Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



BÁO CÁO

MÔN ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Giảng viên hướng dẫn : Đinh Trần Thanh Mỹ

Lớp sinh hoạt: 44K01.4

Sinh viên: Hồ Xuân Bách

i
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2020

ii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ
NHẬT BẢN 2
1.1 Tình hình quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản..........................2
1.1.1 Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản................................................2
1.1.2 Hiệp định CPTPP giữa Việt Nam và Nhật Bản.........................................3
1.2 Thị trường cà phê nhập khẩu tại Nhật Bản....................................................5
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRONG NƯỚC VÀ CÀ PHÊ
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN...........................................................8
2.1 Cà phê Việt Nam...........................................................................................8
2.2 Thị trường Cà phê tại Nhật Bản....................................................................9
2.2.1 Điều kiện và các tiêu chuẩn hạt Cà phê để được xuất khẩu đi Nhật Bản -
Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO).......................................9
2.2.2 Tình hình xuất khẩu Cà Phê đi Nhật Bản trước hiệp định CPTPP (Giai
đoạn 2017-2018)..................................................................................................11
2.2.3 Tình hình xuất khẩu Cà phê đi Nhật Bản sau hiệp định CPTPP – giai
đoạn 2019 - 2020.................................................................................................15
CHƯƠNG 3. TỔNG KẾT..............................................................................................19
3.1 Nhận xét......................................................................................................19
3.2 Khuyến nghị................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................21
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................22

i
LỜI MỞ ĐẦU

Cà phê được đánh giá là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam, chiếm hơn 15% về tổng kinh ngạch xuất khẩu nông sản và đóng góp hơn 10%
cho tổng GDP nông nghiệp trong những năm trở lại đây. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 2
trên thế giới về tổng sản lượng cà phê xuất khẩu, chỉ sau Brazil. Có thể thấy rằng mặt hàng
cà phê Việt Nam mang đầy triển vọng và có tầm ảnh hưởng trên thị trường thế giới, và việc
đánh giá các thị trường tiềm năng cho mặt hàng này là điều hoàn toàn cần thiết.
Nhật bản là một thị trường cực kì tiềm năng với sản lượng nhập khẩu cà phê Việt
Nam luôn thuộc top 5. Điều đặc biệt là trong số 4 thị trường còn lại Nhật Bản là nước duy
nhất vẫn giữ được đà tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị, trong thời điểm năm 2020 là
một năm cực kỳ biến động với dịch bệnh và thiên tai triền miên. Thêm vào đó Brazil là
nước dẫn đầu về kinh ngạch xuất khẩu cà phê trên thế giới nhưng các số liệu gần đây chỉ ra
rằng sản lượng nhập khẩu cà phê tại Nhật Bản đã sụt giảm, và điều này càng làm cho Nhật
Bản là thị trường mục tiêu xuất khẩu hàng đầu cho các doanh nghiệp trồng và xuất khẩu cà
phê tại Việt Nam.
Hiệp định CPTPP được chính phủ phê duyệt vào ngày 12/11/2018, với sự có mặt
của cả Việt Nam và Nhật Bản có thể là sự giải thích hợp lí nhất cho sự tăng trưởng của thị
trường tiềm năng này.
Bài báo cáo nhằm đánh giá tổng quan về lợi ích và bất lợi có thể có trong việc thực
hiện hiệp định “Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)” đối với
mặt hàng cà phê xuất khẩu đi Nhật Bản. Chỉ ra sự thay đổi về các chỉ số kinh tế đạt được
trong trước và sau khi hiệp định được ký kết và chính thức đi vào hiệu lực. Từ đó có được
cái nhìn bao quát và chuyên sâu hơn về thị trường cà phê tại Nhật Bản. Đề xuất các xu
hướng mới và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng cũng
như giá trị hạt cà phê xuất khẩu trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản
nói riêng.

1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ
NHẬT BẢN

1.1 Tình hình quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản

1.1.1 Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 21/9/1976, cho
đến nay mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và có được sự thành
công trong nhiều lĩnh vực nhờ vào các chiến lược song phương và sự tương đồng về văn
hoá. Về mặt chính trị các lãnh đạo cấp cao hai bên thường xuyên duy trì các chuyến viếng
thăm tại các diễn đàn trong khu vực và quốc tế. Có thể thấy rằng Nhật Bản luôn thể hiện sự
coi về vai trò và vị trí của Việt Nam cả về chính trị và kinh tế thông qua việc khuôn khổ
quan hệ giữa hai nước đã không ngừng được nâng cấp, từ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”
vào năm 2002 lên “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu
Á” vào năm 2006, “Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” vào năm
2009, “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng của châu Á” vào năm 2014
và “Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” vào năm 2018.

Về mặt kinh tế, hiện nay, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam với
tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 40 tỷ USD; là nhà đầu tư lớn thứ hai trong số
138 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 4.595 dự án và tổng số vốn đăng
ký đến tháng 9/2020, đạt gần 59.870 tỷ USD; và là nước cung cấp viện trợ phát triển chính
thức (ODA) lớn nhất của Việt Nam.1
Bảng 1.1: Kinh ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản đến hết tháng 8 tháng năm 2020
(Đơn vị: tỷ USD)

Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng XNK Nhập siêu


8T/2020 12.4 12.8 25.2 0.3
Tăng/giảm so
-6.4% 3.1% 1.8%
với 8T/2019

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam)

Năm 2020, với nhiều biến động, đặc biệt là từ địa dịch COVID-19 đã tác động mạnh
mẽ đến dòng chảy hàng hoá xuất nhập khẩu và thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản cũng
1
Bài báo “Bước phát triển mới trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản” – tác giả ĐÀO THANH TÙNG
- Phóng Viên TTXVN Tại Nhật Bản.
2
không ngoại lệ. Dựa vào Bảng 1 ta có thể thấy được có sự sụt giảm đáng kể khối lượng
hàng hoá xuất khẩu. Các số liệu cụ thể như sau:

Bảng 1.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản trong 8 tháng
đầu năm 2020

Nhóm hàng Kinh ngạch Tăng giảm so với năm 2019


Chế biến 9.6 tỷ USD -7.4%
Nông, thuỷ sản 1.2 tỷ USD 0.9%
Nhiên liệu, khoáng sản 117,4 triệu
-58.2%
USD
Vật liệu xây dựng 558 triệu USD -7.8%

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Tổng cục Hải Quan Việt Nam)
Bảng 2 cho cái nhìn khái quát về tình hình xuất khẩu trong 8 tháng đâu năm 2020 với
khối lượng toàn ngành giảm mạnh, chỉ riêng nhóm ngành nông, thuỷ sản vẫn giữ được chỉ
số tăng trưởng dương.
Đặc biệt, theo số liệu của Cà phê Việt Nam xuất khẩu đi Nhật Bản đạt 132,6 triệu
USD – tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái – đóng góp 11,05% vào kinh ngạch xuất khẩu
nhóm ngành nông, thuỷ sản. Có thể nói rằng mặt hàng Cà Phê Việt Nam là một trong những
mặt hàng dành được sư quan tâm nhiều nhất từ quốc gia xứ sở mặt trời mọc với dẫn chứng
là chỉ số tăng trưởng bền vững ở các năm vừa qua.
1.1.2 Hiệp định CPTPP giữa Việt Nam và Nhật Bản
Ngày 8 tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã cùng 10 nước gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây Đa-
rút-xa-lem, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru và Xinh-
ga-po chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP - The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) tại
thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê. Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng
01 năm 2019.

Cam kết xoá bỏ thuế quan của Nhật Bản


Bảng 1.3: Cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu của Nhật Bản (theo Hiệp định CPTPP)
3
Cam kết Xoá bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế
chung (tương đương 93,6% kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản); và
vào năm thứ 11 xoá bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế.
Rau quả Nhật Bản cam kết mức thuế 0% vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 5 kể từ khu Hiệp
định có hiệu lực.
Cà phê, Các mặt hàng này sẽ được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu
chè, hạt lực. Riêng Mê-hi-cô xóa bỏ thuế cà phê hạt Robusta vào năm thứ 16 kể từ khi
tiêu, hạt Hiệp định có hiệu lực, cà phê hạt Arabica và cà phê chế biến giảm mức thuế suất
điều 50% so với mức thuế hiện hành vào năm thứ 5 và năm thứ 10 kể từ khi Hiệp
định có hiệu lực.
Giày dép 79,5% kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ được xoá bỏ thuế vào năm thứ 10.
Các mặt hàng còn lại (giày da) sẽ xoá bỏ thuế suất vào năm thứ 16
Thuỷ sản Đa số mặt hàng thuỷ sản có thế mạnh của Việt Nam (cá ngừ vây vàng, cá ngừ
sọc dưa, cá kiếm, một số loại cá tuyết, surimi, tôm, cua ghẹ,…) được hưởng thuế
suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Toàn bộ các dòng hàng thuỷ sản không được cam kết xoá bỏ thuế trong Đối tác
Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản sẽ được xoá bỏ trong hiệp định CPTPP với lộ
trình xoá bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi hiệp định có
hiệu lực.
Vali, túi Xoá bỏ thuế hoàn toàn vào năm thứ 16.
xách
bằng da
Dệt may 98,8% số dòng thuế sẽ xoá bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương
97,2% kinh ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản.
Những mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xoá bỏ thuế vào năm thứ 10.

(Nguồn: Bộ Công Thương)


Trong những năm qua, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng dệt, may và giày dép,
Phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, thủy sản, và gỗ
và sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản. Nhờ hiệp định CPTPP lần đầu tiên Nhật Bản cam
kết xoá bỏ hoàn toàn hoặc phần lớn thuế nhập khẩu cho đại đa số các nhóm ng nông, thuỷ
sản xuất khẩu của Việt Nam. Tạo đà kích thích tăng trưởng mạnh mẽ cho các doanh nghiệp

4
Việt Nam xuất khẩu hàng hoá đến thị trường Nhật Bản. Trong đó mặt hàng cà phê xuất
khẩu đi Nhật Bản sẽ được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Ngoài ra Nhật Bản còn được đánh giá là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong các
nước cùng tham gia Hiệp định CPTPP, khi mà lượng hàng hoá xuất khẩu sang nước này
chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng một nửa của tổng xuất khẩu sang khối thị trường này
(50,41%); theo sau là: Canada, Malaysia và Australia.
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong khối các nước
thành viên CPTPP quý I/2020

1.2 Thị trường cà phê nhập khẩu tại Nhật Bản


Về quy mô thị trường, Nhật Bản là nước có mức độ tiêu thụ cà phê đứng thứ tư thế
giới với 4% tổng tiêu thụ toàn cầu, với sản lượng 8,100 ngàn bao (mỗi bao 60kg), trị giá của
thị trường tiêu thụ tại nước này ước tính đạt 14.5 tỷ USD vào năm 2020 2, với mức tiêu thụ
bình quân đầu người vào khoảng 2kg mỗi năm.
Về tình hình cà phê nhập khẩu vào Nhật Bản, Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong quý I
năm 2020, nước này giảm nhập khẩu cà phê từ thị trường Brazil, Colombia, Indonesia,
Ethiopia..., nhưng tăng nhập khẩu từ Việt Nam, Guatemala, Lào. Báo hiệu một sự chuyển
biến trong việc chọn lựa thị trường cà phê nhập khẩu của Nhật Bản.

2
コロナ禍で働き方とともに大きく変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市
場規模まで (provej.jp), tạm dịch “Cà phê thế giới (sản xuất, tiêu thụ, tồn kho, xuất khẩu và nhập khẩu)” – theo tài
liệu mới nhất do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USA) công bố.
5
Cụ thể, tính đến quý I/2020, Brazil là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nhật Bản với
sản lượng 31,25 nghìn tấn, trị giá 9,022 tỉ yên (tương đương 84,15 triệu USD), giảm 35,1%
về lượng và giảm 37% về trị giá so với quý I/2019. Thị phần cà phê Brazil trong tổng lượng
nhập khẩu của Nhật Bản giảm mạnh từ 41,2% trong quý I/2019, xuống còn 30% trong quý
I/2020. Và ngược lại với xu hướng giảm của cà phê Brazil, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang
Nhật Bản trong quý I/2020, đạt gần 30,2 nghìn tấn, trị giá 5,54 tỉ yen (51,74 triệu USD), đã
cho thấy có sự tăng nhẹ về cả sản lượng và giá trị ( 33,2% và 33% tương ứng) so với cùng
kỳ năm 2019.
Trong đó, Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê Robusta hoặc Arabica chưa
rang, chưa khử chất caffeine (mã HS 0901.11.000) từ Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng
36,5% so với quý I/2019, đạt 29,9 nghìn tấn. Quý I năm 2020, Nhật Bản giảm nhập khẩu
hầu hết các chủng loại cà phê, tăng nhập khẩu duy nhất chủng loại cà phê Arabica hoặc
Robusta đã khử chất caffeine (mã HS 0901.12.000), tăng 2,9% so với quý I/2019, đạt 410
tấn.
Bảng 1.4: Chủng loại cà phê nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản trong quí I năm
2020.

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu


(Trong đó sản phẩm có mã HS: 090111000 – Cà phê, chưa rang: chưa khử chất
caffeine; 090121000 - Cà phê, đã rang: chưa khử chất caffeine; 090112000 - Cà phê, chưa
rang: đã khử chất caffeine; 090190100 – Các loại khác bao gồm vỏ quả và vỏ lụa cà phê;
090122000 – Cà phê đã khử chất Caffeine.)
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng mạnh từ
19,4% trong quý I/2019, lên 29% trong quý I/2020. Theo tính toán từ Cơ quan Hải quan
Nhật Bản, nhập khẩu cà phê của nước này trong quý I/2020 đạt 104.151 tấn, trị giá 30,88 tỉ

6
yên (tương đương 288,07 triệu USD), giảm 10,9% về lượng và giảm 14,8% về trị giá so với
quý I/2019.

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn cung cà phê cho Nhật Bản

(Nguồn: Báo cáo thị trường Cà phê Việt Nam tháng 5/2020 – tác giả Trần Đức
Quỳnh, Bùi Tùng Lâm)
Về giá, trong quý I năm 2020, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nhật Bản đạt 2.766
USD/tấn, giảm 4,3% so với quý I/2019. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê Việt
Nam đạt 1.715 USD/tấn, giảm 0,1%.

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRONG NƯỚC VÀ CÀ PHÊ


XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2.1 Cà phê Việt Nam

7
Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2019 - 2020 đạt
1,8 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018 - 2019. Nhiều chuyên gia dự báo sản lượng cà
phê sẽ còn giảm khoảng 15% trong niên vụ 2020 - 2021 do ảnh hưởng bởi mưa lũ vào tháng
10 và hạn hán vào tháng 5 và tháng 6. Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
diện tích cà phê của Việt Nam đã giảm 2% so với năm 2019, cụ thể Bộ cho rằng diện tích sẽ
còn giảm xuống khoảng 675,000ha trong năm 2021.
Mặc dù diện tích giảm nhưng con số này vẫn vượt so với quy hoạch trong đề án Phát
triển ngành cà phê bền vững giai đoạn 2015 - 2020. Theo đề án này của Bộ, đến năm 2020
tổng diện tích cà phê của cà nước là 600.000 ha và tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,8
- 4,2 tỷ USD.
Về mặt tiêu thụ xuất khẩu, Theo ước tính của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường
Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 12 năm 2020 ước đạt 85 nghìn tấn với giá trị đạt 170 triệu
USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê cả năm 2020 đạt 1,51 triệu tấn và 2,66 tỷ
USD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm 7,2% về giá trị so với năm 2019.
Bảng 2.1: Thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2020
Đơn vị: Triệu USD
Nước Giá trị xuất khẩu Tăng giảm so với cùng kì năm 2019
Đức 319.2 12.8%
Mỹ 230.3 9.3%
Italy 208.6 8.4%
Nhật Bản 170.3 15.4%
Malaysia 65.3 35.6%
Anh 46.4 36.5%

(Nguồn: Báo cáo thị trường Cà phê Việt Nam tháng 5/2020 – tác giả Trần Đức
Quỳnh, Bùi Tùng Lâm)
Thị trường cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta và Arabica – cũng là
hai loại cà phê được tiêu thụ nhiều nhất tại Nhật Bản –, ngoài ra còn có cà phê excelsa. Theo
số liệu tính toán từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê Robusta tháng 11/2020 đạt 70,78
nghìn tấn, trị giá 111 triệu USD, giảm 25,1% về lượng và giảm 22,1% về trị giá so với tháng
11/2019.Trong 11 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1,22 triệu tấn, trị giá 1,82
tỷ USD, giảm 2,9% về lượng và giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Nhật Bản là
một trong số ít vẫn dữ được sản lượng nhập khâu dương trong khi đa số các thị lớn hơn có
chỉ số âm. Kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến tháng 11/2020 tăng 0,3% so với tháng

8
11/2019, đạt 46,14 triệu USD. Tuy nhiên, trong 11 tháng năm 2020 kim ngạch xuất khẩu cà
phê chế biến giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 524,84 triệu USD.Trong đó, xuất
khẩu cà phê chế biến sang thị trường Philippines, Trung Quốc giảm, nhưng xuất khẩu sang
Nga, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức tăng.3
Bảng 2.2: Chủng loại cà phê xuất khẩu tháng 11 và 11 tháng năm 2020.

(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan)

2.2 Thị trường Cà phê tại Nhật Bản


2.2.1 Điều kiện và các tiêu chuẩn hạt Cà phê để được xuất khẩu đi Nhật Bản - Theo
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO)
Nhật Bản có một hệ thống quy định vô cùng chặt chẽ về thử nghiệm chất lượng hàng
nhập khẩu, tập trung vào các biện pháp SPS (8/10) và TBT (1/10). Các quy định liên quan
đến vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình chế biến, kiểm định, đóng gói như giới hạn dư
lượng tối đa (MRL) hoặc giới hạn dung sai của các chất như phân bón, thuốc trừ sâu và một
số hóa chất và kim loại được sử dụng trong quá trình sản xuất; Hạn chế hoặc cấm sử dụng
một số chất có trong thực phẩm và thức ăn; Quy định về nhãn mác thông qua văn bản hoặc
điện tử trên bao bì; Quy định về các giới hạn vi sinh và các điều kiện sản phẩm sẽ được xử
lý và tiêu thụ;4
Cụ thể theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), cà phê nhập khẩu vào
thị trường Nhật Bản phải tuân theo Phương pháp pháp phòng chống dịch bệnh thực vật và
Đạo luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2.1.1 Phương pháp phòng chống dịch bệnh thực vật

3
Báo cáo thị trường Cà phê Việt Nam - tháng 5/2020 – tác giả Trần Đức Quỳnh, Bùi Tùng
Lâm
4
Báo cáo “Tổng hợp thông tin về hoạt động và triển vọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong và sau thời kỳ đại
dịch Covid 19” của trường Đại học Ngoại thương, Viện kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Hà Nội, 5/2020
9
Đối với thủ tục xuất khẩu, những loại cà phê được xem là hạt thô, những loại chưa qua
chế biến nhiệt và chỉ sấy khô được xem là đối tượng được kiểm dịch thực vật tại các sân bay
và bến cảng.
Tại thời điểm trước khi xuất khẩu, trước hết doanh nghiệp Việt Nam phải nộp hồ sơ
kiểm tra tại ban quản lí Bảo vệ thực vật của Bộ Nông lâm ngư nghiệp để lấy được "Giấy
chứng nhận kiểm dịch thực vật" do cơ quan kiểm dịch thực vật tại Việt Nam cấp, nếu thấy
không có sâu bệnh (theo định dạng được quy định trong Công ước kiểm dịch thực vật quốc
tế).
Qua kiểm tra tại trạm bảo vệ thực vật, nếu phát hiện có sâu bệnh bám vào thì tiến hành
các biện pháp khử trùng, tiêu diệt, tiêu hủy.. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý hàng
hóa có đất cát, sỏi thì không thể được nhập khẩu – lỗi mà các doanh nghiệp xuất khẩu cà
phê Việt Nam thường mắc phải.
Về sửa đổi hệ thống KDTV nhập khẩu của Nhật Bản, trong những năm gần đây chủng
loại cây nhập khẩu và nước xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản ngày càng nhiều và đa dạng.
Nước này để có các biện pháp kiểm dịch thực vật hiệu quả hơn, đã nhiều lần sửa đổi Quy
định thực thi Luật Kiểm dịch thực vật của mình, danh sách các loài thực vật gây hại được
kiểm dịch thực vật, và nội dung của các biện pháp kiểm dịch thực vật đã được hoàn tất vào
tháng 5 năm 2016.
Cụ thể các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo "Luật Bảo vệ Thực vật" 5 của Tổ
chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) để biết các sửa đổi.
2.2.1.2 Đạo luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
Về quy định, khi xuất khẩu doanh nghiệp Việt Nam phải chú ý đến tiêu chuẩn dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với hạt cà phê (mức giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật trong mỗi loại thực phẩm). Điều này được quy định trong Thông báo số 370 của Bộ Y tế
và Phúc lợi "Tiêu chuẩn cho Thực phẩm, Phụ gia, v.v." dựa trên Luật Vệ sinh Thực phẩm
(Hệ thống danh sách với thuốc trừ sâu tồn dư, v.v.). Ngoài ra, lượng cố định cho phép đối
với những chất mà tiêu chuẩn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không được đặt trong danh
sách là +0,01 ppm hoặc ít hơn.
Cụ thể các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm kiếm thông tin về giá trị tiêu chuẩn cho
từng loại thuốc trừ sâu tồn dư có thể trên trang web của Quỹ Xúc tiến Nghiên cứu Hoá học

5
Luật Bảo vệ Thực vật: Nhật Bản | Tư vấn Thương mại / Đầu tư Hỏi & Đáp - Quốc gia / Khu vực --JETRO
(jetro.go.jp)
10
Thực phẩm Nhật Bản, “Danh sách các giới hạn đối với thuốc trừ sâu, thuốc thú y và phụ gia
thức ăn chăn nuôi còn lại trong thực phẩm."6
Một hệ thống quy định về tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu được thông qua đến năm
2006, theo đó nếu không có quy định gì về dư lượng thuốc trừ sâu thì sẽ không bị kiểm soát.
Tuy nhiên, sửa đổi luật đã đưa ra một hệ thống danh sách xác thực. Trên nguyên tắc, hiện
nay việc phân phối sản phẩm bị cấm nếu sản phẩm có chứa một hàm lượng nhất định thuốc
trừ sâu, thậm chí ngay cả khi không có các quy định liên quan.
Đối với sản phẩm hạt cà phê xanh (thô) chịu sự kiểm soát của Bộ Y tế, Lao động và
Phúc lợi xã hội, phù hợp với chương trình làm việc hàng năm của Bộ này. Nếu sản phẩm bị
phát hiện vi phạm quy định về dư lượng thuốc trừ sâu, việc kiểm tra quét qua máy sẽ được
thực hiện thường xuyên hơn. Nếu vẫn tiếp tục vi phạm, sẽ áp dụng kiểm tra bắt buộc, theo
đó, tất cả các lô hàng sẽ được kiểm tra và chi phí sẽ do nhà xuất khẩu chịu. Kể từ tháng 3
năm 2011, các sản phẩm hạt cà phê xanh bị kiểm tra bắt buộc là các sản phẩm được sản xuất
tại Ethiopia, kiểm tra nhiễm γ-BHC (lindane), DDT, thuốc trừ sâu chứa clo (heptachlor)
hoặc clodan và các sản phẩm được sản xuất tại Indonesia, kiểm tra nhiễm thuốc diệt côn
trùng trên diện rộng carbaryl.
Ngoài ra, đặc biệt là cà phê hòa tan được xếp vào loại "nước giải khát dạng bột" trong
"tiêu chuẩn về thực phẩm, phụ gia, v.v.", và có các quy định về tiêu chuẩn thành phần, tiêu
chuẩn sản xuất và bảo quản, và bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải cẩn thận trong
nhãn mác và bao bì, cần ghi rõ thành phần và các yêu cầu khác đối với từng loại chất có
trong bảng thành phần.
Về thủ tục xuất khẩu, khi cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản để bán (bao gồm
cả hàng mẫu để phân phối), doanh nghiệp nhập khẩu Nhật Bản sẽ liên hệ với Bộ Y tế, Lao
động và Phúc lợi Trạm Kiểm dịch Thực phẩm thông báo về việc nhập khẩu thực phẩm với
"Mẫu Thông báo Nhập khẩu Thực phẩm" và các tài liệu cần thiết (về nguyên liệu, thành
phần, quy trình sản xuất, v.v), nếu cần thiết họ sẽ phải nộp giấy chứng nhận vệ sinh và báo
cáo thử nghiệm (nếu được yêu cầu) – đa số các chứng từ này đã được doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam cung cấp sang cho đơn vị nhập khẩu Nhật Bản. Sau khi kiểm tra, những sản
phẩm được đánh giá là đạt yêu cầu thì sẽ được xác nhận các tiêu chuẩn và độ an toàn.

2.2.2 Tình hình xuất khẩu Cà Phê đi Nhật Bản trước hiệp định CPTPP (Giai đoạn
2017-2018)
6
残留農薬基準値検索システム (ffcr.or.jp) - Hệ thống tìm kiếm giá trị tiêu chuẩn thuốc trừ sâu còn lại
11
Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu, trong năm 2018 xuất khẩu cà phê của Việt
Nam đạt 1,882 triệu tấn, trị giá 3,5 tỉ USD, tăng trên 20% về lượng nhưng chỉ tăng
nhẹ 1,2% về trị giá so với năm 2017 do chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng giá.

Biểu đồ 2.1: Giá trị và sản lượng xuất khẩu cà phê Việt nam (Triệu USD) –
năm 2018

(Nguồn: Báo cáo thị trường cà phê năm 2018)


Trong đó, đặc biệt mặt hàng cà phê hiện đang đứng đầu về kim ngạch trong
nhóm hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Từ năm 2013 đến năm
2018, khối lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản không ổn định và
kim ngạch thì năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2017, với 89.73 nghìn
tấn cà phê, Việt Nam đã thu về từ Nhật Bản 209.77 triệu USD, giảm 14.09% về
lượng nhưng tăng 3.36 % về giá trị, do giá trị bình quân tăng 20.31% so với năm
2016.
Biểu đồ 2.2: Kinh ngạch cà phê xuất khẩu sang Nhật Bản
giai đoạn 2013 - 2017

12
(Nguồn: www.vietnamexport.com )

Các khó khăn trong việc xuất khẩu cà phê giai đoạn 2017 – 2018:

 Về mặt chủ quan:


Về khả năng thâm nhập thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam dường như
vẫn chưa có được sự am hiểu cần thiết về các quy định về luật bảo vệ thực vật, luật an toàn
vệ sinh thực phẩm và luật hải quan. Các lỗi thường gặp của doanh nghiệp Việt Nam như: Về
độ ẩm, theo nghị quyết của Hội đồng cà phê quốc tế ICC 420 (1), thì độ ẩm tiêu chuẩn là
12,5% đo theo ISO 6673 – một mức độ mà doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đạt
được, vậy mà có rất nhiều doanh nghiệp vẫn để hạt cà phê của mình có độ ẩm cao hơn và
gây ra tình trạng nấm mốc; Về tạp chất, cà phê xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn dưới 0.5% tạp
chất (1) – nhiều doanh nghiệp vẫn để xảy ra tình trạng cà phê bị trộn lẫn với sỏi, đá vụn,…;
Hạt đen, vỡ % yếu tố này vẫn chưa chuẩn xác đối với hạt đen, và còn phụ thuộc vào thời tiết
khi thu hái, phơi khô... nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa chú ý đến nhân
mốc, nhân chưa chín... yếu tố mà nhiều khách hàng Nhật Bản rất quan tâm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đang rất lúng túng trong khâu chế biến hạt cà phê của
mình, thị trường Nhật Bản với những đòi hỏi khắt khe luôn là một rào cản khiến các doanh
nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này. Phần lớn cà phê xuất
khẩu của Việt Nam lại trở thành nguyên liệu của các doanh nghiệp Nhật Bản, họ dùng để
chế biến và tái xuất lại tiêu thụ ở nước ta dưới dạng cà phê bột, hòa tan, pha sẵn... Theo
phân tích của các chuyên gia đầu ngành, tuy khối lượng cà phê xuất khẩu tăng, nhưng giá trị
lại thấp so với một số nước trên thị trường quốc tế - điều này có thể phần nào được giải
thích bởi phần lớn sản lượng cà phê được sơ chế thô sơ tại các hộ gia đình với sân phơi tạm

13
bợ. Thêm nữa, các yếu tố về điều kiện sản xuất như các máy móc, thiết bị sơ chế của doanh
nghiệp Việt Nam tại một số nơi còn lạc hậu, cộng với cà phê không đáp ứng đủ tiêu chuẩn
về độ chín, còn lẫn nhiều tạp chất khiến cho quá trình làm thủ tục xuất khẩu gặp rất nhiều
trở ngại. Một ví dụ cụ thể, cà phê xanh sấy khô chưa qua xử lý nhiệt của Việt Nam được coi
là sản phẩm tươi, buộc phải tuân thủ quy trình kiểm dịch thực vật, nên phải chịu các thủ tục
kiểm dịch được tiến hành tại sân bay và cảng biển dưới sự kiểm soát của cơ quan kiểm dịch
địa phương – điều này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải lường trước để tính toán thời
gian và chi phí giao hàng hợp lí, tránh tình trạng tốn không kiểm soát được thời gian và chi
phí trong quá trình kiểm tra - thường do doanh nghiệp xuất khẩu trả.
Một nguyên nhân chủ quan khác đến từ việc diện tích cây cà phê được trồng trong giai
đoạn này tăng đáng kể, nhưng hầu hết các doanh nghiệp trồng cà phê lại không nghiên cứu
kĩ địa hình, khiến cho khu vực canh tác nằm ở những khu vực đất nông, dốc cao, thiếu nước
tưới,... Do đó, mặc dù diện tích trồng được cải thiện nhưng lại không đạt được hiệu quả kinh
tế, bởi năng suất thấp và chi phí sản xuất cao, khiến cho việc xuất khẩu đã khó khăn nay
càng thêm khó khăn khi chi phí cao khiến các đối tác có xu hướng chọn những nhà cung cấp
với giá thành rẻ hơn. Các biện pháp canh tác, thâm canh cũng chưa được áp dụng một cachs
hợp lí bởi sự thiếu kiến thức của người dân khi sử dụng vượt quá lượng phân bón cho phép,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,... nhằm để cây cà phê đạt được năng suất tối đa. Dẫn đến cây cà
phê không chỉ mất khả năng sản xuất, mà còn gây phá hủy tài nguyên nước ngầm và ô
nhiễm đất - nhiều bệnh và sâu bệnh hình thành, đặc biệt là nấm và tuyến trùng rễ. Thêm vào
đó hình thức sản xuất với quy mô nhỏ, phân tán của các hộ nông dân – quy mô hộ gia đình -
đã dẫn đến tình trạng lượng cà phê thu hoạch không đạt được hiệu suất tối đa, chất lượng
hạt cà phê cho ra không ổn định.
Sự khác biệt của đầu tư, thu hoạch và chế biến đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng
của toàn bộ ngành Cà phê Việt Nam nói chung và cà phê Việt Nam xuất khẩu đi Nhật Bản
nói riêng.
 Về mặt khách quan:
Thị trường cà phê nhập khẩu của Nhật Bản rất đa dạng và phong phú sự tham gia các
quốc gia, dẫn tới việc thâm nhập thị trường này mang đến một môi trường cạnh tranh khắc
nghiệt. Khi mà các quốc gia đối tác về xuất khẩu của Nhật Bản bao gồm Brazil, Colombia
hay các quốc gia khác, họ luôn tìm cách chinh phục thị trường khó tính này – bằng cách
không ngừng nâng cao chất lượng hạt cà phê cũng như là sản lượng-, các doanh nghiệp Việt
14
Nam cũng cần được quan tâm nhiều hơn khi mà bản thân doanh nghiệp cũng có nhiều hạn
chế về mặt tài chính trong việc vay vốn và hỗ trợ từ các đoàn thể - nhằm tham gia các hội
chợ triển lãm từ các quốc gia láng giềng hoặc quốc tế.
Những yếu tố khác điển hình như do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với trình trạng
thời tiết cực đoan đã đặt các vùng trồng cà phê vào vị trí nguy hiểm. Theo Trung tâm Nông
nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thể khiến nước ta
mất 50% diện tích sản xuất cà phê Robusta hiện tại vào năm 2050. Hơn nữa, trong giai đoạn
2017 – 2018, sản xuất cà phê Việt chủ yếu dựa vào 3 nhóm, với 50% tổng số thuộc nhóm
cây từ 10 - 15 tuổi - nhóm cho năng suất cao nhất; 30% cây là từ 15 - 20 tuổi và khoảng
20% trên 20 tuổi - nhóm không thể đảm bảo năng suất. Vậy nên, nếu không có kế hoạch cải
tạo trong vài năm tới, cây già sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cà phê.

2.2.3 Tình hình xuất khẩu Cà phê đi Nhật Bản sau hiệp định CPTPP – giai đoạn
2019 - 2020

Trong năm 2019, sau khi hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực vào ngày 14 tháng
01 năm 2019, trái ngược với kì vọng rằng sẽ có được một hích mạnh mẽ trong thị trường cà
phê xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, tuy nhiên thì các số liệu chỉ ra rằng đã có sự
sụt giảm mạnh cả về giá và lượng trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2019.
Cụ thể, trong giai đoạn này cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường
Nhật Bản đạt 73.074 tấn, tương đương 124,788 triệu USD, giá 1.707,6 USD/tấn, chiếm trên
5.77% trong tổng lượng và chiếm 5.70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả
nước, giảm 11,16% về lượng, giảm 10,71% về kim ngạch và giảm 23,71% về giá so với 9
tháng đầu năm 20187. Điều này có lẻ được lí giải bởi sự tác động của thị trường thế giới, khi
mà trong giai đoạn này nguồn cung cà phê trên thị trường thế giới đang ở mức cao và giá cà
phê Robusta giảm với mức giảm 476USD/tấn – trong khi Việt Nam nổi tiếng là quốc gia có
nguồn cung cà phê Robusta hàng đầu thế giới.
Tiếp theo đó trong 7 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản đạt 67,703
nghìn tấn, trị giá hơn 117 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 13,84% về lượng và
tăng 15,08% về kim ngạch8. Ngoài việc tăng cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, giá
cà phê Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản cũng tăng so với đối thủ cạnh tranh là Brazil.
7
Số liệu từ Tổng cục hải quan Việt Nam
8
Số liệu được tổng hợp từ Tổng cục hải quan Việt Nam
15
Có thể thấy được giai đoạn cuối năm 2019 đầu năm 2020 với sự bùng phát của đại
dịch Covid -19 đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang
Nhật Bản. Cụ thể thì Thủ tướng Abe Shinzo đã ban hành tình trạng khẩn cấp mang tính
quốc gia trong tháng 4 (năm 2020) nhằm đối phó với đại dịch COVID-19, việc này buộc các
nhà hàng, cửa hiệu đóng cửa – nơi sử dụng cà phê Arabica để phục vụ là chủ yếu -, khiến
giá và lương cà phê Arabica xuất khẩu suy giảm. Tuy nhiên người Nhật Bản lại có thói quen
thích thưởng thức cà phê tại các hàng quán hơn là tại nhà khiến cho lượng cà phê Robusta
của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này tăng mạnh và trở thành nhà cung ứng số 1 của
quốc gia này – vượt qua Brazil. Nhiều chuyên gia cho rằng nhu cầu đối với cà phê hoà tan
có nguồn gốc từ cà phê Robusta sẽ còn tăng cao, doanh số bán các sản phẩm cà phê hòa tan
trong quí II/2020 tại Nhật Bản cũng cho thấy tăng 10% so với cùng kì năm 2019.
Trong 7 tháng đầu năm 2020, Việt Nam là nước xuất khẩu hạt cà phê chưa rang hàng
đầu vào Nhật Bản, với tổng lượng là 67.392 tấn cà phê Robusta, tăng 26% so với cùng kì
năm 2019. Thêm nữa, hạt cà phê Robusta ít chịu ảnh hưởng bởi côn trùng và dịch bệnh hơn
so với Arabica, nên việc xuất khẩu cũng diễn ra dễ dàng hơn, bên cạnh đó thì cây cà phê
Robusta cũng có sức chống đỡ tốt hơn so với Arabica, và dễ dàng được trồng tại nơi có vĩ
độ thấp. (Tuy nhiên thì Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, giá cà phê Robusta nhiều khả năng sẽ
sớm giảm vì việc sản xuất cà phê Robusta mở rộng nhanh chóng về quy mô có thể khiến
nguồn cung cho thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bản nói riêng rơi vào tình
trạng thừa.)
Từ các số liệu trên có thể thấy rằng có tín hiệu tích cực đến từ các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê rằng tỉ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP trong năm thứ 2 (2020) đã được cải
thiện.
Tác động từ Hiệp định CPTPP
CPTPP đã có tác động tích cực đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và công tác
phát triển thị trường xuất khẩu cà phê. Theo như hiệp định thì các nước thành viên khi xuất
khẩu cà phê vào Nhật Bản sẽ được miễn thuế 100% - trừ Mê-hi-cô-, và không chỉ có Việt
Nam mà còn có các quốc gia khác điển hình là Brazil. Brazil một nước có sản lượng cà phê
lớn nhất thế giới và không ngừng cải tiến về chất lượng và số lương, họ cũng là nhà phân
phối cà phê lớn nhất cho Nhật Bản trong nhiều năm liền, có thể thấy được mức độ ảnh
hưởng của cà phê Brazil lên thị trường này. Vì vậy bằng cách thâm nhập vào thị trường
Nhật Bản, Việt Nam gián tiếp cạnh tranh với các quốc gia khác giúp các doanh nghiệp Việt
16
Nam không ngừng tự mình cải tiến sản phẩm của mình, đưa thương hiệu cà phê Việt Nam
ngày càng thành công trên thị trường thế giới
Thị trường Nhật Bản được đánh giá không phải là thị trường mới đối với cà phê Việt
Nam tuy nhiên với hiệp định CPTPP sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện thâm nhập vào thị
trường này nhiều hơn, khai thác nhiều hơn. Ngoài ra CPTPP tạo cơ hội giúp doanh nghiệp
cà phê Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng không chỉ trong khu vực -Nhật Bản- mà còn là
toàn cầu, với dân số khoảng 490 triệu người, chiếm 13% GDP toàn cầu, với thu nhập bình
quân đầu người trên 19.000 USD – tổng/trung bình các nước tham gia CPTPP.

Các khó khăn và bất cập trong việc xuất khẩu cà phê giai đoạn 2019 – 2020

 Về yếu tố chủ quan

Đầu tiên, theo thông tin được chia sẻ tại Hội thảo công bố Báo cáo “Việt Nam sau 2
năm thực thi CPTPP từ góc nhìn doanh nghiệp” 9, đại biểu hội thảo ông Vũ Tiến Lộc cho
biết rằng trong việc hiện thực hoá các chính sách mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp
Việt Nam từ Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp gặp vướng mắc như thiếu thông tin về các
cam kết, các hạn chế khác trong tổ chức thực thi Hiệp định CPTPP và các hiệp định thương
mại tự do (FTA) của các cơ quan nhà nước... Thông qua khảo sát mức độ hiểu biết của các
doanh nghiệp xuất khẩu về CPTPP, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết
chỉ có 69% doanh nghiệp là có nghe nói hoặc biết sơ sơ về Hiệp định này – đáng lo hơn nữa
là cứ 20 doanh nghiệp thì mới có một doanh biết rõ về các cam kết của CPTPP có liên quan
đến sản phẩm của mình.
Theo một chia sẻ khác của TS. Lê Ngọc Báu, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm
nghiệp Tây Nguyên, ông cho rằng doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa kiểm soát được
chất lượng thu hoạch hạt cà phê, phần lớn nguyên liệu được đưa vào chế biến không có chất
lượng đồng đều vẫn còn nhiều loại quả có độ chín khác nhau, có khi tỷ lệ quả xanh chiếm
đến 40 – 50% khiến cho chất lượng cà phê thành phẩm không cao. Một yếu tố khác cũng
liên quan đến vấn đề này đó là trong quá trình chế biến khô không thể loại bỏ được những
quả xanh khỏi dây chuyền. Nguyên nhân của sự việc này được ông giải thích rằng khi nông
dân thu hoạch thường hái cả quả xanh vì muốn tiết kiệm chi phí thu hoạch - bảo vệ sản
phẩm ngoài đồng tốn kém-; trong khi giá bán quả chín không khác gì mấy so với quả xanh,
9
Do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Aus4Reform - Đại sứ quán
Australia tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 7/4 tại Hà Nội.
17
tiếp theo đó vì thiếu sân phơi nên người nông dân thường để hạt cà phê tươi trong bao từ 5-7
ngày khiến chất lượng hạt cà phê bị giảm. Thêm nữa lưu giữ quả trong bao thúc đẩy quá
trình phát sinh nấm mốc, chuyển hóa màu sắc của nhân, làm giảm chất lượng, mùi vị một
cách đáng kể. Từ các nguyên nhân trên khiến cho cà phê Việt Nam trở nên khó khăn hơn
trong quá trình thâm nhập thị trường Nhật bản.

Ngoài ra, còn có các yếu tố về tài chính mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp Phải như,
việc tiến hành khảo sát và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường Nhật Bản cần có đầu tư
về kinh phí trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Và Việc tìm hiểu và nắm bắt đầy đủ các quy định của nước nhập khẩu này thì không phải
doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng chủ động thực hiện được, nhất là những doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
So với giai đoạn năm 2017 và 2018, các lỗi như bảo quản không đúng độ ẩm gây nấm
mốc, cà phê xuất khẩu có chứa tạp chất, hạt đen vỡ,… hầu như đã được khắc phục, với
bằng chứng là các chỉ số xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản đều tăng trưởng qua các năm, có
thể quan sát được.
Hiệp định CPTPP từ khi có hiệu lực tạo ra lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp Việt
Nam, chất lượng hạt cà phê xuất khẩu cũng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên thì các
doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường này còn
thiếu sự chuẩn bị và chưa định vị được vị thế của mình trên thị trường cà phê Nhât Bản.
Theo Báo cáo “Tổng hợp thông tin về hoạt động và triển vọng xuất khẩu cà phê của Việt
Nam trong và sau thời kỳ đại dịch Covid 19”10 tiềm năng xuất khẩu chưa được khai thác từ
thị trường này còn khá lớn khoảng 178,8 triệu USD.

 Nhân tố khách quan

Đâu tiên phải kể đến tình hình dịch bệnh diễn ra trong thời gian dài trong năm 2020, với
sự bùng phát và lây lan trong cộng đồng một cách ồ ạt, tác động tiêu cực đến toàn bộ thị
trường sản xuất cà phê tại Việt Nam và thị trường tiêu thụ cà phê tại Nhật Bản. Cụ thể tác
động của đại dịch Covid - 19 về mặt xuât khẩu của cà phê Việt Nam như giải thích ở trên,
đã khiến thị trường thay đổi cách thức vận hành và tạo ra rất nhiều thách thức cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Cho đến hiện nay thì đại dịch viêm phổi Covid – 19 vẫn chưa có dấu hiệu
kết thúc. Báo hiệu cho cách doanh nghiệp Việt Nam về sự thay đổi trong cách thức tiêu
dùng cũng như xu hướng mới của thị trường khó tính Nhật Bản.
10
Tường Đại học Ngoại thương, Viện kinh tế và kinh doanh quốc tế - Hà Nội, 5/2020
18
Ngoài ra còn phải kể đến tình trang thiên nhiên cực đoan như mưa bão và lũ lụt triền
miên trong năm vừa qua 2020. Bởi sự ảnh hưởng của hiện tượng La Nina (pha lạnh), số
lượng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trở nên nhiều hơn những năm trước, có thể nói là
dồn dập hơn khi mà chỉ trong tháng 10/2020, đã có tới 4 cơn bão (số 6, 7, 8, 9) và 1 áp thấp
nhiệt đới đổ bộ vào nước ta, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên – nơi mà diện
tích cà phê tập trung chủ yếu. Bão cộng với mưa lớn đã gây ra tình trạng thừa mưa thiếu
nắng , tỷ lệ trái trên cây còn xanh không chín kịp mùa vụ, làm ảnh hưởng đến sản lượng và
giá của hạt cà phê - Giá cà phê trong tuần có lúc xuống mức thấp nhất tính từ hơn 11 tuần
trước, khi chạm đáy 1.228 đô la Mỹ/tấn cơ sở giao dịch tháng 11-2020 trên sàn robusta
London. Thêm vào đó cây cà phê được trồng tại các đồi cao nên thường an toàn trước lụt,
nhưng mưa kéo dài làm trì hoãn hoạt động thu hoạch và ảnh hưởng đến việc sấy cà phê.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu lưỡng lự không muốn ký hợp đồng bán mới do khó lường
trước khi nào mới mua được nguyên liệu cà phê, đồng thời với mức giá thấp thế này nhà
vườn chưa chắc đã muốn bán trước.

CHƯƠNG 3. TỔNG KẾT


3.1 Nhận xét
Cà phê Robusta của Việt Nam với hương vị mạnh, thơm nồng và giá rẻ, đang
thiết lập sự hiện diện vững chắc tại thị trường Nhật Bản, đe dọa ngôi vị dẫn đầu của
Brazil với tư cách là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất sang Nhật Bản. Sự gần gũi về
vị trí địa lý giúp cà phê Robusta của Việt Nam có lợi thế ở thị trường Nhật Bản vì
quãng đường vận chuyển cà phê từ Việt Nam sang Nhật Bản chỉ bằng một nửa so
với cà phê Arabica từ các nước Mỹ Latin. Trong các nước sản xuất cà phê ở Đông
Nam á, Việt Nam là nước bảo đảm nguồn cung ổn định hơn cả nhờ sản lượng lớn.

19
Và với Hiệp đinh CPTPP đầy tiềm năng có thể nói đây là cơ hội cho ngành cà phê
Việt Nam ở thị trường này. So với loại Arabica của Brazil có vị ngọt, nhẹ và giá
thành cao hơn, thì Robusta của Việt Nam có vị cà phê đậm hơn và đôi khi hơi đắng.
Thị phần cà phê Robusta tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản muốn thử
vị cà phê ngon và có giá thành rẻ này. Tuy nhiên thì cà phê Robusta không thể thay
thế cà phê Arabica hoàn toàn, nhưng thực tế chỉ ra rằng nhu cầu hòa trộn cà phê
Robusta và Arabica tại Nhật Bản đang ngày càng tăng cao.
Nhật Bản một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nông sản
nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản đặt ra
nhiều yêu cầu khắt khe đối với hàng nhập khẩu. Với hàng nông sản nhập khẩu, Nhật
Bản không chỉ đơn thuần tiến hành kiểm tra, xét nghiệm tồn dư về thuốc bảo vệ thực
vật hoặc dư lượng kháng sinh mà phía bạn còn phải nắm bắt được việc trồng trọt,
nuôi trồng theo kỹ thuật nào, bón những loại phân gì, xử lý sâu bệnh ra sao… Hiệp
định CPTPP tuy đã đem đến cho người nông dân trồng cà phê lợi thế rất lớn, tuy
nhiên nó cũng mang đến một áp lực về sự cạnh tranh, khi mà các đối thủ cạnh chung
ngành cũng hưởng được lợi thế tương đương. Nếu không phải nói rằng nếu ta chỉ
dựa vào Hiệp định CPTPP là vẫn chưa đủ, người nông dân và doanh nghiệp trong
lĩnh vực này cần phải cải tiến, nâng cao chất lượng cũng như sản lượng của hạt cà
phê nhiều hơn nữa.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn hoành hành, mang đến rất nhiều tác
động tiêu cực đến ngành cà phê thế giới và cà phê Việt Nam xuất khẩu đi Nhật Bản
nói riêng, các doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể trong giai đoạn trong và hậu
COVID-19, các dự báo chỉ ra rằng ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát sẽ có một
sự hồi phục mạnh mẽ. Vì vậy sự chuẩn bị trong giai đoạn này là cực kì cần thiết.
Bên cạnh đó các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng phải cần được chú ý nhiều
hơn từ các chuyên gia cũng như người nông dân. Tác động từ thiên nhiên trong
ngành nông nghiệp nói chung và ngành cà phê là rất lớn. Mùa thu hoạch cà phê
được diễn ra điều đặn từ tháng 8-12 trong năm, trong đó tháng 10 được xem là tháng
có khả năng xảy ra bão và lũ lụt nhiều nhất.

20
3.2 Khuyến nghị
Về bản thân doanh nghiệp, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản,
các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp và nông dân ngành cà phê cần nghiên cứu,
khảo sát cụ thể nhu cầu của thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng này, xây dựng chiến
lược marketing và xuất khẩu phù hợp với các quy định cũng như tiêu chí khắc khe
mà thị trường này đề ra. Luôn luôn cải tiến sản phẩm của mình và tối ưu hoá quá
trình sản xuất, làm tăng năng xuất cây trồng.
Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 cũng là dịp mà các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu cà phê xem xét và định vị của mình trên bản đồ sản xuất và kinh doanh tại
21
thị trường Nhật Bản, từ đó có thêm động lực áp dụng khoa học công nghệ hiện đại,
chuyển dịch nhanh cơ cấu sản phẩm cà phê từ xuất khẩu thô sang chế biến sâu. Giai
đoạn hậu dịch bệnh Covid, chuỗi giá trị cà phê toàn cầu dự đoán sẽ đượcđiều chỉnh,
sắp xếp lại. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp cà phê Việt Nam nâng cao giá trị gia
tăng của sản phẩm để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu nói chung
và thị trường Nhậ Bản nói riêng, đặc biệt ở phân khúc giá trị gia tăng cao hơn so với
việc sản xuất và gia công rang xay.
Các hộ trồng cà phê cần tích cực, chủ động tham gia liên kết với các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để tạo thành mạng lưới và các chuỗi, trong đó
doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo kết nối sản xuất và chế biến với thị trường bán lẻ
trong nướcvà thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần đa dạng hoá sản phẩm và
chế biến các sản phẩm mới (trà cao cấp chế biến từ vỏ cà phê), các sản phẩm cà phê
hữu cơ (organic) để tạo nhu cầu mới khi mà người dân toàn Nhật Bản đặc biệt quan
tâm tới sức khoẻ hơn tất cả, sau khi trải qua đại dịch Covid-19 với quy mô toàn cầu.
Các sản phẩm cần có mẫu mã, màu sắc, bao bì sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng tại quốc gia xứ sở mặt trời mọc này. Đồng thời, tích cực tham gia
các hội thảo, giao thương chương trình xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu hàng
hóa cũng như thế mạnh của doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị
trường kinh doanh...
Ngoài ra, một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất của Nhật Bản, một số
doanh nghiệp thậm chí còn yêu cầu truy xuất nguốn gốc phải đến tận người nông
dân, kiểm soát số lượng nông dân đang hợp tác, quy trình canh tác như thế nào, có
chữ ký của từng nông hộ, từng lô hàng người nông dân sản xuất như thế nào phải
báo cho đối tác Nhật Bản – doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm nhiều hơn
trong khâu chọn giống cũng như phương pháp nôi trồng cây cà phê, đạt tiêu chuẩn
Nhật Bản. Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng quan tâm đến vấn đề sản xuất
bền xững, có liên kết đầu tư về phân bón theo tiêu chuẩn Nhật Bản, giúp nâng cao
chất lượng sản phẩm.

22
Người nông dân phải chú ý rằng “ Người Nhật, họ luôn yêu cầu chất lượng
ngày hôm nay phải tiếp tục cải tiến so với những ngày trước đó" – Theo Lê Đức
Huy11

Về chính phủ, để tránh các trường hợp thời tiết cực đoạn và cũng như các tình
huống đáng ngờ khác, các nhà chức trách địa phương tại các khu vực miền Trung và
Nam nên theo dõi thời tiết, các đập và các dự án cơ sở hạ tầng để đảm bảo an toàn
cho người.
Các cơ quan quản lý cần rà soát quy định pháp luật liên quan, cải thiện môi
trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường về truyền
thông, thông tin về thị trường, định hướng cho doanh nghiệp trong kế hoạch sản
xuất kinh doanh của mình, giúp nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.

11
Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên, Phó Tổng Giám đốc Simexco Đăk Lăk
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài báo “Bước phát triển mới trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản”
– tác giả ĐÀO THANH TÙNG - Phóng Viên TTXVN Tại Nhật Bản.

[2] Bài báo “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử” – tác
giả Mạnh Hùng, đăng trên tạp chí Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam số ra ngày
18/10/2020.

[3] コロナ禍で働き方とともに大きく変化したコーヒー、紅茶の市場。世界の
メーカー各社のシェア率から市場規模まで (provej.jp), tạm dịch “Cà phê thế giới (sản
xuất, tiêu thụ, tồn kho, xuất khẩu và nhập khẩu)” – theo tài liệu mới nhất do Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ (USA) công bố. Truy cập ngày 10/4/2021

[4] Báo cáo “Thị trường Cà phê Việt Nam tháng 5/2020” – tác giả Trần Đức Quỳnh, Bùi
Tùng Lâm.

[5] Báo cáo “Thị trường Cà phê Việt Nam năm 2020” – tác giả Trần Đức Quỳnh, Hoàng
Thị Kiều Chinh.

[6] Báo cáo “Thị trường Cà phê Việt Nam năm 2019” – tác giả Trần Đức Quỳnh, Bùi
Tùng Lâm, Trần Hạnh, Nguyễn Tế Huy.

[7] Báo cáo “Thị trường cà phê quý III/ 2018” phóng viên mục Hàng hóa của
VietnamBiz tổng hợp và trình bày.

[8] Việt Nam đổ bộ vào ngành cà phê Nhật Bản, tác giả Lê Hoàng Diệp Thảo;
https://lehoangdiepthao.com/viet-nam-do-bo-vao-nganh-ca-phe-nhat-ban/, truy cập ngày
10/4/2021.

[9] Báo cáo “Việt Nam sau 2 năm thực thi CPTPP từ góc nhìn doanh nghiệp”, Do Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Aus4Reform -
Đại sứ quán Australia tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 7/4/2020 tại Hà Nội.

[10] Báo cáo “Tổng hợp thông tin về hoạt động và triển vọng xuất khẩu cà phê của Việt
Nam trong và sau thời kỳ đại dịch Covid 19”, do Tường Đại học Ngoại thương, Viện kinh tế
và Kinh doanh quốc tế công bố - Hà Nội, 5/2020.

[11] Báo cáo thị trường cà phê năm 2018, tác giả Vietnambiz.
24
[12] Bản tin thị trường Nhật Bản – Vietnamexport.com

[13] Áp dụng tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu để cà phê Việt Nam đứng vững trên thị trường
thế giới (agro.gov.vn) - Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

[14] Bài báo “Thời tiết bất lợi gây biến động sản lượng và giá cà phê” – Tạp chí Kinh tế
Sài gòn, tác giả Nguyễn Quang Bình, số ra ngày 12/10/2020

[15]

25
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Kinh ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản đến hết tháng 8 tháng năm 2020.2
Bảng 1.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản trong 8 tháng đầu
năm 2020.............................................................................................................................. 3
Bảng 1.3: Cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu của Nhật Bản (theo Hiệp định CPTPP)............4
Bảng 1.4: Chủng loại cà phê nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản trong quí I năm 2020... .
............................................................................................................................................. 6
Bảng 2.1: Kinh ngạch cà phê xuất khẩu sang Nhật Bản giai đoạn 2013 – 2017
.............................................................................................................................................
12
Bảng 2.2: Chủng loại cà phê xuất khẩu tháng 11 và 11 tháng năm 2020.
.............................................................................................................................................
12

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong khối các nước
thành viên CPTPP quý I/2020..............................................................................................5
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn cung cà phê cho Nhật Bản........................................................6
Biểu đồ 2.2: Giá trị và sản lượng xuất khẩu cà phê Việt nam (Triệu USD) – năm 2018
.............................................................................................................................................
11

26

You might also like