QTDL Buoi 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

7 Vùng Du Lịch của Việt Nam:

● Trung du miền nuối phía Bác


● Duyên hải sông Hồng và duyên hải đông bắc
● Bắc Trung Bộ
● Tây Nguyên
● Nam Trung Bộ
● Đông Nam Bộ
● Đồng Bằng Sông Cửu Long
1.Trung du miền núi phía bắc: ( Bách) ( Du lịch văn hóa, dân tộc)
-Đặc trưng của vùng: bao gồm:
+ Vùng Trung Du và Miền Núi Phía Bắc là 1 trong 7 vùng du lịch Việt Nam,
gồm 14 tỉnh thành. Điểm nổi bật là nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ bị chia cắt
mạnh, tạo nên nhiều địa hình, cảnh quan đặc sắc và di tích tự nhiên như thung
lũng mở rộng, thác nước, hang động, vực thẳm,... Những đồi chè, rừng cọ,
vườn cây ăn quả bên cạnh những đỉnh đồi và cánh đồng ngát xanh men theo
các dòng sông đỏ nặng phù sa, tạo nên những bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ,
vừa thơ mộng của núi rừng.
-Những địa điểm du lịch hấp dẫn :
+ Dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipang cao 3.143m được mệnh danh là
“mái nhà của Đông Dương” .
+Thị trấn Sa Pa huộc tỉnh Lào Cai và các địa danh khác ở Trung du miền núi
Bắc bộ như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn (Hà Giang), Bắc Hà
(Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)... thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và
quốc tế đến tham quan.

+ Với hàng chục khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, khu rừng văn hóa-lịch
sử-môi trường cùng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hồ Ba Bể (Bắc Kạn),
hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), lòng hồ sông Đà (Sơn La),
thác Bản Giốc (Cao Bằng), thác Bạc (Lào Cai)..., Bên cạnh đó, những rừng cọ,
đồi chè, vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng, những
thửa ruộng bậc thang men theo các sườn núi hay những hang động kỳ thú ẩn
mình trong lòng núi đá cũng tạo nên một bức tranh thiên nhiên đa sắc màu, vừa
hùng vĩ vừa thơ mộng.
+ Nhiều di tích lịch sử gắn liền với truyền thống văn hóa và quá trình đấu tranh
giữ nước của dân tộc như đền Mẫu Âu Cơ, đền Hùng (Phú Thọ); hang Pắc Bó
(Cao Bằng); Cây đa Tân Trào, An toàn khu (Tuyên Quang); Di tích lịch sử
chiến thắng Điện Biên Phủ (Điện Biên)...

+ Các dân tộc sinh sống nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa lâu đời với
nhiều lễ hội truyền thống độc đáo như hội Lồng Tồng, hội Gầu Tào, hội xuống
đồng, hội xòe…; các điệu múa đặc sắc như múa khèn, múa sạp, hát then, hát
lượn… cùng nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Tất cả sẽ mang lại cho du khách
nhiều trải nghiệm thú vị.

2.Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc:


Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,
Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh
Sản phẩm du lịch đặc trưng nhất của vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc là du lịch văn hóa kết hợp với du lịch tham quan nghiên cứu. Những sản
phẩm du lịch cụ thể:
● Tham quan nghiên cứu nền văn hóa Việt Nam: Các di tích lịch sử, Các di
sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống cội nguồn của cộng đồng người Việt,
Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh, Các làng nghề truyền thống.
● Tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan: Vùng biển
và hải đảo thuộc vịnh Hạ Long, Vùng các hồ chứa nước lớn và nghỉ núi,
Vùng núi đá, hang động Karsto Tràng An, Vùng núi cao và rừng nguyên
sinh.
● Vùng đô thị đặc biệt – thủ đô Hà Nội là thành phố cổ, lịch sử, còn nhiều di
sản văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cổ. Trung tâm chính trị, thủ đô, văn hóa,
khoa học, kinh tế, giao tiếp của cả nước. Thành phố nằm tại đầu mối giao
thông lớn nhất cả nước, điểm giao thoa của 2 nền văn hóa lớn ở phương
Đông (Phật giáo từ Ấn Độ và Nho giáo từ Trung Quốc).

3.Vùng bắc trung bộ: gồm 6 tỉnh thành: Thanh hoá,nghệ an,hà tĩnh,quảng bình,quảng
trị,huế
-Thanh hoá:du lịch sầm sơn,khu du lịch thành nhà hồ,lam kinh là những địa điểm nổi
tiếng.
-Nghệ an ,hà tĩnh:Biển cửa lò, cửa khẩu cầu treo,núi hồng,sông lam.
-Quảng bình,quảng trị:Phong nha kẻ bàng
,Cồn cỏ
-Huế:Di tích lịch sử nhà nguyễn ,cố đô huế, chùa thiên mụ, chùa hương.
Du lịch di sản văn hóa
Quần thể di tích Cố đô Huế
Du lịch tham quan quần thể di sản văn hóa
Tìm hiểu các di tích và các giá trị lịch sử thời Nguyễn
Tìm hiểu văn hóa phi vật thể
Nghiên cứu tìm hiểu văn hóa lịch sử gắn liền với nhã nhạc cung đình huế
-Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Thiên Cầm
Ng Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái, thám hiểm hang động Phong Nha – Kẻ Bàng
Tham quan hang động Phong Nha-Kẻ Bàng gắn với di tích lịch sử đường Trường Sơn
Du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia: Bạch Mã, Bến En, Pù Mát
Du lịch tham quan di tích, tìm hiểu văn hóa-lịch sử
Du lịch văn hóa lịch sử (thăm quan Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, động Từ Thức…)
Du lịch lịch sử – cách mạng: Kim Liên, Nam Đàn (Nghệ An); khu lưu niệm Nguyễn
Du (Hà Tĩnh)…
Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước: Truông Bồn (Đô Lương,
Nghệ An), Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), hang tám thanh niên xung phong (Quảng
Bình)…
_ Du lịch tìm hiểu truyền thống văn hóa
_Du lịch nhà vườn, làng cổ Huế, tìm hiểu nghệ thuật trà Huế
Thưởng thức ca Huế, hát bộ, hò Huế, hò sông Mã, dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh…
Tìm hiểu văn hóa và thưởng thức ẩm thực Huế
Tìm hiểu truyền thống văn hoá các dân tộc ít người vùng cao
Du lịch làng nghề
Đan lát mây tre đan của người Bru-Vân Kiều
Nghề tranh làng Sình
Nghề làm nón, làm hoa lụa-Huế
Du lịch gắn với thiên nhiên
Tham quan Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Pù Mát, Vườn quốc gia Vũ Quang,
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Vườn quốc gia Bạch Mã và các khu BTTN có
điều kiện khai thác du lịch thuận lợi
Du thuyền trên sông (sông Hương)
Du lịch sinh thái
Nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên tại các vườn quốc gia: Bến En, Pù Mát, Vũ Quang,
Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã.
-Du lịch sinh thái suối Mọoc
Khám phá hang động Phong Nha
Du lịch chữa bệnh
Nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối nước nóng: Quảng Yên (Quảng Xương, Thanh Hóa),
Quỳ Hợp (Nghệ An), Nước Sốt (Hà Tĩnh), suối Bang (Quảng Bình), suối nước nóng
Mỹ An, Thanh Tân (TT-Huế).
4.Vùng Tây Nguyên( Tú Hươngg):
Gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Vùng này có 3

trọng điểm du lịch là:

Gia Lai- Kon tum: Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú,

nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng, ngoài ra có chùa

Minh Thành (Gia Lai). Nhiều đồi núi như cổng trời Mang Yang, đỉnh Hàm Rồng, thác
Hang Dơi và thác K50 (Huyện Kbang). Các cảnh quan nhân tạo có các rừng cao su,

đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp với tuyến đường rừng, có các tuyến dã ngoại bằng

thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng,v.v…

Đắk lắk: Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo
hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều
dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, Thác Gia Long, cụm du lịch Buôn Đôn, Thác Krông
Kmar, Diệu Thanh, Tiên Nữ… bên cạnh các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
Chư Yang Sin, Easo[49]…

Đà Lạt : Là nơi hiếm hoi có khí hậu ôn hoà so với các vùng miền xung quanh, là vung
núi cao với nhiều thác nước hùng vĩ. Bên cạnh đó là những biệt thự cổ và những hồ
nuóc lớn

● Sản phẩm du lịch đặc trưng


- Các lễ hội văn hoá cồng chiêng độc đáo như :
➔ Lễ hội đâm trâu: Để thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng ( trời) ,
cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa nương rẫy ấm no
➔ Lễ hội mừng năm mới: Được tổ chức hằng năm vào tháng 12 sau khi thu hoạch
lúa nương là dịp đồng bào ăn mừng vụ mùa.
➔ Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
➔ Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là
kiệt tác truyền khẩu và là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
➔ Lễ hội Đua Voi, Lễ Cơm Mới,Lễ Bỏ Mả


- Địa điểm:
Khu du lịch Buôn Đôn Buôn Mê Thuộc Tây Nguyên
Khu du lịch thác D’ray- Sap

Du lịch Hồ Lắk và làng Buôn Jun

Bảo tàng Đắk Lắk

Cầu treo Kon Klor

Nhà thờ Chánh Tòa Kom Tum

Hồ Tà Đùng, điểm du lịch Tây Nguyên mới nổi

5.Vùng Nam Trung Bộ: ( Tuấn Khanh) Du lịch Biển


- Nơi đây có lợi thế bờ biển dài, bãi biển đẹp, khí hậu ấm áp. Đó là điều kiện thuận lợi
để phát triển du lịch biển, không những thế vùng này còn có nhiều di sản văn hóa và
nền ẩm thực phong phú.
– Khu vực Đà Nẵng phát triển sản phẩm du lịch biển nghỉ dưỡng, đảo cao cấp gắn với
các hoạt động du lịch vui chơi giải trí, đô thị, du lịch MICE.

– Quảng Nam phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo gắn du lịch di sản, du lịch đô thị,
du lịch cộng đồng.

– Quảng Ngãi phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với du lịch tham
quan di tích lịch sử, văn hóa.
– Bình Định phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với tìm hiểu văn
hóa lịch sử.

– Phú Yên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với khám phá các giá
trị còn nguyên sơ.

– Khách Hòa là trung tâm du lịch biển, đảo tổng hợp gắn liền với du lịch nghỉ dưỡng
biển, đảo cao cấp, thể thao biển, khám phá cảnh quan, tham quan vịnh, đảo, gắn với
đô thị và du lịch MICE.

– Ninh thuận phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với du lịch văn
hóa Chăm Pa, sinh thái nông nghiệp, khám phá cảnh quan.

– Bình Thuận phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với khám phá
cảnh quan và thể thao biển.

Thắm:
6.Vùng đông nam bộ (Du lịch đô thị) : gồm TP hồ chí minh, và các tỉnh: Đồng Nai,
Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng này gồm ba trọng điểm
du lịch:
1. Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần giờ, và hệ thống di tích lịch
sử văn hóa nội thành. Đây là thành phố phát triển nhất Việt Nam, đa dạng với
những nét văn hóa sầm uất, phát triển các sản phẩm Du lịch đô thị: chợ Bến
Thành, bảo tàng Mỹ thuật thành phố, nhà thờ đức bà,...
2. Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi Bà đen-nóc nhà Nam Bộ, hồ
Dầu Tiếng, cáp treo Bà Đen,.. phát triển được du lịch văn hóa, sinh thái, điểm
đến giàu sức hút tại khu vực Đông Nam Bộ

cáp treo bà đen

cửa khẩu mộc bài


3. Thành phố Vũng Tàu gắn với Long hải, Phước Hải, Côn Đảo. Đây là vùng
trọng điểm phát triển du lịch biển của đông nam bộ. Hiện tại ở Bà Rịa-Vũng
tàu còn có các loại hình du lịch đang được khai thác hiệu quả: du lịch sinh thái,
du lịch nghỉ dưỡng là chính, du lịch văn hóa kết hợp thể thao, di lịch MICE,
tâm linh,...

du lịch biển long hải.

7. Đồng bằng sông Cửu Long (YL)(Du lịch văn hóa và sinh thái): ĐBSCL có
nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, hấp dẫn với loại hình du lịch sông
nước, miệt vườn, hệ thống kênh rạch dài hơn 28.000km, hệ sinh thái rừng ngập
mặn ven biển và đất ngập nước đồng bằng độc đáo. Vùng này không chỉ mang
vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là kho tàng văn hóa giàu bản sắc, có thể khai thác
phát triển nhiều loại hình du lịch, từ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch biển
- đảo; du lịch hội nghị hội thảo (MICE); du lịch văn hóa, làng nghề truyền
thống, nhiều khả năng kết nối tour, tuyến với TP. Hồ Chí Minh, các vùng, miền
trong nước, hợp tác quốc tế với các nước tiểu vùng sông Mê kông.Vùng này có
4 trọng điểm du lịch:
1. Tiền Giang – Bến Tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.Cồn lao Thới Sơn là
cồn lớn nhất trong 4 cồn trên đoạn sông Tiền và được coi là hài hòa nhất trong
bộ Tứ linh Cồn (Long – Lân – Quy – Phụng).Bao phủ khắp cồn là một màu
xanh bát ngát, cùng hệ thống mương rạch chằng chịt, đất đai ưởng. Du lịch Cù
lao Thới Sơn, du khách sẽ có dịp ngồi trên những chiếcmàu mỡ, cây trái xum
xuê bốn mùa, trở thành điểm đến du lịch Miền Tây lý t xuồng ba lá, được cô
thôn nữ xinh xắn khua mái chèo điệu nghệ, xuôi theo những con lạch nhỏ
ngoằn ngoèo ngắm nhìn hàng dừa nước mọc san sát nhau hai bên bờ, những
hàng thủy liễu xanh tươi nghiêng mình chào đón. Tận hưởng bầu không khí
trong lành thoảng hương phù sa.
2. Cần Thơ – Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên. Nói đến du lịch
biển đảo thì Phú Quốc luôn là địa chỉ đứng đầu của Kiên Giang và cả nước.
Đảo Phú Quốc được cấu thành từ 99 ngọn núi, trên đảo có khu rừng nguyên
sinh rộng lớn, với hệ sinh thái đa dạng.Ven đảo là những bãi biển, cát trắng trải
dài, trong đó có những bãi biển được bình chọn nằm trong tốp đầu những bãi
biển đẹp nhất thế giới. Dưới biển có hệ sinh thái san hô rộng lớn.Hà Tiên có
nhiều cảnh đẹp gắn liền với hệ sinh thái biển đảo như: Kim Dự Lan đào - Núi
Pháo Đài. Hòn Phụ Tử, cũng là một trong những thắng cảnh của Hà Tiên xưa.
Hòn Phụ Tử còn được chọn là biểu tượng về du lịch của Kiên Giang.
3. Đồng Tháp – An Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm
Chim.Nằm sâu trong vùng chiêm trũng Tam Nông,Vườn quốc gia Tràm Chim
là hệ ngập nước đồng cỏ cuối cùng của Việt Nam, phong phú về mặt đa dạng
sinh học và nổi tiếng với loài sếu đầu đỏ hay sếu cổ trụi. Vào mùa nước nổi,
nước từ sông Mekong tràn về ngập cả những cánh đồng,Tràm Chim ngập giữa
trời nước mênh mông. Trên các cánh đồng, hàng ngàn cánh cò trắng điểm
xuyết trên nền tràm xanh mát tạo nên khung cảnh rất ấn tượng.

4. Cà Mau gắn với U Minh – Năm Căn – mũi Cà Mau. Cà Mau là tỉnh thành cuối
cùng của Tổ quốc Việt với ba mặt chủ yếu giáp biển, tới đây du khách sẽ được
thăm cột mốc tọa độ quốc gia, ngắm rừng, biển, chiêm ngưỡng ráng chiều trên
vùng trời biển bao la. Cà Mau toát lên một vẻ đẹp nên thơ và trữ tình, bình yên
và mộc mạc. Du lịch rừng U Minh, lênh đênh trên chiếc xuồng, bạn có dịp tìm
hiểu hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng với nhiều loại động thực vật phong
phú. Tận hưởng không khí trong lành của rừng U Minh Hạ với bạt ngàn những
cánh rừng tràm xanh ngát, trải dài hút mắt. Mỗi khi nhắc đến mũi Cà Mau,
dường như mọi người dân Việt Nam đều gọi lên bằng tình cảm thân thương
nhất. Đây là mảnh đất nhô ra phía biển Đông ở cực Nam của Tổ quốc, mũi Cà
Mau mang một ý nghĩa linh thiêng. Đất Mũi càng thu hút bởi vị trí đặc thù, nơi
vừa có thể ngắm mặt trời mọc ở biển Đông và mặt trời lặn ở hướng Tây tại
cùng một địa điểm trên đất liền. Rừng đước Năm Căn là cánh rừng nguyên sinh
giấu trong mình biết bao điều bí ẩn, lênh đênh trên xuồng máy vào sâu trong
rừng, du khách sẽ có cơ hội được tiếp cận với lõi rừng nguyên sinh, gần như
chưa bị khai phá, ở đó bạn thậm chí có thể thấy những cây được cổ thụ to bằng
thân người và nhiều loài động vật quý hiếm.

You might also like