Chính Sách Đối Ngoại Của Đảng Và Chính Phủ Đối Với Quân Tưởng Giai Đoạn 1945 - 1946

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

3.1.

Chính sách đối ngoại của Đảng và Chính phủ đối với quân Tưởng giai đoạn 1945 -
1946

3.1.1. Âm mưu của quân Tưởng

Mặc dù tuyên bố không có tham vọng về lãnh thổ Việt Nam nhưng thực chất vấn đề
Việt Nam luôn được Tưởng Giới Thạch xem như món hàng, một điều kiện trao đổi và mặc cả,
giành quyền lợi với các nước lớn, nhất là Pháp.

Để thực hiện tham vọng của mình, ngay từ rất sớm, quân Tưởng đã chỉ đạo thực hiện
một kế hoạch toàn diện về quân sự và chính trị đối với Việt Nam.

Về quân sự, Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của Đồng minh ở Hội nghị Pốtxđam
(Posdam), gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến
16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Vào Việt Nam, quân Tưởng Giới Thạch còn
ráo riết thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách
mạng, lập chính quyền phản động tay sai của chúng. Đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang
nuôi dã tâm đặt Đông Dương dưới chế độ "uỷ trị", một trá hình của chế độ thuộc địa kiểu mới
của Mỹ.

Về chính trị, tích cực xây dựng chế độ tay sai từ những người Việt Nam lưu vong phản
quốc thuộc các tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội như
Trương Bội Công, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần để đưa về Việt Nam, nhằm thành lập
một chính quyền tay sai thân Tưởng, chống cộng, chống phá cách mạng Việt Nam.

3.1.2. Chính sách đối ngoại của Đảng và Chính phủ

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ
lâm thời Việt Nam đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Cộng hòa. Một
nhà nước non trẻ vừa mới ra đời đã phải đương đầu với vô vàn khó khăn và kẻ thù hơn bao giờ
hết. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện một số chính sách hòa hoãn, nhân nhượng với
kẻ thù là xuất phát từ đường lối ngoại giao hòa bình, đồng thời cũng xuất phát từ hoàn cảnh
thực tế lúc đó, hoàn cảnh cách mạng “ngàn cân treo sợi tóc”, hòa thì còn và đánh thì rất có thể
mất.

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải thực hiện sách lược hòa hoãn với kẻ thù, ngăn
chặn và làm thất bại âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ”, thôn tính nước ta của hai tên đế quốc Tàu
Tưởng và Pháp. Mục tiêu chính sách đối ngoại nhất quán của Đảng và Chính phủ ta là độc lập,
hòa bình và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế.

Ta hoà hoãn với Tưởng và bọn tay sai ở phía Bắc, ta phải nhân nhượng nhiều điều, trong
đó có điều quan trọng như Đảng phải tuyên bố tự giải tán, phải cho bọn Việt quốc, Việt cách
tham gia chính quyền cách mạng…Những nhân nhượng đó đã gây ra những khó khăn, phức tạp
mới và là những điều ta không muốn. Nhưng trước tình thế sống còn của độc lập dân tộc, của
chính quyền cách mạng, thì sự nhân nhượng cùng những biện pháp đấu tranh khác để đạt tới
hòa hoãn là điều cần thiết, là sự đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hòa với Tưởng,
ta phá được âm mưu của chúng định dùng vũ lực lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính
quyền của bọn tay sai. Việc cho bọn tay sai Tưởng tham gia chính quyền nhà nước vừa phá
được luận điệu tuyên truyền “Việt Minh, cộng sản độc quyền”, phá được sức ép đòi Chính phủ
ta phải từ chức, chúng cũng không thực hiện được ý đồ phá hoại, tiến tới giành chính quyền
bằng biện pháp chính trị, ngoại giao. Trái lại, bọn phản động hoàn toàn bất lực, tự lột mặt nạ
trước nhân dân và trốn chạy theo đế quốc. Chính quyền cách mạng không hề thay đổi về tính
chất và ngày càng được cũng cố. Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo tự ý giải tán là vì
yêu cầu của tình thế và là một sách lược nhân nhượng để đạt tới hòa hoãn. Thực chất là Đảng
rút vào hoạt động bí mật, vẫn tiếp tục phát triển củng cố, vẫn lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo
chính quyền.

Việc hòa hoãn với Tưởng ta có điều kiện để tập trung lực lượng chống Pháp, cuộc hòa
hoãn này đối với Pháp là một bất lợi. Pháp coi Tưởng và ta như đồng mình với nhau để ngăn
chặn mưu đồ của Pháp, hơn một năm quân Tưởng đóng quân trên đất nước ta, chúng ta đã thực
hiện được hòa hoãn với chúng.

Cuộc đấu tranh để đạt được hòa hoãn và đấu tranh trong quá trình hòa hoãn là cuộc đấu
tranh cách mạng gay go, phức tạp, tinh vi và đầy bất trắc. Nhiều lần kẻ thù nói chung, hoặc một
thế lực nào đó của kẻ thù tạo cớ và kiếm cớ để lật đổ chính quyền cách mạng. Nhưng chúng ta
luôn cảnh giác, chuẩn bị sẵn nhiều phương án, dùng đấu tranh chính trị, ngoại giao với lực
lượng đông đảo quần chúng làm hậu thuẫn, nên đã không để kẻ thù biến việc nhỏ thành việc
lớn, việc đơn giản thành nghiêm trọng. Thậm chí ta phải nín nhịn trong một số trường hợp để
giữ được hòa bình. Cuộc đấu tranh trong hòa hoãn không hoặc ít đổ máu, nhưng lại rất phức
tạp, phải vận dụng nhiều cách linh hoạt, đòi hỏi những người thực thi phải hết sức vững vàng,
khôn khéo.

You might also like