Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TẾT NHẤT NỒM ẨM, NHÀ NHÀ MUỐI DƯA CÀ CHÚ Ý NHA !!

• Muối dưa, muối cà (muối chua nói chung) là quá trình sử dụng vi khuẩn Lactobacillus chuyển hoá
đường đơn (glucose, fructose ) thành acid lactic. Lactobacillus là một chi của Gram dương kỵ khí
tùy tiện được đặt tên như vậy vì hầu hết các thành viên trong nhóm vi sinh vật này có khả năng
chuyển đổi lactose và các loại đường để acid lactic .

• Quá trình chuyển hóa sinh học trong khi muối rau quả có thể chia làm các giai đoạn:

1. Muối ăn (NaCl) có nồng độ 2,5 – 3% khi muối dưa sẽ làm cho môi trường ưu trương đường và
các chất từ tế bào rau quả một phần sẽ khuếch tán ra môi trường, do đó vi khuẩn lactic cùng các vi
sinh vật khác cùng phát triển.

2. Do vi khuẩn lactic phát triển mạnh, nên pH môi trường giảm xuống 3 – 3,5, làm ức chế các vi
khuẩn khác, chỉ còn vi khuẩn lactic phát triển, chúng chiếm
ưu thế tuyệt đối, rau quả trở nên chua, ngon. Đây là giai đoạn quyết định, nếu không tạo được ưu
thế của vi khuẩn lactic, thì các vi khuẩn khác sẽ phát
triển làm rau dưa khú.

3. Khi dưa đã chua, pH giảm xuống đến 3, thìngay cả vi khuẩn lactic cũng bị ức chế, nếu cứ để tự
nhiên như vậy thì các nấm men dại, nấm mốc sẽ bắt đầu phát triển phân giải axit lactic thành CO2
và H2O, pH tăng lên, sản phẩm bắt đầu có váng (váng dưa, váng cá) và môi trường giảm chua, có
mùi mốc, có nhiều bọt khí (nấm men dại thường có là Geotrichum candidum)

Tổng hợp và sưu tầm


-HH-

nCoV-2019 (SARS-CoV-2) ĐÁNG SỢ TỚI MỨC NÀO ?


• Tác giả: Bác sĩ Đặng Kiên - Đại học Y Hà Nội.

• Đừng lười biếng, hãy đọc hết bài để hiểu vì sao nCoV-2019 lại trở thành đại dịch toàn cầu.

• Thật thú vị khi biết rằng “kẻ thù” mà chúng ta đang tuyên chiến, thực chất không được coi là một
sinh vật sống. Virus chỉ là một lõi vật chất di truyền, cuốn trong vỏ protein, hoàn toàn không thể tự
sinh sản hay chuyển hóa chất. Đặc biệt, virus có vỏ (envelope) như nCoV, rất nhạy cảm với cồn, xà
phòng, chất tẩy rửa hay nhiệt độ cao, khiến chúng mất khả năng lây nhiễm rất nhanh khi ra ngoài cơ
thể.

• Nhưng chính vì không phải sinh vật sống nên virus có thể trở nên “bất tử”. Khi đông băng, chúng
có thể tồn tại cả ngàn năm. Không ai biết, điều gì đang chờ đợi chúng ta dưới lớp băng đang tan
chảy hàng ngày vì biến đổi khí hậu ở 2 cực, nhưng trước mắt, dịch Covid-19 đã cho ta thấy 1 ví dụ
sơ sơ.

• Bạn có thể lo lắng về 1 loài virus với độc lực và sự lây lan khủng khiếp sẽ tiêu diệt loài người.
Nhưng đó không phải “cách chơi” của virus. Nếu quá độc, tất cả vật chủ nhạy cảm sẽ chết, và virus
đó cũng sẽ ra đi. SARS, anh họ của Covid-19, là 1 ví dụ. Vậy nên, virus độc thường khó lây, ví dụ
như H5N1, với tỉ lệ chết lên đến 60%, nhưng không lây từ người sang người . Nhưng nếu quá “yếu”,
virus sẽ bị hệ miễn dịch của chúng ta “xơi tái”. Ví dụ Rhinovirus gây hắt hơi sổ mũi, ai cũng từng
mắc, nhưng rất hiếm người chết vì nó.
• Bí quyết là ở receptor – cánh cửa vào tế bào của virus. Những virus bám vào đường hô hấp trên
như Rhinovirus sẽ rất dễ lây lan, nhưng không gây viêm phổi, ngược lại, H5N1 có rất nhiều thụ thể
tại phổi, gây viêm phổi rất nặng, nhưng lại khó lây.

Và đoán xem? Em Corona của chúng ta có receptor ở cả 2 nơi. Chẳng những thế, khả năng bám
vào receptor ấy hiệu quả hơn rất nhiều người anh em SARS-CoV của nó. Điều đó lí giải tại sao
SARS-CoV-2 vừa lây lan rất nhanh, lại vừa gây ra viêm phổi nặng ở một số ca.

• Nếu nCoV là vi khuẩn, chúng ta có kháng sinh. Vi khuẩn sống, nó cần “ăn”, nên khi “ăn” kháng
sinh, nó sẽ chết. Tương tự, dù là nấm, kí sinh trùng hay thậm chí tế bào ung thư, chỉ cần chúng “ăn”
thuốc của chúng ta, chúng sẽ chết. Nhưng virus là một câu chuyện khác. Nó không “sống”, nên khi
nó lơ lửng ngoài tế bào thì chẳng thuốc nào diệt được. Vì chúng xâm nhập và chiếm quyền chuyển
hóa, sinh sản của tế bào, thuốc diệt virus cũng sẽ tác động lên tế bào bình thường, do đó, để kiếm
được 1 thuốc chỉ tác động lên virus khó hơn nhiều, và thực tế là rất nhiều loài virus không có thuốc
kháng virus tương ứng.

• Chưa kể, virus ẩn nấp siêu giỏi và sinh sản siêu nhanh. Nếu vi khuẩn trong 1 chu kì sống tạo ra 2
vi khuẩn con, thì mỗi lần virus nhân lên là cả ngàn, thậm chí trăm ngàn con. Do vậy, khi có triệu
chứng là trong cơ thể đã có cả tỉ tỉ con virus rồi, và đã có thể truyền bệnh từ trước đó rất lâu. Khi đó
mới dùng thuốc kháng virus (như Taminflu cho cúm A) thì không còn hiệu quả nữa. Thế thì chúng ta
chỉ trông chờ vào hệ miễn dịch thôi.

• Nhưng đáng buồn là, đừng nghĩ rằng bạn có hệ miễn dịch khỏe thì sẽ an tâm. Sự phản ứng quá
mức của hệ miễn dịch với virus gây nên tổn thương cho cả tế bào cơ thể, hậu quả là một loạt biến
chứng. Biện pháp lọc máu chính là để loại bỏ những phức hợp miễn dịch này. Thực tế thì hiện nay,
điều trị Covid-19 là điều trị triệu chứng. Và nhìn rộng hơn, công cụ hiệu quả nhất mà con người có
thể chống lại virus là vaccine phòng bệnh, đến nỗi người ta coi như “điều trị” được 1 virus là khi
vaccine của nó ra đời.

• Nhưng virus luôn khiến chúng ta đau đầu vì khả năng biến đổi của nó. Giống như cúm, SARS-
CoV-2 là 1 virus RNA, và RNA thì rất dễ biến đổi. Không một vaccine cúm nào tác dụng quá 1 năm,
vì chỉ cần 1 năm, virus cúm đã biến đổi khiến vaccine của năm ngoái vô dụng. Loài người cũng rất
khéo léo, biến lợi thế này thành 1 vũ khí chống lại virus. Một số loại thuốc kháng virus đẩy nhanh tốc
độ đột biến khi nhân lên và tiêu diệt virus khi chúng chưa kịp ra đời. Khả năng đột biến quá lớn ở
virus RNA cũng là một bất lợi làm giảm hiệu suất nhân lên của chúng, vì những “lỗi sai” đa phần là
gây hại.

• Và tất nhiên “em Cô Vy” lại có cách “lách luật”. Họ Coronavirus có 1 hệ thống độc nhất giúp sửa
chữa lỗi khi nhân lên ở mức cho phép, giúp cho chúng vừa giữ khả năng biến đổi, vừa ổn định quá
trình sinh sản trong tế bào vật chủ.

Nếu khả năng bất tử, lây lan nhanh, có khả năng gây chết và chưa có thuốc điều trị khiến bạn đang
“phát sốt” vì nCoV – cũng như vì độ dài của bài viết này, thì đây là những điều khả quan:
- Cấu trúc vỏ ngoài của nCoV khá giống SARS-CoV, virus gây dịch SARS, nên thời gian chế tạo
vaccine cho nó sẽ rút ngắn lại rất nhiều.
- Hiểu biết về đường lây truyền của nCoV giúp chúng ta rất nhiều trong phòng bệnh. Không cần các
loại thuốc cao siêu, vệ sinh cá nhân và hạn chế di chuyển sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh.
- Độc lực của nCoV yếu hơn nhiều so với 2 người anh em của nó là SARS và MERS CoV.
- Việt Nam đang kiểm soát dịch rất tốt.
• Tóm lại, virus là một điều kì dị của tạo hóa: không sống, nhưng có khả năng tiến hóa; đơn giản
nhất, nhưng qua mặt được hệ miễn dịch vô cùng phức tạp; nhỏ nhất, nhưng là loài duy nhất khiến
con người chưa có cách đối phó hiệu quả. Bài viết tham khảo từ nhiều nguồn và sẽ trích dẫn cho
các bạn ham hiểu biết hơn trong thời gian “hạn chế di chuyển” sắp tới của mình.

You might also like