Bai 1 - Mo Dau - Web-đã chuyển đổi

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

Mở đầu

MỞ ĐẦU

Chuẩn đầu ra của chương:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:
Lựa chọn và sử dụng vật liệu vẽ, dụng cụ vẽ một cách hợp lý.
Nhận diện và vận dụng các TCVN để trình bày bản vẽ kỹ thuật theo mẫu.

Trang 1
I. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN BẢN VẼ | Drawing Instruments and Accessories

Để đảm bảo chất lượng của bản vẽ và nâng cao hiệu suất công việc, sinh viên phải biết
cách sử dụng vật liệu vẽ và dụng cụ vẽ trong quá trình lập bản vẽ kỹ thuật. Bộ dụng cụ vẽ mà
sinh viên cần phải có khi học môn Vẽ Kỹ Thuật như hình 1.

Hình 1. Bộ dụng cụ vẽ

1. Giấy vẽ | Drawing Paper | Paper Sizes | Drawing Sheet

Giấy vẽ là vật liệu dùng để lập bản vẽ kỹ thuật. Các loại giấy thường dùng:
 Giấy vẽ (croki) dùng để vẽ bằng viết chì hoặc viết mực, hình 2a.
 Giấy kẻ li dùng vẽ bản vẽ phác hay vẽ đồ thị, hình 2b. Ngoài ra, còn có giấy can và giấy
bóng kính (các loại giấy này thường ít dùng trong bản vẽ kỹ thuật).

Hình 2a. Giấy vẽ Hình 2b. Giấy vẽ phác

2. Bút chì | Pencils

Bút chì dùng để vẽ là bút chì đen, thường có các loại sau:
 Chì cứng, ký hiệu H: 2H, 3H, … , 6H
 Chì cứng vừa, ký hiệu HB: 2HB, 3HB, … , 6HB
Hình 3. Ngòi bút chì gỗ HB
 Chì mềm, ký hiệu B: 2B, 3B, … , 6B
Các chỉ số càng lớn thì ngòi bút chì càng cứng hoặc càng mềm, các chỉ số này là con số
được ghi trên thân của cây viết.

Hình 4. Bút chì H, HB và B

Để đường nét đạt yêu cầu, khi dùng bút chì gỗ, ta phải thường xuyên chuốt, mài nhọn mũi chì.

Tuy nhiên, trong quá trình học tập, sinh viên nên sử dụng các loại bút chì dưới đây:

 Bút chì ngòi bấm (2B) đường kính lõi chì 0.7mm và 0.5mm, hình 5. Loại chì này dùng để
nét liền đậm, viết chữ và số.
 Bút chì bấm loại đường kính lõi 0.3mm. Loại chì này dùng để vẽ các nét mảnh.

Hình 5. Bút chì bấm

3. Tẩy (gôm) | Eraser


Gôm được dùng để tẩy các vết dơ, các nét vẽ sai, thừa trên bản vẽ, hình 6.

4. Băng keo | Paper Tape

Băng keo là vật liệu dùng để định vị giấy vẽ trên ván vẽ, hình 7.

Hình 6. Gôm (tẩy) Hình 7. Băng keo


5. Ván vẽ và thước T | Drawing broad and T- Square
Ván vẽ được làm bằng gỗ mềm, có bề mặt phẳng, nhẵn, mép trái thẳng, dùng để đặt giấy
vẽ. Ván vẽ cá nhân dùng trong trường học có kích thước (500x300)mm.

Ván vẽ dùng để làm bàn nền cho công tác


thực hiện một bản vẽ. Khi sử dụng, ta nên
chọn mặt ván thật phẳng và cạnh trái thật
thẳng. Giấy vẽ được cố định ở góc dưới bên
trái của ván vẽ, hình 8. Nếu cần trước khi gắn
giấy vẽ lên ván vẽ, ta dùng tờ giấy để dán lót.

Hình 8. Giấy vẽ được cố định trên ván vẽ

Thước T như hình 9, thước T thường


được sử dụng gắn liền với ván vẽ, để dựng
các đường bằng (đường nằm ngang). Khi vẽ,
thước T luôn phải áp sát và không được rời
ván, hình 8.

Hình 9. Thước T
6. Thước thẳng | Ruler

Thước thẳng dùng để đo kích thước và dựng các đường thẳng, hình 10.

Hình 10. Thước thẳng

7. Êke (30o – 60o và 45o – 45o) | Triangle Ruler

Một bộ êke gồm có hai cây, một cây có góc 30 o – 60o và một cây có góc 45o – 45o, hình 11.
Êke kết hợp với thước T để dựng các đường đứng (đường thẳng đứng). Khi dùng, cạnh góc
vuông của êke áp sát cạnh thước T, mũi nhọn của êke hướng theo chiều khuỷu tay, hình 12a,b.

Hình 11. Êke Hình 12a. Cách sử dụng ván vẽ, thước T, êke Hình 12b. Cách sử dụng êke
Bên cạnh đó, êke kết hợp với thước T để dựng các góc đặc biệt hoặc kẻ các đường thẳng
nghiêng 30o hoặc 60o song song nhau, hình 13a,b,c.

Hình 13a. Hình 13b. Hình 13c.

Ngoài ra, khi kết hợp hai ê ke với thước T, ta có thể dựng được các góc 15o, góc 75o hay
các đường song song theo các góc này, hình 14.a,b,c.

Hình 14a. Hình 14b. Hình 14c.

8. Thước cong | French Curves


Thước cong dùng để vẽ các đường cong có hình dạng khác nhau và có thể vẽ các đường
ellipse, parabon, hypebon, …, hình 15.

Hình 15. Thước cong

9. Rập tròn | Circle Template


Rập tròn làm bằng chất dẻo có đục lỗ tròn với đường kính khác nhau, dùng để vẽ cung tròn,
đường tròn có đường kính nhỏ, hình 16a.
Hình 16a. Rập tròn Hình 16b. Cách dùng rập tròn
10. Rập ellipse | Isometric Ellipse Template

Rập ellipse làm bằng chất dẻo có đục lỗ ellipse với đường kính khác nhau, dùng để vẽ
ellipse có kích thước khác nhau, hình 17a.

Hình 17a. Rập ellipse Hình 17b. Cách dùng rập ellipse

11. Compa | Compass


Compa dùng để vẽ cung tròn, đường tròn, hình 18. Để đảm bảo tính chính xác ta phải điều
chỉnh mũi chì và mũi kim của compa vuông góc với ván vẽ. Một bộ compa gồm compa lớn, com-
pa nhỏ, đầu chì, cần nối, com-pa đo,.. Tuy nhiên, trong quá trình học, tối thiểu sinh viên phải có
1 cây compa.

Hình 18. Compa

12. Miếng che tẩy | Erasering Shield

Miếng che tẩy dùng để


xoá các nét vẽ thừa, nét vẽ sai
của hình, hình 19.

Hình 19. Miếng che tẩy

13. Rập chữ | Standardgraph Lettering Stencils

Rập chữ dùng để rập con số, chữ viết và các dấu hiệu khác cho bản vẽ một cách nhanh chóng,
đúng tiêu chuẩn qui định, hình 20.

Hình 20. Rập chữ


II. TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ | PRINCIPLES OF DRAWING

Đối tượng nghiên cứu của môn Vẽ Kỹ Thuật là bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ kỹ thuật là bản vẽ
được xây dựng theo một qui cách thống nhất. Việc thống nhất qui cách do Nhà nước và chỉ có
Nhà nước mới có quyền qui định. Việc ban hành các qui định về qui cách được thực hiện dưới
dạng “đặt ra và bắt buộc” mọi người phải tuân theo các tiêu chuẩn. Hiện nay, mỗi một quốc gia
đều có tiêu chuẩn riêng của nước mình. Nhưng, về cơ bản vẫn có sự giống nhau. Nhờ sự
giống nhau đó mà người cán bộ kỹ thuật có thể đọc, hiểu được bản vẽ kỹ thuật của nước khác.
Tiêu chuẩn của một quốc gia được gọi là tiêu chuẩn Nhà nước. Tiêu chuẩn của nước ta được
gọi là “Tiêu chuẩn Việt Nam, viết tắt là TCVN”. Tiêu chuẩn Việt Nam còn là thành viên của tiêu
chuẩn thế giới (ISO).

Ký hiệu tiêu chuẩn (Standard Code)

Quốc gia Ký hiệu Tên đầy đủ

Hoa Kỳ (US) ANSI American National Standar Institute

Nhật (Japan) JIS Japanese Industrial Standard

Anh (UK) BS British Standard

Úc (Australia) AS Australian Standard

Đức (Germany) DIN Deutsches Institut für Normung

Tiêu chuẩn thế giới ISO International Standard Organization

Việt Nam TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam

Trong môn học này, sẽ trình bày một số tiêu chuẩn thuộc “Tài liệu thiết kế”. Những tiêu
chuẩn này do Nhà nước (TCVN) ban hành từ năm 2008 trở về trước.

1. Khổ giấy (TCVN 7285:2003) | Drawing Sheet / Sheet Sizes

Mỗi bản vẽ và tài liệu kỹ thuật được thực hiện trên một khổ giấy có kích thước qui định trong
TCVN 7285:2003. Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài của tờ giấy. Khổ
giấy gồm hai loại là khổ giấy chính và khổ giấy phụ. Khổ giấy chính có kích thước lớn nhất là
khổ 44 (A0 – kích thước 1189x841, diện tích 1m2), các khổ giấy khác được chia ra từ khổ giấy
chính. Khổ giấy 11 (A4 – kích thước 297x210) được gọi là khổ giấy đơn vị.

Bảng 1.1. Các khổ giấy chính

Ký hiệu khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4

Kích thước 1189x841 594x841 594x420 297x420 297x210

Ký hiệu theo TCVN 7285:2003 44 24 22 12 11(*)


Các khổ giấy chính được chia từ khổ giấy A0 như hình 22.
1189

A2

A1
A4
A3
A4

Hình 22. Các khổ giấy chính

Trong trường hợp thật cần thiết, cho phép dùng khổ giấy A5 (ký hiệu ½, 1) bằng cách chia
đôi khổ giấy 11. Sai lệch kích thước cho phép mỗi cạnh khổ giấy là 0,5%.

Kích thước các khổ giấy phụ, sinh viên tham khảo thêm trong bộ tiêu chuẩn.

2. Các nét vẽ (TCVN 8-20: 2002; TCVN 8-24: 2002) | Lines

Để biểu diễn vật thể, trên bản vẽ dùng các loại đường nét có hình dạng và bề dày khác
nhau. Theo TCVN 8-20: 2002 và TCVN 8-24: 2002, công dụng và qui định bề dày của một số
nét vẽ thường dùng được qui định trong bảng 1.2 và bảng 1.3.

Bảng 1.2. Phạm vi sử dụng các nét vẽ

TT Tên gọi Dạng nét Công dụng

Vẽ cạnh thấy,
1. Nét liền đậm Visible line
đường bao thấy,
(Nét cơ bản) khung bản vẽ, khung
Continuous thick tên, đỉnh ren thấy và
giao tuyến thấy.

Vẽ đường dóng,
đường kích thước,
2. Nét liền mảnh
đường gạch ký hiệu
Continuous thin vật liệu, giao tuyến
tưởng tượng, đường
tâm ngắn, đường
chân ren thấy, đường
bao mặt cắt chập.
3. Nét đứt (mảnh) Vẽ cạnh khuất,
đường bao khuất.
Dashed thin

Hidden line

4. Nét chấm gạch Vẽ đường trục,


mảnh đường tâm, đường
chia của bánh răng.
Chain thin Center line

5. Nét lượn sóng Vẽ đường phân


cách giữa hình cắt và
Continuous thin, Break line hình chiếu, đường cắt
free-hand
lìa.

6. Nét cắt Vị trí vết mặt phẳng


cắt.
Cutting planes

Vẽ mặt cần gia


7. Nét chấm gạch
công nhiệt, hay lớp
đậm
phủ bề mặt.
Dashed thick

8. Nét hai chấm Vẽ giới hạn của các


gạch mảnh chi tiết chuyển động.

Chain thin,
double-dashed

9. Nét ngắt Vẽ đường cắt lìa


dài.
(Zigzag)
Bảng 1.3. Qui định bề dày nét vẽ

Bề dày nét cơ bản s

Cỡ Đậm (s) Mảnh (s/2) Rất đậm (2s)


(mm) (mm) (mm)
Nhóm
1 0,35 0,18 0,7
2 0,5 0,25 1,0

3 0,7 0,35 1,4


4 1,0 0,5 2,0
5 1,4 0,7 2,0

Các loại đường nét thường dùng trong các hình biểu diễn, hình 23:

Visible line
Center line

Hidden line

Thin line
Break line
Dimention line

Extention line

Hình 23. Các loại đường nét thường dùng trên bản vẽ

Một số qui tắc khi dùng các nét vẽ:

 Khi hai hay nhiều nét vẽ khác loại nhưng trùng nhau thì phải vẽ theo thứ tự ưu tiên như sau:
a. Nét liền đậm (cạnh thấy, đường bao thấy)
b. Nét đứt (cạnh khuất, đường bao khuất)
c. Nét cắt (vị trí vết mặt phẳng cắt)
d. Nét chấm gạch mảnh (đường trục, đường tâm)
e. Nét liền mảnh (đường dóng, đường kích thước)
 Tâm của các cung tròn, đường tròn được xác định bằng giao điểm của hai gạch dài
trong nét chấm gạch mảnh. Đối với đường tròn có bán kính nhỏ (nhỏ hơn 12mm) thì đường
tâm được vẽ bằng nét liền mảnh.

 Các nét chấm gạch mảnh (hoặc hai chấm gạch mảnh) phải được bắt đầu và kết thúc
bằng nét gạch vẽ vượt quá đường bao một đoạn từ 2 đến 4mm.

 Các nét đứt phải vẽ chạm vào đường bao của hình biểu diễn. Chỗ gặp giao nhau của
hai nét đứt phải vẽ các nét gạch cắt nhau. Nếu nét đứt là phần kéo dài của nét đậm thì tại phần
chuyển tiếp của hai loại nét này phải là khe hở.

Bảng 1.4. Một số lỗi sai thường gặp

TT Hình sai Hình đúng TT Hình sai Hình đúng

1. 2.

3. 4.

5. 6.

3. Chữ viết (TCVN 7284-0:2003; TCVN 7284-2:2003) | Lettering

Trên bản vẽ kỹ thuật, ngoài hình vẽ còn phải ghi con số kích thước, những ký hiệu bằng
chữ, những ghi chú bằng lời văn,… Do đó, chữ và số trên bản vẽ kỹ thuật phải được viết thống
nhất, rõ ràng, dễ đọc. Vì thế, TCVN 7284-0:2003 vàTCVN 7284-2:2003 quy định cách viết chữ
và số trên bản vẽ như sau:
Khổ chữ (ký hiệu là h): là chiều cao của chữ hoa và con số. Khổ chữ được tính bằng đơn
vị mm. Tiêu chuẩn qui định các khổ chữ: 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14, ...(mm)
Kiểu chữ: gồm có 4 kiểu chữ, hình 24
 Kiểu chữ A: bề dày của nét chữ = h/14 (đứng hay nghiêng 75o).
 Kiểu chữ B: bề dày của nét chữ = h/10 (đứng hay nghiêng 75o).

Kiểu A – chữ đứng Kiểu A – chữ nghiêng Kiểu B – chữ đứng Kiểu B – chữ nghiêng
Hình 24. kiểu chữ kỹ thuật

Kích thước của chữ và số

Chiều cao khổ chữ (h) 3,5 ; 5 ; 7 ; 14 ; 20

Chữ in hoa h Khoảng cách giữa 2 ký tự a = 0,2h

Chữ thường ngắn (a, e, r, c, …) c = 0,7h Bề dày nét chữ d = 0,1h

Chữ thường dài (b, p, h, l, …) h Khoảng cách giữa 2 dòng b = 1,4h

Con số h Khoảng cách giữa 2 chữ e = 0,6h

Bảng kiểu chữ và số được sử dụng trong môn học này:

Cách trình bày khoảng cách giữa các ký tự, các chữ và khoảng cách giữa các hàng.
4. Tỉ lệ (TCVN 7286: 2003) | Scales

Trên các bản vẽ kỹ thuật, tùy theo độ lớn và độ phức tạp của vật thể mà hình vẽ của vật thể
được phóng to hay thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định.
Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước đo trên hình biểu diễn của bản vẽ với kích thước tương ứng đo
trên vật thể. Theo TCVN 7286: 2003 qui định các hình biểu diễn của bản vẽ cơ khí phải chọn tỉ
lệ trong bảng 2.5.
Bảng 1.5. Tỉ lệ

Tỉ lệ nguyên hình 1:1

Tỉ lệ phóng to 2:1 ; 5:1 ; 10:1 ; 20:1 ; 50:1 ; …

Tỉ lệ thu nhỏ 1:2 ; 1:5 ; 1:10 ; 1:20 ; 1:50 ; …

 Tỉ lệ nguyên hình: kích thước của hình biểu diễn bằng kích thước thật.
 Tỉ lệ phóng to: kích thước hình biểu diễn lớn hơn kích thước vật thật.
 Tỉ lệ thu nhỏ: kích thước của hình biểu diễn nhỏ hơn kích thước của vật thật.

Tỉ lệ ghi trong khung tên dùng cho cả bản vẽ (không ghi chữ tỉ lệ) được viết theo kiểu: 1:1;
1:2; 2:1; … Trong trường hợp tỉ lệ đặt cạnh hình vẽ thì được ghi: TL 1:1; TL 1:2; TL 2:1; …

Lưu ý: con số kích thước ghi trên bản vẽ là giá trị thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ của hình
biểu diễn đó, hình 25.

1:2

1:1

2:1
Hình 25. Con số không phụ thuộc vào tỉ
lệ

5. Khung bản vẽ và khung tên (TCVN 3821:2008) | Drawing frame and Title block

Mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên riêng, khung bản vẽ và khung tên được qui
định trong TCVN 3821:2008.
Khung bản vẽ được vẽ nét liền đậm, cách mép giấy 10mm. Nếu bản vẽ đóng tập thì cạnh
trái của khung bản vẽ kẻ cách mép giấy 20mm, hình 26.
Khung tên được vẽ nét liền đậm, đặt ở phía dưới, góc bên phải bản vẽ. Khung tên có hai
cạnh trùng với cạnh khung bản vẽ, khung tên dùng để ghi tập trung mọi chi tiết liên quan đến
việc thực hiện bản vẽ.

a. Giấy vẽ được đặt nằm ngang b. Giấy vẽ được đặt thẳng đứng
Hình 26. Khung bản vẽ và khung tên

1189
 Đối với các khổ giấy từ A0 đến A3,
vị trí của khung tên được đặt như hình 26a.
 Đối với khổ giấy A4, vị trí của khung A2
tên được đặt như hình 26b.
Trên cùng một tờ giấy có thể có nhiều A1
841

bản vẽ, nhưng mỗi bản vẽ phải có khung A4


tên và khung bản vẽ riêng. Khung tên phải A3
đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có A4
đầu hướng lên trên hay hướng sang trái đối
với bản vẽ đó, hình 27.
Hình 27. Vị trí đặt khung tên trên các khổ giấy

Mẫu khung tên dùng cho bản vẽ thực hiện tại lớp hoặc bài tập ở nhà, hình 28.

Hình 28. Khung tên mẫu


(1) Tựa bài vẽ hay tên gọi của chi tiết (dùng khổ (5) Họ tên người vẽ
chữ h5 hoặc h7) (6) Ngày vẽ
(2) Vật liệu chế tạo của chi tiết (7) Họ tên người kiểm tra
(3) Tỉ lệ (8) Ngày kiểm tra
(4) Ký hiệu hay số bài tập

Ngoài ra, kích thước và cách trình bày nội dung của khung tên sinh viên có thể tham khảo
thêm trong tiêu chuẩn ISO 7200.

6. Ghi kích thước (TCVN 5705-1993) | Dimensions


Cách ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật được thống nhất theo qui định TCVN 5705-1993.
Nội dung của những qui định này gồm:

a. Qui định chung

 Kích thước được dùng để xác định độ lớn của vật thể và không phụ thuộc vào tỷ lệ bản vẽ.
 Kích thước cần phải ghi rõ ràng, đủ để kiểm tra và gia công chi tiết.
 Đơn vị kích thước dài là mm, không ghi đơn vị sau con số.
 Đơn vị kích thước góc là độ, phút, giây phải ghi sau con số kích thước (ví dụ: 60o30’20’’)
 Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần, kích thước tham khảo được ghi trong ngoặc đơn.
 Nên ghi kích thước tập trung và ghi ngoài hình biểu diễn.

b. Các thành phần của kích thước

Các thành phần của kích thước gồm: đường dóng, đường kích thước con số và mũi tên,
hình 29.

90°
-0,2
Ø50

20

5x45° 20 35 15±0,1

115 -0,1

Hình 29. Các thành phần của kích thước


b1. Đường dóng | Extention line/ Projection line/ Oblique

Đường dóng dùng để giới hạn phần tử được ghi kích thước. Đường dóng được vẽ nét
liền mảnh và vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn khoảng từ 2 đến 4mm, hình 29.

Đường dóng của kích thước độ dài kẻ vuông góc với đường kích thước, hình 29. Khi cần
có thể kẻ xiên, hình 30a.

Tại chỗ có mép vát hay góc lượn, đường dóng được kẻ từ giao điểm của các đường bao
kéo vào, hình 30b,c

Được phép dùng đường trục, đường tâm, đường bao làm đường dóng, hình 30d.
22

72 35 23
Ø51

33
Ø28

22
H ình 30a Hinh 30b Hình 30c Hình 30d

b2. Đường kích thước | Dimension line

Đường kích thước xác định phần tử được ghi kích thước. Đường kích thước vẽ nét liền
mảnh và giới hạn hai đầu bằng mũi tên, đỉnh của mũi tên phải chạm vào đường dóng. Đường
kích thước được kẻ song song và cách đoạn thẳng cần ghi kích thước từ 7 đến 10mm, hình 29;
Đường kích thước độ dài của cung tròn là cung tròn đồng tâm, hình 31; Đường kích thước của
góc là cung tròn có tâm ở đỉnh góc, hình 32; Đường kích thước của đường tròn và cung tròn
phải đi qua tâm, hình 33. Không cho phép dùng đường bao, đường tâm và đường dóng thay thế
đường kích thước.

Hình 31. Ghi kích thước cung Hình 32. Ghi kích thước góc Hình 33. Ghi kích thước đường tròn, cung tròn

Đối với những phần tử có dạng đối xứng,


đường kích thước không cần vẽ đầy đủ, hình 34.

Hình 34. Ghi kích thước chi tiết đối xứng


b3. Mũi tên | Arrowhead

Mũi tên được vẽ ở hai đầu của đường kích thước và chạm vào đường dóng. Độ lớn của
mũi tên vẽ theo bề rộng s của nét liền đậm, hình dạng mũi tên được vẽ như hình 35.

2s
20
°
6s 3

s a (ðúng) b (ðúng) c (sai)

Hình 35. Cách vẽ mũi tên

Nếu khoảng ghi kích thước quá hẹp, mũi tên được thay bằng dấu chấm hay vạch xiên 450,
hình 36a hay mũi tên được thay bằng dấu chấm, hình 36b.

88686 86

86
8

8
Hình 36a. Mũi tên được thay bằng dấu vạch xiên Hình 36b. Mũi tên được thay bằng dấu chấm

Không cho phép bất kỳ đường nét nào vẽ cắt qua mũi tên, hình 37.

34 34

Sai Đúng Sai Đúng


Hình 37.

b4. Con số kích thước | Value of the dimension

Con số kích thước thể hiện giá trị thật của kích thước, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ. Vì thế,
con số kích thước phải viết chính xác, rõ ràng. Con số kích thước được đặt theo hướng song song
với đường kích thước, ở khoảng giữa, phía trên và cách đường kích thước từ 0,5 đến 1 mm. Con
số kích thước không được bị cắt hoặc bị phân cách bởi bất kỳ đường nét nào của bản vẽ, hình 38.

Ø56 Ø56

Sai Đúng
Hình 38.
Con số kích thước đo độ dài và đo góc được ghi theo hướng đọc bản vẽ như hình 39a và
hình 39b.

60
60 60

60°
60
°

60

Hình 39a. Kích thước đo độ dài Hình 39b. Kích thước đo góc

Nếu đường kích thước quá ngắn, con số có thể được ghi trên đường chú dẫn hoặc trên
đường kích thước kéo dài, hình 40.

44
26 10 50

2x45°

Hình 40. Con số kích thước ghi trên đường chú dẫn

c. Các qui tắc ghi kích thước | Principle of Dimensions

c1. Kích thước dài

Nếu các đường kích thước đặt cùng phương và song song nhau, đường kích thước nhỏ ở
trong lớn ở ngoài, con số kích thước được đặt so le, hình 41.
Nếu các đường kích thước đặt nối tiếp nhau, phải cùng nằm trên một đường thẳng, hình 42.
10
Ø16

32
Ø18

Ø8

12
22

10
10 12 10
10

22
10

32

Hình 41. Ghi kích thước song song Hình 42. Ghi kích thước nối tiếp
c2. Ghi kích thước đường tròn | Dimension of Diameters
Trong mọi trường hợp, trước con số kích thước của đường kính của đường tròn phải ghi
dấu hiệu “”. Chiều cao của dấu hiệu bằng chiều cao của con số kích thước, gạch xiên của
dấu hiệu nghiêng 75o. Đường kích thước của đường tròn phải đi qua tâm hoặc kẻ ở ngoài
đường tròn, hình 43.

Ø28
Ø12

Hình 43. Ghi kích thước đường tròn

c3. Ghi kích thước cung tròn | Dimension of Arcs

Trong mọi trường hợp, bán kính của cung tròn được ký hiệu là R (chữ in hoa). Đường kích
thước vẽ xuất phát từ tâm kết thúc bằng mũi tên chạm vào đường bao của cung tròn, hình 44.
Nếu cung tròn không vẽ tâm xác định thì vẽ đường kích thước hướng về tâm, hình 45 (cung
tròn có bán kính R100). Các kích thước của đường tròn đồng tâm không được nằm trên cùng
một đường thẳng, hình 44e.

R12 R10

a. b. c. d. e.

Hình 44. Ghi kích thước cung tròn

Nếu chi tiết có dạng cầu hay chỏm cầu thì ghi chữ “Cầu” trước dấu hiệu “R” hoặc “”, hình 46.

Hình 45. Cung tròn không xác định được tâm Hình 46. Ghi kích thước chi tiết dạng khối cầu
d. Ghi kích thước mép vát | Dimension of Chamfers

3x45° 3

a. Mép vát có góc nghiêng 45o b. Mép vát có góc nghiêng khác 45o
Hình 47. Ghi kích thước mép vát

6. Một số ký hiệu thường gặp


 Ký hiệu bề dày chi tiết là “t”, hình 49.
 Ký hiệu chiều dài chi tiết là “L”, hình 50.

t8

L400

Hình 49. Chi tiết có bề dày t8 Hình 50. Chi tiết có chiều dài L=400

Lưu ý: Nếu có nhiều phần tử giống nhau và phân bố theo qui luật thì chỉ ghi kích thước một
phần tử và kèm theo số lượng như hình 49.

a. Độ dốc: được ký hiệu là hoặc

OB 1:5 B
Độ dốc i ( i  ) là tỉ số giữa hai cạnh
OA
10


góc vuông, hình 51. Độ dốc được biểu diễn A
O
50
trên hình vẽ như hình 2.32 và hình 2.33.

Hình 51. Độ dốc

Giá trị của độ dốc viết theo dạng:

 Dạng tỉ lệ: 1:5 ; 1:7 ; 1:10 ; …


 Dạng phân số: 1/5 ; 1/7 ; 1/10 ; …
 Dạng phần trăm: 10%, 20%, ...
1/6
1/6

10%
1/6 10%

10
10

60 100

Hình 52. Ghi ký hiệu độ dốc lên hình vẽ

d
b. Ký hiệu độ côn: hoặc

D
Độ côn K  D  d  2i
L
L

Hình 53. Độ côn

Giá trị độ côn được viết theo dạng: 1/3; 1/5; 1/7; 1/10; 1/12; 1/15; 1/20;… hình 54.
1/7

1/7

a. Ghi độ côn trên đường tâm a. Ghi độ côn trên đường sinh a. Ghi độ côn trên bề mặt

Hình 54. Ghi giá trị độ côn trên hình vẽ

c. Hình vuông được ký hiệu là  hoặc tích số, ví dụ(30x30), hình 55

Vuông Trụ Cầu

Hình 55. ghi kích thước hình vuông


III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BẢN VẼ

Để nâng cao hiệu suất và bảo đảm chất lượng của bản vẽ, ngay từ đầu sinh viên phải rèn
luyện những thao tác vẽ cơ bản, biết bố trí nơi làm việc và tổ chức công việc một cách hợp lý.
Khi thực hiện bản vẽ phải theo một trình tự nhất định được xắp đặt trước.

1. Giai đoạn chuẩn bị

 Môi trường làm việc: sạch thoáng, đủ ánh sáng, không ồn.
 Phương tiện: đủ, bố trí hợp lý.

2. Giai đoạn thực hiện

2.1. Bố trí hình vẽ trên giấy (chỉ áp dụng cho các hình chiếu chính), hình 57.

Y
c X a X b X

210
Y
b

297  (a  b)
Y

X 3
210  (c  b) 297
Y
3 Hình 57. cách bố trí bản vẽ

 Chọn số lượng hình chiếu, khổ giấy, tỉ lệ phù hợp trước khi bố trí hình vẽ.
 Đo kích thước lớn nhất theo ba phương: dài, rộng và cao. Ví dụ: a, b, c.
 Nếu chi tiết có hình dạng phức tạp, kích thước tính theo khối hình hộp chứa chi tiết đó.
 Tính khoảng cách X, Y như công thức ví dụ, hình 57b (chừa khung tên)
 Vẽ các hình chữ nhật chứa các hình chiếu với khoảng cách X, Y vừa tính.

2.2. Vẽ các hình biểu diễn

 Vẽ mờ: dùng bút chì HB vẽ mờ, nét vẽ phải rõ ràng, chính xác (trừ đường trục và nét khuất).
 Vẽ đậm: dùng bút chì chuốt 4B hoặc bút chì ngòi bấm 0,7mm (2B) tô đậm nét cơ bản.

2.3. Trình tự vẽ các nét

 Bước 1: Vẽ khung bản vẽ, khung tên.


 Bước 2: vẽ các đường trục, đường tâm (nét chấm gạch mảnh).
 Bước 3: vẽ các nét cơ bản (nét liền đậm) :
 Đường cong từ lớn đến bé.
 Đường bằng từ trên xuống, đường đứng từ phải sang trái.
 Đường xiên góc từ trên xuống.
 Bước 4: Vẽ các nét đứt.
 Bước 5: Vẽ các nét mảnh (đường dóng, đường kích thước, ký hiệu vật liệu).
 Bước 6: vẽ đường dóng, đường kích thước, mũi tên, ghi con số kích thước, chữ viết.

2.4. Giai đoạn hoàn chỉnh: Kiểm tra và sửa lại bản vẽ.

BÀI TẬP
Bài 1. Vận dụng các TCVN, hãy vẽ lại hình: Bài mẫu
1. Tên bài: ĐƯỜNG NÉT, Tỷ lệ 1:1.
3. Ký hiệu bài tập: BT01
4. Ghi đầy đủ kích thước theo TCVN.
5. Kẻ khung bản vẽ, khung tên trên giấy A4 đứng và ghi đầy đủ nội dung trong khung tên.

90

15
28
62
108

25

15

40

76

131

Ghi chú: Không ghi kích thước cho khung tên.

140

203015

Người vẽ Nguyễn Văn An 15/9


Kiểm tra
ĐƯỜNG NÉT
8
32

Trường CĐKT Cao Thắng Lớp CĐCK21ASTT: 03 1:1


16

Bài 1-1
8

25
Chương 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ

B ài 2. Vận dụng các TCVN, hãy vẽ lại bài phía theo tỉ lệ 1:1,
1. Tên bài: ĐƯỜNG NÉT
2. Kẻ khung bản vẽ, khung tên trên giấy A4 đứng. Ghi đầy đủ nội dung trong khung tên.
3. Ký hiệu bài tập: Bài 1-2
4. Ghi đầy đủ kích thước theo TCVN.

15
8
20 20
60°

R7

Ø24

Ø14
39
15

50

80

Trang 24
CHU’ONG MO OAU
Bâi 1. Van dqng bâi hgc su' dqng dqng cq vé, tiéu chuan ban vé, sinh vién vé trén giây A4, hây:
1. Bieu dién lai hinh H1 cda "Oai oc ch0' T".
2. Ghi day dd kfch thu'é'c theo TCVN.
3. Ké khung ban vé, khung tén vâ ghi day dd noi dung trong khung tén, II Ie 1:1

Ngu’é'i
vé DU’ONG NET
Kiem tra
Lñp ......................................... 1:1
MSSV ....................................... BT01

Trang 1- Chcong mé dâu

You might also like