Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Họ và tên : Hoàng Hiếu Thùy

Mã sv : 2173401010907
Lớp : 71K21QTKD19
BÀI KIỂM TRA 1

ĐỀ BÀI:

Hiện tượng thủng tầng ozone là gì? Trình bày nguyên nhân và các tác nhân gây thủng tầng
ozone? Tác hại của hiện tượng này đối với sinh vật?

BÀI LÀM:

Hiện tượng thủng tần ozone :


- Thủng tầng ozone là hiện tượng suy giảm ozone ở
tầng bình lưu không khí.Hiện tượng thủng tầng
ozone lần đầu tiên được các nhà khoa học phát
hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Nam Cực. Sau đó, vào
năm 1987, các nhà khoa học người Đức cũng phát
hiện hiện tượng này diễn ra ở Bắc Cực.
- Sự suy giảm ozone trong không khí ngày càng trở
nên nghiêm trọng, tạo ra các lỗ thủng lớn ở hai cực
của Trái Đất. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng
vô cùng nghiêm trong cho môi trường sống tại hai
cực. Đến nay, con người vẫn chưa thể tìm được
cách để khôi phục những lỗ thủng trên tầng ozon.
Nguyên nhân và các tác nhân gây thủng tần ozone:
1. Nguyên nhân bắt nguồn từ tự nhiên
- Mặt trời, gió và tầng bình lưu nếu bị thay đổi góp phần làm tầng ozon suy giảm. Tuy
nhiên đây chỉ là tác động tạm thời, gây ra không vượt quá 2%
2. Nguyên nhân bằng nguồn tư hoạt động con người
- Nguyên nhân chính làm cho tầng Ozon giảm đến mức báo động chính là các hoạt động
của con người. Cụ thể là sự giải phóng quá mức clo và brom từ các hơp chất nhân tạo như
CFC, halon, CH 3 CCl 3,.. Các chất khí này được gọi là ODS – các chất làm suy giảm tầng
ozone chính.Đối với khí CFC, có thời gian được con người sử dụng khí trong điều hòa và
tủ lạnh rộng rãi, và sau đó các nhà khoa học đã phát hiện ra khí này làm thủng tầng O zon,
đặc biệt ở Nam Cực đến mức báo động. Hiện khí này bị cấm sản xuất hay sử dụng trong
các hoạt động sản xuất.
- Nguyên nhân khác dẫn đến suy giảm ozon là
từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con
người. Sự phát triển mạnh mẽ của nền công
nghiệp, kéo theo khí thải tạo ra trong quá
trình sản xuất ngày càng lớn.Các chất thải
công nghiệp bao gồm các loại khí độc như:
CO2, Nito, Metan,… vẫn được đào thải ra
mỗi trường hàng ngày với nồng độ vô cùng
lớn. Đây đều là những chất gây ra hiện
tượng hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ozon.
Tác hại của hiện tượng này đối với sinh vật:
1. Tác động đối với con người
- Sự suy giảm tầng ozon chính là nguyên nhân gây ra ung thư da, hình thành khối u ác tính.
Bên cạnh đó nếu tiếp xúc với tia UV sẽ ảnh hưởng xấu, gây các bệnh về mắt
2. Tác động đối với hệ động – thực vật
- Làm hủy hoại các sinh vật nhỏ: Thủng tầng ozon sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái động
thực vật biển. Tia UV tăng lên thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh
trưởng của các loài tôm, cua, cá,… Làm giảm khả năng sinh sản của chúng.
- Đối với thực vật, chúng ta sẽ thấy sự thiệt hại của thảm thực vật qua các yếu tố như quá
trình phát triển, thành phần dinh dưỡng,… Khả năng phát triển của chúng cũng bị suy
giảm do hiện tượng này
3. Làm Giảm chất lượng không khí
- Làm giảm chất lượng không khí: Tầng o zon suy giảm kéo theo lượng rất lớn bức xạ tử
ngoại UV-B đến mặt đất, xác phản ứng hóa học từ đó cũng tăng lên và sẽ dẫn đến ô
nhiễm khí quyển.
4. Mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển
- Sự suy giảm của tầng ozon khiến cho khả năng sinh sản và tăng trưởng của các loại
sinh vật biến bị suy giảm nặng nề. Ví dụ như ở: tôm, cua, các loại cá,… Hệ miễn dịch
của các loài sinh vật biến cũng giảm xuống một cách nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các
tia tia ngoại cũng khiến cho các sinh vật phù du bị tiêu diệt dần, mất đi nguồn thức ăn
cho các loài sinh vật biển. Điều này dẫn đến một số sinh vật có thể tuyệt chủng.
5. Biến đổi khí hậu
- Những tác động của tia cực tím gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Là một
trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của Trái Đất.
6. Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc
- Bức xạ Mặt Trời làm giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng. Từ đó, các vật liệu
xây dựng bị xuống cấp, bị lão hoá nhanh hơn. Do đó, tuổi thọ của các công trình kiến
trúc hiện nay là một trong những vấn đề đang được quan tâm rất lớn.
THE END

You might also like