Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài 3.

TRUNG QUỐC

1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.

Các nước xâu xé “chiếc bánh ngọt” Trung Quốc

2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến
đầu thế kỉ XX
- Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thoả hiệp của triều đình Mãn
Thanh, nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy đấu tranh quyết liệt, tiêu biểu là:
+ Phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864) do Hồng Tú Toàn lãnh
đạo: Là khởi nghĩa nông dân lớn nhất, mang tính chất phong kiến.
+ Cuộc vận động Duy tân (1898), do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi
xướng, được vua Quang Tự ủng hộ, kéo dài hơn 100 ngày: Mang khuynh hướng tư
sản.
+ Phong trào Nghĩa Hoà đoàn (Cuối TK XIX - đầu TK XX), tấn công đại sứ quán
của các nước đế quốc: Là phong trào yêu nước, mang tính dân tộc.
 Các phong trào đều thất bại.
3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)
a. Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội:
- Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời cuối thế kỉ XIX, lớn mạnh vào đầu thế kỉ XX,
bị phong kiến và tư bản nước ngoài kìm hãm, chèn ép.
- Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn cùng với các đồng chí đã thành lập Trung Quốc
Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư sản của Trung Quốc.
+ Cương lĩnh chính trị dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc
độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc).
+ Mục đích: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.
b. Cách mạng Tân Hợi 1911:
- Ngày 9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hoá đường sắt",
thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi
dân tộc, đã châm ngòi cho Cách mạng Tân Hợi.
- Ngày 10/10/1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ. Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Vũ
Xương, sau đó lan ra tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
- Ngày 29/12/1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc,
bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.
- Tính chất, ý nghĩa:
+ Là một cuộc cách mạng Dân chủ tư sản không triệt để.
+ Xoá bỏ chế độ phong kiến ở Trung Quốc, mở đường cho CNTB phát triển. Cuộc
cách mạng có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, trong đó có
Việt Nam.
---------------------------------------Hết---------------------------------------
BÀI 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
- Đông Nam Á là khu vực có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến
đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu  bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á:
Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia; Tây Ban
Nha, Mĩ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.
- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng
cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh, Pháp. (Trái độn)
2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia và
nhân dân Lào.
Cam-pu-chia Lào
- Thời gian trở
1884 1893
thành thuộc địa
- Khởi nghĩa Si-vô-tha (1861 - Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901-
- Các cuộc đấu – 1892). 1903).
tranh tiêu biểu - Khởi nghĩa Achaxoa (1863 - Khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-
– 1866). lô-ven do Ong Kẹo, Com-ma-đam
- Khởi nghĩa Pucômbô (1866 chỉ huy (1901 - 1937).
– 1867).
- Phong trào diễn ra sôi nổi liên tục nhưng thất bại chủ yếu vì
- Nhận xét phong trào mang tính tự phát, thiếu đường lối và thiếu tổ chức.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3
nước Đông Dương.

3. Xiêm giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.


- Giữa thế kỉ XIX, Xiêm đứng trước nguy cơ bị thực dân Anh và Pháp xâm lược,
Rama IV (Mông-kút), thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.
- Năm 1868, Rama V lên ngôi, tiến hành nhiều chính sách tiến bộ:
+ Kinh tế: Giảm nhẹ thuế khóa, khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây
dựng nhà máy, mở hiệu buôn và ngân hàng…
+ Xã hội: Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động.
+ Năm 1892, Rama V tiến hành hàng loạt cải cách (về hành chính, quân đội, giáo
dục…) theo khuôn mẫu phương Tây  đưa Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ
nghĩa.
- Ngoại giao: Thực hiện chính sách ngoại giao “Cây tre”: đáp ứng một số quyền
lợi cho cả Anh và Pháp.
 Xiêm giữ được nền độc lập tương đối.
---------------------------------------Hết---------------------------------------

You might also like