Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Mặt tích cực của Đạo phật:

+ Giúp cho con người có được nhân sinh quan tương đối chính xác
+ Tạo ra một hệ thống đạo đức khá phong phú, có nhiều điều tiến bộ
+ Đem lại những giá trị nhất định về văn hóa, nghệ thuật.
+ Góp phần làm trong sạch nhân tâm xã hội, đưa đến một quan niệm sống có ý
nghĩa, vượt lên những ham muốn vật chất tầm thường
+ Có thể bồi dưỡng lòng tự tôn, tự tin và nhân cách độc lập tự chủ

A- LỐI TÍCH CỰC


TÍCH CỰC: là chủ động, sáng tạo và siêng năng.
CHỦ ĐỘNG: là tự làm chủ lấy mình, không bị ngoại cảnh chi phối và không bị
người tác động.
SÁNG TẠO: là sáng kiến chế tạo phục vụ cho đời sống con người, như sáng tác về
văn chương chữ nghĩa, chế tạo ra phương tiện nhu cầu cần thiết cho nhân loại.
SIÊNG NĂNG: là cần cù lao động bằng khối óc bằng sức lực, nếu về đời sẽ giàu
có vinh hiển, còn về Đạo sẽ thành công đắc quả; tạo ra công đức cũng nhờ siêng
năng, đạt được trí huệ cũng nhờ tinh tấn.
TÍCH CỰC của Vua và nguyên thủ quốc gia là thương dân, mến nước gồm có 8
đức: NHÂN, HIẾU, THÔNG, MINH, CHÁNH, KIỆM, KỈNH, HỌC.
- NHÂN: là lòng yêu thương rộng lớn của Vua đối với thần dân.
- HIẾU: là phải biết hiếu thảo với cha mẹ.
- THÔNG: là hiểu thông suốt lẽ phải trái, và hiểu suốt lòng người.
- MINH: là không mê đắm tửu sắc.
- CHÁNH: là xử sự công bằng trong mọi lẽ.
- KIỆM: là không hoang phí vô ích vừa tinh thần lẫn vật chất.
- KỈNH: là biết tôn trọng mọi người dù trên hay dưới.
- HỌC: là phải hạ mình học hỏi, “bất sỉ hạ vấn” (nghĩa là không ngại hỏi kẻ dưới
để cầu học).
TÍCH CỰC của quan lại đối với bản thân đầy đủ cả tài và đức, đối với dân là biết
lo cho dân, đối với tổ quốc là hết lòng vì tổ quốc, không tham nhũng hối lộ, không
móc ngoặt bao che và gồm đủ 8 đức: TRUNG, CHÁNH, MINH, TRỰC, THỨ,
DUNG, KHOA, HẬU.
- TRUNG: nghĩa là hết lòng vì nước vì dân, hết lòng đối với bề trên.
- CHÁNH: nghĩa là chơn chánh làm theo lẽ phải, không dối trá tà vạy.
- MINH: nghĩa là sáng suốt phân định lẽ phải trái,.
- TRỰC: nghĩa là lòng ngay thẳng.
- THỨ: nghĩa là có lòng bỏ qua tha thứ cho kẻ biết hối lỗi.
- DUNG: nghĩa là khoan hồng và bao dung cho kẻ có tội biết ăn năn.
- KHOA: nghĩa là phải có khoa bảng và bằng cấp chứng chỉ.
- HẬU: nghĩa là phải có oai đức hùng hậu làm cho mọi ngưởi nể mặt.
TÍCH CỰC của thường dân là biết lễ độ kính trọng Vua quan, biết dạ thưa đối với
bề trên cũng gồm đủ 8 đức: trung, tín, hiếu, để, liêm, sỉ, lễ, độ.
- TRUNG: là hết lòng làm bổn phận đối với bề trên, “Quân, sư, phụ” (nghĩa là vua,
thầy, cha), “Trung giả kiệt thành nguy thân phụng thượng hiểm bất từ nan” (nghĩa
là: Trung là tỏ hết lòng thành đối với bề trên làm hết bổn phận dù nhiệm vụ khó
khăn nguy hiểm đến tánh mạng cũng không bỏ qua bổn phận).
- TÍN: là ăn ở có niềm tin đối với mọi người “Nhơn vô tín bất lâp” (nghĩa là: người
không có chữ tín là không có chỗ đứng vững).
- HIẾU: là con phải biết hiếu thảo với cha mẹ.
- ĐỂ: làm em phải biết kính trọng đàn huynh trưởng.
- LIÊM: là ngay thẳng.
- SỈ: là việc làm lầm lỗi phải biết xấu hổ.
- LỄ: là khuôn phép có tôn ti trật tự. “Lễ giả thiên hạ chi tự dã” (nghĩa là: Lễ là cái
trật tự của con người).
ĐỘ: là con người ăn ở có đo lường có mực thước.
Ngay thẳng hiếu trung trang hiền thảo,
Kim thời bá tánh gọi ngu si. (Đức Thầy)
TÍCH CỰC của người Phật tử là độ mình và độ người, lúc nào cũng siêng năng
tinh tấn công phu và làm lợi ích cho mình cùng giúp ích cho đời, không ích kỷ cá
nhân. “Tự giác giác tha yếu chỉ khách từ bi hành phật đạo” (nghĩa là độ mình độ
người là hành giả có lòng từ bi thực hành theo tông chỉ của đạo Phật). “Đạt nhơn
đạt kỷ tiêu đề của thứ Nho tông” (nghĩa là làm đạt cho người, làm đạt cho mình là
cái mục tiêu của đạo Nho).
ĐỨC THẦY kêu gọi:
“Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên,
Phận môn đệ phải lo vun quén.
Tằm sức nhỏ còn làm nên kén,
Người không lo có thẹn hay chăng?
Cả tiếng kêu cùng khắp chư tăng,
Với tín nữ thiện nam Phật Giáo.
Nên cố gắng trau thân gìn Đạo,
Hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành.”
Hoặc:
“Chớ chia rẽ phải đồng tâm lực,
Khua giọng vàng đánh thức bốn phương.
Chấn hưng Phật giáo học đường,
Dưới trên hòa thuận chọn đường qui nguyên.”
Chúng ta là tín đồ của PGHH thì phải cố gắng thực hành theo lời chỉ dạy của Đức
Tôn sư là vừa lo cho mình vừa giúp ích cho đời không nên sống ích kỷ riêng tư, lợi
dưỡng một mình.
“Vừa tu vừa độ cho mau,
Đừng chờ có của mới cho ăn mày.” (Thanh Sĩ)
Hoặc:
“Là Phật tử trong lòng tự hỏi,
Phải làm gì trong cõi người ta.
Ngồi yên niệm Phật Di Đà,
Hay là đi độ người ta xa gần.
Là Phật tử bước chân theo Phật,
Ngày đêm lo tự giác, giác tha.
Độ mình và độ người ta,
Con đường giải thoát ấy là mục tiêu.”
Hay là:
Là Phật tử sang qua Tịnh độ,
Đi chớ ngồi một chỗ không xong.
Phải cần bồi đức lập công,
Để làm phân bón cho lòng Nam mô. (Thanh Sĩ)
ĐỨC THẦY cũng khuyến khích:
“Lập thân giúp thế nên công quả,
Muôn kiếp danh hiền sách vẫn biên.”
Chúng tôi thấy có một số đồng đạo lấy câu:
“Tập cho mình bơi lội thật hay,
Mới cứu vớt những người chìm đắm.”
rồi chấp vào câu đó không giúp ích cho ai hết, tự cho mình đường tu học còn non
kém nên phải mượn cảnh tịnh để lo công phu tu tập đến thành công đắc quả mới ra
độ thế. Quan niệm như thế Tứ ân sao trọn, Nhân đạo sao rồi, vậy Đạo đâu có bổ
ích gì cho đời, và trái lời của Đức Phật, Đức Thầy chỉ dạy: "là phải tiếp tục khai
thông nền Đạo đức đặng cái tinh thần từ bi bác ái được gieo rải khắp nơi nơi trong
bá tánh như thế ta chẳng phụ công trình của Đức Phật, của tiền nhân để lại và
không đắc tội với kẻ đời sau vậy." (Ân tam bảo)
ĐỨC PHẬT thường khuyến khích môn nhơn đệ tử rằng: Giáo pháp của ta đó hãy
học đi, hãy hành đi và hãy truyền đi, mọi bố thí cúng dường tán Phật, nó không bổ
ích bằng đem Giáo pháp của ta mà quảng bá.
“Trong bổn đạo gần xa ghi nhớ,
Phải thi hành phận tớ cho xong.
Để sau đến việc long đong,
Xác thân khó thấy mây rồng hội kia.”
“Tu đền nợ thế cho rồi,
Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.”
(Đức Thầy)
“Mượn cảnh tịnh cho lòng thanh tịnh,
Chưa phải là chơn chánh pháp môn.” (Thanh Sĩ)
“Tập cho mình bơi lội thật hay,
Mới cứu vớt những người chìm đắm.”
Theo tôi hiểu, hai câu giảng trên của ông Thanh Sĩ để khuyên những người chỉ mới
hiểu đạo mà tưởng mình là Bồ tát rồi tự do vào tửu điếm uống rượu ăn thịt phá giới
và cho là tâm mình đã bình đẳng; nên vào đấy để độ đời cứu những người sa đọa.
Ông chỉ khuyên những người hiểu lầm như vậy thôi, chớ ông đâu có bảo chúng ta
tu đắc đạo rồi mới ra độ đời. Ông đã thường khuyến khích:
Là Phật tử chí hùng sẵn có,
Quyết xông pha đây đó cứu đời.
Mặc cho bùn trịn tả tơi,
Huệ dân phước chúng trọn đời hiến thân.
Nói tóm lại, chúng ta là tín đồ của PGHH thì phải phụng hành theo tôn chỉ của Đức
Thầy, là phải tích cực siêng năng làm hết các việc từ thiện, tránh tất cả những điều
độc ác, quyết rửa tấm lòng cho trong sạch.
Phải lóng sạch lòng ta,
Thống nhứt niệm Di Đà.
Làm lành không làm dữ,
Đường tắt đến liên hoa. (Thanh Sĩ)
ĐỨC THẦY dạy: "Nương theo con đường Bát chánh đạo của Phật mà đi, giữ tâm
thanh tịnh, làm việc nhơn từ, không lòng hờn giận, chẳng dạ ghét ganh, chuyên
tâm niệm Phật, giúp thế độ đời, đừng chứa điều phiền não và để bụng tham lam ích
kỷ, gây mối thiện duyên, lần lần trí huệ mở mang, cõi lòng sáng suốt, thì màn vô
minh sẽ bị diệt mất." (Xin đọc lại bài “Pháp môn hoàn diệt”).
Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến suy nghĩ của người Việt Nam
Phật giáo là một tôn giáo lớn của thế giơi, được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Trong mỗi thời kỳ
lịch sử của nước ta, Phật giáo luôn gắn bó mật thiết với dân tộc và thấm sâu vào tiềm thức của nhiều
người.

Tư tưởng Phật giáo và suy nghĩ của người Việt Nam có mối quan hệ mật thiết, gắn bó. Phật giáo với
những giá trị tích cực như từ bi, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn, bình đẳng, bác ái dễ đi vào lòng người, phù
hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam. Từ lịch sử dân tộc Việt Nam với gần nghìn năm Bắc
thuộc, chịu nhiều đau khổ, khi được truyền bá vào Việt Nam, với những giá trị của mình, Phật giáo đã
góp phần xoa dịu nỗi đau tinh thần đối với nhân dân ta. Sự dung hợp và ảnh hưởng của Phật giáo được
biểu hiện trên các vấn đề cơ bản sau.

1. Những giá trị hợp lý của tư tưởng Phật giáo tại nước ta

1.1 Sự hòa nhập của tinh thần từ bi, hỷ xả với tinh thần yêu nước Việt Nam

“Đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là hệ thống giá trị truyền thống yêu nước, cần cù, thương người,
vì nghĩa, anh hùng, sáng tạo và lạc quan, trong đó chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức tinh thần đứng đầu
bảng trong giá trị truyền thống Việt Nam, truyền thống đó được hình thành trong quá trình hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước. Trong bối cảnh lịch sử ấy và những giá trị đặc trưng truyền thống ấy, Phật giáo muốn
tồn tại và phát triển được ở Việt Nam tất nhiên phải có sự thích ứng hòa hợp”(1). Phật giáo với những giá trị
xây dựng từ tinh thần đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn đã hòa quyện với tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa Việt
Nam. Sự hòa nhập của Phật giáo được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta. Đã có rất nhiều vị cao tăng là quốc sư, giúp vua trị nước, an dân thời phong kiến. Thời kỳ đầu của chế độ
phong kiến, chùa chiền cũng là nơi đào tạo giới trí thức, dạy dân cách tổ chức đời sống.

1.2 Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quan hệ ứng xử, giao tiếp

Đạo đức Phật giáo hòa nhập với các giá trị đạo đức của dân tộc trở thành phương tiện diễn đạt quan niệm đạo
đức truyền thống của người Việt Nam. Các thuật ngữ như “từ bi, hỷ xả”, “vô ngã, vị tha”, “cứu nhân độ thế”,
“tu nhân tích đức”, “sống nhân từ để phúc cho đời sau”… đã không còn nguyên nghĩa của riêng Phật giáo, mà
trở thành một phần trong lẽ sống của người Việt, trở thành ngôn ngữ của đời sống thường ngày. Cách thức
giao tiếp, ứng xử của người Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quan niệm Phật giáo. Nét phổ biến
trong quan hệ ứng xử và giao tiếp của Phật giáo là cái thật, cái thiện ở cả thân, khẩu, ý. Trong bát chính đạo
của Phật giáo, có chính ngữ (giữ cho lời nói được đúng mực), đó chính là một trong các điều kiện để mỗi con
người có những ứng xử phù hợp với mọi người trong xã hội. Về ứng xử, giao tiếp trong gia đình, Phật giáo đề
cao sự hòa thuận và trách nhiệm của các bậc cha mẹ, anh em, vợ chồng… đề cao sự hiếu thuận thông qua thực
hiện Tứ ân. Điều này được thể hiện rất nhiều trong ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Công cha như núi Thái
Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ, kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”,
hay như: “Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ/Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha” đã trở thành
đạo lý, lẽ sống của người Việt.

1.3 Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong sự công bằng, bình đẳng

Tư tưởng bình đẳng, công bằng của Phật giáo khi du nhập và phát triển ở Việt Nam đã hòa nhập với tư tưởng,
công bằng, bình đẳng của người Việt Nam. Cơ sở của sự ảnh hưởng hòa nhập này dường như bắt nguồn từ tư
tưởng bình quân nguyên thủy của nền văn minh làng xã. Phật giáo chủ trương thiết lập quan hệ công bằng,
bình đẳng giữa mọi người và cho rằng mọi người đều bình đẳng như nhau, trong mỗi người đều có phật tính;
trong quan hệ với người khác, mỗi cá nhân không được cầu lợi cho mình… có ảnh hưởng rất lớn đối với quan
niệm sống của người Việt, điển hình như: “Một người vì mọi người, mọi người vì một người”.

1.4 Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo về tính trung thực
Trong giáo lý của nhà Phật, tính trung thực thuộc vào giới “không nói dối” của ngũ giới. Thập thiện bao gồm:
thực ở cả “thân, khẩu, ý”. Trung thực ở ý là trung tâm điều chỉnh hành vi theo luật nhân quả, nhân nào quả ấy.
Theo đó, sự dối trá sẽ bị nghiệp báo. Thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo gặp gỡ với tín ngưỡng của
người Việt Nam đã lan tỏa thành nếp sống, nếp nghĩ “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”… trong nhân dân.

1.5 Ảnh hưởng trong tính thiện, tình nghĩa và tình thương

 Tính thiện, tình nghĩa và tình thương mang bản sắc Việt Nam được con người Việt Nam hun đúc trong quá
trình dựng nước và giữ nước. Cái thiện của con người Việt Nam mang tinh thần bình đẳng, vị tha, tôn trọng,
yêu thương con người. Phật giáo đã hòa đồng với tư tưởng truyền thống Việt Nam để xây dựng tính thiện, tình
nghĩa và tình thương. Đó là, tình “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”… Tình thương,
tình nghĩa, tính thiện không chỉ thể hiện trong quan hệ với hiện tại mà còn được thể hiện trong quan hệ với quá
khứ như: uống nước nhớ nguồn hoặc ăn quả nhớ kẻ trồng cây…

1.6 Ảnh hưởng trong tấm lòng bao dung rộng lớn

 Phật giáo đã góp phần cùng với dân tộc Việt Nam trong việc xây dựng tấm lòng bao dung rộng lớn, vô ngã, vị
tha. Tinh thần bao dung rộng lớn được thể hiện trước lỗi lầm của con người. Trong cách ứng xử của người Việt
thể hiện rất rõ như: “biển cả mênh mông, quay đầu là bờ”, “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”…
Tinh thần bao dung còn được thể hiện trong cách ứng xử với kẻ thù khi chúng bại trận, trong chính sách nhân
đạo đối với tù binh, hàng binh...

1.7 Ảnh hưởng trong tinh thần tự lực, tự chủ của mỗi người

 Phật giáo khẳng định mỗi cá nhân là chủ nhân của chính mình, không phải làm nô lệ của người khác kể cả nô
lệ cho đức Phật, hãy “tự đốt đuốc mà đi”. Tư tưởng này của Phật giáo khiến con người được giải phóng khỏi
sự trói buộc của thần quyền, nhờ đó mà được tự do. Chính con người phải tự quyết định số phận và tiền đồ của
chính mình. Quan điểm tự lực, tự chủ của Phật giáo đã góp phần xác định thêm cho tinh thần tự lực, tự chủ của
mỗi người Việt Nam.

2. Những hạn chế

Bên cạnh những tác động tích cực, Phật giáo cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ tới đời sống của
người Việt Nam. Với cách nhìn cuộc đời là bể khổ không bờ bến, thoát khổ bằng tu tâm, dưỡng tính để diệt trừ
vô minh đạt giác ngộ, Phật giáo đưa lại quan niệm sống bi quan, yếm thế, coi cuộc đời chỉ là phù hoa, thoảng
qua, là sống gửi, thác về. Nhìn cuộc đời một cách bi quan, thụ động nên không ít người Việt dễ chùn bước khi
gặp khó khăn, sống buông trôi cho qua ngày, đoạn tháng với niềm tin chỉ lo tu tâm, dưỡng tính là đủ. Khi gặp
trắc trở một số người Việt thường nghĩ đến số phận, nghiệp chướng, nhân quả, khiến con người hình thành tính
cách bị động, ít chịu vươn lên, hạn chế năng lực đấu tranh xã hội của những con người hiện thực, thậm chí thờ
ơ, do dự đối với cái tiêu cực, cái ác đang gây bất bình trong xã hội; không tin tưởng vào hoạt động đấu tranh
tích cực cải tạo, chống tiêu cực trong xã hội, mà chờ đợi, tin vào nhân quả tự đến.

Như vậy, từ đánh giá sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến giá trị truyền thống của người Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, cần phải có quan điểm duy vật biện chứng cũng như nhận thức và vận dụng đúng quan
điểm của triết học Mác - Lênin về tính hai mặt của tôn giáo. Các nhà kinh điển của chủ ngĩa Mác - Lênin khi
bàn về tôn giáo đã đề cập đến vấn đề đạo đức tôn giáo không những phê phán mặt tiêu cực mà còn chỉ ra một
số ý nghĩa tích cực của đạo đức tôn giáo. Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử khi đó, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác – Lênin thường xem xét tôn giáo gắn với thực tiễn đấu tranh giai cấp ở châu Âu, phục vụ cho yêu
cầu cách mạng của giai cấp vô sản nên phải bàn nhiều đến mặt tiêu cực của tôn giáo, mà chưa có điều kiện đi
sâu nghiên cứu các khía cạnh tích cực của văn hóa, tâm lý, tình cảm, đạo đức tôn giáo.

3. Phát huy tính hợp lý của Phật giáo trong xây dựng đời sống văn hóa hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay, cần có sự đánh giá đầy đủ những giá trị và ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với
con người Việt Nam, từ đó kế thừa, phát huy những giá trị của tư tưởng Phật giáo.

Tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, ngoài mặt tiêu cực còn có những “hạt nhân hợp lý” hiện vẫn còn
phù hợp với xã hội. Đó là mặt văn hóa, đạo đức và đáp ứng được yêu cầu đời sống tâm linh của con người.
Đảng ta đã khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”(2). Trong giai đoạn
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Phật giáo vẫn giữ khả năng tự biến đổi và thích nghi theo xu hướng đi cùng với
dân tộc, sống “tốt đời đẹp đạo”, “đồng hành cùng dân tộc”, “Đạo pháp - dân tộc - xã hội chủ nghĩa”. Quan
điểm này của Đảng và Nhà nước ta cần phải được phát huy thành các định hướng cụ thể trên tinh thần khai
thác các yếu tố văn hóa, đạo đức, tinh thần tích cực của Phật giáo. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay, tư tưởng Phật giáo đang góp phần
cùng pháp luật chống lại những biểu hiện tiêu cực, phi nhân tính trong sản xuất, kinh doanh, phai nhạt bản sắc
dân tộc trong đời sống xã hội, góp phần phát huy những nét đẹp trong quan hệ giữa con người với con người;
xây dựng và điều chỉnh nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới vừa hiện đại vừa giàu bản sắc dân
tộc.

Những điều kiện về kinh tế, xã hội, nhận thức, tâm lý là cơ sở cho Phật giáo phát triển vẫn còn tồn tại trong xã
hội hiện đại. Hơn nữa, bản thân Phật giáo cũng không ngừng tự vận động biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh,
điều kiện mới. Vì vậy, cần phải có quan điểm khoa học để nghiên cứu một cách toàn diện những cơ duyên tồn
tại và phát triển của Phật giáo. Đây cũng là cơ sở để tiếp tục khái quát, tìm ra những ảnh hưởng của tư tưởng
Phật giáo, từ đó có quan điểm, biện pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tư tưởng Phật giáo
đến suy nghĩ, lối sống của người Việt Nam hiện nay.

You might also like