Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

PGS. TS.

NGUYỄN VĂN YẾN

BÀI GIẢNG

DUNG SAI
LẮP GHÉP
Φ50H7
Φ50n6

ĐÀ NẴNG - 2007
MỤC LỤC

Trang
Bài mở đầu
1- Giới thiệu 3
2- Một số ký hiệu thường dùng trong Dung sai Lắp ghép 4
Chương 1: Những vấn đề cơ bản trong Dung sai Lắp ghép
1.1. Kích thước 5
1.2. Lắp ghép 7
1.3. Tính đổi lẫn chức năng 8
Chương 2: Dung sai lắp ghép trụ trơn
2.1. Dung sai kích thước 9
2.1.1. Quy định về dung sai kích thước 9
2.1.2. Miền dung sai và sai lệch cơ bản 9
2.1.3. Dung sai của kích thước 11
2.2. Quy định lắp ghép 11
2.2.1. Hệ thống lỗ, hệ thống trục 12
2.2.2. Kiểu lắp ưu tiên 12
2.2.3. Ký hiệu kiểu lắp trụ trơn trên bản vẽ 13
Chương 3: Dung sai các yếu tố hình học
3.1. Sai lệch hình dạng và vị trí tương đối giữa các bề mặt 15
3.1.1. Biểu diễn dung sai hình dạng và vị trí tương đối 15
3.1.2. Chọn dung sai hình dạng và vị trí tương đối 17
3.2. Độ nhám bề mặt 18
Chương 4: Dung sai các lắp ghép điển hình
4.1. Dung sai lắp ghép then bằng, then bán nguyệt 20
4.2. Dung sai lắp ghép then hoa 20
4.3. Dung sai lắp ghép ổ lăn 22
4.4. Dung sai lắp ghép ren 23
4.5. Dung sai truyền động bánh răng 25
4.5.1. Sai số gia công bánh răng 25
4.5.2. Độ chính xác truyền động bánh răng 25
4.5.3. Ghi cấp chính xác và dạng khe hở mặt bên 27
Chương 5: Chuỗi kích thước và cách ghi kích thước
5.1. Chuỗi kích thước 29
5.1.1. Các khái niệm cơ bản 29
5.1.2. Giải bài toán thuận 30
5.1.3. Giải bài toán nghịch theo đổi lẫn chức năng
hoàn toàn 30
5.1.4. Giải bài toán nghịch theo đổi lẫn chức năng
không hoàn toàn 31

1
5.1.5. Giải bài toán nghịch theo phương pháp tính
xác suất 32
5.2. Ghi kích thước cho bản vẽ cơ khí 33
5.2.1. Những nguyên tặc chủ yếu cần đảm bảo khi
ghi kích thước 33
5.2.2. Chọn phương án ghi kích thước chiều dài cho
bản vẽ chi tiết máy 34

2
BÀI MỞ ĐẦU

I- Giới thiệu
Dung sai - Lắp ghép là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo kỹ sư
cơ khí. Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản để thiết kế các chi tiết
máy, các mối ghép và thiết lập các bản vẽ cơ khí.
Học phần Dung sai Lắp ghép có 02 đơn vị học trình. Điểm học tập của
sinh viên được đánh giá qua bài kiểm tra giữa học kỳ, bài thi kết thúc học
phần và điểm chuyên cần. Hình thức thi tự luận. Điểm chuyên cần được đánh
giá qua việc hoàn thành các bài tập trong quá trình học và thời gian có mặt
trên lớp của sinh viên.
Giáo trình sử dụng để học môn học này là sách “Dung sai và lắp ghép”
của tác giả Ninh Đức Tốn, do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2006 (Tài
liệu [1]).
Trước khi học môn Dung sai Lắp ghép, sinh viên cần được trang bị các
kiến thức về Vẽ kỹ thuật cơ khí, Cơ khí đại cương, Cơ sở thiết kế máy.
Nội dung của môn học Dung sai Lắp ghép được trình bày trong 05
chương:

Chương1: Những vấn đề cơ bản trong Dung sai Lắp ghép


Trình bày khái niệm sai số gia công và dung sai. Những nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến có sai số trong quá trình gia công cắt gọt. Áp dụng lý thuyết
Xác suất Thống kê để khảo sát kích thước gia công. Trên cơ sở đó sẽ chọn
được phương pháp gia công hiệu quả nhất, hoặc có thể đưa ra phương án điều
chỉnh máy hợp lý để hạn chế phế phẩm.
Trình bày các khái niệm về lắp ghép: mối ghép có độ dôi, mối ghép có
khe hở, kiểu lắp chặt, kiểu lắp lỏng, kiểu lắp trung gian.
Trong chương này còn đề cập đến vấn đề tính đổi lẫn chức năng của chi
tiết máy.
Chương 2: Dung sai lắp ghép trụ trơn
Nghiên cứu dung sai kích thước dạng trục và kích thước dạng lỗ của chi
tiết máy. Chọn sai lệch giới hạn trên, sai lệch giới hạn dưới của kích thước
trục, kích thước lỗ, để đảm bảo mối ghép có đặc tính theo yêu cầu. Cách ghi
kiểu lắp trên bản vẽ kỹ thuật.

Chương 3: Dung sai các yếu tố hình học của chi tiết máy
Trình bày các sai lệch về hình dạng: độ phẳng của mặt phẳng; độ thẳng
của đường thẳng; độ tròn, độ côn, độ trụ của mặt trụ. Các sai lệch về vị trí
tương quan: độ song song, độ vuông góc, độ đồng tâm, độ giao nhau, độ đối
3
xứng, độ đảo mặt đầu, độ đảo hướng kính. Sai lệch chất lượng bề mặt, độ
nhám của bề mặt. Hướng dẫn cách chọn giá trị cho phép của các sai lệch trên,
và cách biểu diễn các sai lệch, giá trị cho phép của sai lệch trên bản vẽ kỹ
thuật.

Chương 4: Dung sai các lắp ghép điển hình


Tập trung nghiên cứu mối ghép then bằng, mối ghép then hoa, mối ghép
ổ lăn lên trục và lên bạc; mối ghép ren. Hướng dẫn cách chọn kiểu lắp ghép,
và biểu diễn kiểu lắp trên bản vẽ. Trong chương này còn quan tâm đến dung
sai truyền động bánh răng. Nguyên nhân dẫn đến các sai số, các thông số đánh
giá sai lệch trong truyền động bánh răng, cách chọn giá trị sai lệch cho phép,
và cách biểu diễn dung sai truyền động bánh răng trên bản vẽ.
Chương 5: Chuỗi kích thước và cách ghi kích thước
Trình bày cách ghi kích thước trên bản vẽ lắp bộ phận máy và bản vẽ
chi tiết máy, đảm bảo thuận lợi cho việc gia công. Thiết lập các chuỗi kích
thước và tính toán dung sai cho các khâu trong chuỗi kích thước.

II- Một số ký hiệu thường dùng trong môn học Dung sai Lắp ghép
Ai là kích thước của khâu thứ i trong chuỗi kích thước
d là kích thước của khâu dạng trục
D là kích thước của khâu dạng lỗ
ei là sai lệch dưới của kích thước dạng trục
es là sai lệch trên của kích thước dạng trục
EI là sai lệch dưới của kích thước dạng lỗ
ES là sai lệch trên của kích thước dạng lỗ
IT là dung sai của kích thước
N là độ dôi của mối ghép
S là khe hở của mố ghép
T là sai lệch của kích thước.

4
CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG DUNG SAI LẮP GHÉP


1.1. Kích thước
- Kích thước của chi tiết máy là khoảng cách giữa hai điểm, hai đường, hoặc
hai mặt thuộc chi tiết máy, đơn vị đo dùng trên bản vẽ cơ khí là mm.
- Kích thước được phân thành 02 nhóm:
+ Kích thước nhóm trục, khi cắt gọt thêm sẽ làm

Φ20
giảm kích thước, ký hiệu là d (Hình 1.1).
+ Kích thước nhóm lỗ, khi cắt gọt thêm sẽ làm
100
tăng kích thước, ký hiệu là D (Hình 1.2).
- Giá trị của kích thước được xác định bằng cách Hình 1.1: Các kích
đo. thước dạng trục
Sử dụng dụng cụ đo chính xác, phương
pháp đo thích hợp, đo nhiều lần sẽ nhận được kết quả đo với độ chính xác cao.
- Sai số khi gia công chi tiết máy:
Khi gia công không thể đạt được giá trị đúng như mong muốn, do có
các nguyên nhân sau:
φ22
+ Máy không chính xác.
+ Dao không chính xác.
+ Gá đặt không chính xác.
+ Hệ thống công nghệ: MGDC bị biến dạng.
+ Rung động do lực cắt thay đổi. 15
+ Giãn nở không đều do nhiệt độ thay đổi.
Hình 1.2: Các kích
Ví dụ: cần gia công 100 chi tiết trục có
thước dạng lỗ
đường kính 20 mm, ta sẽ nhận được các chi tiết có
kích thước đường kính dao động trong khoảng 20,03 mm đến 19,99 mm.
Như vậy loạt chi tiết có kích thước
ddn = 20 mm
dmax = 20,03 mm,
dmin = 19,99 mm,
dmax

dmax được gọi là kích thước giới hạn trên.


dmin là kích thước giới hạn dưới.
dm

dmax - dmin được gọi là khoảng phân bố kích thước


(hay sai lệch của kích thước), ký hiệu là T.
ddn

ddn là kích thước danh nghĩa.


dmin

(dmax + dmin)/2 là kích thước trung bình, ký hiệu là


dm. Hình 1.3: Sai lệch của kích
Sai lệch kích thước lớn, tức là gia công có thước gia công
độ chính xác thấp.
5
- Ngoài ra, kích thước còn được phân thành những loại sau:
+ Kích thước thực,
+ Kích thước đo được,
+ Kích thước thực theo kỹ thuật (kích thước đo được + dung sai của
dụng cụ đo.
+ Kích thước danh nghĩa,
+ Kích thước giới hạn,
- Biểu diễn kích thước và sai lệch kích thước trên sơ đồ (Hình 1.3).
Để đánh giá mức Tần suất di/N
độ chính xác gia công
chi tiết máy, người ta
tiến hành gia công một
loạt N chi tiết (số lượng
N không ít hơn 60
chiếc), sau đó đo, xác
định các kích thước
giới hạn, xác định tần
suất xuất hiện các giá
trị kích thước, vẽ đường
dm dmax Kích thước
cong phân bố tần suất,
và đường cong phân bố dmin
mật độ xác suất. Miền phân bố kích thước

- Đường cong phân bố Hình 1.4: Sơ đồ phân bố tần suất kích thước
tần suất Hình 1.4.
Trong đó di là giá trị kích thước nằm trong khoảng dmin ÷ dmax), di/N là tần suất
xuất hiện kích thước thứ i (Khi N đủ lớn có thể xem đây là xác suất p của kích
thước thứ i).
y Trung tâm phân bố
- Đường cong phân bố mật
độ xác suất của kích thước
gia công, phân bố chuẩn
Gauss (Hình 1.5). Trong
đó x = di - dm ,
y = dp/dx,
σ là sai lệch bình phương
trung bình
N
σ2 = ∑x
i =1
2
i /N dm x
Theo lý thuyết xác suất, có 6σ
99,73% kích thước của
loạt chi tiết nằm trong
Hình 1.5: Sơ đồ phân bố mật độ xác suất kích thước
khoảng xmax - xmin = 6σ.
6
Khi thiết kế, để đảm bảo cho chi tiết máy có đủ khả năng làm việc,
người thiết kế phải xác định sai lệch cho phép của kích thước d (còn gọi là
dung sai, kí hiệu là IT), ấn định kích thước lớn nhất và nhỏ nhất có thể chấp
nhận:
dmax = d + es
dmin = d + ei
IT = es - ei
es gọi là giá trị sai lệch trên cho phép
ei là giá trị sai lệch dưới cho phép
Nếu ta chọn phương pháp gia công không hợp lý, miền phân bố 6σ
không nằm trong miền dung sai IT, sẽ có phế phẩm. Nếu miền phân bố 6σ quá
nhỏ hơn IT, có nghĩa là chúng ta đã gia công chính xác cao hơn so với yêu
cầu, làm tăng giá thành của chi tiết. Phương pháp gia công hợp lý nhất (đảm
bảo không có phế phẩm, và giá gia công rẻ), khi mà 6σ = IT và miền phân bố
kích thước trùng với miền dung sai.
Dùng xác suất để khảo sát sai số gia công kích thước chỉ có thể sử dụng
trong trường hợp sản xuất hàng loạt. Sau khi khảo sát loạt chi tiết gia công đầu
tiên, ta có thể chọn được phương pháp gia công thích hợp hơn, hoặc điều
chỉnh máy để loại bỏ các chi tiết phế phẩm.
1.2. Lắp ghép
- Mối ghép: Lắp chi tiết trục vào chi
tiết bạc sẽ được một mối ghép. Trên
hình 1.6 biểu diễn mối ghép trụ trơn.
d

+ Mối ghép có độ dôi gọi là D


mối ghép chặt. Độ dôi ký hiệu
là N, N = d - D.
+ Mối ghép có khe hở gọi là
mối ghép lỏng. Khe hở ký hiệu
Hình 1.6: Mối ghép trụ trơn
là S, S = D - d
- Kiểu lắp: Khi xem xét các mối ghép ghép của loạt chi tiết bạc A với loạt chi
tiết trục B, người ta phân biệt:
+ Kiểu lắp chặt: Tất cả các mối ghép của loạt chi tiết lắp ghép với nhau
đều có độ dôi. Lấy bất cứ chi tiết bạc nào lắp với chi tiết trục đều được
mối ghép chặt.
+ Kiểu lắp lỏng: Tất cả các mối ghép của loạt chi tiết lắp ghép với nhau
đều có khe hở.
+ Kiểu lắp trung gian: Một số mối ghép trong loạt có độ dôi, số khác có
khe hở. Lấy một chi tiết bạc lắp với một trục bất kỳ sẽ được mối ghép
có thể chặt, cũng có thể lỏng.

7
Biểu diễn kiểu lắp, miền dung sai của kích thước trục, của kích thước lỗ
trên Hình 1.7. Kích thước trục, lỗ có sai lệch, nên độ dôi và khe hở cũng có sai
lệch.

Sai lệch của độ dôi và khe hở: Sai lệch của


Nmax = dmax - Dmin = es - EI kích thước truc
Nmin = dmim - Dmax = ei - ES es
Smax = Dmax - dmin = ES - ei
ei ES
Smin = Dmim - dmax = EI - es

Kích thước
danh nghĩa
Căn cứ vào yêu cầu làm việc của EI
mối ghép, khi thiết kế chúng ta phải chọn Sai lệch của
kích thước lỗ
các giá trị cho phép [Nmax], [Nmin] hoặc
[Smax], [Smin]. Mối ghép đạt yêu cầu, khi
Hình 1.7: Miền dung sai của kích
độ dôi hoặc khe hở nằm trong giới hạn thước trục, kích thước lỗ
cho phép.

1.3. Tính đổi lẫn chức năng


- Yêu cầu của kiểu lắp: khe hở nằm trong khoảng từ [Smax] đến [Smin]. Nếu
loạt chi tiết trục B lắp với loạt chi tiết lỗ A có Smax ≤ [Smax] và Smin ≥ [Smin]. Có
nghĩa là ta lấy bất cứ chi tiết trục nào trong loạt A lắp với một chi tiết trong
loạt B đều được mối ghép thoả mãn yêu cầu. Ta nói các chi tiết máy trong loạt
A và B có tính đổi lẫn chức năng hoàn toàn. Chúng có thể thay thế cho nhau,
mà vẫn đảm bảo chức năng làm việc.

- Nếu Smax > [Smax] hoặc Smin < [Smin], lúc đó các chi tiết trong loạt A và B
không có tính đổi lẫn chức năng. Tức là một mối ghép đang thoả mãn yêu cầu,
nếu thay thế một chi tiết trục khác lắp vào bạc đang có, có thể nhận được một
mối ghép không đạt yêu cầu.

- Khi thiết kế, người ta cố gắng chọn dung sai kích thước của chi tiết máy một
cách hợp lý, để chi tiết máy thoả mãn tính đổi lẫn chức năng.

- Trong sản xuất hàng loạt, nếu mọi chi tiết của loạt đều đạt tính đổi lẫn chức
năng thì loạt chi tiết đó đạt tính đổi lẫn chức năng hoàn toàn. Nếu có một hoặc
một số chi tiết trong loạt không đạt tính đổi lẫn chức năng, thì loạt chi tiết đó
đạt tính đổi lẫn chức năng không hoàn toàn.

8
CHƯƠNG 2

DUNG SAI LẮP GHÉP TRỤ TRƠN


2.1. Dung sai kích thước
2.1.1. Quy định về dung sai kích thước
Dung sai của kích thước được chọn tuỳ thuộc vào độ chính xác yêu cầu
và độ lớn của kích thước
T = a×i
Trong đó i là đơn vị dung sai. Đơn vị dung sai có thể tính theo công thức:
i = 0,45 3 d + 0,001d đối với kích thước từ 1 dến 500 mm
i = 0,004d + 2,1 đối với kích thước trên 500 đến 3150 mm
Tuy nhiên, để đơn giải cho việc lập tiêu chuẩn, TCVN quy định giá trị i
cụ thể cho các khoảng kích thước. Kích thước từ 1 đến 500 mm có thể phân
thành 13 ÷ 25 khoảng, tuỳ theo đặc tính của từng loại lắp ghép.
a: là hệ số phụ thuộc vào yêu cầu mức độ chính xác của kích thước.

TCVN 2244-1999 có quy định 20 cấp chính xác kích thước: cấp 01 ; 0 ;
1 ; 2 ; 3 ; .... ; 18. Trong đó cấp 01 chính xác cao nhất, cấp 18 ít chính xác
nhất. Cấp 5 đến cấp 11 được dùng trong thiết kế các máy thông dụng. Giá trị
của a có thể chọn như sau:
Cấp chính xác 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Giá trị của a 5 7 10 16 25 40 64 100 160
Dung sai kích thước do TCVN quy định được ký hiệu là IT. Giá trị của IT
được chọn theo Bảng 4.2 trang 24 tài liệu [1]. Theo Bảng 4.2, ứng với mỗi cấp
chính xác và từng khoảng kích thước, kích thước càng lớn, độ chính xác càng
thấp, thì dung sai càng lớn.

2.1.2. Miền dung sai và sai lệch cơ bản


Ví dụ, để tạo mối ghép trụ trơn từ chi
tiết trục và bạc (Hình 2.1) có kích thước danh
Φ60

nghĩa d = D = 60 mm, độ chính xác cấp 7. Tra


bảng 4.2 ta có
ITd = ITD = 30µm = 0,03mm.
Muốn có mối ghép chặt ta phải bố trí miền
Hình 2.1: Mối ghép trụ trơn
dung sai của trục mằn ở phía trên miền dung

You might also like