Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

TS.

LÊ THI GIANG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 2019

CÁCH TÍNH LÃI SUẤT VÀ TÍNH LÃI


TRONG HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN + BÀI TẬP TÍNH LÃI
A. LÃI SUẤT

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.


Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận
không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có
liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ,
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy
định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định
rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức
lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Lãi = Nợ gốc x lãi suất x thời hạn vay


=> Lãi suất/thời hạn vay = Lãi/nợ gốc x 100%.

Ví dụ: A cho B vay 100.000.000 đồng, lãi 500 đồng/triệu/ngày.


(i) Lãi suất theo ngày = 500/1.000.000 x 100% = 0.05%/ngày

Lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản
này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Thỏa thuận 45%/ năm chỉ được
tính theo mức 20%/năm.

B. LÃI
I. HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN KHÔNG CÓ LÃI

Khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015


Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả
không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo
quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với
TS. LÊ THI GIANG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 2019

thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Tiền lãi quá hạn trong hợp đồng vay không lãi
= Số tiền chậm trả x lãi suất x thời gian chậm trả
Trong đó:
- Số tiền chậm trả: là số tiền mà bên vay chưa trả được cho bên cho vay khi
đã hết thời hạn vay.
- Lãi suất: là 10%/năm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (thỏa
thuận lãi suất không được vượt quá 20%/năm)
- Thời gian chậm trả: tính từ ngày quá hạn thanh toán.

Ví dụ: A cho B vay 100 triệu đồng trong thời gian 2 năm. Đến hạn trả nợ, B
chỉ trả được cho A 70 triệu. Số tiền còn lại 3 tháng sau B mới trả đủ.
Trong trường hợp này, B chậm trả cho A 30 triệu trong thời gian 3 tháng,
vậy số tiền lãi B phải trả cho A là: 30 triệu x (10% : 12) x 3 = 750.000 đồng.

II. HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN CÓ LÃI


Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015.
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy
đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với
thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo
mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Lãi trên nợ gốc (điểm a k5) Lãi trên nợ gốc quá hạn (điểm b k5)

Điểm a khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015:


* Công thức 1: Lãi trên nợ gốc
Lãi trên nợ gốc = Nợ gốc x lãi suất theo thỏa thuận x thời hạn vay = X đồng
TS. LÊ THI GIANG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 2019

Ví dụ: A cho B vay 500 triệu đồng, lãi suất 1,5%/tháng trong thời gian 1
năm. Vậy số tiền lãi trong hạn mà B phải trả cho A là: 500.000.000 x 1,5% x 12
tháng = 90.000.000 đồng.
* Công thức 2: Lãi của lãi trên nợ gốc chậm trả (bản chất trường hợp này là
đến hạn nhưng bên vay chưa trả hoặc trả chưa đủ số lãi trên nợ gốc => “Lãi
của lãi”)
Lãi của lãi trên nợ gốc chậm trả = (X – số tiền lãi trên nợ gốc đã trả) x
10%/năm x thời gian chậm trả lãi (đơn vị thời gian là năm).
Ví dụ: A cho B vay 500.000.000, lãi suất 1,5%/tháng trong thời gian 1 năm
(trả cả tiền gốc và lãi vào thời điểm hết 1 năm). Tuy nhiên, đến hạn trả nợ, B mới
trả được A số tiền gốc là 500.000.000 đồng, còn số tiền lãi B bị quá hạn 5 tháng.
Vậy trong thời gian 5 tháng quá hạn, bên cạnh số tiền lãi trên nợ gốc là
90.000.000 đồng (500.000.000 x 1,5% x 12 tháng = 90.000.000 đồng) thì B phải
trả thêm cho A số tiền lãi của lãi trên nợ gốc chậm trả = 90.000.000 x 10%/năm :
12 x 5 = 3.750.000 đồng.

Điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015:


Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = Nợ gốc chưa trả x 150% x Lãi suất
theo hợp đồng x thời gian chậm trả
Ví dụ: A cho B vay 500.000.000, lãi suất 1,5%/tháng trong thời gian 1 năm
(trả cả tiền gốc và lãi khi hết thời gian vay). Đến hạn trả nợ, B mới trả cho A được
số tiền gốc là 400 triệu đồng. Số tiền còn lại 5 tháng sau, B mới trả được cho A.
Vậy, tính đến thời điểm trả đầy đủ nợ, số tiền lãi trên nợ gốc quá hạn mà B phải
trả cho A là = 100.000.000 x 150% x 1,5%/tháng x 5 = 11.250.000 đồng.
TS. LÊ THI GIANG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 2019

BÀI TẬP TÍNH LÃI TRONG HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
Bài 1. A cho B vay 800 triệu đồng trong thời gian 2 năm với lãi suất là 1.5%/tháng.
Hai bên thỏa thuận B phải trả đủ cả gốc và lãi một lần khi hết thời gian vay. Hãy
tính tổng số tiền mà B phải trả cho A trong các trường hợp sau đây:
1. Đến hạn trả nợ, B chỉ trả được 1/2 số tiền gốc cho A. Số tiền gốc còn lại
và số tiền lãi B trả quá hạn 6 tháng;
2. Đến hạn trả nợ, B đã trả được đầy đủ tiền lãi cho A. Tiền gốc B trả quá
hạn 7 tháng;
3. Đến hạn trả nợ, B chưa trả được cả gốc và lãi cho A. Tiền gốc B trả quá
hạn 4 tháng; tiền lãi B trả quá hạn 9 tháng.

Bài 2. A cho B vay 700 triệu đồng trong thời gian 3 năm với lãi suất là 1.6%/tháng.
Hai bên thỏa thuận B phải trả đủ cả gốc và lãi một lần khi hết thời gian vay. Hãy
tính tổng số tiền mà B phải trả cho A trong các trường hợp sau đây:
1. Đến hạn trả nợ, B chỉ trả được 1/2 số tiền gốc cho A. Số tiền gốc còn lại
và số tiền lãi B trả quá hạn 5 tháng;
2. Đến hạn trả nợ, B đã trả được đầy đủ tiền lãi cho A. Tiền gốc B trả quá
hạn 4 tháng;
TS. LÊ THI GIANG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 2019

3. Đến hạn trả nợ, B chưa trả được cả gốc và lãi cho A. Tiền gốc B trả quá
hạn 6 tháng; tiền lãi B trả quá hạn 9 tháng.

Bài 3. A cho B vay 900 triệu đồng trong thời gian 2,5 năm với lãi suất là
1.2%/tháng. Hai bên thỏa thuận B phải trả đủ cả gốc và lãi một lần khi hết thời
gian vay. Hãy tính tổng số tiền mà B phải trả cho A trong các trường hợp sau đây:
1. Đến hạn trả nợ, B chỉ trả được 1/3 số tiền gốc cho A. Số tiền gốc còn lại và
số tiền lãi B trả quá hạn 6 tháng;
2. Đến hạn trả nợ, B đã trả được đầy đủ tiền lãi cho A. Tiền gốc B trả quá hạn 3
tháng;
3. Đến hạn trả nợ, B chưa trả được cả gốc và lãi cho A. Tiền gốc B trả quá hạn
2 tháng; tiền lãi B trả quá hạn 7 tháng.

Bài 4. A cho B vay 500 triệu đồng trong thời gian 4 năm với lãi suất là 1.6%/tháng.
Hai bên thỏa thuận B phải trả đủ cả gốc và lãi một lần khi hết thời gian vay. Hãy
tính tổng số tiền mà B phải trả cho A trong các trường hợp sau đây:
1. Đến hạn trả nợ, B đã trả đầy đủ tiền gốc cho A. Số tiền lãi B trả quá hạn 6
tháng;
2. Đến hạn trả nợ, B đã trả được đầy đủ tiền lãi cho A. Tiền gốc B trả quá hạn 5
tháng;
3. Đến hạn trả nợ, B chưa trả được cả gốc và lãi cho A. Tiền gốc B trả quá hạn
3 tháng; tiền lãi B trả quá hạn 8 tháng.

Bài 5. A cho B vay 3 tỷ đồng, lãi suất hai bên thỏa thuận 3%/tháng. Thời gian vay
là 2 năm. Các bên thỏa thuận trả cả gốc và lãi khi hết thời hạn vay. Đến hạn trả nợ,
B đã trả được đầy đủ số tiền lãi theo thỏa thuận nhưng chưa trả được nợ gốc, nợ
gốc bị quá hạn 8 tháng. Hãy xác định số tiền B còn phải trả cho A.

Bài 6. A cho B vay 2 tỷ đồng, lãi suất hai bên thỏa thuận 1,2%/tháng. Thời gian
TS. LÊ THI GIANG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 2019

vay là 3 năm. Các bên thỏa thuận trả cả gốc và lãi khi hết thời hạn vay. Đến hạn trả
nợ, B đã trả được đầy đủ số tiền lãi theo thỏa thuận nhưng chưa trả được nợ gốc. A
đồng ý gia hạn cho B thêm 2 tháng để trả nhưng B vẫn không trả được. 15 tháng
sau đó kể từ ngày kết thúc thời gian gia hạn B mới trả được nợ gốc. Hãy xác định
số tiền B còn phải trả cho A.

You might also like