Chuyen de Amin

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CHUYÊN ĐỀ AMIN

I. Lý thuyết trọng tâm


Câu 1: Chất nào sau đây là amin bậc ba?
A. (CH3)3N. B. CH3–NH2. C. C2H5–NH2 D. CH3–NH–CH3
Câu 2: Chất nào sau đây là amin bậc hai?
A. H2N–CH2–NH2. B. (CH3)2CH–NH2. C. CH3–NH–CH3 D. (CH3)3N.
Câu 3: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH. B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.
C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2. D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.
Câu 4: Amin ứng với công thức C6H5NH2 (C6H5: phenyl) có tên gọi là
A. anilin. B. benzylamin. C. etylamin. D. alanin.
Câu 5: Amin nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?
A. Anilin. B. Metylamin. C. Đimetylamin. D. Etylamin.
Câu 6: Có bao nhiêu amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C5H13N?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 7: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 8: Số amin thơm bậc một ứng với công thức phân tử C7H9N là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 9: số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3
Câu 10: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:
A. Phenylamin, amoniac, etylamin. B. Etylamin, amoniac, phenylamin.
C. Etylamin, phenylamin, amoniac. D. Phenylamin, etylamin, amoniac.
Câu 11: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C2H5)2NH (3), NH3 (4) (C6H5 - là gốc phenyl). Dãy các
chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
A. (1), (4), (2), (3). B. (3), (1), (4), (2). C. (3), (2), (1), (4). D. (3), (2), (4), (1).
Câu 12: CH3NH2 và C6H5NH2 đều phản ứng với
A. dung dịch NaNO3. B. dung dịch Br2/CCl4. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch HCl.
Câu 13: Trong số các phát biểu sau:
(1) Metylamin không làm đổi màu quỳ tím.
(2) Anilin để lâu ngày trong không khí dễ bị oxi hóa chuyển sang màu đen.
(3) Danh pháp gốc chức của C2H5NH2 là etylamin.
(4) CH3NH2, C2H5NH2, CH3NHCH3, (CH3)3N là các chất lỏng, mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.

Lien Trang 1/4- Amin


Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 14: Số amin bậc I chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 15: Phát biểu nào sau đâỵ đúng?
A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
D. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
Câu 16: Sắp xếp tính bazơ của các chất sau theo thứ tự tăng dần:
A. NH3 < C2H5NH2 < C6H5NH2. B. C2H5NH2 < NH3 < C6H5NH2.
C. C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2. D. C6H5NH2 < C2H5NH2 < NH3.
Câu 17: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5).
Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
A. (4), (1), (5), (2), (3). B. (3), (1), (5), (2), (4).
C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3).
Câu 18: Sắp xếp các hợp chất sau đây theo thứ tự giảm dần tính bazơ: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3)
(C6H5)2NH; (4) (C2H5)2NH; (5) NaOH; (6) NH3.
A. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6). B. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6).
C. (4) > (5) > (2) > (6) > (1) > (3). D. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3).
Câu 19: Nhiệt độ sôi của C4H10 (1); C2H5NH2 (2); C2H5OH (3) tăng dần theo thứ tự:
A. (1) < (2) < (3). B. (1) < (3) < (2). C. (2) < (3) < (1). D. (2) < (1) < (3).
Câu 20: Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần : etylmetylamin (1) ; etylđimetylamin
(1) ; isopropylamin (3).
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (1). C. (3), (1), (2). D. (3), (2), (1).

II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Dạng 1: Bài toán về tính bazơ của amin
Câu 1: Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 2: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin, no, đơn chức, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975
gam muối. Khối lượng HCl phải dùng là
A. 9,521. B. 9,125. C. 9,215. D. 9,512.
Câu 3: Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo
ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là

Lien Trang 2/4- Amin


A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2. B. CH3CH2CH2NH2.
C. H2NCH2CH2NH2. D. H2NCH2CH2CH2NH2.
Câu 4: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch
HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 16ml. B. 32ml. C. 160ml. D. 320ml.
Câu 5: Cho 4,5 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 8,15 gam
muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 7. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 6: Cho 11,16 gam một amin đơn chức A tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thu được 17,04 gam muối. Công
thức của A là:
A. C7H7NH2. B. C6H5NH2. C. C4H7NH2. D. C3H7NH2.
Câu 7: Trung hòa hoàn toàn 14,16 gam một amin X bằng axit HCl, tạo ra 22,92 gam muối. Amin X tác dụng với
axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Amin X là
A. H2NCH2CH2CH2NH2. B. CH3CH2CH2NH2.
C. CH3CH2NHCH3. D. H2NCH2CH2NH2
Câu 8: Cho 50 gam dung dịch amin đơn chức X nồng độ 11,8% tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức
cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 9: Cho 13,5 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl
xM, thu được dung dịch chứa 24,45 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là
A. 0,5. B. 1,4. C. 2,0. D. 1,0.
Câu 10: Cho 2,655 gam amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được 4,8085 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N. B. C3H9N. C. CH5N. D. C2H7N.
Câu 11: Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng
hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của hai amin là
A. C3H9N và C4H11N. B. C3H7N và C4H9N.
C. CH5N và C2H7N. D. C2H7N và C3H9N.
Câu 12: Hỗn hợp X là hai amin no, đơn chức, mạch hở, hơn kém nhau 2 nguyên tử C trong phân tử. Cho 5,46
gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được 10,57 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng amin
có khối lượng phân tử lớn trong X là:
A. 56,78%. B. 34,22%. C. 43,22%. D. 65,78%.

Lien Trang 3/4- Amin


Câu 13: Cho 20g hỗn hợp X gồm 3 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch
HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68g muối. Xác định thể tích HCl đã dùng?
A. 16ml. B. 32ml. C. 160ml. D. 320ml.
Câu 14: Cho 3,54 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với HCl thu được 5,73 gam
muối. Số mol HCl đã tham gia phản ứng là
A. 0,06. B. 0,05. C. 0,04. D. 0,07.
Câu 15: Cho 8,26 gam hỗn hợp X gồm propylamin, etylmetylamin và trimetylamin tác dụng với dung dịch HCl
loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 14,10 gam. B. 13,23 gam. C. 17,08 gam. D. 13,37 gam.
Câu 16: Cho 5,4 gam amin đơn chức X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được 9,78 gam muối. Số đồng
phân cấu tạo của X là
A. 2. B. 1. C. 6. D. 8.
Câu 17: Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm etylamin và đimetylamin tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được
m gam muối. Giá trị m là
A. 21,6 gam. B. 16,1 gam. C. 16,3 gam. D. 21,4 gam.
Câu 18: Cho hỗn hợp X gồm propyl amin, đietyl amin, glyxin và axit glutamic. Lấy m gam X tác dụng vừa đủ
với 500ml HCl 1M. Cũng m gam hỗn hợp trên khi tác dụng với axit nitrơ dư thì thu được 4,48 lít N2 (đktc). Phần
trăm theo số mol của đietyl amin là
A. 25%. B. 20%. C. 40%. D. 60%.

Lien Trang 4/4- Amin

You might also like