Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vào cuối tk XIX đầu tk XX

 Sự phát triển của lực lượng sx dưới tác động của tiến bộ KH-KT  đẩy nhanh quá trình tích tụ
và tập trung sx  hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn
 Những thành tựu KH-KT : làm xuất hiện những ngành sx mới xí nghiệp phải có quy mô lớn;
tăng năng suất LĐ  tăng khả năng tích lũy tư bản phát triển sx lớn
 Sự tác động của quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản ngày càng mạnh mẽ  biến đổi cơ cấu
kinh tế của XH tư bản theo hướng tập trung sx quy mô lớn
 Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy
 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1873 và cạnh tranh gay gắt làm các xí nghiệp vừa và nhỏ bị đóng cửa
 Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa  đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung
sx  hình thành cty cổ phần: tiền đề ra đời của tổ chức độc quyền

Tổ chức độc quyền: tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào tay phần lớn việc sx và
tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu đc lợi nhuận độc quyền cao

Hình thức độc quyền cơ bản

 Cartel: các nhà tư bản ký thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sx, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn
thanh toán… nhưng độc lập về sx và thương nghiệp  liên minh độc quyền ko vững chắc
 Syndicate: độc lập về sx, mất độc lập về lưu thông. Mục đích là thống nhất đầu mối mua bán để
mua nguyên vật liệu rẻ và bán hh giá cao  thu lợi nhuận độc quyền cao
 Trust: thống nhất về cả sx và lưu thông. Các nhà tư bản trở thành cổ đông và thu lợi nhuận theo
số lượng cổ phần
 Consortium: hình thức có trình độ và quy mô lớn. một consortium có thể có hàng trăm xí nghiệp
liên kết trên cơ sở phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch sù

Tư bản tài chính: là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền
lớn nhất với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp

Đầu sỏ tài chính:

 Là một nhóm nhỏ độc quyền , chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn XH tư bản
 Thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự: một nhà tài chính lớn, hoặc một tập
đoàn tài chính lớn nhờ số cổ phiếu khống chế mà nắm đc một công ty lớn nhất ( cty gốc)
 Thống trị về mặt kinh tế là cơ sở đề các đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác

Xuất khẩu hàng hóa: mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và GTTD

Xuất khẩu tư bản: là mang tư bản đầu tư ở nước ngoài để sx GTTD tại nước sở tại

Phân loại xuất khẩu tư bản

 Về hình thức:

 Xuất khẩu tư bản hoạt động: (đầu tư trực tiếp) đưa tư bản ra nước ngoài trực tiếp KD thu lợi
nhuận cao
 Xuất khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp) cho vay để thu lợi tức
 Về chủ sở hữu tư bản
 Xuất khẩu tư bản nhà nước
 Xuất khẩu tư bản tư nhân

Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền:

 Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, đối lập hoàn toàn với cạnh tranh tự do
 Độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh, làm cho cạnh tranh càng trở nên đa dạng, gay gắt và có
sức phá hoại to lớn hơn

Các loại cạnh tranh mới trong chủ nghĩa tư bản độc quyền

 Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền
 Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
 Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền

Nguyên nhân ra đời của Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

 Sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách
quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ XH quản lý nền sx
 Sự phát triển của phân công LĐ XH đã làm xuất hiện một số ngành mà các tộ chức độc quyền tư
bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi
nhuận  đòi hỏi nhà nước tư sản phải đứng ra đảm nhiệm KD
 Sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô
sản và nhân dân lao động
 Cùng với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế  sự bành trướng của liên minh độc quyền vấp
phải những rào cản quốc gia  nhà nước của các quốc gia tư sản điều tiết các quan hệ chính trị
kinh tế quốc tế

Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền
tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhà
nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ
lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.

You might also like