Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Tình huống nghiên cứu: Bài toán hỗn hợp sản phẩm của Wyndor Glass Co.

1
Jim Baker đã đạt được nhiều thành công trong suốt 7 năm giữ chức vụ giám đốc phát triển sản phẩm mới tại công ty
Wyndor Glass. Mặc dù chỉ là một công ty nhỏ, nó đã có một mức tăng trưởng mạnh bởi vì khả năng phát triển sản
phẩm sáng tạo từ nhóm của Jim. Chủ tịch công ty Wyndor, John Hill, thường công khai khen ngợi vai trò chủ chốt của
Jim trong những thành công gần đây của công ty.
Vì vậy, 6 tháng trước đây, John cảm thấy rất tự tin trong việc yêu cầu nhóm của Jim phát triển những sản phẩm mới
sau đây:
- Cửa ra vào bằng kính dài 8 foot với khung nhôm
- Của sổ khung gỗ, lề đôi, kích thước 4-foot x 6-foot
Mặc dù nhiều công ty khác đã phát triển sản phẩm với những đặc tính này rồi, John cảm thấy rằng Jim với khả năng
sáng tạo của anh ấy sẽ tung ra những đặc tính tuyệt vời giúp xây dựng tiêu chuẩn mới cho ngành.
Thông tin cơ bản
Công ty Wyndor Glass sản xuất các loại sản phẩm kính chất lượng cao, bao gồm cửa sổ và cửa ra vào bằng kính được
làm thủ công với tay nghề tốt nhất. Mặc dù sản phẩm có giá khá đắt, công ty tập trung vào phân khúc thị trường ngách
thông qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt nhất trong ngành cho các đối tượng khách hàng sành điệu. Công
ty có ba nhà máy sản xuất đồng thời các thành phần của sản phẩm:
- Nhà máy 1 sản xuất khung nhôm và các phần cứng
- Nhà máy 2 sản xuất khung gỗ
- Nhà máy 3 sản xuất kính và gia công cửa sổ và cửa ra vào
Bởi vì doanh thu của một số sản phẩm bị giảm, ban quản trị cấp cao đã quyết định tân trang lại dây chuyền sản xuất
của công ty. Các sản phẩm không có lợi nhuận sẽ bị ngừng sản xuất, giải phóng năng lực sản xuất để tung ra hai dòng
sản phẩm mới do nhóm của Jim Baker phát triển nếu ban quản trị đồng ý.
Cửa ra vào bằng kính 8-foot chỉ yêu cầu năng lực sản xuất từ Nhà máy số 1 và số 3 trong khi sản phẩm cửa sổ lề đôi
4-foot x 6-foot yêu cầu năng lực sản xuất từ Nhà máy số 2 và số 3.
Hiện giờ ban quản trị cần xem xét đến hai vấn đề:
1. Công ty có nên tung ra hai sản phẩm mới này không?
2. Nếu vậy cơ cấu hỗn hợp sản phẩm – số lượng đơn vị mỗi loại sản phẩm cần sản xuất mỗi tuần – công ty nên
tuân theo?
Thảo luận vấn đề của Ban quản trị
Nhận được bảng mô tả hai sản phẩm mới của Jim Baker, John Hill đã thực hiện một buổi họp để thảo luận về các vấn
đề hiện tại. Bên cạnh John và Jim, buổi họp còn bao gồm Bill Tasto, phó chủ tịch phụ trách sản xuất, và Ann Lester,
phó chủ tịch phụ trách marketing.
Cùng nghe buổi thảo luận này nhé.
John Hill (chủ tịch): Bill, chúng tôi muốn tăng vòng quay sản xuất để có thể nhanh chóng có những sản phẩm mới
này càng sớm càng tốt. Về số lượng sản phẩm đầu ra, ông nghĩ là chúng ta nên sản xuất ở sản lượng bao nhiêu?
Bill Tasto (phó chủ tịch phụ trách sản xuất): Chúng ta hiện còn rất ít năng lực sản xuất có thể sử dụng được do
ngừng sản xuất một số sản phẩm, nhưng không nhiều đâu. Chúng ta nên đạt một tỷ lệ sản xuất tầm một vài đơn vị sản
phẩm mỗi tuần cho mỗi loại sản phẩm.
John: Chỉ vậy thôi sao?
Bill: Vâng. Đây là những sản phẩm phức tạp đòi hỏi tính khéo léo cẩn thận. Và như tôi đã nói, chúng ta hiện không
còn nhiều năng lực sản xuất dư thừa.
John: Ann, chúng ta có khả năng bán một số sản phẩm mỗi loại mỗi tuần không?
Ann Lester (phó chủ tịch phụ trách marketing): Dễ thôi mà.
John: Tốt. Bây giờ còn thêm một bài toán mà chúng ta thảo luận. Với năng lực sản xuất bị giới hạn như thế, chúng ta
cần phải quyết định xem chúng ta sẽ phân chia như thế nào giữa hai loại sản phẩm? Chúng ta sản xuất số lượng mỗi
loại sản phẩm giống nhau không? Hay phần lớn chỉ là một trong hai loại sản phẩm đó? Hay thậm chí là chúng ta chỉ
sản xuất nhiều nhất có thể một loại sản phẩm và trì hoãn việc tung ra sản phẩm thứ hai thêm một thời gian nữa?

1
Tình huống thuộc Chương 2: Lập trình tuyến tính: Những nội dung cơ bản, giáo trình Khoa học quản trị - Tiếp cận với mô hình
và tình huống nghiên cứu trên bảng tính của Frederick S.Hiller và Mark S.Hiller (2014).
Jim Baker (giám đốc phát triển sản phẩm mới): Sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta quyết định giữ lại một sản phẩm và
trao cơ hội có thể theo đuổi của chúng ta cho các đối thủ cạnh tranh.
Ann: Tôi đồng ý. Ngoài ra, tung ra đồng thời hai sản phẩm này có nhiều đặc tính đặc biệt giống nhau, chúng ta có thể
kết hợp chiến lược quảng cáo cho cả hai sản phẩm. Nhờ đó sẽ tạo ra một cú hích lớn.
John: OK. Nhưng như vậy thì mức độ kết hợp như thế nào sẽ mang lại mức lợi nhuận cao nhất cho công ty?
Bill: Tôi có một đề xuất.
John: Gì vậy?
Bill: Trong khoảng thời gian trước đây, nhóm khoa học quản trị đã hỗ trợ chúng ta trong một số quyết định hỗn hợp
sản phẩm như thế này và họ đã thực hiện công việc rất tốt. Họ đã tìm kiếm tất cả các dữ liệu có liên quan và phân tích
sâu chi tiết vấn đề. Tôi thấy kết quả làm việc của họ rất tốt. Và việc này thì họ có thể làm dễ như trở bàn tay.
John: Đúng thế. Đó là một ý kiến hay. Hãy để nhóm khoa học quản trị giải quyết bài toán này. Bill, ông sẽ hợp tác
với họ chứ?
Buổi họp kết thúc.
Nhóm khoa học quản trị bắt đầu công việc
Đầu tiên, nhóm khoa học quản trị dành một phần lớn thời gian với Bill Tasto để phân loại các vấn đề chung và các vấn
đề chuyên biệt mà ban quản trị muốn giải quyết. Một mối quan tâm cụ thể là xác định chính xác mục tiêu phù hợp của
bài toán từ quan điểm của ban quản trị. Bill chỉ ra rằng John Bill quan tâm đến vấn đề xác định mức sản xuất hỗn hợp
hai sản phẩm nào sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Vì vậy, với sự đồng tình từ Bill, nhóm đã xác định vấn đề chủ chốt cần được giải quyết như sau:
Câu hỏi: Sự kết hợp nào của mức độ sản xuất (số lượng đơn vị sản xuất mỗi tuần) cho hai loại sản phẩm mới sẽ tối đa
hóa tổng lợi nhuận từ chúng?
Nhóm cũng kết luận rằng họ nên xem xét tất cả các kiểu kết hợp mức độ sản xuất khả thi của hai loại sản phẩm mới
trong mức năng lực sản xuất hiện có tại ba nhà máy. Ví dụ như, một phương án thay thế (mặc dù cả Jim Baker và Ann
Leste đều không đồng tình) là bây giờ sẽ bỏ sản xuất một trong hai loại sản phẩm (vì vậy, tỷ lệ sản xuất sẽ bằng 0) để
sản xuất tối đa loại sản phẩm còn lại. (Chúng ta không phải lờ đi một giải thuyết rằng mức lợi nhuận tối đa từ hai loại
sản phẩm cũng có thể đạt được bằng cách không sản xuất một loại sản phẩm và sản xuất nhiều nhất có thể loại còn
lại).
Nhóm khoa học quản trị tiếp đó đã nhận diện những thông tin cần phải thu thập để nghiên cứu tình huống này:
1. Năng lực sản xuất sẵn có tại mỗi nhà máy
2. Mức năng lực sản xuất cần thiết tại mỗi nhà máy cho mỗi loại sản phẩm
3. Mức lợi nhuận của mỗi sản phẩm
Những dữ liệu cụ thể này không có sẵn, vì vậy thực hiện việc ước tính là cần thiết. Ước lượng những thông tin này
yêu cầu cần phải nhận được sự hỗ trợ của các nhân sự chủ chốt từ các đơn vị khác của công ty.
Nhân viên của Bill Tasto xây dựng các ước lượng liên quan đến năng lực sản xuất. Cụ thể, các nhân viên này đã ước
lượng rằng dây chuyền sản xuất tại Nhà máy số 1 cần để sản xuất những loại cửa mới sẽ có thể được sử dụng trong
khoảng 4 giờ mỗi tuần. (Thời gian còn lại sẽ tiếp tục sản xuất những sản phẩm hiện có). Dây chuyền sản xuất tại Nhà
máy số 2 cần để sản xuất những loại cửa mới sẽ có thể được sử dụng trong khoảng 12 giờ mỗi tuần. Dây chuyền sản
xuất tại Nhà máy số 3 cần để sản xuất những loại cửa mới sẽ có thể được sử dụng trong khoảng 18 giờ mỗi tuần.
Năng lực sản xuất của mõi nhà máy thật sự được dùng sẽ tùy thuộc vào các mức kết hợp sản xuất. Mỗi sản phẩm cửa
ra vào được dự báo sẽ mất khoảng một giờ sản xuất tại Nhà máy số 1 và ba giờ tại Nhà máy số 3. Đối với sản phẩm
cửa sổ sẽ mất khoảng 2 giờ sản xuất tại Nhà máy số 2 và hai giờ tại Nhà máy số 3.
Từ việc phân tích dữ liệu về chi phí và quyết định mức giá, phòng kế toán ước tính mức lợi nhuận thu được từ hai loại
sản phẩm. Mức ước tính được đưa ra là lợi nhuận đơn vị thu được ở mức 300$ cho sản phẩm cửa ra vào và 500$ cho
sản phẩm cửa sổ.
Nhóm khoa học quản trị nhận ra đây là một Bài toán hỗn hợp sản phẩm (product-mix problem) cổ điển. Vì vậy,
bước tiếp theo là phát triển mô hình toán học – đó là mô hình lập trình tuyến tính – trình bày bài toán để có thể giải
theo toán học.

Câu hỏi:
1. Xác định vấn đề mà Nhóm Khoa học quản trị cần giải quyết?
Đưa ra mức sản lượng tối ưu cho 2 loại sản phẩm để đạt được lợi nhuận tối đa
2. Vấn đề cần giải quyết hướng đến mục tiêu nào?
Tối đa hóa lợi nhuận
Tổng LN= Tổng doanh thu - tổng chi phí
Tổng LN+ LN đơn vị*Số lượng sp
3. Vấn đề cần giải quyết chịu ràng buộc gì?
Năng lực sản xuất ở mỗi nhà máy bị giới hạn
4. Loại thông tin gì nhóm này cần thu thập để thực hiện nghiên cứu? Điền cụ thể vào Bảng sau:

Thời gian sản xuất mỗi sản phẩm


Nhà máy Cửa ra vào Cửa sổ Thời gian có thể hoạt
động mỗi tuần
1 1 0 4
2 0 2 12
3 3 2 18
Lợi nhuận đơn vị 300 500
5. Bạn có thể giúp Chủ tịch công ty John Hill đưa ra câu trả lời?
2 cửa ra vào và 6 cửa sổ => LN= 3600

1.

You might also like