Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Thành tựu:

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua gần 35 năm đổi mới, kinh tế tư nhân
liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39-40% GDP, thu hút
khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy
động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo việc làm, cải thiện đời
sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội,... Kinh tế tư nhân, đặc biệt lực lượng
doanh nghiệp (DN) tư nhân đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, làm thay đổi “diện mạo” đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hạn chế:
Trước tiên, năng suất và tốc độ tăng năng suất của khu vực kinh tế tư nhân còn
thấp và có nhiều hạn chế. Theo số liệu thống kê, năng suất lao động bình quân
của khu vực DN tư nhân chỉ bằng khoảng 34% năng suất lao động của khu vực
DNNN và khoảng 69% năng suất lao động của DN có vốn đầu tư nước ngoài. Năng
suất thấp của DN tư nhân có liên quan tới thực trạng là phần lớn các DN khu vực
này ở quy mô siêu nhỏ và nhỏ (chiếm trên 97% tổng số DN) và có xu hướng “li ti
hóa”, quá nhỏ bé.
Năng lực khoa học công nghệ của các DN còn hạn chế, có nơi còn lạc hậu; DN
chưa mạnh dạn đầu tư cho ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, nhất là
công nghệ lõi, công nghệ tiên phong. Trong khi đó, tính liên kết, văn hóa hợp tác
giữa các DN Việt Nam còn mang tính hình thức, chưa thực sự tạo thành khối liên
kết để cùng nhau phát triển; chưa nhìn được giá trị lợi ích chung của việc hợp tác,
liên kết, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn hơn. Các DN Việt Nam chưa chú trọng
cải thiện khả năng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia chuỗi giá trị
khu vực và toàn cầu.

You might also like