Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Nội dung buổi học 5,6

(Nhóm 36.19)
1. Vật chất? Phân biệt vật chất với vật thể? Sai lầm của các nhà duy vật trước Mác?
 Vật chất
- Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác.
 Phân biệt vật chất với vật thể
-Vật chất: là phạm trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi vật tồn
tại vật chất và được xác định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
-Vật thể: là một vật có đặc tính vật lý và chỉ định một hình dạng cụ thể, tồn tại xung
quanh ta và không gian.
 Sai lầm của các nhà duy vật trước Mác:
-Họ đều đồng nhất vật chất với những vật cụ thể nên là:
+ Dễ dàng bị chủ nghĩa tấn công bằng truy nguyên.
+ Đưa thế giới vào phạm vi hạn hẹp
+ Không thể định nghĩa vật chất vì thiếu logic.
2. Vật chất muốn tồn tại thì phải như thế nào?
-Vật chất muốn tồn tại thì phải vận động. Vận động là một phương thức tồn tại của vật
chất, thông qua vận động mà vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình.Sự vận động của vật
chất là vĩnh viễn. Không ở đâu, không lúc nào có vật chất mà lại không có sự vận động.

3. Vận động là gì ? Nguồn gốc của vận động ? Có mấy hình thức vận động cơ bản, đó là
những hình thức vận động nào ? Trong các hình thức vận động ấy, hình thức nào quan
trọng nhất ? Vì sao ? Vận động ở đâu ?
 Vận động
-Theo nghĩa chung nhất, vận động là phương thức tồn tại của vật chất, nó là sự thay đổi
của tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn
giản đến phức tạp.
 Nguồn gốc
- Do sự khác biệt bên trong, sự tác động bên trong vật chất đã tạo nên. Nguồn gốc của
vận động nằm ngay bên trong bản thân của sự vật, hiện tượng bản thân của vật chất.

 Hình thức
-Có 5 hình thức vận động cơ bản:
+Vận động cơ giới
+Vận động vật lý
+Vận động hóa học
+Vận động sinh học
+Vận động xã hội
- Trong các hình thức vận động ấy, hình thức vận động cơ giới quan trọng nhất. Vì vận
động cơ giới là nền tảng của 4 vận động còn lại
-Vật chất vận động ở mọi nơi mọi vị trí và mọi chỗ dù ở bất kì chiều không gian thời gian
nào
4. Thế giới quan của Triết học Mác là gì? Theo Triết học Mác, thế giới thông nhất ở đâu?
 Thế giới quan
-Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con
người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
 Theo Triết học Mác, thế giới thông nhất
-Thế giới thống nhất ở tính vật chất. Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ
thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là
những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi
phối của những qui luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất.

5. Ý thức là gì? Nguồn gốc ra đời của ý thức?


 Ý thức
-Ý thức là trạng thái hay đặc tính của sự nhận thức, hoặc của việc nhận thức vật thể bên
ngoài hay điều gì đó bên trong nội tại.
-Ý thức là ý thức của con người, nằm trong con người và không thể tách rời khỏi con
người.
 Nguồn gốc ra đời
-Nguồn gốc của ý thức nó xuất phát từ những tác động của tự nhiên, phản ánh thế giới
khách quan với bộ não con người. Từ đó hình thành nên nguồn gốc của ý thức, ta có thể
chia ra 2 nguồn gốc của ý thức: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.

1)Nguồn gốc tự nhiên: được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức chính là bộ óc và sự
hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người. Trong đó thì thế giới
khách quan có sự tác động tới bộ óc của con người tạo ra khả năng về sự hình thành ý
thức từ con người đối với thế giới khách quan

2)Nguồn gốc xã hội: ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội, nó phụ thuộc vào xã hội
và ngay từ đầu đã mang tính xã hội.
 Gồm các yếu tố:
+ Lao động: con người có ý thức la vì con người chủ động tác động vào thế giới
thông qua hoạt động lao động, hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của bản thân.
+ Quan hệ xã hội: trong quá trình lao động con người xuất hiện nhu cầu giao tiếp
trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong cộng đồng và trong xã hội.
+ Ngôn ngữ: được hình thành và phát triển, có thể dưới dạng các ký hiệu, chữ viết
hoặc lời nói; thực chất nó là hệ thống các tin hiệu vật chất mang nội dung.
 Bản chất của ý thức:
-Là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động,
sáng tạo.
+Tính sáng tạo của ý thức thể hiện qua quá trình con người tiếp nhận thông tin một
cách có chọn lọc và xử lý thông tin, lưu trữ thông tin trên cơ sở những thông tin đã có.
+Tính sáng tạo của ý thức còn thể hiện ở chỗ con người có thể tạo ra những ý tưởng
giả thuyết, huyền thoại và dự báo tương lai hoặc là có thể khái quát những vấn đề thành
quy luật, xây dựng những mô hình tư tưởng.
 Kết cấu của ý thức:
-Căn cứ vào các yếu tố hợp thành thì ý thức bao gồm:
1/ Tri thức: là nhân tố cơ bản, cốt lõi; là toàn bộ những hiểu biết của con người, kết quả
của quá trình nhận thức của con người với thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư
tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy để chúng dưới hình thức ngôn
ngữ hoặc các hệ thống kí hiệu khác nhau.
2/ Tình cảm: là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực được hình thành từ sự
khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh,
tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống con người; là một yếu
tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn của con
người.
3/ Ý chí: là sự biểu hiện sức mạnh bản thân mỗi người nhằm vượt qua những cản trở
trong quá trình thực hiện mục đích. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức,nó là
quyền lực của con người đối với mình, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người
hướng đến mục đích một cách tự giác.
 Căn cứ vào chiều sâu của nội tâm thì ý thức bao gồm:
1/ Tự ý thức: là hình thức hướng về nhận thức chính bản thân mình thông qua quan hệ
với thế giới bên ngoài.
2/ Tiềm thức: là những tri thức mà chủ thể có được từ trước nhưng đã gần như trở
thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới
dạng tiềm tàng.
3/ Vô thức: là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài phạm
vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó.
6. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ
mỗi quan hệ này.
 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
-Với những người theo chủ nghĩa duy tâm họ cho rằng ý thức là cái có trước vật chất, và
quyết định vật chất, vật chất là cái có sau và bị quyết định và chi phối bởi ý thức. Ở đây
họ tuyệt đối hóa vai trò của ý thức.
-Với những người theo chủ nghĩa duy vật siêu hình họ cho rằng vật chất là cái có trước
và là cái quyết định và ý thức, ý thức hoàn toàn không có vai trò gì trong mối quan hệ
này. Ở đây họ tuyệt đối hóa vai trò của vật chất, phủ nhận hoàn toàn vai trò của ý thức.
 Quan diểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
-Trên lập trường quan điểm của mình chủ nghia duy vật biện chứng đã kế thừa, tiếp thu
những hạt nhân hợp lý từ những quan điểm trước đó và trên cơ sở phân tích của mình
chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Trong đó, thì vật chất quyết định ý thức đồng thời ý thức sẽ tác động
ngược trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
-Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức : Để có ý thức cần có các yếu tố vật chất ban
đầu .Bộ óc của con người phát triển ở trình độ cao ( vật chẩt ) thì mới có sự ra đời của ý
thức, ý là sự tương tác giữa bộ não con người và thế giới khách quan. Phải có lao động
và ngôn ngữ đây chính là nguồn gốc của ý thức. nhờ có lao động mà các giác quan của
con người phát triển phản ánh tinh tế hơn đối với hiện thực… Ngôn ngữ là cầu nối để
trao đổi kinh nghiệm tình cảm . Vật chất là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của ý thức
,khi vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi .
-Vật chất quyết định bản chất, nội dung của ý thức : Ý thức phản ánh đúng hiện thực
khách quan vào đầu óc con người, vì vậy thế giới khách quan như thế nào thì sẽ nên nội
dung của ý thức như thế đó, có tác dụng đẩy hoạt động thực tiễn của con người trong
quá trình cải thạo thế giới vật chất. Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan
có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới quan.
 Ý thức tác động trở lại vật chất theo hai hướng :
-Ý thức tác động tích cực : Ý thức đúng => hành động đúng => thúc đẩy sự vật phát triển.
-Ý thức tác động tiêu cực: Nếu ý thức lạc hậu, phản khoa học, phản cách mạng thì kìm
hãm sự vật phát triển.
 Ý nghĩa phương pháp luận :
-Vì vật chất quyết định ý thức nên mọi việc xuất phát từ thực tế khách quan, chống bệnh
chủ quan, không được lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực. Hay
nói cách khác, là phải có quan điểm khách quan trong nhận thức, hành động.
-Ví ý thức có tính độc lập tương đối và tác động ngược lại vật chất, nên phải phát huy
tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để cải thiện
nhân tố khách quan theo hướng tích cực.
-Chống lại tư tưởng bảo thủ, trì trệ, chủ quan, duy ý chí.

You might also like