De Cuong On Thi Hoc Ki 1 Mon Sinh Hoc 10

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 10

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?
Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
- Nguyên tắc thứ bậc: là tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên
tổ chức sống cấp trên.
- Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp
mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức dưới không có được.
Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
- Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều
hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát
triển.
Thế giới sống liên tục phát triển:
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên AND từ tế bào này sang
tế bào khác, thế hệ này sang thế hệ khác.
Các sinh vật trên trái đất có chung nguồn gốc.
Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị di truyền được tự nhiên không ngừng tác
động để giữ lại các dạng sống thích nghi  Dù có chung ngồn gốc nhưng các
sinh vật luôn luôn tiến hóa theo chiều hướng khác nhau tạo nên thế giới sống vô
cùng đa dạng và phong phú.
Câu 2: So sánh ADN với ARN?
* So sánh cấu trúc ADN với ARN
- Giống: nguyên tắc đa phân – các nuclêôtit có gốc phôtphat, bazơ nitơ và
đường 5C – các nuclêôtit liên kết bằng liên kết photphođieste.
- Khác nhau:
Điểm so
ADN ARN
sánh
Số mạch 2 mạch dài. 1 mạch ngắn.
- Axit photphoric.
Thành - Axit photphoric.
- Đường đêôxiribôzơ
phần của - Đường Ribôzơ (C5H10O5)
(C5H10O4)
ơn phân - Bazơ nitơ: A, U, G, X
- Bazơ nitơ: A, T, G, X
- mARN: truyền đạt thông tin di truyền
từ ADN ARN  Prôtêin.
Chức Bảo quản, truyền đạt thông - tARN: vận chuyển các axitamin đặc
năng tin di truyền. hiệu  tổng hợp Prôtêin.
- rARN: cấu trúc Ribôxôm  tổng hợp
Prôtêin.
Câu 3: Nêu cấu trúc và chức năng của protein?
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc không gian:
Loại
cấu Đặc điểm cấu tạo Chức năng
trúc
Bậc 1 là 1 chuỗi polipeptit do các axitamin liên kết - Tham gia cấu trúc nên
nhau tạo thành TB và cơ thể.
do cấu trúc bậc 1co xoắn( dạng anpha) hoặc - Vận chuyển các chất
Bậc 2
gấp nếp( dạng bêta). - Xúc tác các phản ứng
do cấu trúc bậc 2 co xoắn hay gấp nếp  cấu hoá sinh trong tế bào.
Bậc 3
trúc không gian 3 chiều của prôtêin. - Điều hoà các quá trình
do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay trao đổi chất.
Bậc 4
khác loại tạo thành. - Bảo vệ cơ thể.
Câu 4: So sánh Ti thể và Lục lạp?
Đặc
Ti thể Lục lạp
điểm
Giống - Đều có cấu trúc màng kép.
nhau - Đều là bào quan tham gia chuyển hóa năng lượng cho TB.
- Lớp màng: - Hai màng trơn, nhẵn, không gấp nếp
+ Ngoài: nhẵn. - Chứa nhiều tilacoit xếp chồng lên
+ Trong: uốn khúc tạo mào, nơi nhau gọi là hạt grana. Trên màng
định vị các enzim hô hấp. tilacoit có chứa các enzim quang hợp.
- Thực hiện quá trình hô hấp, phân - Thực hiện quá trình quang hợp, tổng
Khác
giải chất hữu cơ, chuyển hoá hợp chất hữu cơ, chuyển hoá năng
nhau
năng lượng trong các hợp chất lượng ánh sáng thành năng lượng hoá
hữu cơ thành ATP cung cấp năng năng tích lũy trong các hợp chất hữu
lượng cho mọi hoạt động sống của cơ phức tạp.
TB. - Chỉ có trong TB quang hợp của thực
- Có trong mọi TB. vật.
Câu 5: Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động?
Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
- Không tiêu hao năng lượng ATP. - Tiêu hao năng lượng ATP.
- Tuân theo nguyên lí khuếch tán( theo chiều - Không tuân theo nguyên lí khuếch
Građien nồng độ). tán( ngược chiều Građien nồng độ).
- Các chất tan đi từ nơi có nồng độ cao đến - Các chất tan đi từ nơi có nồng độ
nơi có nồng độ thấp  thẩm tách. thấp đến nơi có nồng độ cao.
Nước đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế
nước thấp  thẩm thấu.
- Có 2 con đường vận chuyển: - Con đường vận chuyển qua kênh
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép protein xuyên màng, mỗi kênh
photpholipit. protein chỉ đặc hiệu vận chuyển 1
+ Khuếch tán qua kênh protein màng, có tính chất nhất định.
chọn lọc.
Câu 6: Qúa trình vận chuyển thụ động qua màng tế bào phụ thuộc
vào những yếu tố nào?
- Sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào
+ Dung dịch ưu trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các
chất tan trong tế bào. Khi đó chất tan có thể di chuyển từ ngoài vào trong tế bào.
+ Dung dịch nhược trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ nồng độ các
chất tan trong tế bào.
+ Dung dịch đẳng trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất
tan trong tế bào.
- Đặc tính lí hóa của các chất qua màng: Các chất không phân cực và có kích
thước nhỏ như CO2, O2,… có thể dễ dàng khuếch tán qua màng. Các chất phân
cực hoặc ion, các chất có kích thước phân tử lớn như glucozơ chỉ có thể khuếch
tán qua kênh protein xuyên màng
Câu 7: Khi lấy một tế bào động vật( hồng cầu) và một tế bào thực vật(
củ hành) ngâm vào 2 cốc đựng nước cất. Sau một thời gian, quan sát có
hiện tượng gì xảy ra? Giải thích tại sao có hiện tượng đó?
Khi lấy một tế bào động vật( hồng cầu) và một tế bào thực vật( củ hành) ngâm
vào 2 cốc đựng nước cất. Sau một thời gian, quan sát hiện tượng ta thấy:
- Thời gian đầu cả 2 tế bào đều trương nước. Sau đó tế bào hồng cầu vỡ nhưng
tế bào thực vật căng to.
- Giải thích: ở môi trường nhược trương cả 2 tế bào đều trương nước. Tế bào
hồng cầu không có thành tế bào  nước thấm vào làm trương tế bào và làm tế
bào bị vỡ. Tế bào thực vật có thành Xenlulozo  nước thẩm thấu vào làm tế bào
trương lên nhưng không làm vỡ tế bào.
Câu 8: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem
lại cho chúng ưu thế gì?
Tế bào nhỏ, tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) trên thể tích của
tế bào sẽ lớn. Tỉ lệ này kí hiệu theo tiếng anh là S/V.
Tỉ lệ S/V càng lớn, sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh
chóng làm tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với tế bào có cùng hình
dạng nhưng kích thước lớn hơn.
Câu 9: Mô tả cấu trúc hóa học của ATP? Nêu vai trò của ATP trong
tế bào? Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?
- Cấu trúc hóa học của ATP gồm:
+ Ađênin.
+ Đường Ribozơ(5C) làm khung.
+ 3 nhóm phôtphat (liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối là liên kết cao năng).
- Vai trò của ATP trong tế bào:
+ Cung cấp NL cho các hoạt động sống của tế bào.
+ Sinh tổng hợp các chất.
+ Sinh công cơ học( co cơ).
+ Vận chuyển các chất qua màng( hoạt tải).
- Nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào, vì:
+ ATP có chứa các liên kết cao năng mang nhiều năng lượng nhưng có năng
lượng hoạt hóa thấp nên dễ bị bẻ gãy để giải phóng năng lượng(1 liên kết cao
năng bị phá vỡ giải phóng 7,3 Kcalo/ 1 phân tử gam).
+ Các nhóm phôtphat có điện tích âm luôn có xu hướng đẩy nhau làm phá vỡ
liên kết ATP truyền năng lượng cho cho các hợp chất khác qua chuyển nhóm
phôtphat để trở thành ADP( Ađênozin điphotphat) rồi ngay lập tức ADP gắn
thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP  Quá trình tổng hợp và thủy phân ATP
xảy ra thường xuyên trong tế bào.
+ Các phản ứng thu nhiệt trong TB cần ít hơn 7,3 Kcalo/ 1 phân tử gam năng
lượng hoạt hóa  ATP cung cấp đủ năng lượng cho tất cả các hoạt động của tế
bào.

Câu 10: Hãy giải thích:


- Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn được cấu tạo từ protein
nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Sự khác nhau đó là do đâu?
Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn được cấu tạo từ protein
nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Sự khác nhau đó là do: chúng
khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin.
- Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau, vì: nước sẽ
thấm vào tế bào làm cho tế bào trương lên  rau tươi không bị héo.

Câu 11: Enzim là gì? Cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzim?:
- Enzim là chát xúc tác sinh học, có bản chất protein xúc tác cho các phản ứng
sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống.
- Cấu trúc:
+ enzim một thành phần (chỉ có protein)
+ enzim hai thành phần (ngoài protein còn liên kết với các chất khác không phải
protein)
+ Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm
hoạt động, cấu hình trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình
không gian của cơ chất, nhờ đó cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến
đổi
- Cơ chế tác động:
Enzim liên kết cơ chất tạo ra phức hợp enzim-cơ chất. Sau phản ứng tạo sản
phẩm và giải phóng enzim nguyên vẹn.

Câu 12: Quang hợp là gì? Phân biệt pha sáng và pha tối của quang
hợp( điều kiện, nơi diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm)?
Quang hợp: Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản
nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố.
Quang hợp gồm 2 pha: Pha sáng và pha tối.
Điểm phân biệt Pha sáng Pha tối
Điều kiện Cần ánh sáng Không cần ánh sáng
Nơi diễn ra Hạt grana Chất nền ( Stroma )
Nguyên liệu H2O, ADP, NADP+ CO2, ATP, NADPH
Sản phẩm O2, ATP, NADPH Glucozo,....
Câu 13: Hô hấp tế bào là gì? Hô hấp tế bào được chia thành những
giai đoạn nào? Nêu diễn biến của mỗi giai đoạn?
Hô hấp tế bào: Là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ (chủ yếu là glucozơ)
thành các chất đơn giản (CO2, HO2) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động
sống.
Quá trình hô hấp tế bào từ 1 phân tử glucôzơ được chia thành 3 giai đoạn
chính:
Các giai đoạn Nơi diễn ra Sản phẩm thu được
Đường phân Trong bào tương 2 ATP và 2 NADH
Chu trình Crep Trong chất nền của ti 2 ATP, 6 NADH, 2 FADH2,
thể 4 CO2
Chuỗi truyền electron hô Màng trong của ti thể 34 ATP, 6 H2O
hấp

You might also like