Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1

Phần 1: Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Mục đích
Huấn luyện cho chiến sỹ biết và làm đúng thứ tự động tác chào để thực hiện
trong học tập và công tác hàng ngày ở đơn vị.
2. Yêu cầu
- Hiểu rõ ý nghĩa của động tác.
- Thực hiện động tác phải đúng, mạnh, dứt khoát, tích cực luyện tập, học
mới ôn cũ.
- Chấp hành nghiêm kỷ luật.
II. NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
1. Vấn đề huấn luyện1: Động tác chào tại chỗ.
2. Vấn đề huấn luyện 2: Động tác chào khi đang đi.
3. Vấn đề huấn luyện 3: Động tác chào báo cáo cấp trên.
III. THỜI GIAN
1. Thời gian toàn bài: 2 giờ
2. Lên lớp: 40 phút
3. Luyện tập: 70 phút
4. Kiểm tra, kết thúc: 10 phút
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức
- Khi huấn luyện: Lấy đội hình trung đội để huấn luyện, do trung đội
trưởng huấn luyện và hướng dẫn tổ chức luyện tập.
- Khi luyện tập cá nhân trong đội hình tổ, tiểu đội để luyện tập do tiểu đội
trưởng chỉ huy, trung đội trưởng chỉ huy, điều hành luyện tập chung.
2. Phương pháp
- Trung đội trưởng: Khi lên lớp kết hợp giữa giảng giải và làm mẫu động
tác, tiến hành theo 3 bước.
- Chiến sỹ: Nghe kết hợp nhìn động tác mẫu của Trung đội trưởng để nắm
nội dung động tác, khi luyện tập tiến hành luyện tập theo 4 bước.
V. ĐỊA ĐIỂM: ........................................................
VI. BẢO ĐẢM
1. Trung đội trưởng
- Tài liệu ĐLĐN năm 2010, TL tập huấn 2011
- Giáo án đã được phê duyệt
2. Đơn vị: Mang mặc đúng quy định.
2

Phần 2: THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN

I. THỦTỤCTHAO TRƯỜNG
1. Kiểm tra quân số, vật chất, báo cáo cấp trên (nếu có).
2. Quy định thao trường.
3. Kiểm tra bài cũ.
II. HẠ KHOA MỤC
1. Mục đích, yêu cầu.
2. Nội dung.
3. Thời gian.
4. Tổ chức và phương pháp.
III. NỘI DUNG
Vấn đề huấn luyện 1
ĐỘNG TÁC CHÀO TẠI CHỖ

Ý nghĩa: Để biểu thị tính kỷ luật của quân đội, tinh thần đoàn kết, nếp
sống văn minh và thái độ tôn trọng lẫn nhau giữa các quân nhân và đối với nhân
dân, cán bộ ngoài quân đội.
1. Động tác chào và thôi chào đối với mũ kêpi
a) Động tác chào
- Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) – CHÀO” có dự và động lệnh. “Nhìn
bên phải (trái)” là dự lệnh, “CHÀO” là động lệnh. Khi luyện tập cơ bản dùng
khẩu lệnh “CHÀO” không có dự lệnh.
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh tay phải đưa lên phía trước theo một
đường gấn nhất đặt đầu ngón tay giữa vào bên phải vành lưỡi trai, năm ngón tay
khép kín và duỗi thẳng, lòng bàn tay úp hơi chếch về trước, bàn tay và cánh tay
dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên nâng lên và ngang tầm với thân
người, đầu ngay ngắn mắt nhìn thẳng vào đối tượng mình chào.
b) Động tác thôi chào.
- Khẩu lệnh: “ THÔI” không có dự lệnh.
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh tay phải đưa xuống theo một đường
gần nhất về tư thế đứng nghiêm.
c ) Động tác nhìn bên phải (trái) chào.
- Động tác chào: Khi nghe dứt động lệnh “CHÀO” tay phải đưa lên chào
đồng thời mặt đánh lên 150 và quay sang phải (trái) 450 mắt nhìn vào người
mình chào
-Động tác thôi chào: Khi nghe dứt động lệnh mặt quay về hướng cũ đồng
thời tay phải đưa về theo một đường gấn nhất thành tư thế đứng nghiêm.
- Khi thay đổi hướng chào từ 45 0 bên phải (trái) nhìn theo người mình chào
đến chính giữa phía trước mặt thì dừng lại, tay không đưa theo vành mũ.
2. Động tác chào khi đội mũ cứng, mũ mềm, mũ sắt, mũ hải quân.
Khẩu lệnh và động tác cơ bản như có mũ kepi chỉ khác vị trí đặt tay chào.
- Mũ cứng, mũ sắt: Đầu ngón giữa chạm vào vành mũ bên phải.
- Mũ mềm, mũ hải quân: Đầu ngón tay giữa chạm vào phía dưới bên phải
vành mũ.
3

3. Động tác chào khi không đội mũ.


- Quân nhân không đội mũ trong trường hợp gặp nhau hoặc tiếp xúc với người
nước ngoài và người ngoài quân đội vẫn thực hiện động tác chào như khi đội mũ, chỉ
khác đầu ngón giữa ngang đuôi lông mày bên phải.
- Những điểm chú ý.
+ Khi đưa tay chào đưa thẳng không đưa vòng, năm ngón tay khép kín
(nhất là ngón tay út và ngón tay cái).
+ Bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng lòng bàn tay không
ngửa quá.
+ Động tác đưa tay lên, bỏ tay xuống phải nhanh, mạnh, dứt khoát và
chuẩn xác.
+ Khi chào không nghiêng đầu, không cười đùa, liếc mắt hoặc nhìn đi nơi
khác, người ngay ngắn, nghiêm túc.
+ Khi nhìn bên phải (trái) chào hoặc thay đổi hướng chào, không xoay vai
hoặc đưa tay theo vành mũ. Tay chào không thay đổi, nhưng vị trí đặt đầu ngón
tay giữa trên vành mũ (vành lưỡi trai) thay đổi.
+ Khi mang găng tay vẫn chào bình thừng khi bắt tay thì phải tháo găng
tay ra.

Vấn đề huấn luyện 2


ĐỘNG TÁC CHÀO KHI ĐANG ĐI

1. Động tác chào khi đang đi ngược chiều


Khi đi ngược chiều gặp nhau vẫn đi như thường đến cách nhau 3 – 5 bước
thì vừa đưa tay chào đồng thời quay mặt nhìn vào người mình chào. Khi đã đi
qua hoặc người được chào đáp lại mới bỏ tay xuống đồng thời quay mặt trở lại
thôi chào (trường hợp gặp đơn vị mang quân kỳ thì chuyển thành đi đều và thực
hiện động tác chào như trên).
2. Động tác chào khi đi cùng chiều muốn vượt lên đi trước
- Khi đang đi cùng chiều muốn vượt lên trước đi đến ngang bên trái người
mình muốn vượt thì đưa tay và quay mặt chào nhưng vẫn tiếp tục đi khi đi qua
hoặc người mình chào chào đáp lễ thì bỏ tay xuống quay mặt về hướng cũ trở lại
đi bình thường.
- Trường hợp gặp đơn vị bộ đội, đoàn thể có mang quân kỳ thì đến gần
ngang quân kỳ chuyển thành đi đều rồi quay mặt, đưa tay chào khi đi qua thì bỏ
tay xuống quay mặt trở lại tiếp tục đi.
3. Động tác chào khi hai tay bận
Tiếp tục đi bình thường rồi làm động tác chào bằng cách quay mặt
nhìn vào người mình chào, hoặc có thể kết hợp dùng lời để chào: chào anh,
chào chị hoặc chào theo cấp bậc chức vụ của người đó, như: chào trung úy,
chào đại đội trưởng.
Khi ngồi trong xe không chào bằng động tác (trừ xe không có mui)
Nếu xuống xe xuất trình giấy tờ phải chào đáp lễ người gác.
4

Vấn đề huấn luyện 3


ĐỘNG TÁC CHÀO BÁO CÁO CẤP TRÊN

1. Động tác chào khi đội mũ


a) Đối với người báo cáo
Đến trước cấp trên cách 3 - 5 bước đứng nghiêm làm động tác chào khi
cấp trên chào đáp lễ xong mới báo cáo, trong khi báo cáo vẫn đề tay chào. Báo
cáo xong phải nói “HẾT” rồi bỏ tay xuống, chờ chỉ thị của cấp trên.
Cấp trên có thể nói “ĐƯỢC” hoặc ra chỉ thị. Nếu cấp trên ra chỉ thị thì
phải nói “RÕ” sau đó làm động tác chào khi cấp trên chào đáp lễ xong mới bỏ
tay xuống và quay về hướng định đi, sau khi quay xong về tư thế nghiêm mới đi
đều hoặc chạy đều về vị trí (nếu quay đằng sau thì trước khi quay bước qua phải
hoặc trái một bước rồi mới quay về hướng mới).
b) Đối với người nhận báo cáo
Khi cấp dưới chào báo cáo thì phải chào đáp lễ xong bỏ tay xuống. Sau
khi cấp dưới báo cáo xong phải nói “ĐƯỢC” hoặc ra chỉ thị để cấp dưới biết.
Khi cấp dưới chào để rời vị trí thì phải chào đáp lễ xong bỏ tay xuống.
Nếu đang đi hoặc đứng có đội mũ thì phải đứng nghiêm đưa tay chào đáp
lễ xong bỏ tay xuống.
Nếu đang làm việc có đội mũ hoặc không đội mũ vẫn có thể ngồi và chào
đáp lễ bằng lời; chào đồng chí…
c) Nội dung báo cáo
- Đối vơi cấp trên trực tiếp:
Khi báo cáo phải chào, không giới thiệu họ tên, chức vụ, đơn vị của mình,
báo cáo theo chức vụ cấp trên, báo cáo nội dung công việc, báo cáo xong nội
dung nói “ HẾT”
Ví dụ: Trung đội trưởg báo cáo với đại đội trưởng:
“Báo cáo đồng chí đại đội trưởng, đơn vị đang luyện tập đội ngũ quân số
tham gia 28 đồng chí - Hết”
- Đối với cấp trên không trực tiếp:
Khi báo cáo phải chào và giới thiệu đầy đủ họ tên, chức vụ, đơn vị (phiên
hiệu cấp mình và trên một cấp), báo cáo theo chức vụ chỉ huy cấp trên (nếu
không biết chức vụ phải báo cáo theo cấp bậc), khi báo cáo xong nội dung công
việc phải nói “HẾT”
Ví dụ 1: Trường hợp đã biết chức vụ cấp trên:
“Tôi nguyễn Văn A trung đội trưởng trung đội BB1, đại đội BB1, báo cáo đồng
chí tiểu đoàn trưởng, đơn vị đang luyện tập đội ngũ, quân số 28 đồng chí - Hết”
Ví dụ 2: Trường hợp không biết chức vụ cấp trên:
Tôi Nguyễn Văn A trung đội trưởng trung đội BB1, đại đội BB1, báo cáo
đồng chí đại tá, trung đội đang luyện tập đội ngũ quân số 28 đồng chí - Hết”
2. Động tác chào báo cáo khi không đội mũ
- Động tác người báo cáo và người nhận báo cáo thực hiện như khi đội mũ
- Khi thực hiện động tác chào trong nhà thống nhất không đội mũ.
- Báo cáo trong buổi lễ hoặc khai mạc, bế mạc tập huấn, hội nghị long
trọng (tổ chức trong hội trường) người báo cáo vẫn phải đội mũ, đối với người
nhận báo cáo có thể đội mũ hoặc không đội mũ.
5

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP


1. Nội dung:
- Động tác chào tại chỗ
- Động tác chào khi đang đi
- Động tác chào báo cáo cấp trên
2. Tổ chức luyện tập:
Lấy đơn vị tiểu đội để luyện tập, do tiểu đội trưởng hướng dẫn và sửa tập.
Trung đô ̣i trưởng chỉ huy điều hành luyện tập chung.
3. Phương pháp luyện tập: Luyện tập theo 4 bước
- Bước 1: Từng người nghiên cứu. Thời gian : 10 phút
Từng người nghiên cứu ý nghĩa, khẩu lệnh và từng cử động của động tác, điểm
nào chưa rõ hỏi ngưòi bên cạnh, tiểu đội trưởng và trung đô ̣i trưởng để nắm chắc nội
dung.
- Bước 2 : Từng người luyện tập. Thời gian: 30 phút.
Gồm 3 phân đoạn:
+ Phân đoạn 1: Tập chậm động tác
Người tập tự hô khẩu lệnh rồi tập chậm, tập cơ bản từng động tác, khi tập
tự quan sát, nghiên cứu điều chỉnh đúng động tác. Khi thuần thục mới chuyển
sang tập nhanh dần
+ Phân đoạn 2: Tập nhanh dần từng động tác
Người tập tự hô khẩu lệnh và thực hiện hoàn chỉnh động tác, cơ bản như
phân đoạn 1 nhưng tốc độ nhanh hơn, khi thuần thục động tác này mới chuyển
qua tập động tác khác.
+Phân đoạn 3: Tập tổng hợp hoàn thiện động tác
Người tập tự hô và thực hiện hoàn chỉnh động tác và liên kết các động tác
trong vấn đề huấn luyện
(Trung đội trưởng cương vị người tập làm mẫu động tác 3 phân đoạn
luyện tập)
- Bước 3 : Tổ luyện tập. Thời gian: 25 phút.
Luyện tập theo 3 phân đoạn:
Phân đoạn 1, 2, 3 như bước 2 chỉ khác là do tổ trưởng duy trì và sửa tập
cho tổ cứ như vậy thay nhau làm tổ trưởng chỉ huy tổ luyện tập
Riêng nôi dung chào báo cáo cấp trên thì tập theo cặp, thay nhau trên
cương vị cấp trên, cấp dưới để luyện tập
(Đội mẫu ra thể hiện động tác mẫu 3 phân đoạn luyện tập)
-Bước 4 : Tiểu đội luyện tập. Thời gian: 15 phút.
Luyện tập cơ bản như bước 3 chỉ khác theo đội hình tiểu đội do tiểu đội
trưởng chỉ huy và sửa tập. Cứ như vậy thay nhau cương vị tiểu đội trưởng duy
trì tiểu đội luyện tập cho hết giờ.
4. Phương pháp sửa tập:
- Dùng khẩu lệnh và động tác mẫu để sửa, không dùng tay sửa trực tiếp
cho người học. Thực hiện sai đâu sửa đó. Sai ít sửa trực tiếp, sai phổ biến tập
trung để thống nhất lại.
- Sửa cho cá nhân: Quan sát kỹ từng cử động, động tác của người tập. Đối
chiếu với yêu cầu (chuẩn) của động tác mẫu để sửa.
- Sửa cho tổ và tiểu đội: Xác định điểm chuẩn để sửa cho đội hình tổ, tiểu
đội bảo đảm sự thống nhất.
6

5. Địa điểm và hướng tập: Quy định cụ thể trên sân


6. Kí tín hiệu chỉ huy, điều hành luyện tập
Khẩu lệnh trực tiếp của trung đội trưởng.
7

Phần 3: KIỂM TRA KẾT THÚC HUẤN LUYỆN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Mục đích
- Nhằm đánh giá nhận thức và thực hành động tác chào,chào báo cáo cấp trên.
- Để củng cố kiến thức, bản lĩnh và việc vận dụng thường xuyên trong
việc học tập, rèn luyện. Đồng thời rút kinh nghiệm học các nội dung tiếp theo.
2. Yêu cầu
- Kiểm tra nghiêm túc, khách quan, trung thực phản ánh đúng chất lượng
dạy và học.
II. NỘI DUNG
- Động tác chào tai chỗ.
- Động tác chào khi đang đi.
- Động tác chào báo cáo cấp trên.
III. THỜI GIAN
10 phút
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức
- Lấy đội hình trung đội để kiểm tra, do trung đội trưởng trực tiếp kiểm tra.
2. Phương pháp
- Trung đội trưởng gọi tên từng chiến sỹ lên thực hiên động tác theo câu
hỏi, nhận xét cho điểm.
- Sau kiểm tra rút kinh nghiệm, thống nhất những nội dung còn yếu đề ra
biện pháp trong học tập, công tác tiếp theo
V. THÀNH PHẦN, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA
- Đối tượng kiểm tra là chiến sỹ trong trung đội tập trung vào một số
chiến sỹ còn yếu về thực hành động tác.
VI. ĐỊA ĐIỂM: .......................................................
VII. BẢO ĐẢM
- Sân bãi đủ triển khai đội hình kiểm tra.

KẾT QUẢ KIỂM TRA

Cấp Đơn Nội dung Kết quả kiểm tra Ghi


TT Họ và tên
bậc vị kiểm tra Điểm Xếp loại chú
1
2
3
4
5

You might also like