Đạo Đức Kinh Chân Nghĩa - Đạo Kinh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐẠO ĐỨC KINH CHÂN NGHĨA

HOÀNG NGUYÊN CÁT chú thích

MỤC LỤC
Lệ ngôn ( trích yếu ); Hoàng Nguyên Cát tự tự;
[phần thượng: ĐẠO KINH]
Đệ nhất chương: chúng diệu chi môn; đệ nhị chương: công thành phất cư;
Đệ tam chương: bất kiến khả dục; đệ tứ chương: hòa quang đồng trần;
Đệ ngũ chương: bất tri thủ trung; đệ lục chương: cốc thần bất tử;
Đệ thất chương: thiên trường địa cửu; đệ bát chương: thượng thiện nhược thủy;
Đệ cửu chương: công thành thân thối; đệ thập chương: chuyên khí trí nhu;
Đệ thập nhất chương: vô chi vi dụng; đệ thập nhị chương: khứ bỉ thủ thử;
Đệ thập tam chương: sủng nhục nhược kinh; đệ thập tứ chương: vô tượng chi tượng;
Đệ thập ngũ chương: vi diệu huyền thông; đệ thập lục chương: hư cực tĩnh đốc;
Đệ thập thất chương: công thành thân toại; đệ thập bát chương: đại đạo phế;
Đệ thập cửu chương: thiếu tư quả dục; đệ nhị thập chương: độc dị vu nhân;
Đệ nhị thập nhất chương: khổng đức chi dung; đệ nhị thập nhị chương: toàn nhi quy chi;
Đệ nhị thập tam chương: hi ngôn tự nhiên; đệ nhị thập tứ chương: kỳ giả bất lập;
Đệ nhị thập ngũ chương: đạo pháp tự nhiên; đệ nhị thập lục chương: trọng vi khinh căn;
Đệ nhị thập thất chương: thường thiện cứu nhân; đệ nhị thập bát chương: thường đức bất ly;
Đệ nhị thập cửu chương: khứ xa khứ thái; đệ tam thập chương: cố thiện giả quả;
Đệ tam thập nhất chương: điềm đạm vi thượng; đệ tam thập nhị chương: tri chỉ bất đãi;
Đệ tam thập tam chương: tri nhân giả trí; đệ tam thập tứ chương: chung bất vi đại;
Đệ tam thập ngũ chương: vãng nhi vô hại; đệ tam thập lục chương: quốc chi lợi khí;
Đệ tam thập thất chương: đạo thường vô vi;
CHƯƠNG 1: CHÚNG DIỆU CHI MÔN
Hán văn:
道 可 道 非 常 道. 名 可 名 非 常 名. 無 名 天 地 之 始; 有 名 萬 物 之 母. 故
常 無 欲 以 觀 其 妙; 常 有 欲, 以 觀 其 徼. 此 兩 者 同 出 而 異 名. 同 謂 之
玄. 玄 之 又 玄. 眾 妙 之 門.
Phiên âm:
Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh. Vô danh thiên địa chi thủy;
Hữu danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ
khiếu. Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng
diệu chi môn.
Nghĩa là: Đức Thái Thượng nói: Đạo mà nói được, chẳng phải là Đạo hằng còn. Tên mà gọi
được, chẳng phải là là tên thường còn. Lúc ko tên là khởi thuỷ của trời đất, lúc có tên là mẹ
sanh của muôn vật. Cho nên thường ko có thị dục thì xét thấy vi diệu của đạo, thường có thị
dục thì ngó vào khổng khiếu của đạo. Hai loại này đồng phát xuất một chỗ, mà khác tên. Đồng
gọi là huyền. Huyền trong cái huyền. Là cửa của các pháp kỳ diệu.
Chú giải:
Châu tử nói: “Đạo như đường lộ, ai nấy đều đi trên đó”. Thực ra không phải thế. Đạo là cái lẽ
công cộng sanh trời, sanh đất, sanh người, sanh vật. Trước khi phân chia trời đất, đạo lững lững
giữa thái không. Sau khi mở mang trời đất, đạo ngụ ở trong trời đất. Đạo đó là gì? Là đạo ở
trước trời đất mà hằng còn, ở sau trời đất mà chẳng hư hoại. Khi sanh trước trời đất thì nó luồn
trong hư vô, không thể thấy cũng chẳng thể nghe. Cho nên Đức Thái Thượng nói: Muốn nói về
cái đạo ấy thì nó rộng khắp mà lại ẩn tàng, thực ko thể nói. Cái có thể nói là phần hiện tượng
của đạo mà thôi, chớ ko phải là đạo chân thường đâu. Nếu nói về cái tên của đạo, thì nó trống
không. Có vật gì hòng gọi tên được, cái có thể gọi là cặn bã của đạo mà thôi chớ ko phải cái tên
chân thường đâu. Người chẳng biết đạo làm sao mà xét thấy nó.
Kinh Thi nói: “Đạo ở trên trời ko tiếng, ko hơi” nên đạo ko thể dùng lời mà tả được. Lại nói
“thiên mạng của trời, thiên mạng xa xăm ko biết đâu là cùng” nên đạo cũng ko thể nói là không
có. Phải biết trong cái rất không, lại ẩn cái tột có. Trong cái rất trống, lại ẩn cái tột đặc. Đạo
thiệt là chẳng khá dùng phương hướng, sở chỗ mà hình dung nó được.
Đức Thái Thượng vì lòng từ bi độ đời mới rộng thuyết pháp, Ngài nói: trước khi hồng mông
chưa ló điềm triệu, đạo vốn là lộn lộn lạo lạo, tuyệt ko nửa điểm hình tượng. Tuy là ko tên mà
trời đất người vật đã ngấm ngầm nuôi nấng trong nó, cho nên nó nói là khởi thuỷ trời đất. Đến
khi nó tĩnh lâu rồi, khí cơ động một cái thì mới có thể gọi tên được là nhân uân. Nhân uân là
một đoàn thái hoà nguyên khí, lưu hành trong vũ trụ, dưỡng dục hết quần sanh. Bởi lí do đó mà
nó gọi là mẹ sanh của muôn vật. Khởi thuỷ nghĩa là gì? Là trước khi sanh trời đất, có một bầu
không khí chưa phân chia, còn đương bão nhất, lộn lạo bên nhau vậy. Mẹ sanh nghĩa là gì? Là
sau khi trời đất, cái bầu không khí ấy đã mở toang ra, thành một khí hoá sanh muôn loài vật
vậy.
Người mới bắt đầu hạ thủ, chớ để ý tới thuật nào khác, chỉ một lòng ngồi ngay thẳng, muôn
niệm đều dẹp bỏ. Xủ rèm lim dim quán chiếu. Chỗ dưới tâm trên thận. Phưởng phất có khiếu
trống không, thần và thần soi nhau, hơi thở và hơi thở thường về, mặc nó một qua một lại.
Chỉnh thêm hai thứ thần và khí cho kết đọng lại trung cung làm chủ yếu. Chẳng đầy khoảnh
khắc, thần và khí hiệp chung kết thành một khối, chừng đó nghe nó hỗn hỗn độn độn, chẳng khi
dấy lên lòng rõ biết, lâu rồi hoảng hoảng hốt hốt, chỉ thấy dáng mơ màng trong cảnh nửa ngủ
nửa thức thì vào cõi vô hà hữu (nào có chi đâu). Nên chẳng hay biết thần nhập khí hay là khí
quy thần, hoàn toàn một cảnh tượng ko người ko ta.
Ko biết trời nào đất nào, mà cũng chẳng phải quáng manh đui tối. Bằng thiệt quáng manh đui
tối thì thành ra gỗ khô tro tàn hay sao? Đương lúc này tu sĩ nên diệt cái tâm động chớ ko phải
diệt cái tâm chiếu. Tuy có trí mà như ngủ, có huệ mà ko dùng. Trong lúc ko hay ko biết, bỗng
đâu trí sáng lên mà động, tức là thái cực khai cơ, làm nền phân chia âm dương. Phải biết trong
lúc trí thể dấy lên đó, nên để nó tự tự nhiên nhiên, chẳng cho cảm giác ta dự vào đó, mới thiệt
là cái chơn giác của bổn lai ta.
Đạo gia gọi đó là Huyền quan diệu khiếu, chỉ ở trong một quãng hơi thở ra vào. Cái hơi vào là
âm, là tĩnh, là không. Cái hơi ra là dương, là động, là có. Thế thì trong trong một hơi thở nhỏ
nhiệm cũng có khiếu diệu. Người muốn tu thành bậc chánh giác, phải biết duy có một cái minh
giác ấy. Lúc nó động thì cái bổn lai của con người mới là thực sự đích xác. Không niệm lự, ko
cặn bã. Cho nên nói: Trời đất có một cái minh giác ấy mà kết thành kim đơn. Nhưng cái minh
giác ấy thoảng qua như ánh đá lửa nhá lên, vừa mới thấy nó trước mắt mà chớp mắt đã mất
ngay. Nó chỉ hiện trong khoảng đường tơ sợi tóc ngắn ngủi. Học giả bình thời phải suy ngẫm
cho rành, lâm cơ mới biết cầm nó được. Xưa kia đại giác như lai tu hành cũng chẳng ra ngoài
cái minh giác ấy, nhờ tích tụ nhiều ngày mà nên vậy.

Tu sĩ khởi công mà chẳng theo chỗ có dục, không dục; thấy diệu ngó khiếu để hạ thủ – thì phải
theo chỗ nào để làm căn bổn đây? Tuy vậy, ko với có, diệu với khiếu, chẳng qua là âm tịnh
dương động, một khí phân làm hai khí, hai khí

You might also like