Shambhala

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Shambhala

Đây là cảnh tượng mà các tăng lữ đang tạo nên 'Tranh cát Mandala' trong phim truyền hình Mỹ
"Sóng gió chính trường" (House of Cards). Đạo diễn đã dựng hình cả quá trình vừa trang
nghiêm lại vô cùng thần bí, và nó được sử dụng như phép ẩn dụ về vũ trụ quan của Phật giáo
Tây tạng. Ông đã cho thấy một quá trình sáng tạo dài lâu để tạo nên bức tranh cát Mandala và
sự đẹp tuyệt diệu sau khi sáng tác thành công, nhưng lại được định trước chỉ có thể kéo dài
trong phút chốc giống như hoa quỳnh nở vậy, sau đó sẽ đón lấy sự huỷ diệt không chút do dự.
Mandala là miền cực lạc tịnh thổ nơi các Giác giả cứ ngụ. Và kể cả hình tượng và ý nghĩa của
nó, dường như có mối liên hệ mật thiết với Shambhala trong truyền thuyểt mà hôm nay chúng
ta nói đến. Shambhala là miền thánh địa lý tưởng được nói đến trong Phật giáo Tây tạng, và
cũng là vương quốc thần bí tồn tại trong thế giới của chúng ta. Nơi đó có trình độ công nghệ vô
cùng phát triển, con người sinh ra bình đẳng và hạnh phúc, vừa không có chiến tranh, cũng
không phải chịu sự giày vò của sinh lão bệnh tử. Con người nơi đây thấu hiểu ý nghĩa sâu xa
của Pháp lý mà đức Phật dạy, siêu thoát khỏi sự ràng buộc thời gian nơi trần thế, vừa tồn tại ở
quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Người ta nói rằng, Shambhala được bao bọc bởi những ngọn
núi phủ đầy tuyết, trông giống như hoa sen tám cánh. Shambhala được kết giới (vòng tròn ma
pháp) bảo vệ, người bình thường không có cách nào nhìn thấy được dáng mạo thực sự của
nó, chỉ có một số ít người được trọn mới có cơ hội được 'Người tuyết' (Yeti) đưa vào đó. Liên
quan đến Shambhala thì truyền thuyết nổi tiếng nhất có lẽ là việc trong khoảng thời gian thế
chiến hai, Hitler đã hai lần phái đoàn thám hiểm đến Tây tạng thăm dò. Tháng 1/1943, Heinrich
Harrer đã dẫn một đội thám hiểm năm người bí mật lên đường đến Tây Tạng. Tuy nhiên, hành
trình của nhóm thám hiểm vốn không suôn sẻ. Tháng 5/1943 họ đã bị quân đội Anh bắt giữ.
Sau nhiều lần vượt ngục thất bại, Harrer và những người khác cuối cùng cũng thành công trốn
thoát, và sau đó giả danh làm thương nhân Đức bắt đầu cuộc hành trình bảy năm của mình tại
Tây Tạng. Không ai có thể biết Harrer và đội thám hiểm đã đi đến những đâu. Hiện nay, theo
cách nói của chính phủ Đức, cuốn phim tài liệu mà Đức quốc xã quay được trong lần đầu tiên
đến Tây tạng đã bị thiêu rụi trong trận hoả hoạn ở Cologne năm 1945. Năm 1951, khi Harrer từ
Lhasa trở về Áo, thì một lượng lớn hồ sơ tài liệu mà ông ta mang theo đã bị Anh tịch thu, mà
bản thân Harrer hiện đã qua đời, nên cũng không có thêm thông tin gì về những tài liệu đó.
Theo các điều luật liên quan của Đức, Anh, và Mỹ thì những tài liệu này có khả năng sau năm
2044 sẽ được giải mật, và cũng có thể nó vĩnh viễn sẽ bị chôn vùi cùng lịch sử. Vậy rốt cuộc
thánh địa thần bí Shambhala này là gì, và đã có ai từng đi khám phá nó, và liệu họ có thành
công hay không? Và còn đoàn thám hiểm năm xưa của Hitler có tìm thấy được điều gì? Hôm
nay chúng ta hãy cùng nói về: Thánh địa Shambhala

Xin chào các bạn mình là Ms. Ruby! Vào một ngày những năm 50 thế kỷ 20, trên sông băng
Menlung (Menlung glacier), phía tây của đỉnh Everest, một nhóm người đang chầm chậm tiến
về phía trước. Đây là một đội leo núi, người dẫn đầu là Eric Shipton, một người Anh, và cũng là
một nhà leo núi nổi tiếng thế giới. Ở thời đại đó, đỉnh Everest vẫn là một mục tiêu không thể
thực hiện được. Trong khi đó, đỉnh Kamet (Mount Kamet) ở miền trung dãy Himalaya là đỉnh
núi cao thứ hai Ấn Độ với độ cao 7.756m, là mục tiêu leo núi thực tế hơn vào thời điểm đó. Eric
Shipton là nhà leo núi đầu tiên đăng lên đỉnh Kamet, và kể từ sau đó ông ấy luôn lên kế hoạch
một ngày nào đó sẽ leo lên đỉnh Everest. Eric Shipton đưa người đi lại quanh khu vực núi
Everest để khảo sát tuyến đường. Tuyến đường sông băng Khumbu ngày nay chính là do
Shipton đưa người đi khảo sát mà ra. Leo lên đỉnh Everest chủ yếu được chia thành hai tuyến
đường: dốc Bắc và dốc Nam. Đại bản doanh leo núi dốc Nam chính là nằm trên sông băng
Khumbu. Năm 1951, đội leo núi mà Shipton dẫn theo tìm kiếm khắp xung quanh sông băng
Menlong. Ông ấy hi vọng ngoài tuyến đường Khumbu sẽ tìm được tuyến đường khác để leo lên
đỉnh Everest. Lần này Eric Shipton không tìm được tuyến đường mới, nhưng lại có một phát
hiện làm chấn động thế giới.
Phát hiện sinh vật thần bí - Người tuyết

Cả đội đã nhìn thấy một chuỗi các dấu chân trên núi tuyết ở độ cao 5.800 mét. Những dấu chân
này rất giống với dấu chân người, nhưng so với dấu chân người thì to hơn rất rất nhiều. Nó dài
khoảng 36cm, và còn có ngón chân cái cực lớn, cho thấy đây rõ ràng là loài sinh vật giống loài
người. Shipton đã vô cùng kinh ngạc, tại nơi núi tuyết hoang vắng không một bóng người này,
ông ấy chưa bao giờ phát hiện loài động vật linh trưởng lớn như khỉ đột thế này. Vậy thì dấu
chân kỳ lạ này rốt cuộc từ đâu mà ra? Cả đội đã theo dấu chân khổng lồ đi khoảng 1km, và rồi
dấu chân đột nhiên biến mất vào sông băng. Shipton chỉ còn cách chụp lại những dấu chân này
rồi thôi. Thế nhưng sau khi loạt ảnh này được công bố đã dẫn đến sự chấn động rất lớn. Thế
giới gọi loại vật chủng thần bí này là "Người tuyết" (Yeti). Vậy rốt cuộc ảnh dấu chân "Người
tuyết" này là giả hay thật? Đây lại vốn không phải vấn đề lớn đối với đa số các kênh truyền
thông. Bởi vì lý lịch của Eric Shipton nằm ở đó, ông ấy là nhà leo núi nổi tiếng thế giới thời đó,
hơn nữa còn từng là một quan chức ngoại giao. Nếu vì nổi tiếng mà giả tạo những việc như thế
này thì khả năng không lớn. Huống hồ, trong đội lúc đó còn có nhiều nhà leo núi nổi tiếng khác
nữa, việc tạo giả thế này cũng như giấy không thể bọc được lửa. Vậy "Người tuyết" thần bí này
có nguồn gốc từ đâu? Điều này có liên quan đến chủ đề Shambhala mà chúng ta nói ngày hôm
nay. Nhưng trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu một câu chuyện khác, rồi sau đó sẽ trở về manh
mối người tuyết này.

Dự ngôn của Thượng sư Liên Hoa Sinh

Những năm 1960, một tăng nhân Tây Tạng tên là Tulshuk Lingpa đã mang theo 12 đệ tử đi tìm
cổng vào Shambhala. Shambhala là thiên đường trong thần thoại Phật giáo Tây Tạng. Thường
thì núi Kailash (Mount Kailash) được cho là cổng vào của Shambhala, còn đại sư Tulshuk thì lại
đem theo đệ tử của mình tiến đến một nơi có tên là Sikkim. Sikkim nằm ở nơi giao giới giữa
Tây Tạng, Nepal và Ấn Độ, trước năm 1975 từng là một quốc gia độc lập, sau này trở thành
một tiểu bang của Ấn Độ. Tại sao tăng nhân Tulshuk lại chắc chắn lối vào của Shambhala là
Sikkim? Đó là bởi vì sư phụ của ông ấy đã giải mã một dự ngôn cổ xưa. Tại miền trung dãy
Himalaya có một vùng tên là Lahaul (Lahaul and Spiti district), vào thế kỷ 8, khi cao tăng Ấn Độ
Liên Hoa Sinh đại sư nhận lời mời của Vua Tây Tạng Trisong Detsen, đem Phật giáo truyền
nhập vào Tây Tạng thì đã đi qua nơi đây. Đại sư Liên Hoa Sinh là chủ tôn phái Ninh Mã, một
trong bốn tông phái lớn của Tây Tạng. Tại phòng lưu giữ kinh sách Tây Tạng của một ngôi
chùa cổ ở Lahaul có lưu lại một dự ngôn của ông, tiên tri vận mệnh của người Tây Tạng sau
này. Dự ngôn viết rằng: Vào thời kỳ cuối của vũ trụ, thế giới xấu sẽ kết thúc, cả thế giới sẽ trở
thành thần dân của thù hận, dục vọng và mơ tưởng ma quỷ đen tối. Người Tạng sẽ bị phân tán
đi khắp nơi trên thế giới, thế nhưng đại đa số người sẽ bị rơi vào bàn tay hung bạo của kẻ địch.
Họ sẽ chết bởi cái đói và vũ khí, những đồ đệ Phật giáo còn lại sẽ bị bỏ rơi. Đến lúc đó, nguyên
tố của vũ trụ sẽ trở nên mất cân bằng, khi thời điểm tồi tệ đến, một nơi ẩn giấu quý báu sẽ bảo
vệ người Tạng". (đọc lại)

Đây chính là điểm quan trọng nhất trong lời dự ngôn. Lời dự ngôn này cũng là một bí mật được
công khai trong các đồ đệ Phật giáo phái Ninh Mã Tây Tạng. Từ thế kỷ 11, các tăng nhân bắt
đầu thảo luận về việc làm thế nào để tìm thấy được nơi ẩn giấu quý báu này. Họ gọi nơi này là
Beyul, cũng gọi là Shangri-La, ý nghĩa là miền đất hạnh phúc thiên đường Shambhala phân bố
khắp nơi trong vùng tuyết. Để cho tiện chúng ta vẫn cứ gọi nó là Shambhala. Theo mô tả trong
kinh sách Phật giáo Tây Tạng, Shambhala là một nơi đầy những thác nước và suối nước ngọt,
ẩn mình trong sơn cốc của những ngọn núi tuyết, nhưng cần có cao tăng trong một thời gian
đặc định mới có thể mở được. Một khi được mở ra thì sẽ trở thành miền phúc địa (mảnh đất
hạnh phúc) của người Tạng. Trong mấy trăm năm nay, liên tục có cao tăng thử sức mở ra cánh
của Shambhala, nhưng chưa có ai thành công. Đến những năm 1960, là đến lượt đại sư
Tulshuk dẫn đoàn lên đường.

Đại sư Tulshuk huyền thoại 

Nói đến đại sư Tulshuk thực sự cũng là một huyền thoại. Vào những năm hai mươi thế kỷ 20,
ông sinh ra tại khu vực Khang Tạng, vào thời đó thì Vệ Tạng là chỉ khu tự trị Tây Tạng ngày
nay, còn Khang Tạng là chỉ khu vực Tạng Tứ Xuyên và Cam Túc. Từ khi còn rất nhỏ thì
Tulshuk đã được đưa đến một ngôi chùa lớn tại Quả Lạc tiếp thụ huấn luyện, và rồi đã trở
thành đệ tử chân truyền của trụ trì chùa Dorje Dechen Lingpa. Lòng dũng cảm, tâm linh của
ông là nổi bật nhất trong các tăng nhân khác. Ông đã thông qua một loạt thử nghiệm, bao gồm
cả thảo dược và thần chú, chữa khỏi cho một số người mắc bệnh phong. Lúc đó tại Tây Tạng
thì bệnh phong là loại bệnh không chữa được, thế nên sư phụ của ông đã rất hài lòng với
Tulshuk. Năm Tulshuk hơn 20 tuổi, sư phụ đã tặng cho ông danh hiệu "Linba", ý nghĩa là "Đại
sư Phục Tạng kiệt xuất". Ở đây cần giải thích một chút thế nào gọi là "Phục Tạng", bởi vì nó có
liên quan rất nhiều đến hành trình khám phá Shambhala. Phục Tạng, theo tên gọi thì chính là
kho báu bị chôn vùi, thế nhưng loại kho báu này vốn không phải tiền bạc châu báu nơi thế tục,
mà là các đại sư Phật giáo Tây tạng, gặp phải lúc Phật Pháp tại thế gian sắp trải qua nguy nan,
bèn đem phần tinh túy và ý nghĩa sâu xa của Phật Pháp đem cất giấu đi trước, đợi đến tương
lai người có duyên sẽ đến mở ra, truyền thừa phần tri thức này. Nó rất giống với cái mà cổ
nhân gọi là "Tàng thư vu sơn" (cất giấu sách vào trong núi)

Có "Phục Tạng" là kinh sách, hay Pháp khí được giấu ở một chỗ nào đó trong núi non, sông
nước, thì đó chính là "Giấu sách vào núi" thực sự. Còn kỳ diệu nhất là 'Phục Tạng tâm linh', nó
vốn không phải được cất giấu trong thời không này của chúng ta, mà là được tồn trữ tại một
kho dữ liệu ở một duy độ khác của vũ trụ. Những Lạt ma có công năng đặc biệt sẽ có thể tiếp
xúc được đến 'Phục Tạng tâm linh' này vào một "ngày đẹp giờ lành" đặc biệt nào đó. Họ biểu
hiện ra bên ngoài thì giống như đột nhiên có được một loại ký ức nào đó, có thể nói ra một số
tri thức cao thâm mà không ai biết được. Và những Lạt ma này được gọi là "Phục Tạng đại sư'.
"Ngày đẹp giờ lành" ở đây, có khi phải đợi chờ đến cả nghìn năm. Vậy loại được gọi là "Phục
tạng tâm linh" này, có phải các bạn nghe thấy rất quen đúng không? Không sai, nó rất giống với
kho dữ liệu vũ trụ mà nhà dự ngôn nổi tiếng người Mỹ, Edgar Cayce và rất nhiều kỳ nhân khác
nhắc đến "Akashic". Chúng ta cũng có riêng một bài nói về kho dữ liệu Akashic này, bạn nào có
hứng thú muốn tìm hiểu thêm thì có thể tham khảo qua video "Kho dữ liệu vũ trụ Akashic" . 

Nhận định của đại sư Dorje và Tulshuk rằng lối vào Shambala nằm ở Sikkim là một bí mật bất
truyền trong môn phái của họ, nó rất có khả năng đến từ "Phục tạng". Sau khi Tulshuk được
trao danh hiệu "Linba", thì tức là đã đủ tư cách trở thành trụ trì chùa. Sau đó, sư phụ Dorje nói
với Tulshuk rằng ông sẽ khởi hành đi Sikkim, để mở ra cánh cổng thông với Shambhala. Đây là
một hành trình vô cùng gian nan, hơn nữa nó cực kỳ nguy hiểm, chỉ sảy một li đi một dặm, sai
một bước thì rất có thể phải bù lại bằng cả tính mạng. Độ gian nan nguy hiểm này cũng giống
như hành trình mà người Hobbit phá hủy chiếc ma nhẫn vậy. Đại sư Dorje hi vọng rằng, nếu
như mình không thể quay về được, thì Tulshuk có thể hoàn thành hành trình này. Và Tulshuk
đương nhiên không thể chối từ nên đã nhận lời. Quả nhiên, sư phụ lần này một đi là bặt vô âm
tín. Đại sư Dorje mang theo khoảng 30 đệ tử. Trong số họ cũng không có một ai là về lại được
Quả Lạc, chỉ nhờ người đưa tin nói rằng đại sư Dorje đã không còn tại thế nữa. Và như vậy,
người còn quá trẻ là Tulshuk đã trở thành trụ trì chùa, và ông ấy cũng đang tính toán việc làm
sao để tìm thấy Shambhala, hoàn thành di niệm chưa thực hiện được của sư phụ. Thế nhưng,
chưa đợi được đến khi lên kế hoạch chu đáo, thời gian đến năm 1959 thì sự kiện Lhasa nổi
tiếng trong lịch sử cận đại đã xảy ra, Tây Tạng trải qua sự đàn áp và chiến tranh. Đức Đạt Lai
Lạt Ma bắt buộc phải rời đi, Phật giáo Tây Tạng rớt xuống tận đáy của lịch sử, một lượng lớn
người Tây Tạng phải lưu vong đến Nepal và Ấn Độ. Đây dường như kiếp nạn trong dự ngôn
của đại sư Liên Hoa Sinh đã ứng nghiệm. Đại sư Tulshuk cũng đưa người nhà của mình rời
khỏi Tây Tạng, rồi dừng chân tại Ấn Độ. Vài năm sau đó, ông ấy luôn tìm kiếm cánh cổng đến
Shambhala, chỉ là ông lúc này đây vẫn chưa chắc chắn rằng bản thân mình liệu có phải vị Đại
sư Phục Tạng có thể mở được cánh cửa vùng đất Phúc mà trong dự ngôn nói đến hay không.

Gõ cửa Shambhala

Trong một lần nhập định, đại sư Tulshuk đã nhận được khải thị của nữ thần Dakini (Không
Hành mẫu), và được biết rằng mình chính là vị cao tăng có thể mở cánh cửa miền đất phúc mà
trong dự ngôn có nói đến. Hơn nữa thời cơ cũng đã đến rồi. 'Không Hành mẫu' trong Phật giáo
Tây tạng cũng tương đương với Bồ Tát trong Phật giáo nói đến. Một thời gian sau, Tulshuk lại
một lần nữa nhận được khải thị của 'Không hành mẫu', và còn vẽ ra bản đồ đi đến cánh cửa
vào Shambhala một cách chi tiết. Cánh cửa này chính là nằm ở đỉnh núi cao thứ ba thế giới,
đỉnh Kanchenjunga. Câu chuyện ngày hôm nay kể về đại sư Tulshuk là từ trong cuốn cách
mang tên "Cách một bước tới thiên đường" (A Step away from paradise). Tác giả Thomas K.
Shor đã phỏng vấn con trai của ông Tulshuk và nhiều đệ tử theo ông đến Sikkim, từ đó viết ra
một quyển tài liệu văn học. Mùa thu năm 1962, Tulshuk bắt đầu hành trình khám phá
Shambhala, ông ấy vừa đi vừa cầu nguyện, và cũng không ngừng xác thực tuyến đường mà
Bồ tát đã triển hiện cho ông trong lúc thiền định. Như có nói ở trước, để mở cánh cửa
Shambhala không chỉ cần đúng người mà còn bắt buộc phải đúng thời điểm, thời cơ này rất
khó nắm bắt, một khi đã lỡ mất, thì thậm chí sẽ đem đến cho bản thân đại sư Phục Tạng đó
nguy hiểm đến tính mệnh. Đầu xuân năm 1963, đại sư Tulshuk cho rằng thời gian mở ra cánh
cổng Shambhala đã ở ngay trước mắt. Ông ấy đem theo 20 đệ tử từ nơi trú chân xuất phát leo
lên sông băng. Trong một hang động lưng chừng núi, đại sư Tulshuk đã bảo mọi người dừng
lại, bởi vì theo bản đồ, xuất phát từ hang động này, xuống dốc qua một thung lũng nhỏ bên
dưới, rồi leo lên sườn núi đối diện, chắc là đã đến cổng vào Shambala rồi. (đọc lại)

Thế nhưng thời tiết khắc nghiệt đột nhiên giáng xuống, họ đã cố gắng thử suốt 19 ngày nhưng
không hề có tiến triển gì. Đến lúc này, nước và Tsampa (một loại lương thực) họ mang theo đã
sắp hết rồi. Vì thế, đại sư Tulshuk đã để những người khác ở lại trong động nghỉ ngơi, còn
mình đem theo một đệ tử đổi một con đường khác và đã leo lên đỉnh núi thành công. Họ nhìn
thấy trên sông băng đột nhiên xuất hiện cảnh quan tự nhiên vô cùng mỹ lệ, và khu rừng xanh
ngát, nó giống như đột nhiên đổi đến một thời không khác vậy. Hơn nữa họ còn nghe thấy âm
nhạc, còn nhìn thấy cả những sinh mệnh cao lớn di chuyển qua lại. Cánh cổng vào thế giới cực
lạc ở cuối bộ phim "Thế giới miền Tây" (Westworld) phần hai của Mỹ chắc có lẽ là lấy cảm
hứng từ Shambhala. Đồ đệ đi theo đại sư Tulshuk vô cùng hưng phấn, muốn tiến lên một bước
vào ngay khung cảnh hùng tráng đó, nhưng lại bị đại sư Tulshuk giữ lại: Chúng ta không thể bỏ
lại những người khác được, phải quay trở lại đưa họ đến cùng. Đồ đệ cảm thấy rất thất vọng,
nhưng thượng sư nói thế nào thì phải làm như vậy, vì thế hai người lại quay trở về hang động.
Về đến sơn cốc, đại sư Tulshuk ngồi một mình trên tảng đá và bắt đầu tụng kinh. Lúc này đột
nhiên một chùm sáng trắng trên trời giáng xuống, bao trùm lấy cơ thể ông, trên không trung
xuất hiện những đám mây ngũ sắc, bốn chú chim bồ câu trắng không biết từ đâu đến bay vòng
quanh đại sư Tulshuk, và rồi sau đó mọi dị tượng này đều biến mất. Các đệ tử đều đến hỏi sư
phụ, đây là dấu hiệu gì? Dựa vào hồi ức của đồ đệ từng đi theo đại sư Tulshuk kể lại, lúc đó có
thể thượng sư đã cảm thấy điềm không lành nhưng lúc đó lại không hề nói gì cả. 
Ngày hôm sau, đại sư Tulshuk đã dẫn 12 đệ tử thử leo lên đỉnh núi lại một lần nữa. Lúc này
bầu trời quang đãng, đến đoạn cuối lên đỉnh núi, thì ông chỉ đưa theo ba đệ tử, khi bốn người
đang cố gắng tiến lên từ đống tuyết, thì một tai nạn đã xảy ra. Một trận tuyết lở từ trên trời
giáng xuống, đại sư Tulshuk bị vùi dưới đống tuyết, đợi đến khi đệ tử moi được người lên thì
ông đã ra đi một cách yên bình, trên thân không hề có bất cứ vết thương nào. Và hành trình
khám phá Shambhala đã kết thúc trong bi kịch như vậy. Đây dường như là lần đến gần
Shambhala nhất từ trước đến nay. Có người nói rằng, do đại sư Tulshuk muốn quay lại, đưa
những đệ tử khác đi cùng nên đã để lỡ mất thời cơ, khiến cho cánh cổng Shambhala đóng lại,
bản thân còn phải trả giá bằng chính sinh mệnh của mình. Cũng có người suy đoán rằng, trong
những đệ tử của đại sư Tulshuk có người vốn không có phúc đức để tiến vào Shambhala,
không nên cưỡng ép đem theo họ. Và cũng có người nói "Người tuyết" chính là người canh giữ
cánh cổng Shambhala, ngăn cản mỗi khi có người tiến vào đó, cho nên trận tuyết lở bất ngờ ập
đến đó rất có khả năng là người tuyết gây nên. Sau đại sư Tulshuk thì không còn có thông tin gì
về việc tìm kiếm Shambhala nữa. Thế nhưng Shambhala và người Tuyết đã lại thiết lập nên
một mối liên kết, và tại phương Tây đã khởi lên một phong trào đi tìm kiếm người Tuyết, thay vì
đi tìm Shambhala.

Người tuyết - môn thần Shambala? 

Rất nhiều người từng theo dấu người Tuyết đều nói rằng, người Tuyết có một đặc điểm, đó
chính là bạn theo dấu chân người Tuyết một đoạn thì liền đột nhiên biến mất, sau đó lại đột
nhiên xuất hiện, ở giữa là đứt đoạn không liên tiếp, giống như chúng có thể tự do ra vào các
không gian khác nhau theo ý muốn vậy, rất khó nắm bắt. Ở điểm này thì lại rất giống với hoạt
động của UFO. Thế nên người Tuyết rất có khả năng không phải loài sinh vật của thế giới bề
mặt trái đất chúng ta. Theo truyền thuyết tại tây Tạng, những thần hộ pháp và sơn thần đều có
năng lực thoắt ẩn thoắt hiện như vậy. Vậy liệu người tuyết mà thế giới bên ngoài nói đến có thể
nào chính là sơn thần trong truyền thuyết địa phương của Tây Tạng? Người Tuyết trong rừng
sâu dường như biết con người đang tìm mình, cho nên gần 30 năm nay đã không còn có ai
nhìn thấy những dấu chân kỳ lạ đó nữa. Cho nên cho dù là tìm kiếm Shambk=hala hay tìm
kiếm người Tuyết, cả hai sự việc này đều đã đang nguội dần.

Bức tượng thiên thạch thần bí

Nhưng đến năm 2012, từ Shambhala này lại một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng. Đó
là do một nhóm nhà địa chất học của Đức đã phát biểu một bài viết trên tạp chí "Khoa học thiên
văn và hành tinh" (Meteoritics & Planetary Science). Bài viết nói rằng, một nhà sưu tầm không
tiết lộ tên đã cung cấp một bức tượng thế kỷ 11, bức tượng nặng 22 pounds này được dùng
thiên thạch khắc mà tạo thành. Trước ngực bức tượng có khắc một hình phù hiệu chữ 卐 của
bên Phật gia. Điều lạ lùng nhất nằm ở nguồn gốc của bức tượng này. Nhà sưu tầm nói bức
tượng được một đoàn thám hiểm người Đức mang về từ Tây Tạng. Người dẫn đoàn chính là
nhà thám hiểm và nhà động vật học người Đức Ernst Schafer. Và phía đứng ra cấp vốn cho
đoàn thám hiểm lại chính là Đức quốc xã, mục đích là đến Tây Tạng tìm kiếm sức mạnh thần
bí, đi tìm Shambhala. Sự lộ diện của bức tượng này đã chứng minh việc Đức quốc xã cố gắng
tìm cho ra Shambhala vốn không phải chỉ là truyền thuyết đô thị, mà chính là lịch sử thực sự đã
qua. Chứng cứ trực tiếp xuất hiện đã chứng minh điều gì đây? Nó cho thấy rằng những phần
khác liên quan đến đội thám hiểm, chúng ta cũng nên để ý. Vậy rốt cuộc có phải họ thật sự đã
tìm thấy sức mạnh thần bí nào tại Tây Tạng? cổng vào thế giới trong lòng đất? hay manh mối
về Shambhala? Những điều này chỉ có thể đợi đến khi càng nhiều bí mật bị phong kín được tiết
lộ hơn nữa thì chúng ta mới có câu trả lời được. Tóm lại, Shambala là vùng đất mà người Tây
Tạng ước ao từ bao đời nay, là một thiên đường thực sự. Nghe đến đây, nếu như chỉ dùng một
tính từ để miêu tả về Thánh địa Shambhala thì bạn sẽ dùng từ nào? Bạn có tin Shambhala mà
người Tạng luôn ước ao tìm kiếm là có thật? Rất hoan nghênh các bạn chia sẻ suy nghĩ của
mình ở phần bình luôn phía bên dưới video nhé. Và phần chia sẻ của chúng ta ngày hôm nay
xin tạm dừng tại đây thôi, cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi. Xin chào và hẹn gặp lại!

Cuối cùng, Ms. Sally thở dài rằng, Shambala là miền đất phúc trong trái tim người Tây Tạng,
vậy còn miền đất phúc trong trái tim chúng ta thì nằm ở đâu đây?

You might also like