Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

1 TỔNG QUAN VỀ LOGISTIC

1.1 Logistics là gì?


“Là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát
việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan
từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng ”
“Là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ
điểm đầu của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu
dùng cuối cùng, thông qua các hoạt động kinh tế ”
Logistics cung cấp 7 lợi ích – 7 rights
1. Đúng khách hàng
2. Đúng sản phẩm
3. Đúng số lượng
4. Đúng điều kiện
5. Đúng địa điểm
6. Đúng thời gian
7. Đúng chi phí
1.2 Đặc điểm chung của Logistics
1. Logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ điểm đầu tiên của dây
chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dung cuối cùng

2. Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là 1 chuỗi các hoạt động liên tục từ
hoạch định, quản lý thực hiện và kiểm tra dòng chảy của hàng hóa, thông tin, vốn… trong
suốt quá trình từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm.

3. Logistics là quá trình hoạch định và kiểm soát dòng chu chuyển và lưu kho bãi của
hàng hoá dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và thỏa mãn khách hàng.

4. Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tới tất cả
nguồn tài nguyên/ các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù hợp
với yêu cầu của người tiêu dùng.
5. Logistics bao trùm cả 2 cấp độ hoạch định và tổ chức. Cấp độ hoạch định, các vấn đề
được đặt ra là vị trí: NVL, bán thành phẩm … ở đâu? Khi nào ? Và vận chuyển đi đâu ?
Cấp độ 2 quan tâm tới vận chuyển và lưu trữ: làm sao để đưa nguồn tài nguyên từ điểm
đầu tiên đến cuối của chuỗi cung ứng

6. Logistics là quá trình tối ưu hóa luồng vận động vật chất và thông tin về vị trí, thời
gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng tới tối ưu hóa lợi nhuận

1.3 Phân loại logistics


1. Theo lĩnh vực hoạt động Logistics 4. Phân loại theo quá trình
a. Logistics trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh: a. Logistics đầu vào
Business Logistics b. Logistics đầu ra
c. Logistics thu hồi
b. Logistics sự kiện: Event Logistics
c. Logistics dịch vụ: Service Logistics

2. Theo phương thức khai thác hoạt động 5. Phân loại theo đối tượng hàng hóa
Logistics
a. Logistics hàng tiêu dùng nhanh
a. Bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics)
b. Bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics) b. Logistics ngành ôtô
c. Bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics) c. Logistics hóa chất
d. Bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics)
d. Logistics hàng điện tử
e. Logistics dầu khí

3. Phân loại theo tính chuyên môn hóa của các


doanh nghiệp Logistics
a. Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải
b. Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối
c. Các công ty cung cấp dịch vụ Logistics

1.4 Mối quan hệ của logistics


1. Giữa logistics – chuỗi cung ứng (SCM)

2. Giữa logistics – phân phối


a. Có mối quan hệ mật thiết với nhau
b. Sử dụng tin học để điều hành quá trình lưu chuyển hàng hóa
c. Tuân thủ đặc tính của chuỗi: Vận tải – lưu kho – phân phối
d. Tuân thủ tính kịp thời (JIT)
1.5 Vai trò của hoạt động logistics
1. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế: góp phần đưa Việt nam thành 1 mắt xích trong
chuỗi giá trị toàn cầu, gắn nền kinh tế Việt nam với nền kinh tế thế giới
2. Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong thương mại Quốc tế, nâng cao
mức hưởng thụ của người tiêu dùng, thu hút đầu tư đồng thời góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế
3. Dịch vụ Logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong quá trình phân phối và
lưu thông hàng hóa.
4. Logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ
trong kinh doanh Quốc tế.
5. Dịch vụ Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường năng lực cạnh
tranh quốc gia
Vai trò của Logistics đối với doanh nghiệp
1. Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả
2. Logistics góp phần năng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách hiệu quả
3. Logistics góp phần giảm thiểu chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ
4. Logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp
1.6 Đặc trưng và yêu cầu cơ bản của logistics
Đặc trưng của Logistics

1. Logistics không phải là 1 hoạt động đơn lẻ, mà bao gồm một chuỗi các hoạt động bao
trùm quá trình sản phẩm được sản xuất ra và chuyển tới khách hàng.

2. Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại mang tính liên ngành bao gồm nhiều hoạt
động và các hoạt động này chịu sự quản lý chi phối của nhiều bộ ngành liên quan

3. Dịch vụ Logistics gắn liền với tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

4. Logistics là hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp

5. Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận

6. Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức MTO (Multimodal
Transport Operator)

7. Dịch vụ Logistics chỉ có thể phát triển hiệu quả khi được dựa trên cơ sở sử dụng triệt
để những thành tựu của công nghệ thông tin

8. Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh là Logistics
sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống:

 Logistics sinh tồn liên quan đến các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Đặc trưng của
Logistics sinh tồn là có thể dự đoán được và tương đối ổn định
 Logistics hoạt động: là bước phát triển mới của Logistics sinh tồn, gắn với quá
trình sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics hoạt động tương đối ổn
định và có thể dự đoán được
 Logistics hệ thống: giúp cho việc duy trì hệ thống hoạt động

Yêu cầu cơ bản của Logistics

1. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: được đo lường bởi ba tiêu chuẩn sau

+ Tiêu chuẩn đầy đủ về hàng hóa


+ Tiêu chuẩn vận hành nghiệp vụ
+ Độ tin cậy
2. Giảm tổng chi phí của cả hệ thống Logistics

Tổng chi phí của hệ thống Logistics được đo lường theo công thức sau:

CF log =F V + F TK + F LK + F ĐT + F ĐH

CF log: Tổng chi phí hệ thống Logistics


F V : Cước phí vận chuyển hàng hóa
F TK : Chi phí hàng tồn kho
F LK : Chi phí lưu kho
F ĐT : Chi phí xử lý đơn hàng và hệ thống thông tin
F ĐH : Chi phí đặt hàng

3. Tối ưu hóa dịch vụ Logistics: quá trình xác định trình độ dịch vụ khách hàng để đạt
được khả năng lợi nhuận tối đa

4. Yêu cầu 7 đúng ( 7 rights) : đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng
điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian và đúng chi phí.

1.7 Nghiệp vụ quản lý


Lập kế hoạch

Thực hiện

Kiểm tra

1.7.1 Đầu vào của logistics 1.7.2 Logistics đầu ra


Các nguồn lực tự nhiên Định hướng thị trường ( lợi thế cạch tranh)

Nguồn nhân lực Tiện lợi về thời gian và địa điểm

Nguồn tài chính Vận chuyển hiệu quả đến khách hàng

Nguồn thông tin Tài sản sở hữu

1.7.3 Các hoạt động Logistics


1. Vận chuyển hàng hóa, vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất: luôn là hoạt động chiếm tỷ
trọng lớn cả về thời gian và chi phí.
+ Chọn phương thức và dịch vụ vận chuyển
+ Bốc xếp hàng hóa
+ Lên lịch trình xe
+ Xử lý sự cố
+ Đánh giá hệ thống vận chuyển
2. Cung ứng nguyên vật liệu trong sản xuất: quá trình theo dõi, giám sát vận hành các
hoạt động liên quan đến việc đảm bảo vật tư đưa vào, lưu trữ và đưa ra khỏi chuỗi cung
ứng nhằm tối ưu hóa, bảo toàn, hạn chế thất thoát và tránh những tình huống đình trệ
không cần thiết

+ Xác định nhu cầu cung ứng vật tư


+ Lưu trữ các dữ liệu
+ Quản lý kho hàng
+ Tìm chọn nhà cung cấp mới
+ Hợp lý hóa các luồng vật tư
3. Quản lý dự trữ:

+ Quản lý nguyên liệu thô, bán thành phẩm, thành phẩm


+ Dự báo tình hình kinh doanh ngắn hạn
+ Xác định số lượng, trữ lượng và vị trí các điểm lưu trữ
+Xây dựng kế hoạch đảm bảo tiến độ giao nhận đúng thời gian
4. Hoạt động kho bãi:

+ Xác định quy mô, diện tích, địa điểm


+ Bố trí mặt bằng, sắp xếp trong kho
+ Thiết lập cơ cấu kho bãi
+ Lựa chọn địa điểm
5. Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:

+ Là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền, sản phẩm được coi
là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng
+ Là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
6. Quản lý hệ thống thông tin:
+ Thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin
+ Phân tích số liệu
+ Xây dựng các quy trình kiểm soát (GPS)
1.8 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động Logistics của doanh nghiệp
1. Nguyên tắc tổ chức hệ thống Logistics
a. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống ( System approach)
b. Nguyên tắc xem xét tổng chi phí ( Total cost approach.
c. Nguyên tắc tránh tối ưu hóa cục bộ ( The avoidance of suboptimization)
d. Nguyên tắc bù trừ ( Cost trade-offs).
2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động Logistics
a. Doanh thu dịch vụ
b. Doanh thu thuần trước thuế
c. Chi phí kinh doanh dịch vụ
d. Tổng chi phí của hệ thống Logistics
e. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động dịch vụ

1.9 Xu hướng phát triển của Logistics


Xu hướng thứ nhất: ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng sâu
rộng và phổ biến
Xu hướng thứ hai: phương pháp quản lý Logistics kéo thay thế cho pp Logistics đẩy
Xu hướng thứ ba: thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày
càng phổ biến
2 CƠ SỞ CỦA QUẢN TRỊ LOGISTICS
Quản trị Logistics có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Hiệu quả quản trị Logistics phụ thuộc vào sự hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ
thuật khoa học của doanh nghiệp.
Vai trò của việc tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào của hoạt động Logistics doanh
nghiệp
2.1 Ý nghĩa của việc tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh
 Chế độ tiết kiệm là hệ thống những biện pháp kinh tế, tổ chức, kỹ thuật và giáo
dục được thực hiện theo một chương trình nhất định nhằm sử dụng hợp lý và tiết
kiệm các nguồn lực của mỗi doanh nghiệp.
 Tiết kiệm là tránh sự mất mát, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, tiêu dùng có căn
cứ khoa học các phương tiện nhằm hoàn thiện công nghệ sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm.
 Tiết kiệm là 1 nhân tố làm tăng quy mô sản xuất kinh doanh.
 Giảm lượng tiêu hao vật chất trên 1 đơn vị sản phẩm dịch vụ góp phần làm tăng
năng suất lao động xã hội.
 Tiết kiệm các yếu tố đầu vào làm tăng năng suất thiết bị máy móc và giảm tổng
chi phí tính bằng tiền để sx ra sản phẩm.
 Tiết kiệm các yếu tố vật chất làm tăng them khối lượng hàng hóa sẽ sản xuất ra và
tăng them khả năng thỏa mãn nhu cầu vật tư hàng hóa của xh
2.2 Phương pháp định mức tiêu dùng các yếu tố vật chất của sản xuất

2. Phương pháp thí nghiệm kinh nghiệm: dựa vào các kết quả thí nghiệm có kết hợp với
kinh nghiệm đã thu được trong sản xuất kinh doanh để xây dựng mức cho kỳ kế hoạch.

Tùy theo đặc điểm, tính chất của NVL và đặc điểm của sản phẩm sx để xác định nội
dung, phạm vi thí nghiệm

a. Thí nghiệm trong sx ( thực nghiệm)

b. Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của cơ sở nghiên cứu


Yêu cầu của PP này là:

Điều kiện thí nghiệm phải phù hợp với đk thực tế sản xuất

Điều kiện thí nghiệm phải mang tính chất đại diện, phản ánh được những nét cơ
bản phù hợp với những đk sx khác nhau, có thể xảy ra trong sx thực tế

3. Phương pháp phân tích tính toán

Tính mức cho từng sản phẩm dựa trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu
đến chi phí vật liệu, tính toán toàn bộ tiêu hao vật liệu trong sx và tổng hợp lên mức
kế hoạch.

Khi tiến hành pp này cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ quy trình công nghệ sx sp và các tài
liệu thống kê báo cáo về tình hình sử dụng vật liệu.

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng các yếu tố vật chất
Trong công tác quản trị vật tư kỹ thuật, doanh nghiệp thường dung một hệ thống các
chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng các nguồn vật tư như sau:

1. Chỉ tiêu sử dụng nhóm nguyên vật liệu

2. Chỉ tiêu tổng chi phí các yếu tố vật chất tính bằng giá trị trên 1 đơn vị sản phẩm.

3. Tốc độ chu chuyển vốn đầu tư vào tài sản lưu động.

4. Chỉ tiêu sử dụng nhóm máy móc thiết bị

2.4 Nguồn và biện pháp tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh
 Nguồn tiết kiệm: những hướng ( chỗ ) có thể thực hành tiết kiệm.

 Biện pháp tiết kiệm: cách thức để thực hành tiết kiệm.

 Mỗi nguồn tiết kiệm có nhiều biện pháp tiết kiệm.

 Tiết kiệm phải được thực hành ở mọi khâu của nền kinh tế quốc dân, nhất là khâu
sản xuất. Biện pháp quan trọng để thực hành tiết kiệm là biện pháp khoa học công
nghệ tiên tiến.

Nguồn tiết kiệm về kỹ thuật công nghệ sản xuất có thể áp dụng các biện pháp sau:
1. Giảm trọng lượng tinh của sp

2. Giảm bớt phế liệu, phế phẩm, các tổn thất trong quá trình sx

3. Sử dụng tổng hợp các loại nguyên vật liệu, nguyên vật liệu thứ cấp

4. Sử dụng nhiều lần nguyên vật liệu

5. Nâng cao chất lượng nguyên nhiên liệu

Nguồn tiết kiệm về tổ chức quản lý kinh doanh:

1. Đảm bảo cung ứng đầy đủ NVL cho các nơi làm việc trong doanh nghiệp

2. Sử dụng các loại NVL theo định mức.

3. Dự trữ và bảo quản NVL theo định mức

4. Thu hồi, tận dụng các loại phế liệu phù hợp

5. Tổ chức hạch toán, kiểm tra, phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng NVL ở doanh
nghiệp.

Yếu tố con người trong việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu:

1. Tăng cường giáo dục về ý thức tiết kiệm, lợi ích của tiết kiệm đối với doanh nghiệp

2. Nâng cao trình độ kỹ thuật – công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân.

3 CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH VẬT CHẤT VÀ TINH


THẦN
3.1 Xác định hiệu quả của những biện pháp cải tiến sử dụng các yếu tố vật
chất
Biện pháp cải tiến sử dụng các yếu tố vật chất trong quá trình sx kd của doanh nghiệp

1. Biện pháp cải tiến không đòi hỏi chi phí

2. Biện pháp cải tiến đòi hỏi chi phí đầu tư cơ bản vào tài sản cố định

You might also like