Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tác giả cam đoan bài dự án: “Khảo sát ảnh hưởng của chỉ chị 16 đến đời sống
của người dân tại TPHCM” là công trình nghiên cứu độc lập với quy trình thực hiện, số
liệu thu thập được cũng như kết quả của bài khảo sát được thực hiện một cách trung thực,
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây.

Các hệ quả của bài nghiên cứu đều được thể hiện bằng sự khách quan thông qua
quá trình tính toán dựa trên dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả. Các tài liệu, bài viết, công
trình nghiên cứu tham khảo đều được trích dẫn chi tiết và ghi rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện
có bất kỳ sự sao chép nào, nhóm tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn, khoa
và nhà trường.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 10 năm 2021

Nhóm tác giả


LỜI CẢM ƠN

Xin cảm ơn cô Nguyễn Thảo Nguyên – người đã định hướng cách tư duy và hướng
dẫn, giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đó là những góp ý hết sức quý báu
không chỉ trong quá trình thực hiện dự án này mà còn là hành trang tiếp bước cho nhóm tác
giả trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này.

Bên cạnh đó, xin cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè và những người đã giúp đỡ
nhóm tác giả trả lời câu hỏi khảo sát là nguồn dữ liệu cho việc phân tích và nghiên cứu đề
tài.

Nhóm tác giả đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ vừa qua
để hoàn thành bài dự án này. Nhưng do kiến thức hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm
thực tiễn trong quá trình nghiên cứu nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy cô và mọi người.

Xin chân thành cảm ơn

Nhóm tác giả


MỤC LỤC

I. Tổng quan ..................................................................................................................... 1


1. Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của dự án và câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 1
2.1. Mục tiêu của dự án ............................................................................................ 1
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Ý nghĩa của dự án ..................................................................................................... 2
II. Cơ sở lý luận và mô hình đề xuất của dự án .......................................................... 2
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 2
2. Các khái niệm của dự án ......................................................................................... 3
3. Mô hình đề xuất và giả thuyết của dự án ............................................................... 6
III. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 7
1. Quy trình thực hiện dự án ....................................................................................... 7
2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 8
2.1. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 8
2.2. Phương pháp thống kê ...................................................................................... 8
3. Các thang đo khảo sát .............................................................................................. 8
3.1. Thang đo danh nghĩa ......................................................................................... 9
3.2. Thang đó thứ bậc ............................................................................................... 9
3.3. Thang đo tỷ lệ ..................................................................................................... 9
IV. Kết quả nghiên cứu dự án ....................................................................................... 9
1. Đặc điểm của mẫu khảo sát ..................................................................................... 9
2. Phân tích, thảo luận kết quả của dữ liệu và kiểm định giả thuyết đề ra........... 10
2.1. Các vấn đề trong cuộc sống ............................................................................ 10
2.1.1. Sức khỏe tinh thần ....................................................................................... 10
2.1.2. Thu nhập ....................................................................................................... 11
2.1.3. Hình thức mua lương thực, thực phẩm...................................................... 13
2.1.4. Hoạt động giải trí ......................................................................................... 14
2.1.5. Di chuyển, đi lại ............................................................................................ 15
2.1.6. Giao tiếp xã hội ............................................................................................. 16
2.1.7. Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước ................. 17
2.2. Thời gian hàng ngày ........................................................................................ 18
2.2.1. Thời gian bên cạnh người thân ................................................................... 18
2.2.2. Thời lượng giấc ngủ/nghỉ ngơi .................................................................... 19
2.2.3. Thời lượng tập thể dục (sức khỏe thể chất) ............................................... 20
2.2.4. Thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử ..................................................... 21
2.2.5. Thời lượng sử dụng mạng xã hội ................................................................ 22
V. Kết luận và kiến nghị ................................................................................................. 23
1. Tóm tắt kết quả dự án ............................................................................................ 23
2. Một số giải pháp kiến nghị .................................................................................... 24
3. Hạn chế của dự án và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................. 24
3.1. Hạn chế của dự án ........................................................................................... 24
3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................... 25
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Danh mục bảng


Mục Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Thang đo cho các đối tượng nghiên cứu 8-9
Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát 9-10
Bảng 4.2 Tần số và tần suất % khoảng thu nhập của người dân trước 11
và kể từ khi ban hành chỉ thị 16
Danh mục hình
Mục Tên hình Trang
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 6
Hình 3.1 Quy trình thực hiện dự án 7
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sức khỏe tinh thần của người dân kể từ khi 10
áp dụng chỉ thị 16 so với giai đoạn trước đó
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện thu nhập của người dân kể từ khi áp dụng 12
chỉ thị 16 so với giai đoạn trước đó
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện hình thức mua nhu yếu phẩm của người dân 13
kể từ khi áp dụng chỉ thị 16 so với giai đoạn trước đó
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện hoạt động giải trí của người dân trước và 14
sau khi áp dụng chỉ thị 16
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện mức độ di chuyển, đi lại hàng ngày của 15
người dân trước và sau khi ban hành chỉ thị 16
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên giao tiếp với người 16
bên ngoài
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và cơ 17
quan nhà nước
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện thời lượng nói chuyện, tâm sự hay bên cạnh 18
người thân
Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện Thời lượng giấc ngủ và nghỉ ngơi 19
Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện thời lượng tập thể dục trong một ngày của 20
người dân kể từ khi áp dụng chỉ thị 16 so với giai đoạn trước
đó
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử của 21
người dân kể từ khi áp dụng chỉ thị 16 so với giai đoạn trước
đó
Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện thời lượng sử dụng mạng xã hội trước và 22
sau khi ban hành chỉ thị 16
TÓM TẮT

Đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng đầu năm 2020 và liên
tục diễn biến phức tạp. Tính đến nay, Việt Nam đã có hơn 800000 ca nhiễm và gần 20000
người tử vong, nhất là giai đoạn gần đây, số ca nhiễm bùng phát một cách chóng mặt, đặc
biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn cuối tháng 5/2021 đến nay.

Nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chính phủ đã liên tục đưa ra những
giải pháp phòng, chống dịch, trong đó biện pháp tối ưu nhất chính là chỉ thị 16 và nó cũng
chính là sự thay đổi lớn nhất đối với đời sống của người dân đang sinh sống tại TP.HCM
khi chỉ thị 16 được áp dụng cho toàn thành phố kể từ ngày 9/7/2021.

Dựa trên tình hình thực tế của xã hội, báo cáo này nhằm làm rõ các yếu tố chính ảnh
hưởng đến đời sống của người dân tại TP.HCM khi áp dụng chỉ thị 16. Với 217 mẫu khảo
sát được phần tích với phương pháp thống kê, kết quả cho thấy đa phần các yếu tố bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi chỉ thị, khiến cho đời sống người dân gặp nhiều khó khăn và thay đổi.
Bên cạnh đó, một số thói quen tốt được cải thiện và khuyến khích cũng phần nào tác động
tích cực đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Từ khóa: TP.HCM; chỉ thị 16; đời sống.


1

I. Tổng quan
1. Đặt vấn đề

Dịch COVID 19 được xem là vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Tính đến thời điểm này,
Việt Nam đã có 4 đợt bùng phát dịch trên cả nước. Qua các thống kê cũng như tình hình
thực tiễn cho thấy đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4//2021 đến nay) diễn biến phức tạp nhất với
số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng cao, phạm vi lây nhiễm lan rộng đặc biệt là Thành
Phố Hồ Chí Minh. Nhằm để kiểm soát dịch bệnh, từ 0h ngày 9/7/2021 chỉ thị 16 đã được
áp dụng cho toàn bộ phạm vi của Thành phố Hồ Chí Minh. Việc giãn cách xã hội đã đem
lại nhiều ảnh hưởng đối với đời sống của người dân trong các yếu tố học tập, làm việc, sức
khỏe , tinh thần…Do vậy nhóm sinh viên chúng em đã thực hiện cuộc khảo sát ảnh hưởng
của chỉ thị 16 đến đời sống người dân tại TP.HCM từ đó đánh giá được mức độ, các yếu tố
bị ảnh hưởng và đề xuất những hướng giải quyết phù hợp.

2. Mục tiêu của dự án và câu hỏi nghiên cứu


2.1. Mục tiêu của dự án

“KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHỈ THỊ 16 ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA
NGƯỜI DÂN TẠI TP.HCM” được thực hiện với hai mục tiêu:

(1) Tìm hiểu và xác thực các yếu tố bị ảnh hưởng của đời sống người dân tại
TP.HCM trong thời gian áp dụng chỉ thị 16.
(2) Đề xuất hướng giải quyết cho những vấn đề bất cập do chỉ thị 16 mang lại.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Việc áp dụng chỉ thị 16 cho TP.HCM ảnh hưởng đến các yếu tố nào trong cuộc
sống của người dân?
(2) Chiều hướng tác động của các yếu tố này đến cuộc sống của người dân là như
thế nào?
(3) Mức độ tác động của các yếu tố này đến cuộc sống người dân là như thế nào?
2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Dự án này so sánh sự thay đổi trong đời sống của người dân giữa hai giai đoạn: trước
khi TP.HCM áp dụng chỉ thị 16 (trước ngày 9/7/2021) và kể từ khi TP.HCM áp dụng chỉ
thị 16 (từ ngày 9/7/2021 đến thời điểm hiện tại) của các yếu tố: (1) Sức khỏe tinh thần, (2)
Thu nhập, (3) Việc mua lương thực, thực phẩm, (4) Hoạt động giải trí, (5) Việc di chuyển,
đi lại, (6) Giao tiếp xã hội, (7) Hỗ trợ từ chính quyền và (8) Thời gian sử dụng cho các hoạt
động hằng ngày.

Phạm vi nghiên cứu

Dự án nghiên cứu trong phạm vi khu vực TP.HCM, Việt Nam.

Đối tượng khảo sát

Khảo sát được thực hiện bởi những người đang sinh sống, học tập, làm việc tại
TP.HCM và chịu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống bởi chỉ thị 16 kể từ ngày 9/7/2021 đến
nay.

4. Ý nghĩa của dự án

Khảo sát này được thực hiện giúp làm rõ sức ảnh hưởng của chỉ thị 16 đến cuộc sống
của người dân tại TP.HCM, từ đó có thể đề ra các biện pháp nhằm giải quyết khó khăn,
đảm bảo cho cuộc sống của người dân trong giai đoạn chống đại dịch Covid-19.

Nghiên cứu cũng có thể được coi là một tài liệu khoa học bổ sung cho các vấn đề xoay
quanh dịch bệnh Covid-19 hay tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sau này.

II. Cơ sở lý luận và mô hình đề xuất của dự án


1. Cơ sở lý luận

Dựa vào các yếu tố được nêu trong chỉ thị 16 của chính phủ và tình hình xã hội thực
tế tại TP.HCM, “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG ‘CỦA CHỈ THỊ 16’ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA
NGƯỜI DÂN TẠI TP.HCM” được thực hiện dựa trên việc xây dựng và kiểm chứng những
3

giả thuyết đề xuất để giải quyết những vấn đề bất cập của người dân khi áp dụng chỉ thị 16
tại TP.HCM.

2. Các khái niệm của dự án

Covid-19

Theo Wikipedia, COVID-19 là tên viết tắt của Coronavirus disease 2019, là một căn
bệnh về đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus corona SARS-CoV-
2 và các biến thể của nó. Nó là một loại virus mới được phát hiện nguồn gốc ở Vũ Hán,
tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Virus này gây viêm đường hô hấp cấp ở người và được chứng
minh rằng có sự lây lan từ người này sang người khác thông qua những giọt dịch hô hấp
mà con người hắt hơi, ho hoặc thở ra. Ngoài chủng virus corona mới này, gần đây đã xuất
hiện thêm 6 chủng virus corona khác được biết tới và cũng có khả năng lây nhiễm cao.
Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Việt Nam là ngày 23/1/2020 (Wikipedia).

Chỉ thị 16

Chỉ thị 16/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/3/2020 về thực hiện
các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Chỉ thị 15 Chỉ thị 16


Giống - Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công
nhau cộng
-Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Chỉ các cơ sở kinh
doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa.
- Dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công
cộng
4

Khác - Các sự kiện, hội họp tối đa 20 người - Cách ly toàn xã hội, mọi người dân
nhau 1 phòng đều phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự
cần thiết
- Không tụ tập từ 10 người trở lên - Không tụ tập quá 2 người ngoài công
ngoài phạm vi công sở, trường học, sở, trường học, bệnh viện
bệnh viện
- Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch - Dừng di chuyển từ vùng có dịch đến
đến các địa phương khác các địa phương khác
- Hạn chế vận chuyển hành khách từ - Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển
Hà Nội, TPHCM đến nơi khác hành khách công cộng.

Thu nhập

Theo thư viện pháp luật tư vấn, thu nhập là khoản tiền của một cá nhân, doanh nghiệp
hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch
vụ hoặc hoạt động nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Thu nhập có thể gồm các
khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh. Thu nhập có
thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có
giá trị, từ thừa kế, được tặng cho...

Giao tiếp

Giao tiếp là một hành vi và quá trình trong đó con người tiến hành trao đổi thông tin
với nhau, hiểu được nhau, để hành động và ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và những chuẩn
mực do xã hội quy định thông qua giao tiếp ngôn ngữ (lời nói, chữ viết) và phi ngôn ngữ
(nét mặt, cử chỉ,...) nhằm tạo ra các mối liên hệ, sự tương tác giữa mọi người với nhau.
Giao tiếp là một nhu cầu quan trọng của con người và là điều kiện để tồn tại và phát triển
xã hội.

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần là một trạng thái tích cực trong suy nghĩ và cảm xúc tốt nhất của
mỗi cá nhân. Người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ luôn thấy những khía cạnh tích cực, cảm
5

thấy có đủ khả năng tự tin để có thể đối mặt với những mức tình trạng căng thẳng ở bình
thường, luôn duy trì được các mối quan hệ một cách trọn vẹn, có một cuộc sống độc lập,
và dễ hồi phục sau những tình huống khó và tìm ra phương pháp giải quyết nhanh chóng.

Sức khỏe thể chất

Sức khỏe thể chất là sự khỏe mạnh về thể chất là sức lực của cơ thể, sự nhanh nhẹn,
dẻo dai, có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh, kèm theo đó là khả năng chịu đựng
được các yếu tố, điều kiện khắc nghiệt của môi trường đem lại ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Sự thay đổi của sức khỏe thể chất có thể được thể hiện thông qua cường độ và thời
gian tập luyện cơ thể.

Giải trí

Giải trí là một dạng hoạt động của con người nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, giúp
ta thoát khỏi những phiền muộn của cuộc sống, tạo sự hứng thú và mang đến những khoảnh
khắc thú vị cho chúng ta. Ngoài ra nó còn giúp cho con người hình thành tư duy, thói quen
và những giá trị nhân đạo qua những hoạt động giải trí lành mạnh cụ thể và là điều kiện đáp
ứng nhu cầu phát triển của con người về thể chất, trí tuệ và mĩ học. Giải trí cũng là nhu cầu
của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết từ phía cá nhân. Nó không chỉ là nhu
cầu của mỗi cá nhân mà là nhu cầu của đời sống cộng đồng.

Nhu yếu phẩm thiết yếu

Theo Luật giá năm 2013, các mặt hàng thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ cần thiết
không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản
của con người và quốc phòng, an ninh. Theo Công văn 4349/BCT-TTTN ngày 21/7/2021,
Bộ Công Thương ,cho phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 đối với một
số nhóm mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, những đồ dùng cần thiết cho hàng
ngày, nhóm hàng hóa nguyên liệu phục vụ nhóm nhiên liệu, năng lượng và các mặt hàng
khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương.
6

Thời gian hằng ngày

Là quỹ thời gian mà con người sử dụng trong một ngày để thực hiện các hoạt động cá
nhân. Ở nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ tiến hành khảo sát một số hoạt động tiêu biểu:
thời gian bên cạnh người thân, thời gian ngủ, thời gian tập thể dục (rèn luyện sức khỏe),
thời gian sử dụng các thiết bị điện tử và thời gian sử dụng mạng xã hội.

3. Mô hình đề xuất và giả thuyết của dự án

Dựa vào các yếu tố đã được nêu ở trên, nhóm tác giả xin đề xuất mô hình nghiên cứu
như sau:

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất:

GT1: Chỉ thị 16 gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần

GT2: Chỉ thị 16 làm thay đổi hình thức mua lương thực/thực phẩm/nhu yếu phẩm

GT3: Chỉ thị 16 làm thay đổi hình thức giải trí

GT4: Chỉ thị 16 gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc di chuyển/ đi lại

GT5: Chỉ thị 16 gây ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp xã hội
7

GT6: Chỉ thị 16 làm gia tăng sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương và cơ
quan nhà nước

GT7: Chỉ thị 16 làm tăng thời gian bên cạnh người thân, gia đình

GT8: Chỉ thị 16 làm giảm thời lượng ngủ/nghỉ ngơi

GT9: Chỉ thị 16 làm giảm thời lượng tập thể dục (giảm sức khỏe thể chất)

GT10: Chỉ thị 16 làm tăng thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử

GT11: Chỉ thị 16 làm tăng thời lượng sử dụng mạng xã hội

Giả thuyết ứng dụng thống kê

H12o: µ ≥ 1: Chỉ thị 16 không làm giảm thu nhập của người dân tại TP.HCM (tỷ lệ
giữa thu nhập sau và trước khi ban hành chỉ thị 16 ≥ 1)

H12a: µ < 1: Chỉ thị 16 làm giảm thu nhập của người dân tại TP.HCM (tỷ lệ giữa
thu nhập sau và trước khi ban hành chỉ thị 16 <1)

Mức ý nghĩa kiểm định: α=0.05

III. Phương pháp nghiên cứu


1. Quy trình thực hiện dự án

Hình 3.1. Quy trình thực hiện dự án


8

2. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, bao gồm phương pháp điều tra
chọn mẫu, thu thập, xử lý số liệu và nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng.

2.1. Phương pháp chọn mẫu

Nhóm tác giả tiến hành chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Bảng câu hỏi được
khảo sát trực tuyến bởi những người đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP.HCM trong
giai đoạn giãn cách do đại dịch Covid-19, cụ thể là thời điểm chính quyền thành phố áp
dụng chỉ thị 16. Đây cũng chính là công cụ chính để thu thập để tiến hành nghiên cứu thống
kê.

2.2. Phương pháp thống kê

Sau khi thu thập số liệu khảo sát, nhóm tiến hành phân tích và nêu ra các mối liên hệ
giữa trước khi TP.HCM áp dụng chỉ thị 16 (trước ngày 9/7/2021) và sau khi TP.HCM áp
dụng chỉ thị 16 (từ ngày 9/7/2021 đến thời điểm hiện tại) để làm rõ sự thay đổi của các vấn
đề xung quanh cuộc sống cũng như trong sinh hoạt hằng ngày, từ đó chỉ ra được ảnh hưởng
của chỉ thị 16 đến đời sống của người dân tại TP.HCM.

3. Các thang đo khảo sát

Bài nghiên cứu sử dụng 3 loại thang đo chính để khảo sát cho 8 đối tượng nghiên cứu
như sau:

STT Đối tượng nghiên cứu Thang đo

1 Sức khỏe thể chất và tinh thần Danh nghĩa

2 Thu nhập cá nhân Tỷ lệ

3 Việc mua lương thực, thực phẩm Danh nghĩa

4 Hoạt động giải trí Danh nghĩa


9

5 Việc di chuyển, đi lại Thứ bậc

6 Giao tiếp xã hội Thứ bậc

7 Hỗ trợ từ chính quyền Danh nghĩa

8 Thời gian sử dụng cho các nhu cầu trong ngày Thứ bậc

Bảng 3.1: Thang đo cho các đối tượng nghiên cứu

3.1. Thang đo danh nghĩa


Thang đo danh nghĩa là loại thang đo sử dụng cho dữ liệu thuộc tính mà các biểu hiện
của dữ liệu không thể hiện sự hơn kém và khác biệt về thứ bậc.
Dữ liệu có nhãn hoặc tên được sử dụng để xác định một thuộc tính của phần tử.
3.2. Thang đó thứ bậc
Thang đo thứ bậc là loại thang đo cũng dùng cho dữ liệu thuộc tính. Dữ liệu thể hiện
tính chất của dữ liệu danh nghĩa và biểu hiện được thứ tự hoặc xếp hạng của dữ liệu.
Thang đo thứ bậc thường được dùng để đo lường thái độ, ý kiến, quan điểm, nhận
thức và sở thích
3.3. Thang đo tỷ lệ
Thang đo tỷ lệ là loại thang đo cho các dữ liệu số lượng. Điểm 0 trong thang đo tỉ lệ
là một giá trị số thật nên có thể thực hiện được phép chia để tính tỉ lệ nhằm mục đích so
sánh.
Thang đo này cho phép người nghiên cứu có thể xác định, xếp hạng thứ tự, so sánh
các khoảng cách hay sự khác biệt của các giá trị của thang đo.
IV. Kết quả nghiên cứu dự án
1. Đặc điểm của mẫu khảo sát

Đặc điểm Tần số Tỉ lệ %


Giới tính Nam 47 35%
Nữ 88 65%
Độ tuổi Dưới 18 tuổi 5 4%
Từ đủ 18 đến 24 tuổi 114 84%
10

Tử đủ 24 đến 30 tuổi 13 10%


Trên 30 tuổi 3 2%
Công việc Học sinh/sinh viên 117 86%
Người đi làm 18 14%
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu khảo sát

Trong số 240 người tham gia khảo sát có 135 người đồng ý chia sẻ thông tin cá nhân
và 82 người từ chối.

Về giới tính, số người có giới tính là nữ chiếm 65%, cao hơn gần 2 lần so với nam
giới. Đa số người cho biết thông tin cá nhân khi thực hiện khảo sát là học sinh/sinh viên
(86%) với độ tuổi từ đủ 18 đến 24 tuổi (84%). Học sinh với độ tuổi dưới 18 hay người đi
làm có độ tuổi trên 24 chiếm tỷ lệ ít hơn (14%).

2. Phân tích, thảo luận kết quả của dữ liệu và kiểm định giả thuyết đề ra
2.1. Các vấn đề trong cuộc sống
2.1.1. Sức khỏe tinh thần

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện sức khỏe tinh thần của người dân kể từ khi áp dụng
chỉ thị 16 so với giai đoạn trước đó
11

Theo khảo sát sức khỏe tinh thần của người dân TP.HCM về các nỗi lo lắng trước
và sau khi áp dụng chỉ thị cho thấy người dân đều có nhiều nỗi lo khác nhau với từng mức
độ. Nhìn chung, kể từ khi áp dụng chỉ thị 16 đã có sự ảnh hưởng, gia tăng đáng kể về mức
độ lo lắng của người dân ở các yếu tố. Bên cạnh đó số lượng người dân ‘không cảm thấy
lo lắng’ giảm 17% so với trước đó. Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên phần
lớn người dân cảm thấy “lo sợ người thân bị nhiễm bệnh” và “lo sợ bản thân bi nhiễm
bệnh”. Ngoài ra, khi giãn cách xã hội, việc đi lại bị hạn chế và vận chuyển khó khăn nên
nhiều đáp viên còn cảm thấy lo về “thiếu lương thực, thực phẩm” (chiếm tỷ lệ 66,3% và là
yếu tố có tỷ lệ cao nhất).

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết GT1

2.1.2. Thu nhập

Trước chỉ thị 16 Kể từ khi ban hành chỉ


thị 16
Khoảng thu nhập
(triệu đồng)
Tần số Tần suất % Tần số Tần suất %

0-5 110 50.69% 182 83.87%


5-10 85 39.17% 29 13.36%
10-15 13 5.99% 4 1.84%
15-20 5 2.30% 0 0.00%
20-25 1 0.46% 1 0.46%
25-30 1 0.46% 0 0.00%
30-35 1 0.46% 1 0.46%
35-40 0 0.00% 0 0.00%
40-45 1 0.46% 0 0.00%
Bảng 4.2: Tần số và tần suất % khoảng thu nhập của người dân trước và kể từ
khi ban hành chỉ thị 16
12

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện thu nhập của người dân kể từ khi áp dụng chỉ thị 16 so
với giai đoạn trước đó

Nhìn chung, thu nhập của người dân tại TP.HCM giảm mạnh khi khung thu nhập
thấp nhất là 0-5 triệu đồng tăng từ 50.69% lên đến 83,87%. Các mức thu nhập còn lại
cũng có tỷ lệ giảm đi nhưng không đăng kể. 15% không bị giảm thu nhập và 4% nhận
được thêm khoản trợ cấp từ chính phủ, do đó thu nhập có phần tăng nhẹ.

Kiểm định giả thuyết

Xét tỷ lệ thu nhập so sánh giữa giai đoạn kể từ khi ban hành chỉ thị 16 với giai đoạn
trước đó, ta có bảng sau:

Kích thước mẫu khảo sát 217


Trung bình mẫu 0.39
Độ lệch chuẩn 0.55073669
Giá trị giả thuyết 1
Sai số chuẩn 0.037386443
- Zα -1.64
Z -16.316
Kết luận: Z < - Zα
13

Vậy, giả thuyết H12o bị bác bỏ, chấp nhận giả thuyết H12a: Chỉ thị 16 làm giảm thu
nhập của người dân tại TP.HCM.

2.1.3. Hình thức mua lương thực, thực phẩm

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hình thức mua nhu yếu phẩm của người dân kể từ
khi áp dụng chỉ thị 16 so với giai đoạn trước đó.

Dựa vào khảo sát về hình thức mua nhu yếu phẩm của người dân tphcm trước và sau
khi áp dụng chỉ thị 16 trên 217 mẫu cho thấy sự biến đổi về các hình thức:

Trước khi áp dụng chỉ thị 16: hình thức "tự do đi chợ/siêu thị/cửa hàng" và hình
thức "đặt hàng trực tuyến" được lựa chọn nhiều nhất với tỷ lệ lần lượt là 58% và 51%. Vì
hai hình thức này mang lại tính thuận tiện cao và người dân có thể tự do mua những gì mình
thích.

Kể từ khi áp dụng chỉ thị 16: do tình hình dịch bệnh phức tạp, để hạn chế sự lây
lan dịch bệnh và áp dụng nghiêm chỉ thị, người dân không được phép đi lại tự do dẫn đến
sự giảm mạnh với hình thức "tự do đi chợ/siêu thị/cửa hàng" chỉ còn chiếm tỷ lệ 7%. Cũng
vì vậy mà có sự gia tăng mạnh với các hình thức như: "đi chợ thông qua phiếu đi chợ"
(chiếm 59%), nhờ đi chợ hộ (chiếm 56%), phải phụ thuộc vào trợ cấp của chính phủ (chiếm
26%).
14

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết GT2

2.1.4. Hoạt động giải trí

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hoạt động giải trí của người dân trước và sau khi áp
dụng chỉ thị 16

Trước khi ban hành chỉ thị 16 thì mọi người giải trí bằng nhiều hình thức khác nhau,
có thể kết hợp giữa giải trí tại nhà và bên ngoài, vì thế nhìn vào biểu đồ cho thấy giai đoạn
này không có sự chênh nhiều nhiều giữa các hình thức. Cụ thể ta thấy hầu hết mọi người
có thể tự thư giãn tại nhà (chiếm 53.92%), đọc sách, xem phim (chiếm 57.14%) hoặc là đi
đến các nơi tụ tập như công viên (khoảng 48.39%), đi cafe, xem phim chiếu rạp cùng bạn
bè( khoảng 55.3%). Nhưng khi dịch covid lây lan rất nhanh và khó kiểm soát được nên khi
ban hành chỉ thị 16, tất cả các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ đóng cửa, mọi người không
được ra ngoài thì các hoạt động bên ngoài như tụ tập đi chơi ở cafe, công viên, phố đi bộ,
đi ăn uống tại các quán đã giảm đi rất nhiều lần so với lúc trước. Và họ chuyển sang hình
thức giải trí thư giãn tại nhà, đọc sách, xem phim, học nấu ăn, tán gẫu cùng bạn bè qua
mạng xã hội. Thêm vào đó nhóm người trước kia vẫn giải trí tại nhà nên thói quen của họ
không đổi, vì thế các hình thức giải trí tại nhà tăng từ 10-35% so với trước đây.
15

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết GT3

2.1.5. Di chuyển, đi lại

Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện mức độ di chuyển, đi lại hàng ngày của người dân trước
và sau khi ban hành chỉ thị 16

Theo kết quả khảo sát đã được tóm tắt thành biểu đồ trên, ta có thể thấy trước khi chỉ
thị 16 được ban hành thì mức độ di chuyển hàng ngày của người dân tầm từ trung bình trở
lên chiếm tới 85.71% để phục vụ cho các hoạt động thường ngày trong cuộc sống người
dân như công việc, các hoạt động giải trí vui chơi,... Tuy nhiên sau khi ban hành chỉ thị 16
thì chỉ có một số rất ít mọi người ra khỏi nhà từ trung bình đến thường xuyên giảm mạnh
chỉ còn 7.83% để phục vụ cho công việc thực sự cần thiết ở cơ quan và tại nơi việc. Hầu
hết mọi người ở nhà và hiếm khi ra ngoài chiếm 92.16% (tăng gần 6,5 lần so với trước đây)
để tuân thủ thực hiện theo chỉ thị mà nhà nước đưa ra và cũng bảo vệ chính bản thân mình.

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết GT4


16

2.1.6. Giao tiếp xã hội

Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên giao tiếp với người bên ngoài

Trước khi áp dụng chỉ thị 16 mức độ giao tiếp xã hội từ trung bình trở lên chiếm tới
89%. Thời điểm này vẫn chưa cách ly toàn xã hội nên không có nhiều ảnh hưởng đối với
việc giao tiếp với người bên ngoài. Tuy nhiên, sau khi chính quyền áp dụng chỉ thị 16, mọi
người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết thì mức độ giao tiếp xã hội từ trung
bình trở lên chỉ còn 22.1%, đặc biệt mức độ rất thường xuyên là 0%. Mức độ không giao
tiếp xã hội và hiếm khi giao tiếp tăng mạnh lên 77.9% và số người không giao tiếp xã hội
tăng gấp hơn 10 lần so với trước khi áp dụng chỉ thị 16. Có thể thấy, để đảm bảo sức khỏe
cộng đồng chỉ thị 16 bắt buộc mọi người phải ở nhà đã tác động rất lớn đến mức độ giao
tiếp xã hội.

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết GT5


17

2.1.7. Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước

Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và cơ quan
nhà nước

Thời điểm trước khi TP.HCM áp dụng chỉ thị 16, đời sống người dân chưa bị ảnh
hưởng nhiều nên số người không được hỗ trợ chiếm tỉ lệ phần trăm cao 70.5%. Nhưng sau
khi TP.HCM áp dụng chỉ thị 16 thì số người không được hỗ trợ giảm gần 4 lần cho thấy nỗ
lực của chính quyền thành phố trong việc cải thiện đời sống nhân dân trong mùa dịch. Cụ
thể số người được hỗ trợ tài chính tăng gần gấp 5 lần so với lúc trước. Các hoạt động tiêm
vaccine Covid-19, xét nghiệm Covid-19, hỗ trợ lương thực, thực phẩm được chính quyền
đẩy mạnh. Số người được hỗ trợ tiêm vaccine tăng hơn 6 lần và số người được xét nghiệm
Covid-19 tăng gấp gần 3 lần so với lúc trước nhờ chính sách tầm soát diện rộng, tăng cường
các tổ lấy mẫu để xác định các trường hợp mắc và nghi mắc Covid-19 để cách ly điều trị,
khoanh vùng, dập dịch kịp thời. Hỗ trợ lương thực, thực phẩm trong lúc thực hiện chỉ thị
16 tăng hơn 5 lần nhờ vào nguồn dự trữ quốc gia và nguồn hỗ trợ từ các mạnh thường quân.
Ngoài ra thuốc men và các vấn đề y tế khác cũng được chính quyền hỗ trợ để người dân có
18

thể yên tâm ở nhà thực hiện giãn cách, cụ thể số người được hỗ trợ tăng gấp 10 lần so với
trước.

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết GT6

2.2. Thời gian hàng ngày


2.2.1. Thời gian bên cạnh người thân

Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện thời lượng nói chuyện, tâm sự hay bên cạnh người thân
Theo kết quả khảo sát, trước khi thành phố áp dụng chỉ thị 16, thời lượng dành cho
gia đình của các đối tượng được khảo sát khá ít, đa số rơi vào khoảng dưới 3 giờ 1 ngày.
Nhưng sau khi áp dụng chỉ thị 16, thời lượng dành do việc kết nối những thành viên trong
gia đình được tăng lên mức đáng kể vì thời gian sinh hoạt ở nhà tăng lên. Nhóm dành thời
gian cho gia đình từ 6 giờ trở lên tăng thêm 16%, và các nhóm thời gian trên 3 giờ cũng
tăng đáng kể, bên cạnh đó, nhóm không thường xuyên hoặc ít khi dành thời gian cho gia
đình và người thân đã giảm xuống mức thấp, chỉ còn 4% với nhóm ít khi dành thời gian,
giảm 18% với nhóm chỉ dành ít thời gian trong ngày. Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy sự
tiến triển của mối quan hệ gắn bó của các gia đình.

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết GT7


19

2.2.2. Thời lượng giấc ngủ/nghỉ ngơi

Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện Thời lượng giấc ngủ và nghỉ ngơi
Trước khi áp dụng chỉ thị 16 thì thời lượng giấc ngủ của những đối tượng tham gia
khảo sát đa phần rơi vào khoảng từ dưới 8 giờ, có một số nhóm còn có thời lượng nghỉ ngơi
thấp hơn 5 giờ - một con số đáng lo ngại. Nhưng sau khi áp dụng chỉ thị 16, thời lượng của
công việc hay học tập có lẽ không còn là vấn đề quá nặng nề nên thời gian nghỉ ngơi đã
tăng đáng kể. Nhóm người ngủ trên 8h, có giấc ngủ khoa học, đã tăng mạnh, khoảng 38%.
Nhóm người có giấc ngủ có thời lượng thấp hơn đã giảm mạnh, nhưng theo số liệu, vẫn
còn một số người đã dành thời gian ngủ để thêm vào thời gian làm việc khác và rất ít khi
nghỉ ngơi đã tăng với số lượng thấp nhưng đây vẫn là một vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe.
Tuy nhiên nhìn chung thì chỉ thị 16 đã góp phần cải thiện thời lượng giấc ngủ của người
dân theo chiều hướng tích cực hơn.

Kết luận: Bác bỏ giả thuyết GT8


20

2.2.3. Thời lượng tập thể dục (sức khỏe thể chất)

Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện thời lượng tập thể dục trong một ngày của người dân kể
từ khi áp dụng chỉ thị 16 so với giai đoạn trước đó
Thể dục là hoạt động rất cần thiết, nó mang lại nhiều tác dụng như: nâng cao sức khỏe,
giải tỏa căng thẳng, điều tiết tâm trạng. Thế nhưng có thể vì công việc bận rộn hoặc thiếu
động lực nên một số người dân chưa dành nhiều thời gian cho việc tập thể dục. Dựa vào
biểu đồ ta có thể thấy trước khi áp dụng chỉ thị 16 thời lượng tập thể dục trong ngày của
người dân thành phố lựa chọn "không tập thể dục" chiếm tỉ lệ khá cao (34%), bên cạnh đó
thì thời lượng tập thể dục "trên 60 phút" chỉ chiếm 7%. Và do tình hình dịch bệnh phức tạp,
để phục vụ cho công tác chống dịch, toàn thành phố phải áp dụng chỉ thị 16, mọi người dân
đều phải "ai ở đâu thì ở yên chỗ đó", các hoạt động làm việc bị gián đoạn hoặc tạm ngưng.
Cũng vì thế mà mọi người có khoảng thời gian rảnh nhiều hơn so với trước đó, đồng thời
để nâng cao sức đề kháng chống dịch bệnh nên mọi người dành thời gian cho việc tập thể
dục nhiều hơn so với trước. Cụ thể là số lượng người dân "không tập thể dục" giảm chỉ còn
27% và nhóm người tập thể dục "từ 30 phút đến 60 phút" và "trên 60 phút" tăng.

Kết luận: Bác bỏ giả thuyết GT9


21

2.2.4. Thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử

Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử của người dân kể
từ khi áp dụng chỉ thị 16 so với giai đoạn trước đó
Với thời buổi công nghệ hiện nay thì các thiết bị điện tử là một phần quan trọng trong
đời sống chúng ta. Các thiết bị điện tử điển hình như máy tính bảng, điện thoại, laptop,
tivi… Và tùy vào các chức năng, mục tiêu khác nhau để mọi người sử dụng chúng phục
vụ cho cuộc sống của mình. Vì thế dựa vào biểu đồ có thể thấy thời lượng sử dụng các thiết
bị điện tử của người dân trước khi thành phố áp dụng chỉ thị tương đối nhiều và nằm ở mức
khoảng "từ 1-3 giờ" và chiếm tỉ lệ nhiều nhất vào khoảng "từ 3-6 giờ". Bên cạnh đó thì từ
khi thành phố áp dụng chỉ thị 16, người dân phải học tập, làm việc, sinh hoạt và giải trí tại
22

nhà nên thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử cũng tăng mạnh với thời lượng "trên 6 giờ"
chiếm 60% và chiếm tỉ lệ cao nhất.

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết GT10

2.2.5. Thời lượng sử dụng mạng xã hội

Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện thời lượng sử dụng mạng xã hội trước và sau khi ban
hành chỉ thị 16
Trước khi ban hành chỉ thị 16, cuộc sống của người dân đều diễn ra bình thường. Hầu
hết mọi người ai cũng có những công việc riêng của mình, đi làm để kiếm sống hoặc đi học
để trau dồi kiến thức của mình. Vì thế thời gian bỏ ra dành cho mạng mạng xã hội rất ít.
Như biểu đồ trên ta thấy, thời gian mà họ bỏ ra dưới 3 giờ để dùng mạng xã hội chiếm tới
58.53%, trong đó nhiều nhất là dùng từ 1-3 giờ chiếm tới 48.39%

Sau khi chỉ thị 16 được ban hành, hầu như các cơ sở kinh doanh, công ty dừng hoạt
động, hàng loạt người dân, công nhân thất nghiệp ở nhà, các trường học đều đóng cửa, các
23

học sinh, sinh viên học tập và trao đổi qua mạng xã hội nhiều hơn, mọi người chỉ được ở
yên trong nhà nên muốn gặp trò chuyện với người thân, bạn bè chỉ có cách là qua mạng xã
hội. Điều này làm cho mọi người dùng nhiều thời gian rảnh ở nhà dùng mạng xã hội để giải
trí, học tập, liên lạc với người thân, bạn bè nhiều hơn. Minh chứng là qua biểu đồ ta thấy,
thời gian mọi người sử dụng mạng xã hội nhiều hơn khoảng từ 3-6 giờ chiếm 37.79% và
hơn 6 giờ chiếm 35.48% trong khi thời gian dùng ít hơn 3 giờ chỉ còn 26.72% (giảm 31.48%
so với trước đây).

Kết luận: Chấp nhận giả thuyết GT11

V. Kết luận và kiến nghị


1. Tóm tắt kết quả dự án

Việc áp dụng chỉ thị 16 cho toàn TP.HCM là một sự thay đổi lớn ảnh hưởng đến đời
sống của người dân tại nơi đây. Sau khi phân tích kết quả khảo sát đến từ 217 người là học
sinh, sinh viên, người đi làm đang sinh sống tại TP.HCM và chịu ảnh hưởng của chị thị 16
kể từ ngày 9/7/2021, kết quả thu được như sau:

Về các vấn đề trong cuộc sống

Chỉ thị 16 có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, việc di chuyển/đi lại cũng
như vấn đề giao tiếp xã hội. Làm thay đổi hình thức mua lương thực, thực phẩm theo chiều
hướng bị động hơn. Đồng thời thói quen giải trí của con người cũng phải diễn ra ở nhà
nhiều hơn do những quy định được nêu trong chỉ thị. Vấn đề đáng được quan tâm nhất
chính là thu nhập của các hộ gia đình, tuy nhiên, việc tăng cường sự hỗ trợ của chính quyền
địa phương và cơ quan nhà nước đã góp phần cải thiện tình hình của xã hội.

Về thời gian trong một ngày

Ở nhà nhiều hơn đồng nghĩa với thời lượng bên cạnh gia đình, người thân cũng như
dành cho việc nghỉ ngơi tăng đáng kể, thời gian tập thể dục cũng được ưu tiên nhằm cải
thiện sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, do thay đổi tính chất công việc, học tập và giao
tiếp nên các thiết bị điện tử và mạng xã hội được sử dụng nhiều hơn trước đây.
24

2. Một số giải pháp kiến nghị

Giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần

Để giảm thiểu các mối lo lắng của người dân, các chính quyền địa phương cần mạnh
tay bác bỏ những thông tin giả mạo, đồn thổi sai sự thật về Covid-19. Người dân cũng cần
tỉnh táo hơn trong việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến dịch bệnh, hạn chế hết mức
việc ra ngoài hay tiếp xúc với người khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, giảm thiểu lo
lắng về nguy cơ mắc bệnh. Người dân nên tìm những thú vui giản dị tại nhà như đọc sách,
chăm sóc cây cảnh, thú cưng để học thêm kiến thức và hạn chế cảm giác lo lắng.

Giải quyết vấn đề về giao tiếp xã hội

Ngày nay, các ứng dụng trò chuyện trực tuyến cực kỳ phổ biến, có thể kể đến như
Messenger, Zalo, Google Meet rất dễ sử dụng. Vì thế vẫn có thể đảm bảo cho người dân
các vấn đề về giao tiếp. Tuy nhiên các ứng dụng này cần phải được phổ biến hơn nữa cho
những người ít sử dụng công nghệ hơn, việc đẩy mạnh quảng cáo trên nhiều phương tiện
truyền thông cần được áp dụng để có thể tiếp cận rộng rãi người dùng.

Một số vấn đề khác

Do đặc tính của chỉ thị 16 là dãn cách xã hội nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho
người dân, vì thế một số yếu tố cần phải được hạn chế hết mức, điển hình là nhu cầu đi lại
và các hình thức mua lương thực thực phẩm trực tiếp. Các doanh nghiệp bán lẻ nên nắm
bắt cơ hội và thúc đẩy mạnh ưu thế bán hàng trực tiếp bằng cách đa dạng hóa hình thức đặt
hàng (gọi điện, đặt trên website, ứng dụng…) và tăng cường đội ngũ shipper, điều này vừa
có thể tạo ra thu nhập cho người dân, mang lại doanh số cho của hàng và hạn chế được việc
đi lại, việc tăng cường giao hàng trên diện rộng cũng phần nào giảm được chi phí giao hàng.
Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe phải luôn được ưu tiên hàng đầu cho cả hai bên, vì thế cần phải
xét nghiệm thường xuyên cũng như đăng ký tiêm chủng đầy đủ, và quan trọng hơn hết là
đảm bảo quy tắc 5K.

3. Hạn chế của dự án và hướng nghiên cứu tiếp theo


3.1. Hạn chế của dự án
25

Về đối tượng khảo sát

Vì đối tượng khảo sát mà đề tài hướng tới là những người dân sống tại TPHCM ở đợt
giãn cách xã hội nên việc tìm kiếm đúng đối tượng khảo sát gặp nhiều khó khăn.

Các đối tượng được khảo sát trong bài chưa được rộng, chủ yếu là học sinh, sinh viên
nên chưa khai thác được những ảnh hưởng của những người đi làm và những tầng lớp khác.

Dự án thực hiện với quy mô nhỏ nên chưa thu hút được số lượng lớn nhiều tham gia
khảo sát. Đồng thời, trong quá trình làm khảo sát, các bạn có thể có những câu trả lời nhanh
và chưa thực sự chính xác. Vì thế số liệu chỉ mang tính tổng quát chứ chưa thể phản ánh
một cách chi tiết và chính xác mức độ ảnh hưởng của người dân trong thời kỳ giãn cách so
với trước đây.

Về phương pháp thống kê

Bài báo cáo chưa vận dụng được nhiều phương pháp trong thống kê, chỉ đa số dừng
lại ở thực hiện các công cụ của phương pháp thống kê mô tả. Do đó, các kết quả thu được
từ bài nghiên cứu cũng như các thảo luận định hướng chỉ mang tính chất tham khảo.

Bộ câu hỏi khảo sát được đưa ra chưa đủ đa dạng về các loại thang đo và các loại biểu
đồ. Giải pháp của nhóm đưa ra cho dự án sau này là sau này ban đầu cần chú ý hơn về khâu
đặt câu hỏi để bài dự án được hoàn chỉnh hơn.

3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ những hạn chế nêu trên - cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo - nhóm đã rút ra
một số định hướng trong tương lai cho dự án:

Thứ nhất, cần đầu tư thời gian, nhân lực để mở rộng phạm vi khảo sát và chú trọng
trải đều qua các độ tuổi, từ đó góp phần giúp tăng tính đại diện của bài khảo sát để đạt độ
tin cậy cao hơn.

Thứ hai, đẩy mạnh hình thức khảo sát trực tiếp và kết hợp hài hòa giữa các hình thức
khác nhau nhằm kiểm soát và thu được kết quả có độ chính xác và thực tế cao.
26

Thứ ba, học hỏi và nghiên cứu các bài nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước để
trau dồi kiến thức, từ đó đưa ra các nhận định có tính khoa học cao và không bỏ sót các yếu
tố quan trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tuấn, L. V. (2013). Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu khoa học (NCKH). MFEDE.
Hà, N. (2020). Phân biệt các loại thang đo trong nghiên cứu. CESTI.

Đàm, V. C. (1999). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kĩ thuật,
20.
Hà, N. (2020).

Hảo, L. V. (2015). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Nha Trang.

CÁC TRANG THAM KHẢO

1. Bệnh Virus Corona 2019


2. Thu nhập là gì?
3. CÔNG VĂN 4349/BCT-TTTN NĂM 2021 VỀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
THIẾT YẾU DO BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH
PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT


CÁC CÔNG THỨC TÍNH TOÁN

𝑥̅ −𝜇0
𝑍= 𝜎
√𝑛

You might also like