Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Hoàn cảnh và nguyên nhân


Thuyết trình:
Lịch sử của loài người là tập hợp của chủ nghĩa anh hùng, bi kịch và sự hiểu lầm. Nhưng rất ít
khi chúng ta thể hiện cả ba thứ trên ở một mức độ rõ ràng như ở thế chiến thứ nhất. Cuộc chiến
này được gọi là hạt giống đại họa của thế kỉ 20. Không có nó, có lẽ sẽ không có Stalin hay Hitler,
sẽ không có chiến tranh thế giới thứ 2, và cũng sẽ không có chiến tranh lạnh. Không có cuộc
chiến này, chúng ta có lẽ cũng chẳng có sự kiện ngày 11 tháng 9 hay tất cả sự hỗn loạn tại Trung
Đông hôm nay. Cuộc chiến này đem đến thời đại hiện đại, sinh ra trong lò nung của thuốc súng
và khí độc, và máu của mười triệu người, những dòng máu đã đổ ra trong chiến tranh, chảy dài
từ những cánh đồng tại Pháp đến những vùng nước ngoài khơi Mỹ, từ biên giới của nước Nga,
đến sa mạc của vùng Trung Đông, từ đất liền của Trung Quốc đến những vùng sâu thẳm của đại
dương. Và ở bài hôm nay, nhóm mình sẽ nói kĩ về cuộc chiến này.

(#Bối cảnh:) Vậy bây giờ, hãy cùng chúng tôi dựng nên sân khấu. Về phần châu Âu: Suốt cả một
trăm năm, lục địa già tận hưởng một sự hòa bình kéo dài. Có chiến tranh, tất nhiên, nhưng chúng
chỉ là những cuộc chiến nho nhỏ, những cuộc chiến ngoài lề, những cuộc chiến mà chẳng có bất
kì một thế lực vĩ đại nào dính dáng tới. Kể tử khi Napoleon làm một pha quá dữ dội khiến những
thành trì của châu Âu ngập chìm trong những cuộc chiến đẫm máu, vì những hậu quả nó để lại,
những người lãnh đạo đã đến với nhau, thỏa hiệp để cùng nhau ngăn cản một đại họa như thế
được lặp lại. Và thế là họ tạo ra một hệ thống có tên là: “The concert of Europe” (có lẽ dịch ra là
“Hòa hợp quyền lực châu Âu”), sẵn sàng ngăn chặn một thách thức nguy hiểm nào có thể dẫn
đến một cuộc chiến đẫm máu.
Tuy nhiên, sau cuộc chiến Napoleon cũng đã có nhiều thay đổi khác, và đáng chú ý trong số đó:
Sự ra đời của Đức. Vào lúc câu chuyện này bắt đầu, Đức mới chỉ là một quốc gia mới 40 tuổi
đời. Đức rất trẻ, nhưng không hề non. Một quốc gia mong muốn chiếm hữu thứ gì đó cho chính
nó. Và nói Đức là một cường quốc là chưa đủ. Đức có thể khẳng định là một trong những nước
có sức mạnh to lớn nhất mà thế giới từng biết đến lúc bấy giờ. Lực lượng lao động, tài nguyên và
sức mạnh kinh tế của Đức là nhiều hơn tất cả các nước châu Âu, có lẽ là trừ Anh ra. Khẳng định
này còn được củng cố bằng việc đánh bại Pháp, quốc gia mà tại thời điểm đó được coi là có sức
mạnh quân bộ mạnh nhất châu Âu. Thế nhưng, Đức lại bị gạt bỏ tất cả các quyền lợi đáng lẽ phải
có của một thế lực hùng mạnh. Anh, Pháp giữ thuộc địa khắp thế giới, ngay cả Hà Lan, một quốc
gia mà nếu như muốn thì Đức có thể xóa sổ khỏi mặt đất chỉ trong một tuần cũng có thuộc địa
trải dài từ Á tới Phi. Nhưng Đức thì lại bị từ chối tất cả những tài sản đó chỉ vì tuổi đời của quốc
gia này còn quá trẻ.
Vào lúc này, ta cũng có những nước đế quốc khác là Mĩ và Nhật Bản. Giống như Đức, họ cũng
đều là những đế quốc còn trẻ, cũng có những sự vươn lên mạnh mẽ về kinh tế và nguồn lực,
nhưng lại cũng không sở hữu nhiều thuộc địa như những đế quốc “già”. Mâu thuẫn giữa các
nước về vấn đề thuộc địa là không tránh khỏi và ngày càng gay gắt. Các cuộc chiến tranh giành
thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi, chẳng hạn như Chiến tranh Trung-Nhật (1984-1895), Chiến
Tranh Mĩ-Tây Ban Nha (1898),….
(#Nguyên nhân sâu xa): Đến đầu thế kỉ XX, ở châu Âu hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau.
Cả hai đều muốn xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ
trang. Điều này báo hiệu một cuộc chiến đang tới gần.
(#Nguyên nhân trực tiếp):
Ngày 28-6/1914, thái tử Áo-Hung Franz-Ferdinand cùng phu nhân Sophie đến Sarajevo để xem
một buổi diễn tập quân đội. Hai người khi đang trên xe đã bị một phần tử của hiệp hội khủng bố
tự xưng là “Đoàn thanh niên Serbia” (và là một phần của tổ chức “Bàn tay đen”) sát hại.
Đế quốc Áo-Hung đương nhiên đã rất tức giận, và họ nghĩ rằng chính phủ Serbia có sự nhúng
tay vào chuyện này. Áo-Hung đã gửi một danh sách các điều kiện tới Serbia và yêu cầu họ phải
đồng ý. Serbia đồng ý hầu hết tất cả các điều kiện, chỉ trừ chuyện cho phép quan chức Áo-Hung
có quyền điều tra bên trong lãnh thổ Serbia. Thực sự thì chính phủ Serbia cũng đã hồi đáp một
cách chuẩn chỉ. Ở cuối cùng của bức thư hồi đáp, họ ghi rằng nếu người Áo-Hung không cảm
thấy những gì họ đưa ra là có thể chấp nhận được, Serbia sẵn sàng đưa ra hội nghị quốc tế phán
xét. Nhưng điều này người Áo-Hung lại rất ghét, vì họ thường bị thất thế trong phiếu bầu. Họ nổi
xung thiên với lời hồi đáp của Serbia, và với sự ủng hộ, thúc giục của Đức, Áo và Đức lập tức
tuyên chiến.
-Hoàn cảnh: Chèn mấy ảnh ni thứ tự vô slide thôi:

(Ảnh cho The concert of Europe)


(Cờ nước Đức)

(Ảnh chiến tranh Trung-Nhật)


(
Ảnh chiến tranh Mĩ-Tây Ban Nha)

Khối quân sự Khối Hiệp ước Khối Liên minh Trung tâm
Các nước thuộc khối Anh, Pháp, Nga (sau này có Hoa Đức, Áo-Hung, Ottoman
quân sự Kì và một số nước tham gia)
(Ảnh chiến tranh Nga-Nhật)
(Bảng 2 khối quân sự hình thành đối đầu nhau)
(Ảnh thái tử Áo-Hung Franz-Ferdinand và phu nhân Sophie Ferdinand)

Nguyên nhân: Ghi vô slide:


- Nguyên nhân sâu xa:
  + Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa
ngày càng gay gắt (trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn
đến chiến tranh.
    + Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.
- Nguyên nhân trực tiếp:
     + Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.
- Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bosnia (Serbia).
Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ ủng hộ Áo tuyên chiến với Serbia.

You might also like