Chuong 7 Truyen Dong Xich

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

truyền chuyển động giữa hai trục chéo nhau và tỉ số truyền lớn.

Mặt khác do hiệu suất thấp

và nguy hiểm về dính nên cũng hạn chế khả năng truyền công suất của bộ truyền này.

Thường dùng để truyền công suất nhỏ và trung bình P = 50 ÷ 60 kW; tỉ số truyền trong

khoảng 20-60, đôi khi đến 100 (trong khí cụ hoặc cơ cấu phân độ: u = 300).

Chương 7: Truyền động xích (3 tiết)

7.1. Khái niệm chung

7.1.1. Giới thiệu bộ truyền


xích
Xích là một chuỗi các mắt xích nối với
nhau bằng khớp bản lề. Bộ truyền xích
truyền chuyển động và tải trọng nhờ

sự ăn khớp của các mắt xích với các Hình 6. 1


răng đĩa xích. Cấu tạo chính của bộ
truyền xích gồm đĩa dẫn 1, đĩa bị dẫn 2 và xích 3

Ngoài ra bộ truyền xích có thể có bộ phận căng xích (hình 6.2), bộ phận bôi trơn, che kín.
Chuyển động quay và tải trọng từ đĩa dẫn (1) sang đĩa bị dẫn (2) nhờ sựăn khớp giữa các mắt
xích với cácrăng của đĩa xích (hình 6.3). Có thểdùng một bộ truyền xích để truyền động từ
một đĩa dẫn sang nhiều đĩa bị dẫn (hình 6.2).

Hình 6. 3
Hình 6. 2
Theo công dụng có thể phân ra.

- Xích trục, xích kéo: dùng để vận chuyển, nâng hạ các vật nặng.

Truyền động cơ khí- Vũ Thị Hạnh 121


- Xích truyền động: dùng để truyền chuyển động giữa các trục. Xích truyền động có các
loại: xích ống, xích ống con lăn, xích răng.
Trong phạm vi giáo trình chỉ trình bày về xích truyền động; xích trục và xích kéo được

trình bày trong các giáo trình chuyên ngành.

7.1.2. Các loại xích truyền động và kết cấu đĩa xích
1. Các loại xích truyền động
a) Xích ống con lăn
Các mắt xích được tạo
thành từ các má xích xếp
xen kẽ nhau. Các má ngoài 2
lắp chặt với chốt bản lề 4,
các má trong 1 lắp chặt với
ống 3. Ống 3 lắp có khe hở
với chốt 4 do đó chúng có
thể xoay tương đối với nhau
tạo thành khớp bản lề. Phía

ngoài ống 3 lồng con lăn 5 Hình 6. 4


(có thể xoay tự do). Con lăn
5 lăn trên răng đĩa. Nhờ có con lăn nên khi xích ăn khớp với răng đĩa, một phần ma sát trượt
trên răng được thay thế bằng ma sát lăn, do đó giảm mòn cho răng đĩa xích. Để nối hai mắt
cuối của xích lại với nhau thành vòng kín, thường dùng chốt chẻ. Nên

cố gắng dùng số mắt xích là chẵn để tránh dùng mắt xích chuyển(mắt xích này sẽ bị yếu do
chịu thêm ứng suất uốn).Bước xích p là thông số quan trọng nhất của truyền động xích (là
khoảng cách của

ai tâm chốt bản lề sát nhau).

b) Xích ống
Kết cấu hoàn toàn giống như xích ống con lăn, chỉ khác là không có con lăn do vậy khối
lượng và giá thành rẻ
hơn xích ống con lăn
cùng cỡ, tuy vậy bản lề
và răng đĩa mòn nhanh

Truyền động cơ khí- Vũ Thị Hạnh 122

Hình 6. 5
hơn. Vì vậy chỉ dùng xích ống trong các bộ truyền không quan trọng hoặc cần khối lượng
nhỏ, làm việc với vận tốc thấp (v = 1m/s).

c) Xích răng
Gồm nhiều má xích hình răng, xếp xen kẽ nhau và nối với nhau bằng các bản lề. Bề mặt
làm việc của mỗi má xích là hai mặt ngoài, dạng phẳng hợp với nhau một góc 600 (hình
6.5) và sẽ tiếp xúc với hai răng của đĩa xích. Kết cấu bản lề được mô tả trên hình 6.5b: Má
xích A có lỗ đa hình được lắp chặt với chốt hình quạt (1). Tương tự, má xích B cũng có lỗ đa
hình, được lắp chặt với chốt hình quạt (2). Hai chốt (1) và (2) tiếp xúc nhau theo một đường
sinh của mặt trụ ngoài của chốt. Khi hai má xích xoay tương đối với nhau, hai chốt (1) và (2)
lăn không trượt với nhau.

Để xích không bị tuột khỏi đĩa theo phương dọc trục, dùng má xích dẫn hướng C không có
răng. Má xích dẫn hướng C có thể đặt chính giữa (Khi đó trên đĩa xích cần phay rãnh tương
ứng) hoặc dùng hai má xích dẫn hướng ap vào hai mặt mút của đĩa xích (hình 6.5).

Xích răng có kết cấu chắc chắn hơn xích con lăn, khả năng tải cao hơn, làm việc ít bị ồn,
những nặng nề, chế tạo phức tạp hơn. Xích ống chỉ dùng cho các bộ truyền không quan trọng,
làm việc vận tốc thấp (v ≤ 1m/s), có yêu cầu khối lượng nhỏ. Xích răng được dùng khi công
suất và vận tốc lớn. Với tải trọng và vận tốc trung bình, dùng xích con lăn thích hợp hơn.

Tùy theo công suất truyền, xích ống và xích con lăn có thể là một dãy hay nhiều dãy.

Với xích ống con lăn, khi tải trọng lớn, vận tốc cao, để khỏi chọn bước xích lớn gây nên
những va đập mạnh có hại và kích thước bộ truyền cồng kềnh, có thể tăng số dãy xích lên.
Chương này chủ yếu nghiên cứu xích ống con lăn.

2. Đĩa xích.

Hình 6. 6

Truyền động cơ khí- Vũ Thị Hạnh 123


Kết cấu đĩa xích tương tự như kết cấu bánh răng (hình 6.6, hình
Hình 6. 7

6.7), chỉ khác ở phần vành răng. Kích thước và dạng profin răng đĩa xích phụ thuộc loại xích
và được tiêu chuẩn hóa.đĩa xích có đường kính nhỏ được chế tạo bằng phương pháp dập.

Với đĩa xích có đường kính trung bình và lớn, vành đĩa được chế tạo riêng rồi ghép lên
moayơ bằng hàn hay bu lông... (hình 6.6b, hình 6.6c). Profin răng đĩa xích con lăn gồm: cung
lõm bán kính r, cung lõm CD bán kính R; đoạn thẳng chuyển tiếp BC; cũng lôi AB bán kính
R1 (hình 6.8). Profin trên hình chiều canh có cung lồi bán kính R2 (hình 6.7).

Vật liệu xích và đĩa xích:

- má xích:Thép cán nguội (thép cácbon chất lượng tốt và thép hợp kim như: C40, C45,
40Cr, 40CrNi), tôi đạt độ rắn HRC = 40 ÷ 50Bản lề (chốt,ống, con lăn)Thép ít
cácbon C15, C20, 15Cr thấm than rồi tôi đạt độ rắn HRC = 50 ÷ 65
- đĩa xíchChịu tải nhỏ, vận tốc thấp (v < 3m/s) ⇒ gang xám GX20 hay gang có độ bền
cao hơn. Tải trọng và vận tốc cao hơn ⇒ thép cácbon hay thép hợp kim C45, 40Cr,
40CrNi, tôi đạt độ rắn HRC = 50÷60 hoặc thép ít cácbon như C15, C20 thấm than
rồi tôi.

7.2. Thông số chủ yếu của bộ truyền xích ống con lăn

a) Đường kính vòng chia và số răng đĩa xích: d1 và d2.


Vòng chia là vòng tròn đi qua tấm các bản lề xích

Số răng của đĩa dẫn và đĩa bị dẫn: Z1 và Z2 cần phải hạn chế số răng tối thiểu Zmin vì:Số răng
đĩa xích càng nhỏ thì xích càng chóngmòn do góc xoay tương đối của bản lề xích khi xích

vàokhớp và ra khớp càng lớn.

Số răng càng ít thì vận tốc và tỷ số truyền daođộng càng lớn, tải trọng động và va đập tăng.
Số răng tối thiểu Zmin được chọn theo kinh nghiệm.Với xích con lăn, có thể lấy như sau:

Khi v ≥ 2m/s ⇒ Z1min = 17, khi v < 2m/s ⇒ Z1min = 15.

Khi số răng Z càng lớn ⇒ mòn xảy ra chậm hơn, nhưng khi tăng số răng đĩa nhỏZ1 thì
số răng đĩa xích lớn Z2 = u.Z = (với u >1) sẽ tăng lên;

Khi Z2 lớn quá, sau mộtthời gian làm việc xích bị mòn, rất dễ bịtuột xích.

Truyền động cơ khí- Vũ Thị Hạnh 124


Do bị mòn, bước xích lúc còn mới là p sẽ tăng thành p + p, đường kính d của

vòng tròn đi qua tâm các bản lề sẽ tăng lên thành d+ d với ⇒
với cùng một lượng mòn, làm tăng bước xích cũng một lượng p, nếu Z tăng,
thì d tăng, nghĩa là xích ăn khớp với răng đĩa xích càng xa tâm đĩa ⇒ càng
dễ bị tuột xích hơn (hình 6.10)⇒ cần hạn chế Z2max

Với xích con lăn, có thể lấy: Z2max = 100÷120.

Z1 và Z2 nên lấy là số lẻ ăn khớp với số mắt xích chẵn ⇒ các bản lề và răng đĩa xích sẽ mòn
đều hơn.

b) Bước xích:
Bước xích p càng lớn ⇒ khả năng tải
càng cao, những tải trọng động, va đập và
tiếng ồn càng tăng ⇒ khi vận tốc cao nên
chọn bước xích p nhỏ. Tuy nhiên, khi lấy
bước xích p nhỏ, thì khả năng tải của bộ
truyền sẽ giảm. Khi đó với xích ống con lăn để bảo đảm khả năng tải có thể tăng số dãy xích.
Khi thiết kế phải kiểm tra điều kiện: p≤pmax. Giá trị pmax tra bảng trong các tài liệu và thiết
kế chi tiết máy.

c) Khoảng cách trục và số mắt xích

Khoảng cách trục


Khoảng cách trục a có ảnh hưởng đến khả năng làm việc của bộ truyền xích. Nếu a nhỏ, số
mắt xích ít, số lần va đập của mỗi mắt xích vào răng đĩa sẽ lớn, tuổi thọ giảm. Ngoài ra góc
ôm của xích khi vòng qua bánh xích nhỏ α1 càng giảm nếu giảm khoảng cách trục a. Vì vậy
khoảng cách trục nhỏ nhất amin được xác định theo hai điều kiện góc ôm trên đĩa nhỏ α1 =
120o và hai đĩa xích không chạm nhau:

Để hai đĩa xích không chạm nhau:

Truyền động cơ khí- Vũ Thị Hạnh 125


Khoảng cách trục a càng lớn thì số mắt xích x sẽ càng nhiều, do đó với độ tăng bước xích p
tương đối nhỏ cũng làm cho xích dài thêm nhiều, xích càng chóng bị chùng. Do vậy cần hạn
chế amax = 80p. Theo kinh nghiệm khoảng cách trục nên lấy a = (30 - 50)p.

Số mắt xích
Khi biết khoảng cách trục a, ta có thể tìm được chiều dài xích L (theo công thức nhưđã xác
định với bộ truyền đai).

Gọi x là số mắt xích, thay L = xp; pd = Z.p ta có:

Số mắt xích sau khi tính được qui tròn đến số chẵn gần nhất để tránh phải dùng mắtchuyển.
Sau đó tính chính xác khoảng cách trục a.

Với bộ truyền có đường nối tâm hai đĩa xích tạo với mặt phẳngnằm ngang một góc ψ =
70onên giảm a một lượng a = 0,002÷0,004 để xích không bị căng, làm tăng độ mòncủa
xích.

7.3. Cơ học truyền động xích

7.3.1. Vận tốc và tỉ số truyền

Vận tốc trung bình của xích:

Xem rằng: π.d ≈ Z.p ⇒

Trong đó: n [vòng/phút]; Z: số răng; p: bước xích [mm], V[m/s]

Vận tốc vòng trung bình trên hai đĩa xích bằng nhau ⇒

Tỷ số truyền trung bình:

Thực ra, trên đây là vận tốc và tỷ số truyền trung bình.

Truyền động cơ khí- Vũ Thị Hạnh 126


Tỉ số truyền tức thời u của bộ truyền xích biến đổi theo thời gian, bởi vậy các mắt xích ăn
khớp với các răng của đĩa xích theo hình đa giác (hình 6.10).Trên đĩa dẫn (1), bản lề A đang
ăn khớp, B sắp vào khớp với răng C. Vận tốc vào của bản lề được phân thành:

- Vx hướng dọc theo nhánh xích (vận tốc xích);

Hình 6. 8
- Vy hướng vuông góc với nhánh xích.
Ta có: Vx = 0,5.ω1.d1.cosθ1

Vy = 0,5.ω1.d1.sinθ1

Với θ1 thay đổi từ φ1/2 đến φ1/2

Tương tự cho đĩa bị dẫn:

Từđó suy được tỉ số truyền tức thời:

- Do θ1vàθ2thay đổi theo thời gian ⇒ tỉ số truyền tức thời u và và vận tốc xích VX cũng
thay đổi theo thời gian.
- Do vận tốc của xích và của đĩa bị dẫn thay đổi theo thời gian (cho dù ω1 = hằng
số)⇒xích chuyển động có gia tốcgây nên tải trọng động.
- Ngoài ra, khi bản lề B vào ăn khớp vớirăng đĩa xích tại C, thành phần vận tốc theo
phương thẳng đứng của B điểm là Vy, còn thànhphần thẳng đứng của vận tốc của
điểm C là Vy’, hai thành phần này hướng ngược nhau, khi vào khớp gây nên va đập
bản lề xích và răng đĩa xích. Các va đập liên tiếp sẽ gây nên tiếng ồn trong bộ truyền.
- Tải trọng động và va đập càng tăng lên khi số răng Z càng nhỏ, khi số vòng quay n1
và bước xích p càng tăng (bởi vậy khi đó gia tốc cực đai của xích và thành phần Vy’
của vận tốc bản lề C càng lớn). Do đó cần hạn chế n1 và không nên lấy p quá lớn.

Truyền động cơ khí- Vũ Thị Hạnh 127


7.2.2. Lực tác dụng trong bộ truyền xích
a) Lực căng trên các nhánh xích

Khi chưa làm việc, trọng lượng xích gây nên lực
căng ban đầu F0:

Với: a chiều dài đoạn xích tự do (lấy gần đúng


bằngkhoảng cách trục a);qm: khối lượng một
mét xích; Kf: hệ số phụ thuộc độ võng f của
xích; g: gia tốc trọng trường g = 9,81m/s2.

Khi truyền momen xoắn T1, trên các mắt xích ăn Hình 6. 9
khớp với răng đĩa xích sẽ xuất hiện lực vòng: Ft≈
2T1/d1. Lúc này, lực căng trên hai nhánh xích bị thay đổi: trên nhánh dẫn F0 tăng lên thành F1,
trên nhánh bị dẫn F0 biến thành F2.

Điều kiện cần bằng đĩa xích, cho ta: Ft = F1 - F2

Ngoài ra, khi xích vòng qua đĩa xích sẽ sinh ra lực ly tâm làm xuất hiện lực căng phụ FV trên
các nhánh xích:Fv = qm.v12.Trong đó: v: vận tốc xích, qm: khối lượng một mét xích.

Lúc này trên nhánh xích căng có lực F1 = F0 + Ft + Fv

trên nhánh không căng có lực F2 = F0 + Fv.

Ngoài ra, do chuyển động có gia tốc, dây xích còn chịu một lực quán tínhFđ, gây va đập trên
cả hai nhánh xích. Fđ được tính gần đúng theo công thức:

Fđ = mx.axmax

axmax là gia tốc lớn nhất của dây xích.

Trong tính toán bộ truyền xích, giá trị của các lực F0, Fv, Fđ được kể đến bằng các hệ số tính
toán K. Lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền xích là lực hướng tâm Fr, có phương
vuông góc với đường trục đĩa xích, có chiều kéo hai đĩa xích lại gần nhau. Giá trị của Fr được
tính như sau: Fr = Kt.Ft

Trong đó Kt là hệ số kể đến trọng lượng của dây xích. Lấy Kt = 1,15 khi bộ truyền nằm
ngang, và Kt = 1,05 khi bộ truyền thẳng đứng.

Truyền động cơ khí- Vũ Thị Hạnh 128


7.4. Tính bộ truyền xích

7.3.1. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán

- Các dạng hỏng chủ yếu

Mòn bản lề xích


Dạng hỏng thường gặp nhất, và khi xích con lăn chịu tải, bề mặttiếp xúc giữa chốtvà ống
chịu áp suất lớn, có sự xoay tương đối khi vào và ra khớp với răng đĩa xích, trong điều kiện
bôi trơnma sát ướt không thể hình thành.

Chốtvà ống chỉ mòn mộtphía, nên khi bản lề xích bị mòn thì bước xích p sẽ tănglên, xích
ăn khớp không chính xácvới răng đĩa xích;càng bị mòn ⇒xích ăn khớp càng xa tấm đĩa
⇒xích hay bị tuột khỏi đĩa. Đồng thời, mòn làm yếu các mắt xích,xích có thể bị đứt.

Mòn làm giảm đáng kể tiết diện ngang của chốt, có thể dẫn đến gẫy chốt. Các phần tử của
dây xích bị mỏi: rỗ bề mặt con lăn, ống lót, gẫy chốt, vỡ con lăn.Mòn răng đĩa xích, làm
nhọn răng, răng đĩa xích bị gẫy.

Các phần từ của xích bị hỏng do mỏi


Các phần từ của xích như xích,con lăn... bị hỏng do mỏi dẫn đến xích bị đứt, con lăn bị rỗ,
bề mặthoặc bị vỡ.Hỏng và mỏi do tác dụng của ứng suất thay đổi gây ra bởitải trọnglàm
việc, tải trọng động hay va đập;thường chỉ xảy ra khi bộ truyền chịu tải trọnglớn, vận tốc
cao, làm việc trong hộp kín, được bôi trơntốtnên ít mòn.

Xích bị đứt
Đứt xích, dây xích bị tách rời ra không làm việc được nữa, có thể gây nguy hiểm cho người
và thiết bị xung quanh. Xích có thể bị đứt do mỏi, do quá tải đột ngột, hoặc do các mối ghép
giữa má xích với chốt bị hỏng.

- Chỉ tiêu tính toán


Mòn bản lề là dạng hỏng nguy hiểm hơn cả ⇒ chỉ tiêu tính toán bộ truyền xích: tính về độ
bền mòn,theođiều kiện: p0 ≤ [p0]

Với p0:áp suất sinh ra trong bản lề; [p0]:áp suất cho phép.

Truyền động cơ khí- Vũ Thị Hạnh 129


7.3.2. Tính toán xích con lăn về độ bền mòn
Áp suất sinh ra trong bản lề xích phải thỏa mãn điều kiện: Áp suất trên mặt tiếp xúc được tính
theo công thức:

K .Ft 2.K .T1


p 
A.K X d1 . A.K X

Trong đó: A là diện tích tính toán của bản lề, A = dc.l0.

K là hệ số tải trọng, giá trị của K phụ thuộc vào đặc tính tải trọng, kích thước, vị trí và điều
kiện sử dụng bộ truyền. K được tính theo công thức:

K = Kđ.Ka.K0.Kđc.Kb

- Kđ là hệ số kể đến tải trọng động. Nếu tải trọng va đập mạnh lấy Kđ = 1,8. Nếu tải
trọng va đập trung bình, lấy Kđ = 1,2 ÷ 1,5.
- Ka là hệ số kể đến số vòng chạy của xích trong một giây. Nếu a = (30 ÷50).px,
lấy Ka = 1. Nếu a = (60 ÷ 80).px, lấy Ka = 0,8. Nếu a < 25.px, lấy Ka = 1,25.
- K0 là hệ số kể đến cách bố trí bộ truyền. Nếu bộ truyền đặt nghiêng so với phương
ngang một góc nhỏ hơn 600, lấy K0 = 1. Trường hợp khác lấy K0 = 1,25.
- Kđc là hệ số kể đến khả năng điều chỉnh lực căng xích. Nếu không điều chỉnh
được, lấy Kđc = 1,25. Nếu điều chỉnh được thường xuyên, lấy Kđc = 1.
- Kb là hệ số kể đến điều kiện bôi trơn. Nếu bôi trơn ngâm dầu, lấy Kb = 0,8. Nếu
bôi trơn nhỏ giọt, lấy Kb = 1. Nếu bôi trơn định kỳ, lấy Kb = 1,5.
- Kx là hệ số kể đến dùng nhiều dãy xích. Nếu dùng xích 1 dãy, lấy Kx = 1. Nếu
dùng xích 2 dãy, lấy Kx = 1,7. Nếu dùng 3 dãy xích, lấy Kx = 2,4.
Áp suất cho phép [p] được xác định theo thực nghiệm. Tra bảng trong các sổ tay thiết kế phụ
thuộc vào số vòng quay và bước xích.

- Bài toán kiểm tra bền bộ truyền xích được thực hiện theo các bước:
+ Xác định áp ứng suất cho phép [p].

+ Tính áp suất p sinh ra trên bề mặt tiếp xúc

+ So sánh p và [p], đưa ra kết luận:

Nếu p > [p], bộ truyền không đủ bền,

Nếu p ≤ [p], bộ truyền đủ bền.

- Bài toán thiết kế bộ truyền xích thực hiện các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Chọn loại xích, dự kiến số vòng quay, xác định áp suất cho phép [p].

Truyền động cơ khí- Vũ Thị Hạnh 130


+ Giả sử chỉ tiêu (15-5) thỏa mãn, ta viết được

2.K .T1
 [ p]
d1 . A.K X

Có thể tính gần đúng d1 = z1.px/π; và diện tích A ≈ 0,28.px2. Lúc đó ta có:

K .T1
p x  2,82.3
z1.K X .[ p]

Chọn px theo giá trị tiêu chuẩn, tính các kích thước khác của bộ truyền, vẽ kết cấu
của đĩa xích dẫn, đĩa xích bị dẫn.

7.5. Trình tự thiết kế bộ truyền xích

Kích thước của bộ truyền xích được tính toán thiết kế theo trình tự sau:

1. Chọn loại xích. Thông thường chọn xích ống con lăn.
2. Chọn số răng đĩa xích nhỏ, z1 = 29 – 2u ≥19.Tính z2 = uz1.
3. Tính bước xích px, lấy px theo dãy số tiêu chuẩn.Kiểm tra điều kiện px ≤ pxmax. Nếu
không thoả mãn, phải tăng số dãy xích để giảm giá trị bước xích.
4. Tính đường kính của đĩa xích. d1 = pxsinπ/z1(/); d2 = ud1..
5. Xác định sơ bộ khoảng cách trục asb.
- Lấy asb = (30÷50).px.
6. Kiểm tra điều kiện asb> (d1 + d2)/2 + 2h.; h là chiều cao của răng đĩa xích. Tính góc
ôm α1. Kiểm tra điều kiện α1 ≥ 1200. Nếu không thoả mãn, phải điều chỉnh khoảng
cách trục asb.
7. Tính chiều dài xích Lsb theo asb.
8. Tính số mắt xíchNx = Lsb/px. Lấy Nx là số chẵn.
9. Tính chiều dài L = Nxpx.. Tính khoảng cách trục a theo L.
10. Để tránh lực căng ban đầu trong xích, bớt khoảng cách trục a đi một lượng
a = (0,002 ÷ 0,004).a.

11. Tính chiều rộng B của đĩa xích.


12. Vẽ kết cấu đĩa xích dẫn và đĩa xích bị dẫn.
13. Tính lực tác dụng lên trục Fr

Truyền động cơ khí- Vũ Thị Hạnh 131


7.6. Đánh giá bộ truyền xích

Ưu điểm
- Có thể truyền chuyển động giữa các trục cách nhau tương đối lớn(amax = 8m).

- Khuôn khổ kích thước nhỏ hơn so với truyền động đai.

- Không có hiện tượng trượt (trượt đàn hồi, trượt trơn) như truyền động đai.

- Có thể cùng một lúc truyền chuyển động cho nhiều trục.

- Lực tác dụng lên trục nhỏ hơn truyền động đai vì không cần căng xích với lực căng ban đầu.

Nhược điểm
- Do có sự va đập khi vào khớp nên có nhiều tiếng ồn khi làm việc, vì vậy không thích hợp
với vận tốc cao.

- Đòi hỏi chế tạo, lắp ráp chính xác hơn so với truyền động đai. Yêu cầu chăm sóc và bảo
quản thường xuyên (bôi trơn, điều chỉnh làm căng xích).

- Vận tốc và tỷ số truyền tức thời không ổn định.

- Chóng mòn khớp bản lề, nhất là khi bôi trơn không tốt và làm việc nơi bụi bẩn.

Phạm vi sử dụng
- Truyền động với khoảng cách trục trung bình và yêu cầu kích thước nhỏ gọn, làm

việc không có trượt.

- Thích hợp với vận tốc thấp, thường lắp ở đầu ra của các hộp giảm tốc.

- Công suất truyền dẫn P = 120 kw; khoảng cách trục lớn nhất amax = 8 m.

- Vận tốc thông thường: V = 15m/s, đôi khi có thể tới 35 m/s;

Chương 9: Truyền động đai (3 tiết)

8.1. Khái niệm chung

8.1.1. Giới thiệu bộ truyền đai


Bộ truyền đai thường dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song và quay cùng
chiều (Hình 7.1), trong một số trường hợp có thể truyền chuyển động giữa các trục song song
Truyền động cơ khí- Vũ Thị Hạnh 132

You might also like