Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

VIII.

DỰ KIẾN VỐN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN


1. Vốn đầu tư
1.1 Số tiền cần mua sắm nguyên vật liệu

STT Nguyên vật liệu Số lượng (kg/ Đơn giá Thành tiền(VND)
năm) (VND)
1 Sấu 730.000 60.000 43.800.000.000
2 Đường 730.000 18.000 13.140.000.000
3 Gừng 36.5 60.000 2.190.000
4 Muối 7.300 8.000 58.400.000
Tổng tiền 57.000.590.000
1.2 Số tiến cần mua sắm thiết bị:

STT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật Số Giá mua dự


lượng kiến(VNĐ)
1 Thiết bị rửa: Điện áp: 380V/50Hz 2 400.000.000
công nghiệp – Công suất: 3,5Kw
GY-QP-2500 – Kích thước bồn rửa:
1000 x 2500 mm
– Kích thước máy: 1500
x 3000 x 1500 mm
– Trọng lượng: 500 kg
2

2. Giá thành sản phẩm


IX. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC, XÂY DỰNG
1. Khái niệm về công trình xây dựng
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật
liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao
gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước,
được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công
cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình
khác
Bao gồm:

 Công trình dân dụng:


o Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ;
o Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công
trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách;
nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát
thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại.
 Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công
trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí
hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí,
chế tạo; công trình công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình
công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu
xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
 Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình
đường thủy; cầu; hầm; sân bay.
 Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống
dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại.
 Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lý
nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác
thải; công trình chiếu sáng đô thị
2. Phương án xây dựng

Các phân xưởng sản xuất được đặt trong nhà sản xuất chính ở trung tâm nhà máy và được
liên hệ chặt chẽ với các phân xưởng sản xuất phụ và các công trình phụ khác như nhà
sinh hoạt, vệ sinh, nhà kho,....

Các phân xưởng chính có các dây chuyền sản xuất được bố trí theo kiểu khép kín.

- Kho tàng:
Khi thiết kế kho lưu trữ cần lưu ý:
+ Tùy vào từng loại kho, nguyên liệu cần bảo quản phải lựa chọn phương án thiết kế cho
phù hợp.
+ Diện tích kho phụ thuộc vào cách sắp xếp nguyên vật liệu và thời gian bảo quản.
+ Cần chú ý đến vệ sinh, lau cọ thường xuyên các góc phòng trừ sâu bệnh , hay côn trùng
gây hại.
+ Thiết kế lối đi để vận chuyển thuận lợi.
- Kho chứa nguyên liệu :
+Kho tạm chưa: thời gian bảo quản từ 5 đến 7 ngày
Kho này thiết kế loại kho bình thường, yêu cầu sạch sẽ, cao ráo , thoáng mát và có giá kệ
và các dụng cụ chứa phù hợp với nguyên liệu
+ Kho bảo quản: thời gian bảo quản từ 1-2 tháng
Kho này thiết kế thoáng mát , sạch sẽ , có nhiệt độ phòng
- Kho bảo quản thành phẩm
Yêu cầu đối với kho lạnh để có thế hoạt động tốt và hiệu quả:
+ phòng lạnh được xây dựng bằng các tấm polyurethane , dễ dàng gắn kết và tách rời
hoặc mở rộng khi cần thiết.
+ các tấm pin nối bằng cách của các cơ chế lập dị nhanh hoạt động
+ Bảng điều khiển vỏ bên ngoài và bên trong là thép mạ kẽm với 1 kết thúc bằng nhựa .
Các vật liệu cách nhiệt là polyurethane cứng rắn.
+ Các tấm sàn củng cố và chúng chịu được tải trọng phân phối lên đến 2.000Kg/mét
vuông.
+ Các phòng lạnh được trang bị đèn điện R22 và R404A được sử dụng như chất làm lạnh.
+ Phòng lạnh cần được cài đặt trong một nơi chê chở khỏi nắng mưa bụi.
+ Duy trì nhiệt độ làm mát thường xuyên từ 10 độ C đến -5 độ C
- Kho nguyên vật liệu:
Trong giai đoạn sản xuất có rất nhiều vật liệu. Ví dụ như đường có tính hút ẩm, và dễ bị
tan chảy khi nhiệt độ cao nên cần phải thoáng mát và kho ráo.
- Giao thông trong nhà máy:

Chia thành 2 luồng

Luồng hàng: được hình thành do sự vận chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm. Chúng thường được chia thành 2 luồng ra và vào.

Luồng người: được hình thành do sự chuyển động của cán bộ, công nhân trên khu đất nhà
máy.

Chú ý:
Luồng hàng, luồng người được tổ chức rõ ràng không trùng lặp, chồng chéo ảnh hưởng
lẫn nhau.

Luồng hàng, luồng người nên độc lập nhau hạn chế cắt nhau trên mặt phẳng ngang.

Đường đi lại trong nhà máy:

Nhà máy thực phẩm phải được bảo vệ bằng một hàng rào kín hoặc làm tường cao và kèm
với một rặn cây ngăn bụi từ ngoài vào.

Lãnh thổ nhà máy phải hoang đãng, các đường đi lại bằng phẳng, cao ráo dễ thoát nước,
phải có đủ ánh sáng.

X. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHÁY NỔ


1. Khái niệm
Hiện nay phòng chống cháy nổ đang là vấn đề được quan tâm nhiều trong xã hội đặc biệt
là các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm. Mỗi vụ hỏa hoạn không chỉ gây tổn thất về
người mà còn gây ra thiệt hại to lớn tài sản của nhà nước và từng cá nhân sáng lập gây
nên mất trật tự và an toàn xã hội. Vì vậy cần phải có biện pháp phòng chống cháy nổ một
cách hiệu quả.
2. Các giải pháp kỹ thuật hạ tầng
Căn cứ vào: Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng cháy chữa cháy 40/2013/QH13
TCVN 48-1993 Yêu cầu cơ bản phòng cháy chữa cháy cho các doanh nghiệp thương mại
- Biện pháp cơ sở:
Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy , chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết
bị và dụng cụ sinh lửa, nhiệt đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy.
Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các cơ sở , thiếu sót về phòng cháy và có biện
pháp khắc phục kịp thời
- Yêu cầu chung về phòng cháy.
Có quy định , nội quy về an toàn phòng cháy chữa cháy.
Có biện pháp về phòng cháy
Có hệ thống báo cháy, chữa cháy kịp thời
Có lực lượng , phương tiện và các điều kiện đáp ứng yêu cầu về phòng cháy chữa cháy
Có phương án chữa cháy, thoát nạn cứu người , cứu tài sản và chống cháy lan.
Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng cháy chữa cháy.
- Yên cầu đối với cơ sở
Trên toàn khu vực đất đai thuộc địa điểm của doanh nghiệp cần phải giữ gìn phong quang
sạch đẹp.
Đường lối đi lại lối ra vào giữa các ngôi nhà, công trình , tới các nguồn nước chữa cháy
phải thông thoáng , không để bất kỳ chướng ngại vật nào.
Khoảng cách giữa các ngôi nhà và công trình phải giữ đúng theo thiết kế đã được duyệt.
- Yên cầu về bảo quản hàng hóa
Gọn gàng, ngăn nắp , dễ thấy, dễ lấy và dễ kiểm tra
Sắp xếp, bảo quản hàng hóa theo từng loại, từng ngày.
Sắp xếp hàng có lối đi ngang , dọc thuận tiện cho di chuyển.
Loại trừ những điều kiện có thể dẫn đến cháy nổ do nhiệt, do tác động của phản ứng hóa
học.
Hàng hóa sắp xếp trong kho, bãi phải được bỏ trên bục kê, giá đỡ . Nếu chồng cao phải
gọn gàng và chắc chắn.
Không xếp hàng hóa dễ cháy ở chân cầu thang hoặc gần nguồn điện.
- Yêu cầu đối với thiết bị
Hệ thống điện và thiết bị điện bảo vệ tại các nhà kho và cửa hàng phải được thiết kế theo
tính toán đúng tiêu chuẩn 20 TCVN 25-1991 và chiêu chuẩn hiện hành có liên quan. Cấm
tùy tiện lắp đạt thêm các thiết bị tiêu thụ điện làm quá tải hệ thống điện.
Mỗi năm phải tổ chức kiểm tra định kì hệ thống điện và máy móc ít nhất 1 lần.
Hệ thống điện trong các cửa hàng, phân xưởng … có chứa các chất có khả năng gây cháy
nổ phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với môi trường .
Lắp đặt các bóng điện chiếu sáng phải gắn vào các móc treo chuyên dùng, không treo
trực tiếp bằng dây dẫn và không dùng vật liệu dễ cháy như giấy, vải, nilon để che bóng
đèn.
Tại các phân xưởng , kho, trạm phải sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh
doanh như máy trục, lò sấy ,…. Phải tuân thủ quy tắc.
3. Phòng, cháy nổ
Biện pháp cơ bản trong chữa cháy
1. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.
2. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
3. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.
Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy
1. Mỗi cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt
phải có phương án chữa cháy và do người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng
bản, tổ trưởng tổ dân phố, chủ rừng, chủ phương tiện xây dựng và phải được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ theo phương án được duyệt.
Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham
gia đầy đủ
Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy
1. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được ưu tiên đi trên các phương tiện
giao thông.
2. Lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên sau đây:
a) Lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được sử dụng còi, đèn,
cờ ưu tiên và tín hiệu đặc biệt khác; ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định của
pháp luật;
b) Lực lượng, phương tiện khác khi huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu
tiên quy định tại điểm a khoản này trong phạm vi khu vực chữa cháy.
3. Người và phương tiện tham gia giao thông khi thấy tín hiệu còi, đèn, cờ ưu tiên của
phương tiện đi làm nhiệm vụ chữa cháy phải nhanh chóng nhường đường.
4. Lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác khi làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự
an toàn giao thông có trách nhiệm bảo đảm cho lực lượng, phương tiện đi chữa cháy
được lưu thông nhanh nhất.

You might also like