Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI 23: PHẢN ỨNG HỮU CƠ

I. TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Phản ứng ...(1)........................ là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc một nhóm nguyên tử trong phân tử hợp
chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc một nhóm nguyên tử khác.
- Phản ứng ...(2)............................ là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành
phân tử hợp chất mới.
- Phản ứng ...(3)............................. là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử.
- Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra ...(4).........................., do các liên kết trong phân tử hợp chất hữu
cơ ...(5)................................... nên khó bị phân cắt.
- Phản ứng hữu cơ thường sinh ra ...(6).......................... sản phẩm.
Câu 2: Đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG
Phản ứng Phản ứng Phản ứng Phản ứng
thế cộng tách phân hủy
H SO ñaëc, 170 o C
C2 H 5OH 
2 4
 C2 H 4  H 2 O

CH 4  Cl 2  
askt
 CH 3Cl  HCl
HgCl , t o
C2 H 2  HCl 
2
 C 2 H 3Cl
o
CH 4 
t
 C  2H 2

C2 H 4  Br2 
 C2 H 4 Br2
H2 SO4 ñaëc

CH 3COOH  C2 H 5OH  CH COOC H  H O
o 3 2 5 2
t

o
C3 H 8 
t , xt
 CH 4  C2 H 4
o
C4 H10 
t
 4C  5H 2
o
C2 H 5OH  HBr 
t
 C2 H 5 Br  H 2 O
Câu 3: Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ sau:
C6 H5 Br 
(5)
C6 H6 
(4)
CH  CH 
(1)
 CH 2  CH 2 
(2)
 CH3  CH 2 OH 
(3)
 CH3  CH 2 Br
Câu 4: Khi cho 9,2 gam ancol etylic tác dụng với Na vừa đủ, thu được V lít H 2 (đktc). Tính giá trị của V.
Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C 2H4 vừa hết với 100 gam dung dịch Br 2. Tính nồng độ phần trăm của dung
dịch Br2.
Câu 6: Tính khối lượng clobenzen (C6H5Cl) thu được khi cho 15,6 gam C 6H6 tác dụng hết với Cl 2 (xúc tác bột Fe)
với hiệu suất phản ứng đạt 80%.
Câu 7: Khi cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol etylic tác dụng với K vừa đủ, thu được 2,24 lít H 2
(đktc). Phần trăm khối lượng của ancol metylic trong X là
II. TRẮC NGHIỆM
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử chất mới gọi là phản
ứng
A. thế. B. cộng. C. phân hủy. D. tách.
Câu 2: Phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ gọi là phản ứng
A. thế. B. cộng. C. phân hủy. D. tách.
Câu 3: Phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc một nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi
một nguyên tử hoặc một nhóm nguyên tử khác gọi là phản ứng

1
A. thế. B. cộng. C. phân hủy. D. tách.
Câu 4: Phản ứng trong đó hợp chất hữu cơ bị tách thành các chất vô cơ gọi là phản ứng
A. thế. B. cộng. C. phân hủy. D. tách.
● Mức độ thông hiểu
Câu 5: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Câu 6: Thuộc tính không phải của các hợp chất hữu cơ là:
A. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.
B. Không bền ở nhiệt độ cao.
C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
Câu 7: Phản ứng CH 3COOH  CH  CH 
 CH3 COOCH  CH 2 thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách. D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.
o
140 C, H 2 SO 4 ñaëc
Câu 8: Phản ứng 2CH 3 OH   CH 3 OCH 3  H 2 O thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách. D. Phản ứng phân hủy.
o
Câu 9: Phản ứng CH  CH  2AgNO3  2NH 3 
t
 CAg  CAg  2NH 4 NO 3 thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách. D. Phản ứng phân hủy.
H SO ñaëc
CH 3 - CH 2 -CH - CH 3 
2 4
CH 3 - CH = CH - CH 3 + H 2O
170o C
Câu 10: Phản ứng: | thuộc loại phản ứng nào?
OH
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách. D. Phản ứng phân hủy.
Câu 11: Phân tích hợp chất hữu cơ X thấy cứ 3 phần khối lượng cacbon lại có 1 phần khối lượng hiđro, 7 phần
khối lượng nitơ và 8 phần lưu huỳnh. Phân tử X chỉ có 1 nguyên tử S, công thức phân tử của X là
A. CH4NS. B. C2H2N2S. C. C2H6NS. D. CH4N2S.
Câu 12: Tỉ lệ phần trăm khối lượng của cacbon và hiđro trong hiđrocacbon X là 92,3 : 7,7. Khối lượng phân tử của
X lớn gấp 1,3 lần khối lượng của axit axetic (CH3COOH). Công thức phân tử của X là
A. C6H6. B. C4H4. C. C6H12. D. C5H10.
Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4 tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch Br2. Nồng độ phần trăm của
dung dịch Br2 là
A. 32%. B. 14%. C. 10%. D. 16%.
Câu 14: Khi cho 6,4 gam ancol metylic tác dụng với Na vừa đủ, thu được V lít H 2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 6,72. C. 1,12. D. 3,36.
Câu 15: Cho 9,2 gam axit fomic (HCOOH) phản ứng với NaOH dư. Khối lượng muối khan thu được là
A. 13,6 gam. B. 6,8 gam. C. 9,2 gam. D. 10,2 gam.
Câu 16: Cho 9 gam CH3COOH tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá
trị của m là
A. 8,2. B. 12,5. C. 12,3. D. 15,0.
Câu 17: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon, thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Biết hiệu suất phản ứng
đạt 100%. Thể tích O2 (đktc) đã tham gia phản ứng cháy là

2
A. 5,6 lít. B. 2,8 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít.
● Mức độ vận dụng
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 6,16 lít
O2 (đktc) và thu được 3,36 lít CO2. Giá trị của m là
A. 2,3. B. 23. C. 3,2. D. 32.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp C2H6 và C4H6, thu được m gam H2O. Giá trị của m là
A. 5,4 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 7,2 gam.
Câu 20: Khi cho 9,4 gam hỗn hợp X gồm ancol metylic và etylen glicol (HOCH 2-CH2OH) tác dụng với K vừa đủ,
thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của etylen glicol trong X là
A. 34,04%. B. 61,07%. C. 38,93%. D. 65,96%.

You might also like