Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Chính phủ can thiệp một cách gián tiếp vào thị trường

1. Đánh thuế
- Thuế là nguồn thu chính của ngân sách chính phủ
➡ Để tăng chi tiêu cho các dự án công
- Gánh nặng của thuế sẽ được chia sẻ giữa người mua và người bán
- Trong thực tế, đôi khi chính phủ xem việc đánh thuế là:
+ Hình thức phân phối lại thu nhập
+ Hay hạn chế việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nào đó
- Ta có thể xem xét tác động của một khoản thuế qua đường cung và đường cầu
- Có 2 cách đánh thuế:
+ Đánh vào người bán
+ Đánh vào người mua
- Thuế đánh vào người bán:
+ Tác động trực tiếp đến người bán:
‣ Chi phí SX tăng
‣ Cung giảm
‣ Đường cung dịch chuyển lên trên đúng bằng khoảng thuế đánh vào mỗi sản phẩm
+ Kết quả:
‣ Giá cân bằng thường cao hơn trước
‣ Lượng cân bằng thường thấp hơn trước
‣ Thuế - thường làm giảm quy mô thị trường
- Gánh nặng thuế mỗi bên phải chịu phụ thuộc vào Es và Ed
- Nguyên tắc chịu thuế:
+ Bên nào co giãn ít hơn sẽ chịu thuế nhiều hơn:
‣ ED < ES: người tiêu dùng chịu thuế nhiều hơn người sản xuất: tD > tS: Cầu ít co giãn
‣ ED > ES: người tiêu dùng chịu thuế ít hơn người sản xuất: tD < tS: Cầu co giãn nhiều hơn
‣ ED = 0: người tiêu dùng hoàn toàn chịu thuế
‣ ED = ∞ : người sản xuất hoàn toàn chịu thuế
‣ Es = 0 : người sản xuất hoàn toàn chịu thuế
2. Trợ cấp
- Định nghĩa:
+ Là một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng
+ Có thể xem như một khoản thuế âm
+ Tương tự như phân tích tác động của thuế
- Nguyên tắc hưởng trợ cấp:
+ Bên nào co giãn ít hơn sẽ hưởng trợ cấp nhiều hơn
‣ ED < ES: người tiêu dùng hưởng trợ cấp nhiều hơn người sản xuất
‣ ED > ES: người sản xuất hưởng trợ cấp nhiều hơn người tiêu dùng
‣ ED = 0: Người tiêu dùng hưởng toàn bộ trợ giá

You might also like