sử dụng các tòa nhà để thay đổi nhanh chóng trong ngày, trung bình hoặc dài hạn mà không có tổ chức sẽ ảnh hưởng
đến công trình và cả môi trường xung quanh: Trung tâm Pompidou, nơi các không gian khác nhau có các mức độ linh hoạt
khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng (Rogers & Piano,Trung tâm Pompidou, Paris, Pháp, 1977)
- Tổ chức quản lý luồng: thiết kế ứng phó với các luồng người khác nhau trong ngày: giờ cao điểm, tình huống khẩn cấp,...
Bến phà Yokohama của Office Architect là một ví dụ điển hình: với mặt bằng lớn và mở được tổ chức cho phép các luồng
hành khách khác nhau, tách riêng luồng trong nước với quốc tế.

Communication - Các tòa nhà được thiết kế thích ứng để chúng hỗ trợ tốt hơn cho các giai đoạn tương tác xã hội khác nhau:
- Thay đổi bố cục để quản lý vị trí của các cá nhân bằng cách sắp xếp lại chỗ ngồi của người xem tại Toronto Skydome.
- Cũng liên quan đến quản lý luồng như sự tương tác của các luồng người sẽ bị ngăn lại trong sân bay hoặc các tòa nhà lớn
(tránh việc hỗn loạn, ách tắc)
- Ít tập trung vào tương tác xã hội thay vào đó tập trung vào việc thể hiện hình ảnh của một tập thể/tổ chức: mặt tiền của sân
vận động mới tại Munich (Đức) được sử dụng công nghệ, thay đổi màu sắc tùy thuộc vào đội chơi tại sân vận động.
- Hỗ trợ việc giao tiếp một cách ngẫu nhiên và tự phát giữa các không gian trong văn phòng: cấu trúc liên kết các không gian
hỗn hợp lại với nhau thành một môi trường làm việc năng động hiệu quả. (mix)

Không gian thích ứng 1

You might also like