Đặc điểm tâm lí

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

26.Hãy phân tích sự phát triển tâm lý giai đoạn thanh niên (từ 18 - 25 tuổi)?

Phân tích mối liên hệ


giữa sự phát triển nhận thức và sự hình thành thế giới quan ở tuổi thanh niên?

Đặc điểm tâm lí


- Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của sinh viên. Tuy nhiên, học tập của sinh viên khác xa học tập
của thanh niên học sinh cả về chức năng, tính chất và động cơ học.
- Động cơ học của sinh viên: có sự phân hóa và đa dạng hơn so với học phổ thông, có thể khái quát thành
bốn nhóm động cơ học phổ biến trong sinh viên
 Động cơ nhận thức khoa học
 Động cơ nghề nghiệp
 Động cơ học vì giá trị xã hội
 Động cơ tự khẳng định mình trong học tập

- Hoạt động lao động là hoạt động đặc thù của thanh niên công nhân, là hoạt động trực tiếp sản xuất ra
của cải vật chất cho xã hội làm cho thanh niên trở thành một người tự lập về mọi mặt.
- Vấn đề quan trọng nhất của thanh niên công nhân là lao động để "kiếm tiền" nuôi sống bản thân, gia
đình, phát triển xã hội,…
- Hoạt động xã hội là hoạt động rất đặc thù của thanh niên nói chung

- Sự thích nghi với hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
- Sự thích nghi với hoạt động lao động sản xuất, học nghề.
- Sự thích nghi với hoạt động chính trị - xã hội.
- Sự thích nghi với hoạt động văn hóa, nghệ thuật

- Đây là thời kỳ phát triển ổn định, đồng đều về hệ xương, cơ bắp, tạo ra nét hoàn mỹ ở người thanh niên.
- Các tố chất về thể lực: sức mạnh, độ bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh nhờ sự phát triển ổn
định của các tuyến nội tiết -> tạo điều kiện cho sự thành công trong các hoạt động.
- Cuối tuổi thanh niên (25 tuổi), sự phát triển về thể chất của con người đã đạt đến mức hoàn thiện. Đặc
biệt là trọng lượng não đạt mức tối đa, số lượng tế bào thần kinh lên tới mức cao nhất với chất lượng hoàn
hảo.

- Hoạt động nhận thức, trí tuệ của thanh niên (sinh viên) đã đạt ở mức hoàn thiện nhất.
- Hoạt động nhận thức, trí tuệ của thanh niên mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo. Hoạt động tư duy chủ
yếu là theo hướng phân tích, diễn giải, chứng minh.
- Hoạt động nhận thức của thanh niên là hoạt động trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường độ cao và có tính
chất lựa chọn rõ rệt.

- Sự phát triển đời sống tình cảm của thanh niên đã đạt tới mức trưởng thành và ổn định.
- Các cảm xúc đã được kiểm soát hiệu quả hơn nhưng cũng dễ phát sinh những phản ứng không thích hợp
khi ứng xử với những tình huống “có liên quan đến cái tôi” nảy sinh trong cuộc sống.

- Lí tưởng sống của thanh niên:


+ Lí tưởng sống được hình thành và phát triển mạnh ở thanh niên.
+ Lí tưởng nghề và lí tưởng đạo đức là nét đặc trưng lớn trong hệ thống lí tưởng sống của thanh niên.
+ Một bộ phận thanh niên bị lệch lạc về lí tưởng sống.
- Kế hoạch đường đời của thanh niên: giá trị, nghề nghiệp, phong cách sống,…

Mối liên hệ giữa nhận thức và thế giới quan:


* Nhận thức
- Hoạt động nhận thức, trí tuệ của thanh niên (sinh viên) đã đạt ở mức hoàn thiện nhất.
- Hoạt động nhận thức, trí tuệ của thanh niên mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo. Hoạt động tư duy chủ
yếu là theo hướng phân tích, diễn giải, chứng minh.
- Hoạt động nhận thức của thanh niên là hoạt động trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường độ cao và có tính
chất lựa chọn rõ rệt.
* Thế giới quan
- Khả năng tự đánh giá là một hoạt động nhận thức mà đối tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể.
+ Tự đánh giá của thanh niên có chủ kiến rõ ràng và có sự đối chiếu với các chuẩn chung của xã hội.
+ Sự phản tỉnh (đánh giá có phê phán) về các phẩm chất tâm lí trong tự đánh giá vừa có ý nghĩa tự ý thức,
tự giáo dục.
+ Tự đánh giá của thanh niên mang tính chất toàn diện và sâu sắc: thanh niên không chỉ đánh giá hình ảnh
của bản thân mình có tính chất bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị nhân
cách.
+ Tự đánh giá của thanh niên được thực hiện bằng 2 cách: so sánh mức độ kì vọng, mong muốn của mình
với kết quả đạt được và so sánh, đối chiếu với ý kiến đánh giá của mọi người xung quanh về bản thân.
- Một số kết quả nghiên cứu tự ý thức, tự đánh giá ở sinh viên cho thấy: mức độ phát triển của những
phẩm chất nhân cách này có liên quan đến trình độ học lực cũng như kế hoạch đường đời trong tương lai
của sinh viên.
- Những phẩm chất nhân cách: tự đánh giá, tự trọng,… phát triển mạnh mẽ ở thanh niên sinh viên. Chính
những phẩm chất nhân cách này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo
hướng tích cực của những trí thức tương lai.

27.Hãy phân tích sự phát triển tâm lý giai đoạn thanh niên (từ 18 - 25 tuổi)? Tại sao nói rằng: hoạt
động học tập của sinh viên là hoạt động khám phá và nghiên cứu khoa học, trải nghiệm - thực hành
để chuẩn bị nghề nghiệp?

Đặc điểm tâm lí ở câu 26

Bởi vì:
- Lí tưởng sống của thanh niên:
+ Lí tưởng sống được hình thành và phát triển mạnh ở thanh niên.
+ Lí tưởng nghề và lí tưởng đạo đức là nét đặc trưng lớn trong hệ thống lí tưởng sống của thanh niên.
+ Một bộ phận thanh niên bị lệch lạc về lí tưởng sống.
- Kế hoạch đường đời của thanh niên: giá trị, nghề nghiệp, phong cách sống,…
- Chức năng học của sinh viên: là quá trình học mang tính nghề nghiệp (năng lực và phẩm chất nghề
nghiệp), là quá trình chuẩn bị trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học.
- Tính chất học của sinh viên: có nhiều điểm khác với học phổ thông.
+ Tính mục đích của việc học rất rõ ràng.
+ Đối tượng học tập của sinh viên là hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản có tính hệ thống và tính khoa học
của một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định.
+ Học tập của sinh viên mang tính nghiên cứu cao.
+ Học tập của sinh viên mang tính tự giác cao.
- Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của sinh viên. Tuy nhiên, học tập của sinh viên khác xa học tập
của thanh niên học sinh cả về chức năng, tính chất và động cơ học.
- Động cơ học của sinh viên: có sự phân hóa và đa dạng hơn so với học phổ thông, có thể khái quát thành
bốn nhóm động cơ học phổ biến trong sinh viên
 Động cơ nhận thức khoa học
 Động cơ nghề nghiệp
 Động cơ học vì giá trị xã hội
 Động cơ tự khẳng định mình trong học tập
- Hoạt động lao động là hoạt động đặc thù của thanh niên công nhân, là hoạt động trực tiếp sản xuất ra
của cải vật chất cho xã hội làm cho thanh niên trở thành một người tự lập về mọi mặt.
- Vấn đề quan trọng nhất của thanh niên công nhân là lao động để "kiếm tiền" nuôi sống bản thân, gia
đình, phát triển xã hội,…
- Hoạt động xã hội là hoạt động rất đặc thù của thanh niên nói chung

28.Hãy phân tích sự phát triển tâm lý giai đoạn trưởng thành trẻ tuổi (25 - 40 tuổi)? Tại sao nói
rằng: lập thân và lập nghiệp là vấn đề trọng yếu trong tâm lý của giai đoạn này?

Đặc điểm tâm lí

Sự phát triển thể chất ở hai giới là không giống nhau. Chân tay của nữ tương đối ngắn hơn nam; tổ chức
cơ bắp chân tay của nữ kém hơn nam; xương và khớp chi nhỏ hơn nam; phổi của nam lớn gấp rưỡi nữ;
Nam trung bình có 4,5 lít máu, nữ là 3,6 lít máu; 40% trọng lượng cơ thể nam do cơ bắp tạo nên, còn ở
nữ con số này là 4.35%.
Sau 25 tuổi, sự phát triển về thể chất gần như không tăng, đến khoảng 30 tuổi thì bắt đầu có có sự trùng
xuống, đến 35 – 40 tuổi thì thể lực bắt đầu xuống dốc. Hoạt động của các hệ thống sinh học đều giảm sau
40 tuổi.

Nếu sự phát triển nhận thức ở tuổi trẻ thơ và thiếu niên có thể nhận biết được khá rõ qua các giai đoạn
phát triển trí tuệ mà Piaget đã tìm ra, thì các nhà nghiên cứu không tìm thấy những giai đoạn phát triển
nhận thức rõ rệt ở tuổi trưởng thành.
Như vậy, có sự biến đổi về chất trong tư duy của người trưởng thành so với tư duy của trẻ em và thanh
thiếu niên.
Những thay đổi đó gắn liền với những trách nhiệm xã hội và những nhiệm vụ mà họ phải giải quyết trong
cuộc sống thực tiễn của mình.

Nhiều nghiên cứu cho thấy hai chiều phát triển ngược nhau của một số chức năng ngôn ngữ: Từ 30-35
tuổi trở đi bắt đầu quan sát thấy sự đi xuống của các chức năng phi ngôn ngữ, đến 40 tuổi thì chúng giảm
sút rõ rệt.
Trong khi đó, các chức năng ngôn ngữ lại tiến bộ dần từ 30 - 35 tuổi và đạt đỉnh điểm sau 40 - 45 tuổi. Có
lẽ chính điều đó giải thích cho câu hỏi: tại sao sau 40 – 45 tuổi con người thường quan tâm nhiều hơn đến
các vấn đề triết học.
Như vậy, ngôn ngữ không hề dừng lại ở tuổi thanh niên, mà ngày càng phát triển ở tuổi trưởng thành.

Mối quan hệ gần gũi là mối quan hệ ổn định, gắn bó với người khác, có khả năng đem lại sự thỏa mãn lẫn
nhau. Trong mối quan hệ này, hai người vừa hòa quyện với nhau làm một, vừa giữ được bản sắc riêng của
mỗi người.
Nói cách khác, khả năng tạo lập mối quan hệ gần gũi là khả năng quan tâm, chia sẻ với người khác toàn
bộ bản thân mình mà không sợ đánh mất mình.
Tình cảm cha mẹ - con cái
Sự vui sướng trong giao tiếp với con
Mối quan hệ gắn bó mẹ con
Sự sẵn sàng đón nhận tình cảm
Sự nhạy cảm đặc biệt của người mẹ đối với các nhu cầu của con cái
Sự hứng thú và thán phục đối với con
Có thể nói tình cảm gắn bó ruột thịt giữa cha mẹ và con cái là một phần quan trọng trong đời sống tình
cảm của người trưởng thành.
Bởi vì:
Lập nghiệp
- Đây là giai đoạn con người đã có nghề nghiệp và đang đi vào giai đoạn lao động một cách tích cực.
- Lao động nghề nghiệp của những người trưởng thành có ý nghĩa to lớn đối với gia đình và xã hội.
- Sự say mê sáng tạo trong nghề nghiệp bắt đầu được hình thành và ngày càng phát triển ở mức bền vững,
sâu sắc
- Sự hụt hẫng rất lớn khi chưa có một nghề nghiệp ổn định, chưa được lao động bằng chính nghề của
mình để sống và hoạt động: bi quan, chán nản, bất mãn, tự ti,... đây là nguyên nhân trong tâm lí - xã hội
tạo điều kiện cho những tệ nạn xã hội nảy sinh.
- Hiện nay, nạn thất nghiệp đang là vấn đề của toàn cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Lập thân
- Đây là giai đoạn biểu lộ bản sắc riêng của mình trong tình yêu nam nữ: nhận thức, thái độ, quan điểm
riêng trong việc chọn người bạn đời.
- Người trưởng thành trẻ mong muốn có cuộc sống gia đình riêng hạnh phúc (hôn nhân và gia đình).
- Sự hòa hợp trong tâm lí của vợ chồng trẻ: hiểu biết về tâm lí giới tính, tâm lí gia đình và nhiều vấn đề
khác.
- Việc xây dựng hạnh phúc gia đình không chỉ ở 2 người mà còn ở những đứa con, đứa con đầu lòng ra
đời là sự kiện quan trọng.
- Nghĩa vụ đối với gia đình, xã hội của cha mẹ nặng nề hơn trước và sắc thái hạnh phúc cũng có nét mới
so với trước đây.

29.Hãy phân tích sự phát triển tâm lý giai đoạn trưởng thành (25 - 40 tuổi)? Phân tích những thành
tố làm nên sự phát triển tâm lý xã hội của người trưởng thành?

Đặc điểm tâm lí giống câu 28

Các thành tố:

Theo các nhà nghiên cứu, có ba kiểu đồng nhất ở những người trưởng thành:
Thứ nhất là những người khó thay đổi;
Thứ hai là những người luôn thay đổi dưới sự tác động của kinh nghiệm cá nhân cũng như các yếu tố bên
ngoài;
Thứ ba là những người cân bằng, tích hợp một cách hợp lý những trải nghiệm tích cực cũng như tiêu cực
trong tính đồng nhất của mình.
Kiểu cuối cùng có lẽ là kiểu phát triển lành mạnh nhất.

Đối với người trưởng thành gia đình đóng vai trò quan trọng. Mỗi người trưởng thành đóng vai trò nhất
định trong gia đình, đảm nhiệm những nhiệm vụ và nghĩa vụ tương ứng

Các mối quan hệ được củng cố nhờ vào phản ứng của những người xung quanh, vào vị thế của cặp nam
nữ và cảm xúc đầm ấm và yên bình khi họ gặp nhau.
Sau đó, cặp nam nữ bước vào thời kỳ gần gũi và có trách nhiệm với nhau. Mỗi người gắn mình với các
nghĩa vụ khác nhau đề nghiên cứu các quan điểm và các giá trị của nhau.
Trong giai đoạn này cặp nam nữ tiếp nhận quyết định tiến tới hôn nhân hoặc các quan hệ thân tình khác.
Có thể coi việc làm cha làm mẹ với những gánh nặng, khó khăn, các nhiệm vụ là giai đoạn trách nhiệm
nhất trong tiến trình phát triển cá nhân của người mẹ, người cha cũng như trong sự phát triển của đôi nam
nữ như là một hệ thống.

Có thể nói, công việc quyết định lối sống, hoàn cảnh vật chất, thể diện, thái độ và các giá trị của chúng ta.
Công việc là tác nhân của sự tăng trưởng và phát triển, đem lại cho chúng ta niềm vui, sự thoả mãn và
góp phần vào việc tự xác định bản thân.

30. Hãy phân tích sự phát triển tâm lý giai đoạn trung niên (từ 40 tuổi - 60 tuổi)? Tại sao có thể nói:
tuổi trung niên là tuổi của sáng tạo và tuổi của bản sắc cá nhân?
 Đặc điểm tâm lý:

Những biến đổi rõ ràng nhất có liên quan đến tuổi trung niên là những biến đổi về
thể lực. Những nếp nhăn xuất hiện, vòng bụng to ra, tóc bắt đầu bạc.
Hoạt động của hệ thần kinh chậm dần. Khung xương không còn linh hoạt và bị co
ép lại khiến chiều cao thấp đi chút ít. Da và cơ bắp bắt đầu mất đi tính đàn hồi.
Lượng máu tuần hoàn qua tim giảm, dung lượng phổi giảm.
Những biến đổi về thể chất và sức khoẻ đòi hỏi con người phải có sự nhìn nhận lại
hình ảnh cái tôi của bản thân, thay đổi hành vi ứng xử của mình
Cảm giác: Thị lực giảm sút đáng kể; thính giác cũng dần kém đi; vị giác và khứu
giác cũng giảm sút; cảm giác thay đổi nhiệt độ và cảm giác đau trở nên rất nhậy
bén.
Các kỹ năng vận động và thời gian phản ứng.
Thời gian phản ứng tăng lên dần. Các kỹ năng vận động giảm sút nhưng trình độ
thực hiện các chức năng lao động vẫn như cũ là nhờ có kinh nghiệm thực tiễn.
-    Nữ giới: Thời kỳ mãn kinh (thời kỳ ngừng rụng trứng và tắt kinh nguyệt) của
phụ nữ có thể gây ra nhiều hậu quả thể chất và tâm lý khác nhau.
-    Nam giới: Những thay đổi liên quan đến sự thay đổi hoocmôn sinh dục nam có
thể gây ra các triệu chứng, như chứng liệt dương, hay đi tiểu tiện và bệnh ngoài da.
Một số khác cảm thấy thiếu lòng tin, hay cáu gắt, buồn bã, stress do đảm đương
quá nhiều nghĩa vụ hoặc nỗi lo sức khoẻ giảm sút.
Sự giao tiếp cơ thể như: ôm hôn, nắm tay, đụng chạm, xoa vuốt là những dấu hiệu
của sự quan tâm và tình yêu, quan trọng hơn hành vi giao hợp

Trí tuệ lưu chuyển và trí tuệ kết tinh


Trí tuệ lưu chuyển: khả năng giải quyết các nhiệm vụ và tình huống mới lạ; trí tuệ
kết tinh: trí thông minh có được nhờ tích lũy các loại tri thức, kinh nghiệm đặc thù
của mỗi người cũng như sự tinh tế khéo léo vận dụng trí tuệ lưu chuyển.
Người ta cho rằng sự phát triển của trí tuệ lưu chuyển tiếp diễn cho đến thời kỳ
thanh niên, sau đó nó giảm dần trong suốt những năm trưởng thành.
Khác với trí tuệ lưu chuyển, trình độ trí tuệ kết tinh thường được nâng cao trong
suốt cuộc đời chừng nào con người còn khả năng tiếp nhận và lưu giữ thông tin.
Điều này giải thích vì sao các nhà khoa học lại đạt được những kết quả cao nhất ở
độ tuổi 40 - 50 hoặc thậm chí 60 - 70, chứ không phải trong những năm tuổi trẻ
Có thể nói, giai đoạn tuổi trung niên là thời gian phân tích có phê phán và đánh giá
cuộc đời mình. Một số người có thể hài lòng với bản thân vì họ đã đạt tới đỉnh các
khả năng của mình. Một số khác cảm thấy những năm sống đã qua là một quá trình
buồn tủi.
Khả năng xuất hiện khủng hoảng giữa đời sẽ giảm đi rõ rệt nếu con người xem
những sự kiện, những biến đổi dự đoán trước được ở tuổi trung niên là những sự
kiện tất yếu, bình thường, ai cũng phải trải qua.
Nhiều tác giả cho rằng những người khá giả dễ bị khủng hoảng hơn so với những
người ít của cải thuộc tầng lớp lao động.

Người trung niên có vai trò là cầu nối giữa thế hệ trẻ (trước hết là con cái họ) và
thế hệ già (cha mẹ họ).
Họ là thế hệ có trách nhiệm tổ chức và thực hiện các công việc, duy trì các truyền
thống gia đình, gìn giữ lịch sử gia đình, bảo vệ giá trị của gia đình.
-    Với xu hướng tuổi thọ của con người ngày càng cao thì phần lớn những người
trung niên đều có cha mẹ già.
-    Phần lớn những người trung niên và cha mẹ già của mình đều giao tiếp thường
xuyên và giúp đỡ lẫn nhau. Ông bà thường giúp đỡ việc nhà và chăm sóc cháu
chắt.
-    Một số con cái đã trưởng thành không quan tâm đến cha mẹ già cả và ốm yếu
của mình. Tuy nhiên, số này là ít
-    Các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được xác định lại từ khi con cái
chuyển sang sống tự lập.
-    Cha mẹ nên sẵn sàng đối thoại với con cái mình, luôn đặt niềm tin vào chúng,
tôn trọng những nhận định, quyết định và sự trưởng thành của chúng.
-    Cha mẹ cần học tập cách tiếp nhận con cái, học cách đem lại sự tự do có lý trí
cho con cái để chúng có thể trở thành những người có bản lĩnh, có trách nhiệm với
bản thân, gia đình và xã hội.
-    Vào giữa cuộc đời, không ít người dựa vào bạn bè nhiều hơn là các thành viên
gia đình. Những người trung tuổi có con đã trưởng thành hoặc vợ (chồng) đã mất
rất cần tình bạn.
-    Đa số những người ở tuổi trung niên có bạn đã thân với nhau từ lâu.
-    Họ đánh giá cao tình cảm tương thân tương ái, sự giúp đỡ và tham gia ý kiến
chân thành trong tình bạn.

 Bởi vì: 
1. Thừa nhận giá trị của sự sáng suốt >< giá trị thể lực
Theo mức độ sức khoẻ thể lực giảm sút, con người có xu hướng chuyển ưu tiên từ
hoạt động thể lực sang hoạt động trí óc và đánh giá cao giá trị của sự sáng suốt.
2. Xã hội hoá các mối quan hệ >< tình dục hoá hay cạnh tranh hoá các quan
hệ người - người.
Những thay đổi thể lực buộc con người phải xác định lại mối quan hệ tác động lẫn
nhau của mình với đại diện của cả hai giới, chú trọng vào giao tiếp và các quan hệ
bạn bè, chứ không phải vào quan hệ tình dục hay cạnh tranh.
3. Cảm xúc linh hoạt >< cảm xúc khuôn mẫu
Cá nhân phải đấu tranh chống các khuôn mẫu về cảm xúc (chỉ thích cái này hoặc
cái kia, chỉ quí người này hoặc người kia). Điều này đặc biệt cần thiết trong trường
hợp khi gia đình tan vỡ, bạn bè rời xa và các lợi ích cũ không còn giá trị.
4. Tư duy linh hoạt >< tư duy khuôn mẫu
Cá nhân phải đấu tranh chống khuynh hướng giữ các quy tắc sống cũ kỹ của mình.
Cần có thái độ cởi mở đối với những ý tưởng mới. Tư duy khuôn mẫu là khuynh
hướng phụ thuộc vào những kinh nghiệm và nhận định cũ kỹ trước đây và không
muốn thay đổi.
31.Hãy phân tích sự phát triển tâm lý giai đoạn trung niên (từ 40 tuổi - 60 tuổi)? Trình bày về
khủng hoảng tuổi trung niên? (nguyên nhân, biểu hiện, các giải pháp)

 Đặc điểm tâm lí giống với câu 30

 Khủng hoảng tuổi trung niên


- “Khủng hoảng tâm lí giữa đời”  xuất hiện ở thời kỳ đầu của giai đoạn này
(khoảng 37 - 45 tuổi): mất ngủ, trằn trọc, thất vọng, thờ ơ,… với cuộc sống và sự
thành bại trong cuộc đời.

+ Những người thất bại thường cảm thấy: chua xót, nuối tiếc một thời tuổi trẻ và
những cơ hội đã bỏ lỡ; cảm giác rằng mình chẳng chẳng làm được cái gì quan
trọng cả; cảm thấy đã quá muộn và tương lai ảm đạm. 

+ Những người thành đạt cảm thấy: mãn nguyện, phấn khởi, hạnh phúc trong cuộc
sống và tích cực hoạt động vì lợi ích của gia đình và cộng đồng.

+ Giai đoạn khủng hoảng giúp con người nhìn lại mình, nắm bắt được những gì
thuộc chân lý, giúp con người rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình.

Theo mô hình khủng hoảng, tuổi trung niên luôn đi kèm với những khủng hoảng
tất yếu sẽ xảy ra.

You might also like