12 Tiểu Phẩm Pháp Luật

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 51

HAI BỐ CON MÌNH CÙNG SỬA SAI

Nhà Nam nằm ven đô, gần quốc lộ 18. Nam trạc tuổi trung niên đang cùng
đám bạn ngồi chơi bài. Trên chiếc chiếu cói đã cũ rách, ấm chén pha trà vứt bề bộn,
mùi khói thuốc lá nồng nă ̣c trong căn nhà nhỏ rộng khoảng 35m2, đồ đạc chẳng có
gì giá trị.
Tùng, cậu con trai lớn của Nam đang học lớp 9 vừa giúp mẹ đưa hàng ra chợ
về, vừa đi vào đến sân, đang dựng xe. Nam đang chơi bài, nghe tiếng động nhìn ra
sân thấy con trai, Nam gọi vào hỏi.
Nam: Mẹ có dặn gì không?
Tùng (nhanh nhảu trả lời): Mẹ dặn, tý nữa mẹ về, bố và mẹ đi thăm ông
ngoại, hình như ông bị ốm.
Trên chiếu, đám người chơi bài người nào cũng điếu thuốc trên miệng, từng
hơi kéo vào rồi xả ra, Nam rít hơi thuốc, tay chia bài và dường như không quan tâm
đến việc vợ dặn chuẩn bị đi thăm bố vợ bị ốm, Nam lấy tờ 50 nghìn đưa cho Tùng
rồi bảo.
Nam: Ông già rồi, ốm là chuyện thường, thăm nom gì, để mẹ mày tự đi, cầm
tiền sang nhà bác Hương mua cho bố bao thuốc Thăng Long.
Sơn là bạn trong đám đánh bài, thấy Nam bảo Tùng đi mua thuốc, Sơn quay
lại nhìn Tùng rồi nhắc khẽ:
Sơn: Mua thuốc Thăng Long bao mềm nhé cu! Này nhé mua về bao nguyên
không được thiếu điếu nào đâu thằng quỷ.
Tùng (vê vê tờ 50 nghìn trên tay, rồi đưa lên quẹt qua mũi cười ngạo nói với
Sơn): Chú lại chọc quê cháu hả, dạo này cháu dùng kenk rồi, không dùng bình dân
đâu.
Nói rồi Tùng phóng xe vút ra ngoài ngõ để đi mua thuốc lá, Sơn và mọi người
lại tiếp tục chơi bài, khói thuốc vẫn nghi ngút.
Quầy bán thuốc nhà chị Hương hôm nay có vẻ vắng hơn mọi khi. Chị Hương
đang xếp hàng.
Tùng (đi vào gọi to): Bác Hương, bán cháu một bao Kenk và một Thăng Long
mềm.
Chị Hương nhìn Tùng có vẻ không muốn bán vì biết Tùng hay mua nợ và
chưa trả hết nợ.
Chị Hương: Này nhé, không bán nợ đâu.
Tùng (rút tiền từ trong túi chìa ra đưa cho chị Hương): Đây “xiền” đây, trả nợ
3 bao hôm trước và hôm nay.
Chị Hương nhìn Tùng đang rút tiền từ trong túi quần ra, có vẻ thấy vui, liền đi
ra chỗ để thuốc lá, lấy thuốc đưa cho Tùng.
Chị Hương: Kiếm được vụ gì hay lấy cắp tiền của mẹ, sao hôm nay “Cu”
nhiều tiền thế…
Tùng (nhìn chị Hương có vẻ tự đắc, vênh mặt, tay đưa tiền cho chị Hương):
Này nhé, đây chưa bao giờ biết ăn cắp, mà chỉ “mượn tạm” thôi nhé… (cười).
Tùng nhận thuốc từ tay chị Hương, cầm bao thuốc Tùng bóc bao kenk và
châm hút, những hơi thuốc kéo nghiền thật sâu và xả ra hơi thật dài. Đúng lúc đồng
chí cán bô ̣ quản lý thị trường vừa đi tới, anh dừng xe máy trước quán chị Hương
hỏi mua quà. Nhìn thấy chị Hương đưa cho Tùng mấy bao thuốc, rồi trước cửa
hàng lại treo cả biển quảng cáo bán thuốc lá, anh khéo léo nhắc nhở:
Cán bộ quản lý thị trường: Chị Hương này, theo quy định của Luâ ̣t phòng,
chống tác hại thuốc lá thì viê ̣c buôn bán thuốc lá như bây giờ của cửa hàng là có vi
phạm rồi đấy.
Chị Hương (nhíu mày): Thế ạ! Em có biết đâu, lâu nay em vẫn bán mà có sao
đâu! Em vi phạm cái gì, chứ tụi em từ khi mở cửa hàng này có được nghe tuyên
truyền gì về cấm quảng cáo bán thuốc lá đâu chứ!
Anh cán bô ̣ (cười rồi nói): Chị treo biển quảng cáo để ở trước cửa hàng thế
kia là vi phạm vào luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012, vì Luâ ̣t
nghiêm cấm hành vi quảng cáo, khuyến mại thuốc lá, tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới
người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
Tùng trên tay vẫn mấy bao thuốc, đi gần lại chỗ chị Hương đứng nghe. Anh
cán bô ̣ tiến lại gần Tùng, đưa tay vỗ vỗ vai câ ̣u ta:
Anh Cán bộ: Đă ̣c biê ̣t là chị đã bán thuốc lá cho người chưa thành niên, dù là
cháu mua để sử dụng hay mua hô ̣ cho người khác thì cũng bị nghiêm cấm. Sắp tới
Nhà nước sẽ có nhiều biê ̣n pháp để xử phạt vi các trường hợp vi phạm điều cấm.
Chị Hương cũng phải lưu ý chấp hành, vừa tốt cho người vừa đẹp cho mình.
Chị Hương (phân bua): Tôi biết thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, nhưng…
thấy mọi người bán thì … thâ ̣t ra loại hàng này tôi cũng chỉ bán phụ thêm thôi, anh
thấy đấy, cửa hàng này chủ yếu là các loại hàng tiêu dùng thiết yếu, cần cho bà con
hàng xóm chứ ở ngõ nhỏ này, làm gì có khách đâu.
Chị Hương (liếc nhìn anh cán bộ và quay sang nhìn Tùng nói vỗ về): Cháu
còn ít tuổi nên bỏ thuốc lá đi cháu ạ, hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, không chỉ
cho bản thân người xài đâu mà ảnh hưởng những người xung quanh nữa và cả
giống nòi của chúng ta nữa. Cháu hút thuốc lá, bác vì hám tiền bán cho cháu giờ
bác đã phạm tội rồi đây.
Tùng tay cầm hai bao thuốc, nhìn về phía anh cán bô ̣ quản lý thị trường, rồi lại
quay sang nhìn chị Hương.
Tùng: Cháu cũng vì bị bố thường xuyên sai đi mua thuốc lá, nên cũng nghiện
lúc nào không hay. Mặc dù cháu biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, nhưng bị rủ
rê, lôi kéo giờ không có điếu thuốc cháu thèm lắm bác ạ. Hôm nay gặp được bác
cán bô ̣ quản lý thị trường nói viê ̣c làm này của cháu là bị pháp luâ ̣t cấm, bác Hương
không bán thuốc nữa và cháu cũng sẽ bỏ được thôi bác ạ.
Chị Hương cảm thấy xấu hổ đi về phía Tùng lấy lại mấy bao thuốc vừa bán
cho Tùng.
Chị Hương: Ừ, từ giờ bác không bán thuốc lá nữa, nghe cháu nói bác cảm
thấy xấu hổ lắm.
Nói xong chị Hương đi về phía trước cửa hàng, gỡ biển quảng cáo cất đi.
Anh cán bô ̣ quản lý thị trường mỉm cười, rồi quay lại Tùng :
Anh Cán bộ: Cháu chưa đủ 18 tuổi, là người chưa thành niên mà bố sai đi
mua thuốc là bố cháu đã vi phạm đấy, pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng
trẻ em dưới 18 tuổi đi mua và sử dụng thuốc lá. Về nhà, cháu nói lại như vâ ̣y cho
bố nghe nhé, lần sau bố lại sai đi mua thuốc lá là cương quyết từ chối nhớ chưa!
Tùng nhìn anh cán bô ̣ quản lý thị trường rồi liếc mắt nhìn sang chị Hương với
vẻ như đã hiểu thêm một điều mới, học thêm bài học bổ ích. đi về phía xe máy,
Tùng mở cốp đem trả lại chị Hương những bao thuốc đó, rồi nhìn anh cán bô ̣ quản
lý thị trường nói:
Tùng: Hôm nay hai bố con cháu đều sai, may nhờ có chú cháu đã hiểu ra,
Cháu cảm ơn chú nhiều.
Rồi Tùng phóng xe về nhà, thấy mô ̣t mình bố dọn dẹp nơi cách đây mô ̣t tiếng
là chỗ mấy ông ngồi tá lả. Thấy Tùng về, tay không, ông bố dừng tay nói:
Nam: Sai đi mua thuốc mà đi đâu giờ mới về, lại tay không thế kia, không
mua được thì tiền đâu hay nướng vào game hết rồi!
Tùng (ngồi xuống bâ ̣c thềm, giọng trùng xuống): Hôm nay, hai bố con mình
đã làm mô ̣t viê ̣c sai đấy, từ giờ bố bỏ thuốc đi, hút thuốc lá có ích gì đâu chỉ hại
cho sức khỏe thôi. Để con lấy cho bố xem cái này, họ cảnh báo tác hại của thuốc lá
cực hay.
Nói rồi, Tùng đi vào bàn học của mình, lục lọi lấy ra mô ̣t tờ giấy A4 trên đó
vẽ hình ảnh những điếu thuốc lá đang cháy và đô ̣ dài ngắn dần của thuốc lá tỷ lê ̣
thuâ ̣n với tuổi thọ của người hút nó.
Nam (nhìn bức hình, xoa đầu con và vỗ vai): Ái chà, cu câ ̣u này lớn lúc nào
bố không biết, được rồi bố hứa với con từ nay bố sẽ bỏ thuốc lá. Hai bố con ta sai
rồi, nhưng may là chúng ta đã hiểu ra điều đó sớm con ạ, và từ giờ bố con mình
cũng sửa thôi.
Hai bố con cùng nhìn ra màn hình cười to.
MÓN QUÀ “ĐỘC”

Huy và Sơn đang ngồi uống bia cỏ tại quán bia bình dân bên đường. Tuy ở
công sở, Huy là sếp của Sơn nhưng ở ngoài đời, họ chơi với nhau như anh em, bởi
cả hai cùng có thói quen: “thích bia và thuốc lá”.
Sơn (đưa tay nâng cốc bia chạm keng vào cốc của Huy với vẻ hơi phê): Kính
sếp, bia này tuy là “dân bình” nhưng mà…. hợp với lương của anh em mình thời
bão giá, sếp thấy thế nào?
Huy (đưa cốc bia, uống một hơi thật sâu, lắc lư đầu vẻ sung sướng): Tớ nói
cho cậu biết, thời buổi này, với tớ cứ được mời, mà bình dân, à không dân bình…
(cười)… mà nhất là các cậu cứ mời tớ mãi thế này, tớ là tớ… không muốn đi đâu,
nhưng … cả hai cùng cười.
Sơn biết sếp từ lâu là người nghiện thuốc lá, khi ở nhà sếp thường bị vợ “cấm
hút”, nên khi gọi điện mời sếp đi uống bia là Huy lấy lý do đi ký hợp đồng hoặc đi
ngoại giao với nhân viên cấp dưới để được hút thuốc thoải mái. Sơn cầm ly bia trên
tay, tay kia móc bao thuốc lá từ trong túi quần móc bao thuốc kính cẩn đưa sếp.
Sơn: Trong công ty, chỉ mình em là hiểu sếp và quan tâm đến sức khỏe của
sếp… Em vừa có thằng em vợ đi công tác ở Úc về, em gửi nó mua mô ̣t món quà
biếu sếp, hôm nay em mang đi nhưng ở công ty bất tiê ̣n, phòng sếp lúc nào cũng có
người ra ra vào vào, chẳng có lúc nào tiê ̣n, mà… cái món này ở Việt Nam là hiếm
lắm sếp ạ, đây là của sếp, còn em cũng có đây rồi, đây đây sếp dùng thử đi.
Huy bỏ cốc bia, lấy bao thuốc lá ngoại từ tay Sơn, lấy một điếu châm lửa kéo
một hơi dài rồi thở ra vẻ sung sướng, sau đó vỗ vào vai Sơn nói vẻ khoái chí:
Huy: Cái món này, đúng là đồ ngoại thật, kéo một hơi biết ngay là đồ ngoại…
(cười)… ở công ty mỗi tớ và cậu là tâm đầu ý hợp, mà tớ cứ nói đi với cậu là vợ tớ
yên tâm ngay, chứ cái thằng Sinh trưởng phòng của cậu ấy, … không được, ky bo,
kẹt xỉn, chưa mời tớ bữa bia nào, nó thua xa cậu … mà đã thế vừa rồi tớ cử nó đi
họp ở trên về, họp về nó còn quán triệt cả tớ về chuyê ̣n hút thuốc lá, nó yêu cầu tớ
không được hút ngay trong phòng làm viê ̣c. Tớ nói cho cậu biết sang năm thực hiện
lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, cậu là trong quy hoạch cán bộ của tớ.
Sơn hai tay xoa xoa vào nhau, vẻ khoái chí vì lấy được lòng của sếp, hạ được
danh dự của trưởng phòng, cái chức mà Giang đang ngắm nghía.
Sơn: Em nói thật với sếp, cái đồng chí Sinh là yếu về phẩm chất lãnh đạo,
không coi ai ra gì…
Ánh mắt Huy có vẻ suy nghĩ, tay vò đầu Sơn vẻ ma mãnh ánh mắt liếc nhìn
Huy, sau đó nâng cốc bia uống một hơi rồi nói tiếp:
Sơn: … Ai dè, hôm nọ nó qua phòng em dán ngay cái biển cấm thuốc lá nơi
công sở đặt trước cửa phòng, nó làm như thế… khác gì đập vào mặt sếp…. à không
đập vào mặt em ạ. Mà sếp thấy đấy, nó thấy em và sếp thân nhau nên nó cố tình
chia rẽ tình cảm của em và sếp, sếp phải họp kiểm điểm trước toàn công ty… hạ bệ,
chuyển công tác, mà em nói cho sếp nghe chỉ có em mới xứng ngồi vào vị trí đó…
(cười)… chỉ có em mới thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của sếp và sở thích
của sếp…
Sơn lấy điếu thuốc đưa lên miệng Long kính cẩn bật lửa châm thuốc cho Huy.
Huy, rít hơi thuốc, vỗ tay vào bàn, nhìn Sơn quát.
Huy: Hôm nọ, cậu ấy còn đưa cho tớ một tờ trình, yêu cầu tớ phải họp và
thông báo với toàn công ty về viê ̣c thực hiê ̣n cấm hút thuốc lá trong phòng làm viê ̣c
của công ty, nó bảo phải gương mẫu chấp hành quy định của Luật phòng, chống
thuốc lá, lại còn viê ̣n đủ lý do nào là công ty có nhiều chị em đang có bầu, nhiều
người đến tuổi sắp về hưu, rồi pháp luâ ̣t quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc,
trong khi họp, tiếp cán bộ nhân viên… mà tớ nói với cậu nhé, ở công ty này tớ là
người quán triệt chủ trương, đường lối, ở công ty này ai to hơn tớ nào, cậu Sinh
cấm tớ thế, hóa ra nó to hơn tớ à, toàn cầm đèn chạy trước ô tô, từ trước tới giờ có
ai hút thuốc mà bị kỷ luâ ̣t, bị xử phạt bao giờ chưa.
Sơn (gật đầu cổ vũ nhiệt tình): Đúng như ban ngày, mà hôm nọ sếp ạ, em
còn nghe phong thanh nó còn đi vận động chị em trong công ty hưởng ứng viê ̣c
cấm hút thuốc lá trong khi họp, giao ban và nơi làm việc. Em nói sếp nghe, em và
sếp làm việc căng thẳng, trăm thứ việc đổ lên đầu, những lúc đó không có điếu
thuốc thì sao có những dự án lớn như bây giờ. Chúng nó thấy mặt hại một nhưng
không thấy mặt lợi mười, thật là ấu trĩ.
Hai người lại nâng cốc, vừa lúc đó Sinh đi vào biết là Sơn đang tranh thủ
mời sếp uống bia để nói xấu mình, Sinh định đi thẳng vào chào sếp và tranh thủ
báo cáo về những chuẩn bị cho cuộc họp quán triê ̣t, phổ biến luật phòng, chống
thuốc lá năm 2012 ngày mai, nhưng vì biết sếp đang giận mình vì đã trót yêu cầu
sếp phổ biến và cấm hút thuốc lá nơi công sở, đặc biệt tại nơi làm việc và tiếp nhân
viên nên Sinh sợ không dám vào, cũng lúc đó Sơn nhìn thấy chỉ tay về phía Sinh,
quay mặt nói với Huy:
Sơn: Sếp nói cứt sắt có sai đâu, sợ trả tiền bia nên không dám vào ngồi kia
kìa.
Huy nhìn Sinh sau đó Huy lớn tiếng nói về phía Sinh.
Huy: Tôi gọi cậu ra đây là mang hợp đồng đấu thầu dự án khu đô thị Ánh
sao xanh, nếu đúng là nó thì đưa đây, còn không giờ này không giải quyết gì nữa,
giờ này chỉ giải quyết bia và thuốc lá thôi.
Huy và Sơn lại nâng cốc, Sinh lũn cũn đi về phía Huy, tay cầm tập tài liệu.
Sinh khép nép tay cầm tài liệu đưa về phía Huy, nhìn thấy không phải là hồ sơ
đấu thầu mà là tài liệu phổ biến luật phòng, chống thuốc lá năm 2012 cho ngày mai
Huy liền lấy cùi tay gạt ra, uống hết ly bia rồi nhìn Sơn cười nói.
Huy:Tôi nói với cậu rồi, tôi đang lo nào là kiếm việc về cho anh em để tăng
thu nhập, tăng thưởng, tăng trợ cấp…rất mệt rồi…
Sinh: Em biết sếp đang rất căng thẳng để lo đời sống cho anh em ở công ty,
nhưng đây là chủ trương ở trên đưa xuống, sếp cho chủ trương để chúng em thực
hiện, chứ em cứ trên đe dưới búa thế này…
Huy (cầm bộ tài liệu từ tay Sinh đập xuống bàn): Tôi nói với cậu là tôi chưa
quán triệt chứ không phải là không quán triệt, cấm thì phải cấm từ từ, … cậu muốn
tớ cấm không cho cậu tham gia dự án Nam Xa không, …
Sinh: Ấy ấy sếp em không có ý đấy.
Huy: - … Vậy cậu cứ để đấy, cứ để từ từ tớ cai, mà tớ cai được thì tớ mới
quán triệt được, lúc đó là tớ quán triệt mạnh là đằng khác… (cười).
Sơn châm điếu thuốc hai tay kính cẩn đưa cho Huy.
Huy: Sếp cứ từ từ… để em còn theo được, chứ cấm ngay là em sốc, mà sếp
thấy đấy hằng ngày vẫn chứng kiến nhiều thằng …i…t…ít… hít xong, sốc đi ngay
đấy; mà đấy vừa mới qua kiếp nạn ngày tận thế, phải hưởng thụ đi đã, uống đi
sếp…
Sinh (vỗ vai Sơn sau đó đưa ánh mắt sang Huy): Mình là cán bộ thì phải
gương mẫu, phải chấp hành các chính sách pháp luật nhà nước quy định. Hút thuốc
là có hại đến sức khỏe, không chỉ cho mình còn ảnh hưởng đến người bên cạnh.
Luật cấm hút thuốc lá nơi công sở là văn minh; sếp thấy không chúng ta đã vào
wto, thì cũng phải nói No với thuốc lá…
Huy cầm trên tay tài liệu phổ biến luật phòng, chống thuốc lá năm 2012, đọc
lướt qua rồi rồi tự nhiên ho một tràng tái mét mặt, vừa ho Huy vừa nói với Sinh.
Huy: Tớ nói là tớ chưa quán triệt chứ không phải là không quán triệt,
nhưng… (nhìn Sinh sau đó đưa mặt sang Sơn) Đúng là hút thuốc nhiều dạo này tớ
thấy mệt, mà con gái tớ là quán triệt tớ nói không với thuốc lá, nhưng dạo này trên
báo chí thông tin nhiều cán bộ hút thuốc phì phèo trong khi tiếp dân, như thế là
không tôn trọng dân; là cán bộ chủ chốt, tớ là tớ không trách cậu, nhưng tớ… sẽ
biết hút ở đâu, chả nhẽ trong giờ họp lại bảo dừng để chạy ra đường tầu hút àh.
Huy (hai tay nắm chặt vào nhau, vỗ mạnh vào vai Sơn nói hùng hồn): Nhưng
vì sức khỏe của những người xung quanh, vì sự văn minh nơi công sở tớ sẽ ….bỏ
thuốc từ từ và quán triệt từ nay cấm hút thuốc nơi làm việc, mặc dù tớ rất thèm….
Rồi Huy quay sang Sơn:
- Này, câ ̣u nhớ là từ giờ tớ sẽ chấp hành triê ̣t để câu khẩu hiê ̣u mà câ ̣u Sinh
vừa đi quán triê ̣t ở trên về, câu gì ấy câ ̣u Sinh nhỉ, tự nhiên tớ lại quên béng đi
mất…., à, tớ nhớ ra rồi… “Hãy nói không với thuốc lá ở nơi làm viê ̣c và nơi công
cô ̣ng”. Vì vâ ̣y… câ ̣u nhớ từ giờ trở đi… đừng tă ̣ng tớ món quà “đô ̣c” đó nữa nhé..!
THIỆT ĐƠN THIỆT KÉP

Tại ngã tư con phố, mấy ông xe ôm đang tụm năm tụm ba đứng nói chuyện
chờ khách. Anh xe ôm tên Tuấn đang cầm điện thoại ghé vào tai nghe đài FM
nhưng vẫn để ý lời anh bạn xe ôm tên Cường nói chuyện.
Cường: Sáng ra gặp ngay con mẹ bán bún đậu mắm tôm dạo đi ngay qua cửa,
đen quá…. Mà tớ đã quay xe đi vào nhà, chọn giờ phát đúng 8 giờ phóng ra, thế mà
đã gần trưa rồi mà chả gặp ma nào.
Tuấn bỏ điện thoại xuống, buồn bã nhìn lấc láo như tìm khách, sau đó cầm giẻ
lau qua cái xe, vừa lau vừa nói với Cường.
Tuấn: Tôi cũng có khác gì ông. Sáng nay vừa dắt xe đi làm, con mụ vợ tôi
phàn nàn, là tháng này phải lo trả nợ ngân hàng, cả gần triệu bạc. Thời buổi bão
giá, cái gì cũng đắt đỏ, mà lãi mẹ cứ đẻ lãi con, tôi cũng đang chột hết dạ đây. Cứ
đà như thế này, chắc tôi cũng phải thanh lý con xe kiếm cơm này để trả nợ.
Cường nhìn Tuấn như thông cảm với người cùng cảnh ngộ thất nghiệp đang
lúc gặp khó khăn.
Tuấn ngắm nghía cái xe, động tác tay lau xe rất nhẹ như sợ xe bị đau, vừa lau
Tuấn vừa hát nghêu nghao rên rỉ.
Tuấn: Đừng nói xa nhau cho tan nhà nát cửa,… mà phải xa em, ta mất nghiệp
hoàn toàn… xe ơi, ai xe ôm, ai xe ôm nào…, (lấc láo nhìn xung quanh, sau đó
buồn bã than vãn tiếp)… sao chả ma nào.
Cường (cười phá lên): Mà tớ thấy cậu cũng tội, đang làm viê ̣c cho một công
ty có tiếng, mà chẳng hiểu lại bỏ …, dân vạn đại như tớ đây, cuộc đời gắn với chiếc
xe, trên những cung đường, tối về gáy khò khò (hát) … cuộc đời cũng đẹp sao, tình
yêu vẫn không sao… (cười).
Trên con phố nhỏ dẫn về làng Hạ, hai người thanh niên trạc đôi mươi vai đeo
ba lô đang đi trên đường, dáng vẻ mỏi như vừa đi xa về.
Thấy có khách, Cường và Tuấn dừng nói chuyện chạy ra vồn vã:
- Hai chú về đâu,
Anh thanh niên gầy nhỏ tên Hưng lên tiếng
Hưng: Cho bọn em về thôn Hạ. Bao nhiêu tiền anh?
Cường: Từ sáng tới giờ, bọn anh chưa được cuốc nào, anh lấy rẻ thôi mỗi chú
50 ngàn, giá bình dân đấy.
Người khách kia từ nãy giờ vẫn giữ khư khư chiếc ba lô trên vai, nhíu mày
thách:
Hưng: 25 ngàn thôi.
Cường: Ấy ấy, rẻ thế, không đủ tiền xăng, thôi 4 “xịch”, ok chưa nào?
Hưng (đáp lại giọng nhỏ hơn): Nói thật với hai bác, từ sáng đến giờ em và
thằng bạn em chưa có gì vào bụng cả, đói rỗng ruô ̣t ra rồi, vật vờ mãi mới về đến
đây, định cuốc bộ về nhà, nhưng tới đây đói và mỏi quá mong hai bác quá giang
giúp.
Cường: Trông hai chú giống như đi làm xa về, về thăm gia đình hay …
Hưng (vẻ mặt mệt mỏi, buồn thiu): Tụi em bị mất viê ̣c nên về nhà bám vợ
thời gian.
Tuấn nghe hai người nói vâ ̣y, thấy hoàn cảnh giống mình trước đây, nên đồng
cảm và lại gần người có dáng gầy nhỏ thó vỗ vai nhẹ nhàng hỏi.
Tuấn: Các chú hoàn cảnh như vâ ̣y. Thôi lên xe anh đưa về, lấy mô ̣t nửa tiền
thôi. Nào, mô ̣t chú ngồi xe anh, còn mô ̣t chú sang xe anh kia.
Hai chiếc xe máy nổ giòn rồi phóng thẳng về phía con đường nhỏ, tấp nập
người qua lại…
Tuấn vừa chở người khách vừa nói chuyện, thi thoảng lại ngó sang ngang nói
với Cường. Đến đoạn rẽ trái về làng Hạ, Tuấn cười nói to:
Tuấn: Làng Hạ dạo này đổi mới đáo để, giờ về làng chỉ toàn thấy người già
và trẻ em, thanh niên đi lao đô ̣ng hết, Nam có, Bắc có mà nước ngoài cũng có. Anh
thường xuyên chở người của làng này. Thế hai chú đi làm có xa không? Mất viê ̣c
chắc do doanh nghiê ̣p phá sản hay mình vi phạm nô ̣i quy của giám đốc... Đang lúc
khó khăn, thời bão giá mà mất viê ̣c thì mê ̣t mỏi vô cùng…
Anh khách trẻ như cởi được tấm lòng, thao thao:
Hưng: Bọn em làm cho một công ty hơn 3 năm nay, công việc vẫn bình
thường. Nhưng cách đây hai tháng, bọn em nhận được thông báo tạm dừng công
việc vì lý do công ty hết việc, chờ có việc công ty sẽ gọi. Chờ mãi mấy tháng nay,
tiền ăn thì hết, tiền nhà trọ chủ nhà cũng không cho nợ nữa, thế nên bọn em đành
khăn gói về quê. Đến nhà thì cũng hết tiền bác ạ,…
Tuấn nghe Hưng nói có vẻ thấy bất công, liền nói với giọng đầy băn khoăn.
Tuấn: Hai cậu nói thế nào chứ, khi cắt hợp đồng thì bên sử dụng lao động
phải thông báo trước vài tháng để người lao động biết và phải trợ cấp mất việc cho
người lao động theo quy định của pháp luật chứ ai làm trò trẻ con như các cậu nói.
Thế hai cậu có nhận được trợ cấp gì không?
Hưng: Nào có được trợ cấp gì đâu, chúng em bị cắt hợp đồng mà không hề
nhâ ̣n được thông báo gì, mấy lần lên gặp giám đốc để hỏi, nhưng đều không gặp
được vì giám đốc đi vắng, gặp công đoàn lao động để hỏi nhưng đều được trả lời
do công ty đang gă ̣p khó khăn, viê ̣c ít nên phải tinh giản lao động và nợ lương công
nhân, họ nói chúng em chờ đợi có việc sẽ được gọi vào làm tiếp, thế là chúng em
hát bài chờ mấy tháng nay.
Tuấn: Tôi thì tôi chả học gì cả… nhưng trường đời thì các câ ̣u còn thua xa
đấy nhé…! Bâ ̣t mí với câ ̣u trước khi bỏ viê ̣c để làm nghề xe ôm tự do, tôi cũng đi
làm cho mô ̣t số công ty rồi. Nhưng chán…, không tự do bằng cái nghề này, nghề
nào cũng cao quý miễn là mình lao đô ̣ng chân chính. Trường đời dạy tốt hơn
nhiều… À mà, câ ̣u nói đã làm 03 năm rồi mà không được trợ cấp thôi viê ̣c là vô lý,
là doanh nghiê ̣p đã vi phạm đấy.
Hưng (nhìn Tuấn): Bác làm nghề xe ôm thì biết quái gì về luật pháp mà nói
như thánh tướng, thôi tâ ̣p trung chở em về nhà đi, kẻo mải mê chém gió cho em
hôn đất thì khổ cả bác và em đấy.
Tuấn: Ấy chú xem thường anh thế, anh một thời cũng đi làm và cũng rơi vào
hoàn cảnh như chú giờ đấy… (cười)… Làm được 02 năm, những không hợp với
lão sếp nên tôi xin nghỉ viê ̣c, và được giải quyết chế đô ̣ trợ cấp mất việc đàng
hoàng.
Hưng: Thật vậy bác, (cười)… em cứ tưởng…
Tuấn: Tưởng gì…. Hai cậu đi làm, dù là làm công ăn lương hay làm thời vụ
thì chiếu theo luật lao động, cứ làm từ 01 năm trở lên thì công ty phải trả trợ cấp
mất viê ̣c làm cho người ta chứ. Hôm trước ngồi chờ khách, tôi nghe rõ ràng loa
truyền thanh xã phát chuyên mục về lao đô ̣ng, nhiều vấn đề hay, mới mà thiết thực
với đời sống kinh tế, xã hô ̣i của làng xã quê mình lắm các chú ạ.
Hưng: Thế hả bác, thế anh nghe trường hợp của em thì giải quyết thế nào..?
Hay là về đến em, bác quá bô ̣ vào uống cốc nước mát và nhân tiê ̣n nói cho em hiểu
mô ̣t tý nhé! Đến cái cổng sơn xanh kia, bác cho em xuống.
Vợ Hưng đang ngồi trong nhà cùng mấy cô và chị Hô ̣i phụ nữ và một thanh
niên rất trẻ nữa. Thấy có tiếng xe máy ở cổng, chị đứng dậy ngó ra, thấy chồng về,
chị vội chạy đỡ chiếc ba lô trên vai anh. Chị vợ vừa xách ba lô giúp chồng vừa nói:
Vợ Hưng: Hôm nay mấy chị cùng anh phó chủ tịch trẻ của Dự án đến thôn
mình hướng dẫn bà con gieo bắp. May quá, anh về vào dịp này mẹ con em đỡ phải
thuê người, từ khi có anh phó chủ tịch trẻ dự án về, thôn mình làm ăn theo “quylat”
lắm. Mà sao đang đi làm ăn lại về, hết viê ̣c hay có chuyê ̣n đấy hả!...
Hưng (lườm vợ): Này, sao mình đoán già đoán non mà toàn đoán xấu về tôi
thế hả, tôi sẽ nói chuyê ̣n này với mình sau…. Chào bác Na, chị Thúy phụ nữ, anh
cán bô ̣ trẻ quá… Ơ, bác xe ôm đâu nhỉ, mời bác vào nhà uống tách trà, đợi em
thanh toán đã chứ … Mà lúc nãy bác nói với em cái gì nhỉ, à chuyê ̣n loa truyền
thanh xã có chuyê ̣n mục về lao đô ̣ng, thế như em thì được giải quyết thế nào, câ ̣u
phó chủ tịch trẻ đây nếu biết chủ trương, chính sách thì nói giùm anh.
Tuấn (ngồi vào nghề, uống ngụm nước rồi nói): Đúng y trường hợp của câ ̣u
đã được tuyên truyền trên loa truyền thanh. Chả là chỗ tôi đứng chờ khách ngay
cạnh cây cô ̣t điê ̣n và chiều nào tôi cũng được nghe bản tin truyền thanh của xã.
Nhiều vấn đề hay đáo để, giờ còn được nghe đọc chuyê ̣n, rồi diễn tiểu phẩm và
phát lại trên loa truyền thanh cứ như là nghe đài ấy. Trường hợp của câ ̣u chắc chắn
phải được trợ cấp, ít nhất được 02 tháng lương đấy, cái ông doanh nghiê ̣p này làm
ăn thế là sai.
Nghe câu chuyê ̣n, Tính là cán bô ̣ trẻ học Luâ ̣t vừa được phân về xã làm phó
Chủ tịch theo dự án trí thức trẻ của Trung ương lên tiếng:
Tính: Vâng thưa các bác, cô, chú, cháu đã tốt nghiê ̣p trường Luâ ̣t, dù thâm
niên công tác chưa nhiều, nhưng với trường hợp của anh Tuấn, viê ̣c doanh nghiê ̣p
không trả trợ cấp là sai quy định đấy ạ. Bô ̣ luâ ̣t lao đô ̣ng vừa được sửa đổi, bổ sung
năm 2013 đã quy định rõ rằng “Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm
cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị
mất việc làm, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02
tháng tiền lương”.
Nghe Tuấn và Tính giải thích, mọi người gật gù theo. Mô ̣t lúc Hưng tay vò
đầu, nói:
Hưng: Thôi giờ có nói gì cũng chịu rồi, mình thiếu hiểu biết thì mình chịu
thiê ̣t thòi như vâ ̣y đó, thiếu “học” là thiê ̣t đơn thiê ̣t kép các bác ạ. Sau này mấy mấy
em cũng cho lo cho hai đứa “thị tẹt” nhà em học hành đến nơi đến chốn. Hy sinh
đời bố củng cố đời con thôi các bác ạ!!
Sau đó, mọi người ai về nhà nấy. Bác xe ôm đô ̣i chiếc mũ nổ xe phình phịch ở
sân và phóng ra ngoài ngõ.
MẤT TIỀN VÌ KHÔNG HIỂU LUẬT

Chiều nay Quang gọi điện rủ Nam đi uống bia. Đến nơi, Quang giật mình khi
nhìn thấy Nam tay bị bó bột. Hỏi ra mới biết Sơn vừa bị tai nạn khi đang lái xe cho
công ty.
Hai người tìm một chỗ ngồi kín đáo để ngồi. Quang xoay xoay ghế cười:
Quang: Ngồi chỗ này tý nữa chủ quán kiểu gì cũng khuyến mại thêm anh em
mình hai ly bia (cười).
Nam: Này, quán bia này cũng…L…âu… lâu…sắc …lấu… mình mới vào
đấy nhỉ (cười).
Quang: Ừ, cũng lâu… hình như mới hôm qua… (cười). Kinh tế khó khăn,
nào là lạm phát, giá cả leo thang… mà từ ngày cái ông nhà nước cắt giảm mọi thứ,
thì anh em mình ….cũng bị các bà vợ cắt giảm theo.
Quang (chỉ tay vào tay bị bó bột của Nam nói): Từ ngày cậu bị tai nạn tới
giờ, lâu mình không nhậu nhỉ, hôm nay phải làm một trận hơi say say nhỉ.
Quang (gọi to chủ quán): Chủ quán, cho 2 suất bia không ôm.
Chủ quán: Anh yên tâm ở đây chúng tôi không tính tiền ôm.
Nam: Vậy thì cho 2 suất ôm không bia!!
Cả hai cùng cười vui vẻ.
Cả hai đang thao thao chuyện trên trời dưới đất, nhân viên quán bia bê bia ra
một đĩa lạc rang và hai cốc bia đặt trước mặt hai người, họ cụng nhau và làm một
hơi hết sạch.
Sau đó hai người đặt cốc bia xuống cả hai ánh mắt nhìn vào cốc bia đã cạn rồi
đưa mắt nhìn nhau.
Nam (cười): Đúng là không ôm, uống khác hẳn.
Quang (hà hơi): Khác chứ, phải nói bia thời bão giá uống nhanh cạn thật…
(cười).
Quang: Thế trốn vợ đi uống bia hả?
Nam: Trốn là trốn thế nào, có lý do chân chính. Tớ bảo với vợ hôm nay lên
công ty để lấy chế độ thôi việc, làm bảo hiểm. Cậu mới trốn vợ thì có… (cười).
Quang (chỉ vào tay bị bó bột của Nam): Thế tay cậu thế nào rồi.
Nam: Không sao, có bia vào là tớ thấy không sao, đây cậu xem tay tớ vẫn cầm
được ly bia. Nào uống đi cậu.
Cả hai lại nâng cốc uống bia.
Nam vẻ mặt hơi buồn, tay bỏ cốc bia xuống, nhìn Quang nói:
Nam: Tớ nói thật với cậu, uống bia thì cứ uống cho ngon đi, cậu nhắc đến cái
tay bị thương của tớ, làm tớ lại buồn và bức xúc với mấy thằng không lương tâm ở
công ty đó lắm.
Quang: Chuyện thế nào thế cậu?
Nam: Cậu biết cái tên Lân lùn phụ trách công đoàn bên tớ rồi chứ gì. Cách
đây hai hôm tớ lên lấy tiền trợ cấp nghỉ việc ở nhà do bị tai nạn và xin xác nhận để
làm bảo hiểm, thế mà nó bảo tớ tự ý bỏ việc, không báo cáo với công ty, giờ nếu
chuyển sang công ty khác thì không được nhận tiền trợ cấp mà còn phải bồi thường
tiền đào tạo cho công ty. Cậu xem thấy nó có tệ không, anh em cùng dãy phố mà tệ
thế đấy.
Quang (cầm cốc bia uống một hơi rồi bỏ xuống vẻ thắc mắc): Sao cậu lại
chuyên công tác đi đâu, ông giám đốc rất tốt với cậu cơ mà. Thế cậu có lót tay cho
tên đó tý gì không.
Nam: Thì ông anh vợ lại đưa tớ về làm bảo vệ cho công ty ông ấy, chứ tay thế
này thì lái xe làm sao được. Mà tên Lân tệ lắm, có đáng bao nhiêu đâu mà lót tay.
Quang: Một hào cậu cũng phải lót tay, thời buổi lạm phát leo thang,… cậu
chả hiểu thời thế gì cả. Thôi uống đi, rồi cậu lên gặp giám đốc xem sao, nếu cần
đến luật sư thì alo cho anh vợ tớ, cậu quên ông ấy là chủ tịch đoàn luật sư thành
phố đấy à.
Nam: Ừ nhỉ, thôi anh em làm nốt chầu này, tớ lên công ty hỏi lại ông giám
đốc xem thế nào. Mấy lần lên làm việc với tay Lân lùn tớ cay lắm, nếu gặp được
giám đốc tớ sẽ cho nó một trận cho bõ tức.
Nam (kêu chủ quán): Tính tiền bàn này chủ quán!
Nam đang rút ví tính tiền thì Hưng (luật sư) là anh vợ Quang tay cầm cốc bia
đi lại mời bia.
Hưng: Hai cậu này trốn vợ uống bia mà không gọi tớ, tớ ngồi góc kia có nghe
quan sát các cậu cả đấy, nào gọi bia đi, anh em mình “ceng” cái chứ!
Quang: Bác thiêng thật, em vừa nhắc đến bác thế mà bác lại ở đây, chuyện
uống bia hôm nay bác giữ kín nha… (cười).
Nam: Hai bia em ơi.
Nam đưa cốc bia cụng với Hưng rồi cả ba cùng uống, đặt ly bia xuống Sơn
nhìn Hưng phàn nàn.
Nam: Gặp bác ở đây may quá, bác tư vấn cho em để em lên gặp giám đốc hỏi
chuyện và cho cái thằng Lân lùn mô ̣t mẻ vì gây khó khăn cho em, em sẽ cho nó
biết tay, gặp phải Sơn “xe” này là khó chơi, lơ ngơ là em cho pháo ăn xe ngay.
Hưng nhìn vào tay bị bó bột của Nam rồi nâng cốc bia nói.
Hưng: Có chuyê ̣n gì, kể tôi nghe xem có giúp gì cho câ ̣u ?
Rồi ba người ngồi chụm đầu vào to nhỏ, quán bia càng đông người đến hơn,
tiếng xe máy xen lẫn tiếng rô, tiếng chạm cốc keng keng…
Hưng: Rồi rồi, chuyê ̣n của câ ̣u đơn giản, không có gì phức tạp cả, chẳng qua
do cái tính ương ngạnh của cậu, cô ̣ng với giấy tờ câ ̣u nô ̣p còn thiếu thì không phải
là ông Lân, mà ngọc hoàng, thượng đế cũng chẳng giải quyết cho cậu, coi chừng
cậu còn phải đền bù cho công ty nữa đấy.
Nam: Đúng là đúng thế nào, làm gì có cái chuyê ̣n đấy, không thích làm chỗ
này thì làm chỗ khác, cần gì phải thủ tục, giấy tờ, rõ là vớ vẩn.
Hưng: Trường hợp của cậu, theo anh câ ̣u có vi phạm đấy! Mă ̣c dù theo pháp
luâ ̣t, câ ̣u có quyền chấm dứt hợp đồng lao đô ̣ng, nhưng nếu chấm dứt mà không
thông báo trước cho doanh nghiê ̣p biết là câ ̣u sai rồi. Không những câ ̣u không được
hưởng trợ cấp thôi viê ̣c mà còn phải bồi thường cho doanh nghiê ̣p
Nam: Sao phạt em á, em bị làm sao mà bồi thường, bị tai nạn thì nghỉ làm chứ
lái xe gãy tay còn làm ăn gì mà không nghỉ!!
Hưng: Giờ doanh nghiê ̣p cũng chă ̣t chẽ lắm, họ còn thuê cả luâ ̣t sư tư vấn
theo tháng cơ đấy.
Nam cuối xuống nhìn vào tay bị bó bột mặt ngượng ngùng, Quang thì lắc đầu,
Hưng nhìn hai người rồi nói tiếp.
Hưng: Cậu không hiểu luật gì cả, suốt ngày chỉ có nhậu nhẹt thế này, lái xe
làm sao được. Nghề lái xe rất quan trọng, tính mạng bao con người giao cho tay
cậu, cậu bị tai nạn thế là còn nhẹ, nếu tôi mà là sếp tôi đuổi cậu từ lâu rồi chứ đừng
nói gì giúp cậu.
Quang: Mà tớ thấy ông giám đốc bên cậu rất tốt với cậu, sao cậu bỏ không
nói với ông ấy một câu.
Nam: Thực ra tớ sang làm cho công ty ông anh vợ bây giờ cũng hơi ngại,
nhưng sau vụ tai nạn bác sĩ khuyên tớ nên bỏ nghề lái xe. Tớ cũng hơi vô tâm và cứ
nghĩ thời buổi kinh tế, mọi người được quyền tự do chọn việc làm, chỗ nào chế độ
tốt là mình làm; đúng là mình đã thấy sai và vô tình với người từng giúp mình lúc
mình gặp khó khăn quá.
Hưng (cười): Vấn đề là cậu không chịu tìm hiểu thông tin và chính sách
trong lao đô ̣ng, viê ̣c làm đó thôi, thi thoảng tớ cũng khuyên vợ ngoài công viê ̣c,
chịu khó lên web, lên nét để nắm bắt thời sự, những cái đó tớ thấy chỉ có tốt thêm
cho mình thôi, mà câ ̣u hơn tớ nhiều cái đấy, biết cái gì không, nhất là giỏi trốn vợ
đi nhậu… Mà lần sau trốn vợ nhớ gọi tôi…(cười).
Nam: Gặp anh Hưng ở đây may quá, mọi thắc mắc trong em tan biến theo
từng ngụm bia này rồi…(cười)…. đúng là luật sư thông thái…(cười), mời anh mình
cạn ly này. … Nhưng sao gặp Luật sư em lại có nguy cơ mất tiền thế này.
Hưng: Chú nói thế hóa ra Luật sư chúng tôi chuyên đi cướp à…(cười). Mà
trường hợp của chú là mất tiền 100% chứ nguy cơ gì.
Nam nhìn Hưng rồi quay sang nhìn Quang, cả ba nâng cốc.
Nam: Đúng là uống bia “chay” ngon thật. Kinh tế lạm phát, mọi thứ đều
phát, nhưng “nhậu” lại giảm… (cười). Nhưng dù có uống bia “chay” nhưng nhất
thiết mình phải am hiểu và sống theo pháp luật, vì nó bảo vệ quyền lợi cho chúng ta
phải không anh Hưng. Thôi, anh em minh chia tay nhỉ.
Nam uống bia xong rồi nhìn ra màn hình nói.
- Vâng sau ly bia này, em sẽ phải đi nạp tiền “ngu” rồi. Kính hai bác.
TÌNH ÔNG CHÁU
Ông nội Hùng đang ngồi đọc sách ở bàn, trong một căn nhà có nhiều đồ trang
trí đẹp, Hùng năm nay 15 tuổi mồ côi cha mẹ ở với ông nội từ bé. Ông nội là một
cán bộ văn hóa về hưu, tính hài hước. Hùng thấy ông nội rất chăm chú vào cuốn
sách, liền hỏi ông:
Hùng: Ông ơi, ông đọc truyện gì thế ?
Ông Nội (kéo nhẹ cặp kính lão mắt ngước nhìn cháu trai nhẹ nhàng trả lời):
À, ông đang đọc một câu chuyện mà trước đây khi bà còn sống, ông và bà đều
thích.
Hùng thấy ông nội đọc chăm chú lại có biểu hiện lạ nên tỏa ra nghi hoặc, ngó
vào quyển truyện của ông, giọng hài hước như trọc ghẹo.
Hùng: Gớm, Ông đang hồi xuân sao Ông đọc truyện này, thế mà ông nói dối
cháu… (cười)..
Ông Nội (lắc đầu, vẻ mặt buồn chán): Với cháu là truyện không hay, còn với
ông, nó rất thú vị.
Cũng lúc đó, vang lên tiếng gọi vọng vào của Oanh – bạn gái Hùng đứng ở
ngoài cổng
Oanh: Anh Hùng ơi, nhanh lên kẻo lỡ hẹn với chúng nó.
Hùng nghe tiếng bạn gái gọi liền đáp, sau đó đứng dậy cầm chiếc áo khoắc lên
người.
Hùng: Ơi! Đợi anh ra liền. (Hùng quay lại nhìn ông nói rồi đi ra cửa).Thôi
ông ở nhà, cháu đi chơi đây.
Ông nội nhìn Hùng đi ra cửa gặp bạn gái, hai đứa lên xe máy, cô bạn gái ôm
chặt vào Hùng, tiếng xe máy nổ đi xa dần, Ông nội lắc đầu rồi nhìn vào cuốn sách
sau đó nhìn ra khuôn hình vẻ mặt đầy luyến tiếc thủa xuân một thời.
Ông để cuốn sách lên bàn, thẫn thờ một suy nghĩ một hồi, ông đứng dậy đi về
phía tủ lấy tập ảnh gia đình ra xem, cầm bức ảnh của vợ mình đã khuất, ông xoa
xoa như gạt bụi, ánh mắt đã nhòe chăm chú nhìn bức ảnh, vừa ngắm bức ảnh ông
vừa nói chuyện một mình.
Ông Nội: Bà thấy không cháu nội mình đã có người yêu rồi đấy, chúng nó
hơn mình ngày xưa, yêu sớm, nó thấy tôi đọc truyện, cái truyện mà ngày xưa mình
vẫn đọc cho nhau nghe mỗi khi ngủ… nó trêu tôi, nhưng nó có biết rằng với tôi giờ
đây mỗi lần đem ra đọc, tôi không khỏi bồi hồi, luyến tiếc thời còn trẻ sống cùng
bà…
Chợt tiếng chuông điện thoại. Ông để tạm những bức ảnh lên bàn đi về hướng
điện thoại.
Ông Nội: Vâng tôi nghe.
Phía đầu dây: Có phải nhà cháu Hùng đây không ạ! Và bác là ông nội của
Hùng phải không. Chúng tôi gọi điện từ công an quận, yêu cầu ông đến ngay trụ sở
công an vì có một số việc liên quan đến cháu Hùng.
Ông nội (hốt hoảng, giọng nói lạc đi): Sao, có chuyện gì xảy ra với Hùng vậy
anh!
Phía đầu dây: Cháu Hùng đang bị chúng tôi bắt giữ vì trưa nay chúng tôi đã
bắt giữ một nhóm thanh thiếu niên đã tham gia nhiều vụ cướp giật tài sản trên địa
bàn vừa qua. Trong số đó có cháu Hùng, chúng tôi đề nghị ông lên trụ sở công an
để làm việc.
Ông nội (vẻ mặt lo lắng): Các anh có nhầm không, cách đây hơn nửa tiếng nó
còn đang ở nhà với tôi, nó vừa ra khỏi nhà sao xảy ra chuyện nhanh thế được, vâng
vâng tôi lên ngay đây.
Ông nội đi ra bàn khoác vội chiếc áo lên người, vừa khoác ông vừa lầm bẩm:
Chắc họ nhầm thế nào chứ, thằng Hoàng nhà này sao lại đi ăn cướp được.
Ông thu xếp lại mấy bức ảnh, gấp quyển sách lại rồi ông cầm lên, rồi để
xuống bàn. Rồi ông vội vàng đi ra cửa.
Tại cơ quan công an quận. Hùng, Oanh và hai người bạn nam tóc xanh đỏ
đang bị còng số tám tại bàn ngồi cúi mặt, bên cạnh là nạn nhân và tang vật là chiếc
túi sách để trên bàn làm việc, đồng chí công an đang tiến hành đối chứng và lấy lời
khai.
Ông nội Hùng vội vàng bước vào, thấy đúng cháu mình ngồi cùng với mấy
đứa bạn mà hàng ngày ông thấy chúng tụ tâ ̣p với nhau, ông không nói nên lời, đi lại
bàn nơi đồng chí công an và nạn nhân đang lấy lời khai, ngay ghế bên cạnh là phụ
huynh bạn của Hùng.
Hùng nhìn thấy ông , liền ngước lên định gọi ông, nhưng rồi lại cúi mặt xuống
có vẻ lo sợ.
Đồng chí công an liền mời ông ngồi vào bàn làm việc để thông báo sự việc
vừa xảy ra.
Anh Công an: Ông là Ông của cháu Hùng?
Ông Nội: Vâng.
Anh Công an: Mời ông ngồi vào ghế để chúng ta làm việc.
Ông vẫn chưa hết bàng hoàng khi thấy cháu mình tham gia vụ cướp, ông băn
khoăn nhìn cháu Hùng rồi quay sang hỏi đồng chí công an.
Ông Nội: Tôi được tin, cháu tôi đi cướp, tôi không tin vào mắt mình nữa, vụ
việc thế nào thưa đồng chí.
Đồng chí công an nhìn Hùng và các bạn của Hùng, quay ra nhìn ông nói.
Anh Công an: Thưa ông, cháu Hùng và các bạn của cháu vừa tham gia vụ
cướp tài sản, nạn nhân là phụ nữ đang có thai đang di chuyển bằng xe máy trên
đường Nguyên Hồng, rất may lực lượng tuần tra đã kịp thời phát hiê ̣n, vụ viê ̣c chưa
xảy ra hâ ̣u quả nghiêm trọng, nạn nhân vẫn an toàn, không xảy ra tai nạn. Qua đấu
tranh, chúng tôi được biết cháu Hùng và cháu Oanh vì sĩ diện mà tham gia, còn chủ
mưu là cháu Tuấn và cháu Dương. Qua xác minh, thấy cháu Hùng có nhân thân tốt,
vi phạm lần đầu, thành khẩn khai báo; về thân nhân có môi trường giáo dục tốt, bản
thân gia đình có ông nguyên là cán bộ về hưu và chú cũng là cán bộ giáo viên đang
công tác, bên bị hại cũng không yêu cầu gì, nên theo quy định pháp luâ ̣t áp dụng
điều 138, điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính, chúng tôi xem xét áp dụng biện
pháp xử lý thích hợp với mong muốn sau vụ việc này, cháu sẽ tỉnh ngộ và không vi
phạm lại nữa. Hùng là người chưa thành niên nên sẽ bị áp dụng biê ̣n pháp nhắc nhở
và quản lý tại gia đình trong thời hạn 06 tháng.
Ông nội: Tôi cũng có lỗi trong chuyện để cháu thường xuyên giao du, chơi
bời với một số chúng bạn có lối sống thiếu lành mạnh, nên cháu đã adua theo
chúng làm bậy. Hùng là đứa trẻ bị bố mẹ bỏ rơi từ bé, sống với ông bà cao tuổi nên
cái sự giáo dục của chúng tôi có lẽ đã lạc hậu, không theo kịp nên đã dẫn đến hậu
quả hôm nay. Mong các anh xem xét, áp dụng biện pháp vừa đúng luật vừa giúp
cháu có cơ hội trở về con đường lương thiện. Chứ giờ bắt chúng ngồi tù, không biết
cuộc sống của chúng sẽ đi đến đâu. Lão già này xin cảm ơn anh rất nhiều!
Anh Công an: Đề nghị ông và gia đình về dạy dỗ và quản lý cháu cho thật tốt.
Vì nếu cháu lại tiếp tục vi phạm trong thời gian quản lý tại gia đình thì chúng tôi sẽ
chấm dứt biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.
Với ông đó là cả một sự sỉ nhục vì từ lâu gia đình ông luôn là một gia đình văn
hóa mẫu mực. Ông nhìn Hùng mặt rất giận giữ, nhưng ông vẫn cố thể hiện sự bình
tĩnh trước mặt các đồng chí công an.
Ông Nội: Tôi xin hứa sẽ quản thúc và dạy dỗ cháu, xin hứa với các đồng chí
không để cháu tôi tái phạm.
Một đồng chí công an dẫn Hùng đi lại chỗ ông nội, dù rất giận, nhưng vẫn cố
bình tĩnh, tay vò đầu đứa cháu .
Rồi ông nội đưa Hùng ra về, Hùng cố ngước nhìn về phía Oanh - cô người yêu
vẫn ngồi ở chiếc ghế đó.
Ông Nội: Ông không giận cháu đâu, cháu có những thiệt thòi hơn những đứa
trẻ khác rất nhiều, Có phần lỗi của ông và từ giờ ông mong hai ông cháu mình tiếp
tục sống những ngày vui vẻ và có ích được không!
Hai ông cháu ôm nhau giữa cái nhìn khâm phục của mọi người. Giọt nước mắt
lăn dài trên má Hùng.
TẢO HÔN

Một làng quê nghèo nằm sâu sau những quả đồi; con đường đất quanh co
uốn cong theo sườn núi chạy quanh làng, lác đác trên đường là những con ngựa gầy
guộc thồ trên lưng những thùng hàng, ven sườn núi đàn dê, bò đang lang thang gặm
cỏ, xa xa là những cột điện, tháp BTS nằm tít trên những đồi cao, dưới các làn dây
điện hạ áp thưa thớt những ngôi nhà cấp bốn, mái lợp bằng fibro xi măng, phong
cảnh một vùng quê nghèo khó.
Tại một con đường làng, một nhóm những đứa trẻ con trai chơi đánh bài, một
nhóm nữ chơi trò nhẩy dây, một nhóm lớn hơn thì chúi đầu vào chiếc điện thoại tàu
như đang xem phim hay chơi game gì đó… Một làng quê tuy nghèo, nhưng không
khí hiện đại của công nghệ Internet và điện thoại không dây dường như không xa lạ
gì với những đứa trẻ này.
Anh Rong trạc gần 40 tuổi là bố của Sung với vẻ mặt tức giận từ xa chạy đến
nhóm trẻ đang chúi đầu vào chiếc điện thoại, ông quát to gọi Sung về.
Sung đang chơi cùng nhóm bạn, mắt đang dán vào chiếc điện thoại cầm tay.
Nghe tiếng bố gọi, hắn ngơ ngác không biết chuyện gì, nhưng khi nhìn bố vẻ mặt
tức giận, nó thấy sợ, nó vội cầm chiếc điện thoại đút vào túi quần và vội chạy theo
bố về nhà, nhóm bạn ngơ ngác không hiểu chuyện gì, chúng cười khúc khích rồi
chơi tiếp.
Sung về nhà thấy mẹ đang ngồi cùng với bố mẹ của Mót và cả Mót nữa đang
ngồi to nhỏ chuyện gì đấy có vẻ căng thẳng.
Hắn nhìn Mót, rồi lại đưa mắt nhìn bố mẹ Mót, dường như nó cũng đoán ra
một phần câu chuyện, rồi bẽn lẽn đứng sau mẹ nhìn về phía Mót.
Anh Rong: Anh chị uống nước, rồi chuyện của hai đứa chúng ta từ từ xem
xét và lo cho chúng.
Bố Mót có vẻ tức giận, nhìn con gái rồi nhìn sang thằng Sung, ông lắc đầu
rồi thở dài thườn thượt và nói:
Bố Mót: Nhà anh định giải quyết chuyện này thế nào, cái Mót nhà tôi năm
nay mới gần 16 tuổi, nó đang còn đi học.
Rồi ông dừng lại, nhìn về phía con gái rồi nhìn về phía bố mẹ Sung:
Bố Mót: Mới đầu năm nó vừa mới khoe nó được học sinh tiên tiến, vậy
mà…giờ nó sắp làm mẹ, con của nó cũng bằng tháng tuổi con của tôi trong bụng
mẹ nó… tình cảnh gia đình tôi… nhà anh cũng biết rồi đấy, sau nó còn 5 đứa em và
một đứa sắp đẻ.
Nói đoạn ông dừng lại nhìn sang mẹ Mót quát vợ và nói rằng con hư là tại
mẹ. Mẹ Mót bà không nói gì chỉ biết thở dài rồi sụt sùi khóc. Còn Mót nghe bố
quát mắng mẹ như vậy cô ôm mặt vừa khóc vừa nói với bố:
Mót: Con xin bố đừng có mắng mẹ con nữa, chuyện này là do con, con biết
lỗi rồi. Con và anh Sung hai đứa thật lòng yêu nhau, mong bố và hai bác đừng cấm
và hãy cho chúng con được về ở với nhau.
Nói xong cô đi lại phía Sung, kéo Sung đứng ra giữa nhà, trước mặt hai bố
mẹ đang ngồi ở bàn, Mót véo vào tay Sung. Sung đỏ mặt vẻ thẹn thùng kiểu trẻ
con, hắn nhìn Mót rồi quay ra nhìn bố mẹ, hắn lắp bắp nói.
Sung (lí nhí): Con muốn cưới Mót…, con … yêu Mót…
Bố mẹ hai bên thấy hai đứa đứng trước mặt cầu xin được về ở bên nhau, hai
ông bố nhìn nhau thở dài. Bố Sung chỉ tay vào Sung nói.
Anh Rong: Mày suốt ngày chỉ hú hí chơi điện tử và theo mấy thằng hư hỏng
đi phá phách, không chí thú học hành, không chịu lên nương lên rẫy phụ mẹ mày,
giờ mày làm hại đời con gái nhà người ta, mày lấy vợ mày biết làm gì để nuôi vợ
con, mày là đứa hư hỏng, tao báo công an cho mày đi ở tù.
Nói đoạn anh tức giận đứng dậy đi về phía chiếc điện thoại, anh nhấc điện
thoại lên định gọi điện cho ai đấy, nhưng rồi anh lại đặt điện thoại xuống, tức giận
nói.
Anh Rong: Giời ạ, nhà này có ma rừng theo phá rồi.
Mẹ Mót thấy câu chuyện căng thẳng, nhìn về phía bố mẹ Sung nói giọng
khẩn cầu:
Mẹ Mót: Con dại cái mang, mong anh chị thương dùm con gái tôi, giờ nó đã
mang thai tháng thứ 5 rồi, không thể bỏ được.
Nói đoạn chị dừng lại nhìn hai đứa, chị ứ nước mắt nói trong nghẹn ngào.
Mẹ Mót: Tôi biết thằng Sung nó còn nhỏ chưa biết lo cho cuộc sống gia
đình, nó còn ham chơi với bạn bè, đàn đúm điện tử, quậy phá…, nhưng chuyện đã
thế này rồi, giờ mong anh chị đừng làm to chuyện lên, chúng ta cho phép chúng về
ở với nhau, con gái tôi cũng còn nhỏ, mong anh chị thương và dậy dỗ dùm.
Anh Rong ngồi suy nghĩ xong anh đứng dậy đi về phía Mót, anh xoa đầu con
bé rồi nhìn về phía bố mẹ Mót, giọng an ủi.
Anh Rong: Bọn trẻ bây giờ khác chúng mình ngày xưa, giờ nó bắt mình
theo ý nó chứ có giống ngày xưa cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đó. Chuyện đã thế
này, theo ý tôi hai gia đình mình cũng làm mấy mâm coi như ra mắt họ hàng rồi
cho chúng nó về ở với nhau, mà hơn hết là cái Mót sinh con ra có bố có mẹ. Anh
chị thấy thế nào?
Mẹ Mót nhìn con gái rồi quay lại phía Sung vẻ lo âu nói.
Mẹ Mót: Tôi thấy hai đứa còn non quá, không biết khi có con rồi thằng Sung
có tu chí làm ăn, bớt đàm đúm không, hay….
Nói rồi chỉ bỏ lửng, chị nhìn con gái rồi thở dài nói.
Mẹ Mót: Thôi, trăm sự nhờ anh chị chăm nom dậy bảo hai cháu. Chúng ta
cứ thống nhất vậy…
Bốn tháng sau. Tại ngôi nhà của Sung và Mót, ngôi nhà nhỏ được bố mẹ
Sung dựng tạm ở góc vườn cho đôi vợ chồng mới cưới về ở. Sung và Mót bên mâm
cơm trưa, mâm cơm không có gì ngoài cá khô và đĩa đậu rán qua. Mót gắp cho
chồng miếng đậu rán giọng âu yếm nói với chồng.
Mót: Chồng ăn đi, ăn xong chồng ở nhà trông con để vợ qua chợ mua ít đồ
cho con.
Sung vốn còn nhỏ tuổi chưa biết gì đến chuyện gia đình, từ hồi bố mẹ cho ra
ở riêng Sung thấy trách nhiệm làm cha thật nặng nề, vừa phải lên rẫy làm nương
vừa phải phụ vợ chăm con nên hắn dường như trông già và gầy đi nhiều, đã thế
kinh tế lại khó khăn khiến nó không còn sức chịu đựng, nó sợ về nhà với vợ và rồi
nó lại theo lũ bạn trong bản suốt ngày chơi điện tử và đánh tổ tôm, nên nghe vợ nói
ở nhà trông con nó thật khó chịu.
Sung: Em ở nhà trông con, chiều tôi có việc rồi.
Mót biết chồng dạo này suốt ngày đi chơi bê tha điện tử, bài bạc… Mót
khuyên chồng nhẹ nhàng.
Mót: Chồng yêu đã làm bố rồi thì phải tu trí làm ăn, đừng ham mấy trò điện
tử và tổ tôm, rượu chè nữa, nhà hết gạo rồi, mà sữa cho con đã hết mấy ngày nay
rồi, không đi làm lấy gì nuôi con.
Nghe vợ nói, Sung bỏ bát cơm đứng dậy leo lên giường nằm, hắn vừa nằm
vừa chơi điện tử bằng chiếc điện thoại có chức năng nghe nhạc, video và điện tử,
đang chơi thì chuông điện thoại reo, nó vội alo và rồi nó đứng dậy khoác chiếc áo
lên người, hắn bảo với vợ.
Sung: Em ở nhà, tôi đi có việc.
Nói xong hắn đi thẳng ra cổng, không cần để ý đến thái độ vợ thế nào, hắn
léo lên chiếc xe máy của hai đứa bạn đang đứng chờ đầu ngõ rồi phóng đi.
Thấy chồng bỏ đi, Bao nhiêu tức giận dồn nén bấy lâu ùa về, Mót khó chịu
trong người nhìn đứa con trai mà nước mắt chảy dài. Mót hất tung mâm cơm đang
ăn rồi cầm chiếc nồi cơm quăng ra cửa, không may chiếc nồi va vào cột nhà rồi đập
mạnh vào giường nơi đứa con đang nằm ngủ, cú ném vô tình đã khiến đứa bé khóc
thét lên rồi dẫy lên đành đạch. Nghe tiếng động và tiếng trẻ con khóc, bố mẹ Sung
vội chạy sang. Mót thấy con khóc, chạy lại ôm con, nó như phát điên khi thấy con
khóc và dẫy lên đành đạch, nó la lên trong tiếng nấc không thành lời.
Mót: Con ơi... Bố mẹ ơi cứu…cứu… con của con.
Bố mẹ Sung thấy vậy cũng cuống hết lên, hàng xóm thấy có tiếng kêu cứu
cũng nhác nhác chạy đến đầy nhà, Bác hàng xóm lớn tuổi thấy vậy liền bế đứa trẻ
chạy nhanh đến bệnh viện, Mót khóc lóc chạy theo.
Tại bệnh viện tuyến huyện:
Đứa bé đang trong phòng cấp cứu, Mót và Sung trông tiều tụy ngồi ở ghế
chờ, bên cạnh đó là bố mẹ Sung và bố mẹ Mót đang nóng ruột chờ tin của Bác sĩ.
Thỉnh thoảng Sung lại đứng lên ngó vào phòng cấp cứu để mong tin bác sĩ, nó đi
lại và rồi ngó vào phòng cấp cứu để mong có tin lành của con từ bác sĩ, nó ngó vào
và rồi thất vọng vì không thấy bác sĩ đi ra, nó đi lại nhìn vợ nó vẻ thông cảm và
dường như nó nhận ra điều gì, nó ôm vợ nó, vợ nó khóc lên thút thít. Cánh cửa
phòng cấp cứu mở ra, Sung và Mót đi nhanh về phía bác sĩ, nhìn thấy vợ chồng trẻ
bác sĩ cười nhẹ nhàng nói.
Bác sĩ: Cô cậu là bố mẹ của cháu đang cấp cứu ở trong phải không?
Mót gật đầu, hai mắt đỏ hoe vì khóc. Bác sĩ lắc đầu nói.
Bác sĩ : Trẻ thế này mà đã có con à. Cháu qua cơn nguy kịch rồi, gia đình sang
phòng điều trị để chăm sóc cháu.
Sung và Mót mừng lắm, hai đứa ôm nhau, rồi cả nhà đi về phòng điều trị chăm
con.
Tại phòng điều trị: Sung và Mót đứng bên cạnh con, Mót nhẹ nhàng âu yếm
con, bố mẹ hai bên đứng bên cạnh quan sát vẻ mặt có vẻ vui vì đứa cháu của họ đã
qua cơn nguy kịch. Nghe tiếng gõ cửa, anh Rong nhìn ra thấy một đồng chí cán bộ
xã và một đồng chí công an đi vào, mọi ánh mắt hướng về hai đồng chí cán bộ tỏ
vẻ ngạc nhiên. Đồng chí công an đi lại, quan sát một vòng rồi nói.
Đồng chí công an: Xin chào anh chị, chúng tôi có nhận được thông tin về vụ
việc cháu bé 3 tháng tuổi của vợ chồng anh Sung chị Mót bị mẹ ném đồ vào người
gây trọng thương, chúng tôi cũng đã hỏi thông tin từ bệnh viện và được biết cháu
đã qua cơn nguy kịch, trước tiên chúng tôi xin chia vui cùng gia đình.
Anh Rong đi lại phía đồng chí công an nói lời cảm ơn.
Anh Rong: Gia đình chúng tôi xin cảm ơn hai cán bộ đã quan tâm.
Đồng chí công an đi về phía đứa trẻ, nhìn cháu bé đang bế trên tay Mót, đồng
chí công an nhìn bố mẹ Sung và Mót nói.
Đồng chí công an: Việc mẹ cháu gây cho cháu 3 tháng tuổi bị trọng thương,
theo luật chúng tôi phải tạm giữ để điều tra, nhưng qua xác minh thông tin thì đây
là chuyện không may, với lại cháu bé đang còn nhỏ cần có mẹ chăm sóc nên chúng
tôi tạm thời gác lại, đợi cháu khỏe lên chúng tôi sẽ tiến hành điều tra sau.
Gương mặt hốc hác lo sợ và ngơ ngác của Sung và Mót.
Đồng chí công an quan sát thấy vẻ mặt ngơ ngác của cả gia đình, đồng chí
công an trịnh trọng đọc tiếp văn bản.
Đồng chí công an: Qua nguồn thông tin đã xác minh từ UBND xã gửi lên
thì việc kết hôn giữa anh Sung và chị Mót là vi phạm luật hôn nhân gia đình. Hôm
nay chúng tôi đến đây để truyền đạt thông báo của UBND xã cho gia đình anh
Rong và giấy mời của bên công an huyện đối với cháu Sung. Sáng ngày mai mời
anh Rong lên UBND xã để nộp tiền phạt vì vi phạm luật hôn nhân gia đình trong
cưới hỏi. Việc cưới hỏi cho hai cháu đã được UBND xã biết và cử người đến
khuyên giải nhưng gia đình không hợp tác, nên UBND xã đã quyết định xử phạt
hành chính đối với gia đình anh Rong theo quy đinh của pháp luật. Còn với trường
hợp cháu Sung mặc dù được cháu Mót đồng ý cho quan hệ dẫn đến có con khi chưa
tròn 16 tuổi và hai gia đình đã làm đám cưới, tuy không có kiện cáo, nhưng theo
quy định thì cháu Sung đã phạm tội giao cấu với trẻ em mặc dù đó là tự nguyện, đề
nghị cháu Sung theo chúng tôi về trụ sở công an để tiến hành lấy lời khai.
Sung thấy đồng chí công an yêu cầu đưa mình về đồn, nó thấy sợ và trốn sau
lưng mẹ.
Đồng chí công an thấy tâm lý Sung và bố mẹ Sung có vẻ mất bình tĩnh và
kích động, đồng chí công an động viên và giải thích.
Đồng chí công an: Thưa anh chị, việc kết hôn hay mọi trường hợp quan hệ
tình dục với người dưới 16 tuổi, dù có được “cho, tặng”, thì vẫn là hành vi giao cấu
với trẻ em. Vì vậy, vụ án này là bài học chung cho tất cả mọi người, dù là “quan hệ
tự nguyện” và đã có con với nhau nhưng khi người phụ nữ chưa đủ tuổi theo quy
định của pháp luật thì cũng sẽ bị xử lý theo luật định.
Anh Rong nhìn thấy Sung đang trốn sau lưng mẹ, anh đi lại phía con trai,
anh vỗ vào vai rồi động viên nói.
Anh Rong: Con cũng đã làm bố rồi, can đảm lên con, dám làm thì phải dám
chịu.
Anh Rong dắt tay con đi về phía đồng chí công an, Sung mặt tái mét, vừa đi
nó vừa ngoái đầu nhìn về phía mẹ nó như đang muốn cầu cứu, mẹ nó thì nước mắt
ngắn nước mắt dài không nói nên lời.
Sung đi theo chú công an, vừa đi nó vừa ngoái cổ nhìn lại phía Mót, nó như
muốn nói điều gì với vợ nó. Còn Mót thì ngơ ngác nhìn chồng bị chú công an giải
đi, nó nhìn chồng nó đi xa dần rồi nó cúi xuống nhìn đứa con đang nằm trên giường
bệnh, nó nhìn xung quanh như cố tìm một cái cọc để bấu víu cho cuộc đời mình và
đứa con bé bỏng. Và dường như nó cảm nhận được sự vất vả hơn ở tương lai, nó
khóc và đôi mắt nó nhòe dần, tối dần giống như tương lai mịt mờ của hai mẹ con
nó sắp tới.
HÃY CHO CON ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG
Tại một quán rượu quê, Ông Bảo và ông Xoàng đang ngồi uống rượu.
Hai ông đang thao thao bất tuyêṭ câu chuyện về những đứa con gái của hai
ông…
Ông Xoàng: Tôi với ông có cái duyên là đẻ toàn Vịt, một lũ Vịt không
cánh… mà sao nó không bay… uống rượu vịt cho quên vịt đi, mời ông.
Ông Bảo:Thế vợ chồng ông có tính đẻ thêm không? Tôi ra chỉ tiêu cho bà
nhà tôi sẽ đẻ bằng được một thằng cu, dù là đứa thứ 7 hay thứ 10.
Ông Xoàng: Vợ ông còn trẻ, còn trứng mà đẻ, chứ bà nhà tôi đẻ…, thôi tôi
cho chúng đi làm kiếm tiền, à mà con Hằng nhà ông lớn tướng rồi, 12, 13 tuổi rồi…
con gái học ít thôi cho nó đi làm. Đấy con Xoan nhà tôi thua con Hằng nhà ông hai
tuổi tôi nó nghỉ học đi phụ Bác nó bán hàng ăn, mỗi tháng cũng kiếm được tiền
triệu đấy. Nó đi làm tôi mới có tiền uống rượu… (cười).
Ông Bảo (giọng say xỉn, vừa nói vừa nghĩ đến con gái): Vậy cơ hả, cái tuyệt
chiêu của ông hay đấy, thôi uống đi, tôi kính ông, uống vì nhà toàn vịt… (cười),
sau chén này tôi với ông tạm thời chia tay,…tôi sẽ cho con Hằng nhà tôi nó theo
con gái ông đi làm, ông giúp tôi nhé.
Trên đường về nhà, ông Bảo tay cầm chai rượu, bước chân siêu vẹo, vừa đi
ông vừa lẩm bẩm và hát mấy điệu nghêu ngao.
Ông Bảo: Rượu từ gạo mà ra ta đây, uống rượu cũng như là ăn cơm…
Ông Bảo về đến nhà trong bộ dạng say sỉn, bước chân đến cửa ông đã gọi
lớn trong giọng say:
Ông Bảo: Con Hằng đâu? Con Hằng đâu? Ra đây tao bảo.
Vợ ông đang dọn đồ trong bếp, thấy chồng về trong bộ dạng say xỉn, liền
chạy ra đỡ và dìu vào nhà.
Bà Trà: Trời ơi là trời! Ông đi đâu mà giờ mới về? Lại còn say xỉn thế này
nữa, rõ khổ, ngày nào cũng vậy. (giọng bà buồn rầu, than vãn).
Ông Bảo bước đi loạng choạng gọi to với giọng say không quan tâm gì đến
bà vợ đang dìu mình vào nhà.
Ông Bảo: Không học hành gì cả! Vợ với chả con, đẻ toàn vịt lại bay đi…!
Bà Trà (vừa dìu vừa nói): Con nào chả là con, thà nuôi dạy cho tốt còn hơn
đẻ nhiều, còn phải nuôi dưỡng con cái, chăm sóc để chúng học hành nên
người chứ!
Bà trà dìu ông vào nhà, ông Bảo thiếp đi vì say, Bà thờ dài và đi ra.
Sáng hôm sau, Ông Bảo và Bà Trà ngồi tại bàn uống nước, Hằng đang
đang ngồi đọc chuyện ở hiên bên hè, ông Bảo nói với vợ
Ông Bảo: Tôi tính rổi, nhà mình nghèo, lại đông con, mà con Hằng cũng đã
lớn rồi. Nó đi học nữa lấy gì mà nuôi. Nhà 6 miệng ăn chớ ít gì đâu.
Đang nói rồi dừng lại, ông nhìn ra cửa, gặng lòng rồi ông nói tiếp:
Ông Bảo: Hôm qua tôi nghe ông Xoàng nói con gái út của ông ấy còn kém
cái Hằng nhà mình hai tuổi mà nó đã kiếm được tiền rồi đấy, mà là tiền triệu chứ
không ít đâu, ông ấy còn bảo, nếu tôi đồng ý, ông ấy sẽ giới thiệu cho cái Hằng lên
phụ giúp cho quán ăn của người nhà ấy ở trên thị xã…, đi làm vừa có tiền phụ thu
nhập cho Bà, đồng thời sau này lớn lên nó cái nghề mà sống. Với lại con gái lớn
rồi, cũng phải để cho nó rèn luyện mới trưởng thành được, ý bà thế nào?
Bà Trà:Nhưng mà nó đang đi học, vợ chồng mình tuy nghèo nhưng phải cố
cho nó cái chữ. Có cái chữ nó mới học được nghề, có nghề nghiệp ổn định kiếm
sống mới dễ hơn ông ạ! Sao ông lại nói như vậy, thời nay con trái, con gái đều như
nhau, còn nào chả là con.
Hằng đang đọc chuyện, nghe bố mẹ bàn việc nghỉ học để đi làm, em bước
vào nhà, hai dòng nước mắt, em vừa khóc vừa lay vào vai bố nói.
Hằng: Bố mẹ cho con đi học đi, con sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để vừa học
vừa giúp bố mẹ. Mẹ nói với bộ cho con đi học đi, con không muốn bỏ học đâu.
Cầm cái điếu cày, vê thuốc, châm lửa rít một hơi, nhả khói, ông Bảo tay chỉ
thẳng vào Hằng vẻ dứt khoát.
Ông Bảo: Tao đã quyết rồi, không học hành gì cả. Bé dại, lớn khôn, bé ăn
chơi, lớn phải làm. Con gái con đứa đi học cho lắm cũng chẳng để làm gì với lại
mày không đi làm lấy đâu tiền, mày ở nhà phụ mẹ đi kiếm tiền, vừa kiếm tiền vừa
học nghề, rồi lớn lấy chồng là xong. Tao cũng chỉ lo được đến đây là hết sức rồi.
Bà Trà vừa ôm con vừa quay sang thuyết phục ông Bảo.
Bà Trà: Ông ạ. Đúng là vợ chồng nhà mình nghèo, mà chả có dư dả gì, xong
tôi nghĩ cứ để con Hằng đi học. Nó mà thất học, các em của nó rồi cũng thế thôi.
Cái nghèo sẽ lại đeo bám. Tôi sẽ cố kiếm thêm việc làm thêm, rồi tăng gia sản xuất
để bố con đỡ khổ. Với lại con Hằng cũng phải cố gắng học cho tốt để bố mẹ nở mặt
nở mày ra.
Ông Bảo: Tôi đã quyết định, mẹ con bà không được bàn ngang. Mà bà xem
ở cái làng này, đứa con gái nào lớn mà chả phải đi làm, có đứa nào học hành đâu
mà vẫn nên người đấy thôi. Với lại có học xong cũng chả có tiền mà xin việc đâu.
Bà Trà: Ông lại sai rồi, đúng là con gái lớn phải đi làm. Nhưng muốn có
việc làm tốt, thu nhập ổn định thì phải học. Mà ông xem, gần đây làng mình cũng
có nhiều đổi khác rồi, không như trước nữa. Đấy Con Loan, con Huệ nhà Cô giáo
Hồng đầu làng đấy thôi, bố nó đi công tác xa có mấy khi về đâu, thế mà cả 2 đứa
đều học giỏi, tốt nghiệp đại học rồi, lại còn làm thạc sỹ. Vừa rồi, thấy bảo nó được
Trường Cai đẳng sư phạm tỉnh tuyển thằng về làm giáo viên đấy, có mất đồng nào
đâu. Lại còn được hưởng chính sách thu hút của tỉnh nữa đấy.
Ông Bảo: Bà mơ mộng quá đấy, tôi đã quyết không được cãi. Từ mai con
Hằng nghỉ học đi phụ bếp ở nhà hàng người thân ông Xoàng, tôi thu xếp rồi. Làm
trái lời là đừng có trách.
Nói rồi ông đứng lên đi ra ngoài. Hằng ôm mẹ khóc nức nở. Bà Trà ôm con
vào long với nỗi buốn khôn tả, bất lực, mắt rưng rưng hai dòng lệ.
Tại lớp học của Hằng (Lớp 7) đang sinh hoạt, cô chủ nhiệm vào lớp hỏi
các bạn.
Cô giáo: Các em có biết tại sao mấy hôm nay bạn Hằng nghỉ học không?
Lớp trưởng: Dạ thưa cô. Có chuyện này em muốn nói với cô. Hôm trước
thấy bạn nghỉ học, em có đến nhà chơi, bạn buồn lắm vì bố bắt phải nghỉ học để đi
làm ở quán ăn trên thị xã. Em biết nhà bạn Hằng rất nghèo, lại đông chị em, mà bố
bạn ấy lại nghiện rượu, mỗi lần say rượu bố bạn ấy lại về đánh đập mẹ và bạn ấy,
tội lắm
Cô giáo: Sao lại có chuyện như vây, sao các em không báo sớm cho cô biết?
Sau giờ học hôm nay, cô muốn ban cán sự lớp sẽ cùng đi với cô đến nhà bạn Hằng
xem tình hình bạn thế nào nhé. Nào chúng ta bắt đầu học.
Tại nhà Hằng, cô giáo và đại diện ban cán sự lớp vừa đến gọi cửa. Mẹ
Hằng ra mở cửa mời cô và các bạn của Hằng vào nhà, trong nhà ông Bảo đang
ngồi bên chai rượu, cô giáo bước vào nhà chào bố của Hằng
Cô Giáo: Chào anh. Anh là bố em Hằng phải không ạ.
Ông Bảo: Ờ… phải. Cô là ai mà hỏi lạ thế, ở nhà này tôi không là bố của
Hẳng thì ai?
Cô giáo: Vâng, xin lỗi anh. Tôi xin giới thiệu tôi là Cô giáo chủ nhiệm của em
Hằng, còn đây là các bạn học cùng lớp với em Hằng nhà ta (chỉ tay vào các em).
Mấy hôm nay, thấy em Hằng không đi học nên hôm nay chúng tôi đến đây là để
thăm gia đình và tìm hiểu lý do tại sao em Hằng lại bỏ học ?
Đúng lúc đó Hằng đi về, với vẻ mặt mệt mỏi, thấy cô chủ nhiệm và các bạn ở
trong nhà, Hằng thấy thẹn và tủi, em bước nhanh về phía mẹ.
Cô giáo: Hằng… Em lại đây (cô tiến gần lại và ôm Hằng vào lòng và vuốt
mái tóc Hằng), cô đã biết chuyện của em. Em cứ bình tĩnh, có cô và các bạn bên
cạnh, chắc bố em sẽ hiểu ra thôi.
Ông Bảo (đứng phắt dậy, nói gằn giọng): Hằng! Lại đây! (Chỉ tay vào cô
giáo) Cô biết chuyện gì, cô định làm gì? Cô có hiểu chuyện của gia đình tôi không?
Tôi là bố nó, tôi có trách nhiệm phải lo cho nó. Cô biết đấy, nhà tôi nghèo, không
có tiền nuôi 6 chị em nó ăn học nên tôi cho nó nghỉ. Thế thôi. Mà cô cũng không
cần phải khuyên răn tôi về chuyện bỏ học của nó đâu. Tôi tự giải quyết được việc
này.
Cô giáo: Sao anh lại nói như thế. Việc em Hằng đi học là cần thiết lắm,
không đơn giản đâu anh.
Ông Bảo: Việc nhà tôi tôi lo, không cần cô xía vào.
Cô giáo: Em biết nhà anh kinh tế khó khăn nên anh mới cư xử như vậy, em
biết anh cũng đau lòng lắm, làm cha làm mẹ ai chả muốn con cái học đàng hoàng,
sau này có công ăn việc làm ổn định và làm người nhưng …
Ông Bảo: Thôi, cô không cần giải thích, tôi không cần cô phải dạy khôn tôi,
việc nhà tôi tôi đã quyết, cái Hằng sẽ không đi học nữa, phải đi làm. Không thể
nuôi báo cô mãi được, lớn ròi chứ còn bé gì. Với lại học rồi cũng làm cái gì, nó đâu
có giống cô được đâu.
Hằng ngồi lặng quan sát bố mẹ và cô giáo nói chuyện, các bạn cùng lớp đôi
lúc nắm tay Hằng an ủi. Cũng lúc này, mẹ Hằng đi lại phía chồng, bà rót nước mời
cô giáo và ôm con gái vào lòng nói.
Bà Trà: Ấy sao ông nói vậy, Cô giáo nói như vậy tôi thấy đúng đấy…
Ông Bảo (cắt ngang với giọng gắt gỏng):Bà không phải tát nước theo mưa,
chuyện tôi đã quyết, hai mẹ con cứ thế mà làm, rất hoan nghênh cô đã quan tâm,
xin mời cô về cho.
Cô giáo kéo Hằng ra giữa nhà và nhìn bố mẹ Hằng nói giọng nghiêm nghị
Cô giáo: Anh chị nhìn xem, em Hằng mới chỉ 12, 13 tuổi, cái tuổi của cháu
phải được ăn học, vui chơi… việc anh chị bắt cháu bỏ học và bắt cháu đi làm là lỗi
của những người làm cha làm mẹ và vi phạm về quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
Ông Bảo (giọng mỉa mai): Cái gì? Trẻ em mà cũng có quyền nữa à? Quyền
là ở tôi. Không có pháp luật gì cả cô nghe chưa!
Cô giáo bình tình, nhẹ nhàng giải thích thuyết phục ông Bảo về các quyền
của trẻ em như được học tập, được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ.
Nhưng ông Bảo tỏ ra thờ ơ không mấy quan tâm.
Cô giáo: Anh ạ! Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên
của Châu Á ký phê chuẩn công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Rồi Luật bảo
vệ chăm sóc giáo dục trẻ em ở Việt Nam cũng đã có, trong đó quy định rất rõ các
quyền của trẻ em như quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển
và quyền được học nữa. Không những vậy, pháp luật cũng nghiêm cấm các hành vi
sử dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc
những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động, rồi cản trở việc
học tập của trẻ em…
Dừng lại một phút, cô tiếp tục giải thích:
- Mà thôi anh ạ, đó là quy định của pháp luật, chúng ta phải cùng nhau tuân
thủ, chấp hành và thực hiện cho đúng. Còn về chuyện cuộc sống gia đình, chúng tôi
biết việc anh cho cháu nghỉ học cũng là bất đắc dĩ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn,
nhưng nếu anh bắt cháu bỏ học để đi làm phục vụ vất vả như vậy ở quán ăn là trái
pháp luật đấy! Bộ luật lao động quy định việc sử dụng lao động chưa thành niên ở
độ tuổi của cháu Hằng là phải được sự đồng ý của cháu, vả lại phải bố trí làm việc
không ảnh hưởng đến giờ học tại trường của cháu.
Ông Bảo: Gì mà quyền, mà luật tùm lum thế. Tôi không hiểu và không quan
tâm. Tôi đã bảo ở cái gia đình này, quyền là ở tôi, do tôi.Cô cứ nói chuyện chưa ở
trên đời đang có bao nhiêu đứa trẻ phải lang thang kiếm sống, chúng làm đủ thứ
nghề nào là xây dựng, phụ hồ, kéo xe… có sao đâu, có làm thì mới có ăn.
Cô giáo: Anh Bảo ạ, tôi mong anh suy nghĩ lại, đồng ý cho cháu Hằng trở lại
lớp học. Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Trẻ
em là tương lai của đất nước. Để phát triển những mầm non tương lai không những
gia đình, nhà trường mà toàn xã hội cũng phải quan tâm giáo dục và tạo điều kiện
đẻ được phát triển. Trong lớp, em Hằng là một học sinh giỏi, anh chị nên tiếp tục
cho cháu đi học, vì chỉ có học mới là cánh cửa mở ra tri thức và sẽ là đôi cánh chắp
cánh ước mơ thoát nghèo.
Mẹ Hằng ôm con gái, nhìn cô giáo rồi nói với chồng.
Bà Trà: Ông ơi! Cô giáo nói đúng đó. Tôi đã nói ông rồi mà ông đâu có
nghe tôi đâu nên mới đến cơ sự này. Thôi thì vì con, nể lời cô giáo, ông cho con
Hằng đi học trở lại đi. Tôi sẽ cố gắng làm thêm việc phụ để có thêm thu nhập, chi
tiêu tằn tiện để nó được đi học. (Bà nhìn sang cô giáo nói tiếp) Mong cô thông cảm,
cũng vì gia đình đông con, nhà nghèo nên cháu Hằng mới thiệt thòi như vậy. Cho
cháu đi làm, tôi và bố nó cũng thương lắm. Hôm nay cô giáo nói những điều hay ý
đẹp, mà đẹp cho tương lai con gái chúng ta, ông thấy có đúng không?
Nghe cô giáo và vợ thuyết phục, ông Bảo ngồi trầm ngâm, rồi thấy mình làm
vậy là có lỗi với con, ông đi lại bên con gái, giọng nói của ông dịu xuống.
Ông Bảo: Ừ thì… cũng chỉ vì nhà mình nghèo, con đông như thế này lấy
tiền đâu mà đi học hả con, cho con đi làm bố cũng thương lắm, nhưng…
Hằng phấn khởi chạy lại ôm bố: Bố! Con cám ơn bố! Con biết bố mẹ khổ
tâm vì chúng con, chúng con sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng bố mẹ và
thầy cô. Con sẽ phụ giúp bố mẹ những việc gia đình để bố mẹ đỡ khổ. Bố cho con
đi học trở lại nhé.
Ông Bảo ôm con gái, mắt rưng rưng, cô giáo và các bạn như cũng vui lên khi
ông Bảo biết nhận ra điều cần làm của một người bố.
Ông Bảo: Ừ, con hãy cố gắng học thật tốt để trở thành người có ích nhé.
(Ông cầm tay Hằng tiến lại gần cô giáo vẻ hối hận) Xin lỗi cô, tôi quá nóng giận
nên mất khôn. Những lời của cô làm tôi thấy xấu hổ với chính mình và con gái của
mình và với cô cùng các cháu, âu cũng do mưu sinh, nay con gái tôi xin gửi gắm ở
cô, mong cô và các cháu giúp để cháu em sớm quay lại học tập và tiến bộ.
Rồi ông Bảo đi đến bên vợ: Ngày mai tôi sẽ cai rượu, vứt bỏ mấy cai chai
này đi, tôi sẽ cùng bà tích cực làm việc để có thêm tiền cho các con học, bà tha lỗi
cho tôi nhé!
Cô giáo: Anh yên tâm, trách nhiệm dạy chữ và đạo đức làm người cho các em
là bổn phận của những người làm thầy cô giáo chúng tôi. Hằng à, ngày mai cô sẽ
gặp em ở lớp nhé.
Hằng chạy đến ôm cả bố và mẹ đầy xúc động. Cô giáo và các bạn vỗ tay hoan
hô.
CHUNG TAY BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Cả bản ai cũng khen nhà A Páo có 2 con trâu khỏe, khen A Páo chăm sóc
trâu tốt, mà không chăm sóc sao được khi đó là cả cơ nghiệp của nhà A Páo. Hôm
qua, lúc lên nương, nhìn sang bên kia biên giới, chỗ gần cột mốc, A Páo thấy cả
một vạt cỏ xanh non mơm mởn. Cỏ này mà cho trâu nhà mình ăn thì phải biết!”.
Nghĩ là làm. Sáng nay, mặt trời mới lấp ló sau dãy núi trước nhà, A Páo đã dậy, lùa
hai con trâu ra khỏi chuồng, cho chúng đi theo con đường mòn sau nhà, chỉ cần qua
khe suối nhỏ là sang bên kia biên giới rồi, chúng tha hồ gặm cỏ.
Đang lững thững đi theo hai con trâu, A Páo chợt nghe thấy tiếng gọi. Nhìn
lại, thì ra là bộ đội Hùng.
A Páo: Ồ, chào bộ đội Hùng! Bộ đội đi đâu vậy?
Bộ đội Hùng: Chúng tôi vừa đi tuần tra về. Anh em về đồn rồi, còn tôi tranh
thủ đầu giờ xuống gặp các anh ở Ủy ban xã bàn một số việc. Thế A Páo lùa trâu đi
đâu vậy? Nương nhà A Páo ở phía kia cơ mà.
A Páo: Bộ đội Hùng nhớ thật đấy, nhưng hôm nay, tôi không lên nương, tôi
đang cho trâu sang bên kia ăn cỏ. Cỏ bên đó tốt lắm. Tôi đi đường này cho gần.
Anh Hùng nhìn A Páo thoáng chút đắn đo, rồi nói:
Bộ đội Hùng: Bây giờ vẫn còn sớm, A Páo buộc trâu vào gốc cây kia rồi ngồi
đây ta nói chuyện. Tôi có thuốc lá thơm lắm, mời A Páo.
A Páo: Có thuốc ngon à, cho tôi một điếu. Ừ, thôi lát nữa tôi cho trâu đi ăn
cũng được.
Bộ đội Hùng: Nương ngô nhà A Páo năm nay có tốt không?
A Páo: Tốt lắm. Từ ngày được bộ đội trên đồn chỉ cho bà con ta cách làm mới,
lại có giống tốt nên mấy năm nay được mùa, ngô chắc hạt lắm. Bà con trong bản
vẫn bảo nhau phải cảm ơn các bộ đội nhiều.
Bộ đội Hùng: Thế nương ngô nhà A Páo đang tốt như vậy, bỗng có ai đó vào
bẻ ngô chẳng hỏi gì A Páo cả thì A Páo thấy sao?
A Páo: Thì tôi chẳng lậy gậy mà quật cho nó chừa cái tội bẻ trộm ngô nhà
người ta.
Bộ đội Hùng: Thế có ai đó đến nhà A Páo mà chẳng hỏi, chẳng gọi A Páo; cửa
chính không đi lại nhảy qua hàng rào vào nhà; thấy vườn nhà A Páo có rau ngon,
họ cho gà, cho lợn nhà họ vào ăn thì A Páo thấy sao?
A Páo: Nếu thế thì tôi không chỉ quật nó đâu nhá, tôi còn bắt nó giải lên Ủy ban
hoặc Công an xã để cho chính quyền xử lý ấy chứ. Này, hôm nay bộ đội Hùng làm
sao thế, hỏi gì mà lạ vậy?
Bộ đội Hùng (cười): Nương của A Páo, nhà của A Páo thì A Páo giữ như vậy,
thế sao A Páo lại định cho trâu sang bên kia biên giới ăn cỏ. A Páo cũng biết đó là
đất của nước bạn rồi mà.
A Páo (lúng túng gãi đầu): Ơ... thì... Bộ đội Hùng không biết đấy, trước kia
bên này với bên ấy còn chung một bản mà, bà con hai bên vẫn thường qua lại mà.
Nhiều gia đình trong bản còn có dâu, rể là người bên nước bạn. Rồi trâu bên nọ còn
lạc sang bên kia ấy chứ, chủ trâu lại sang tìm về, có sao đâu.
Bộ đội Hùng: Tôi biết là nhiều hộ dân ở bản của ta và bản bên nước bạn có
quan hệ thân tộc, dòng họ lâu đời với nhau. Việc lấy vợ, lấy chồng của các gia đình
hai bên biên giới cũng nhiều. Chính vì mối quan hệ thân thiết đó, mà bà con hai bên
coi việc đi lại tự do qua biên giới thăm thân hay tự cho trâu, bò sang ăn cỏ như A
Páo định làm là việc rất đơn giản, thông thường như ”cơm ăn, nước uống hàng
ngày”, do đó, những khái niệm về đường biên, mốc giới vẫn chưa ăn sâu trong tiềm
thức của bà con mình đó A Páo à. Tuy nhiên từ ngày hai nước phân định mốc giới
rồi, bà con ta không thể tùy tiện như trước được nữa.
A Páo: Bộ đội nói thế chẳng lẽ từ nay tôi không được sang bên đó thăm bạn tôi
à?
Bộ đội Hùng: A Páo chưa hiểu ý tôi. Bà con hai bản vẫn được thường xuyên
qua lại thăm hỏi nhau nhưng phải chấp hành theo quy định của nước ta và của nước
bạn.
A Páo: Bộ đội Hùng nói cho A Páo hiểu rõ hơn được không?
Bộ đội Hùng: Thế này A Páo à, pháp luật của nhà nước ta đã quy định việc qua
lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu hoặc
nơi mở ra cho qua lại biên giới1, tức là A Páo muốn sang bên kia thăm bạn phải đến
đúng nơi quy định chứ không phải cứ tùy tiện theo đường tắt, lối mòn mà sang đâu.
A Páo: Cũng như khi khách đến nhà A Páo thì phải hỏi A Páo, phải được A Páo
đồng ý và vào bằng cổng chính, chứ không được trèo tường, vượt rào như bộ đội
nói khi nãy, đúng không?.
Bộ đội Hùng: Thế là A Páo đã hiểu ra rồi đấy. Mỗi đất nước đều có chủ quyền.
Đường biên giới chính là ”phên dậu” xác định không gian của mỗi quốc gia. Việc
qua lại giữa người dân hai nước không chỉ phải đúng địa điểm quy định mà khi
sang khu vực biên giới nước bạn, A Páo hoặc bà con dân bản còn phải có một trong
1
Khoản 1 Điều 15 Luật Biên giới quốc gia.
các giấy tờ như: giấy thông hành hoặc giấy chứng minh biên giới hoặc giấy tờ có
giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; rồi còn phải tuân theo những quy định của Hiệp định
về Quy chế biên giới đã ký kết giữa nước ta với nước láng giềng trên từng tuyến
biên giới nữa2.
A Páo: Nghe bộ đội nói như vậy thì việc tôi định cho trâu sang bên kia ăn cỏ
cũng là sai rồi!
Bộ đội Hùng: Đúng đó A Páo à. Chính vì do chưa ý thức được về biên giới
quốc gia, chủ quyền lãnh thổ lại không nắm được các quy định pháp luật nên vẫn
còn việc bà con hai bên biên giới tự do qua lại hoặc xâm canh, xâm cư hay chăn thả
gia súc qua biên giới. Bà con chưa hiểu được việc mình làm chính là vi phạm quy
định về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và có thể bị xử phạt. Ví dụ như việc qua
lại biên giới không có giấy tờ theo quy định hoặc qua lại biên giới không đúng các
điểm quy định dành cho việc qua lại biên giới, chăn thả gia súc, gia cầm qua biên
giới có thể bị xử phạt đến 300.000 đồng; hoặc việc chăn thả gia súc qua biên giới
có thể bị phạt đến 500.000 đồng3.
A Páo: May mà gặp bộ đội Hùng chứ không thì tôi đã vi phạm pháp luật rồi.
Lâu nay tôi cứ nghĩ đơn giản bộ đội à!
Bộ đội Hùng: Bộ đội biên phòng chúng tôi đang phối hợp cùng Ủy ban xã và
các đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho bà con ta hiểu rõ
các quy định pháp luật về biên giới quốc gia. Bà con mình chấp hành đúng các quy
định đó không chỉ thể hiện ý thức của người công dân về chủ quyền lãnh thổ quốc
gia mà còn tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nước bạn. Sắp tới, lễ kết nghĩa giữa
hai bản giáp biên sẽ được tổ chức, vừa góp phần làm tình cảm của bà con sống ở
hai bên biên giới thêm son sắt vừa trên tinh thần giữ vững lãnh thổ, tôn trọng chủ
quyền, pháp luật, phong tục, tập quán mỗi nước.
Nhìn A Páo, anh Hùng nói tiếp: Chúng tôi đang triển khai phong trào quần
chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc. Nhà A Páo là một trong hơn 20 hộ
gia đình có nương, rẫy sát đường biên sẽ ký nhận đường biên, mốc giới để phối hợp
với Đồn biên phòng quản lý, bảo vệ. A Páo và bà con tích cực tham gia nhé.
A Páo: Bộ đội Hùng cứ yên tâm, ngày nào tôi cũng lên nương, có chuyện gì xảy
ra với đường biên, cột mốc là tôi biết ngay thôi, sẽ báo ngay cho bộ đội, cho chính
quyền.
Bộ đội Hùng: Bộ đội biên phòng chúng tôi làm tốt được nhiệm vụ bảo vệ biên
cương Tổ quốc là nhờ rất nhiều vào sự phối hợp của các cấp chính quyền, đoàn thể,
2
Điểm b Khoản 1, Điều 8 Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ về quản lý của khẩu biên
giới đất liền
3
Điều 8 Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
đặc biệt là dân bản nơi đây, những người trực tiếp sống và có quyền lợi với từng
mảnh đất, hòn đá, gốc cây trên biên giới này. Chúng tôi tin tưởng mỗi người dân
biên giới thực sự là những ”cột mốc biên cương” vững chắc.
A Páo: Đất của mình thì mình phải giữ. Đường biên, cột mốc mà bị xâm hại thì
nương, rẫy nhà mình cũng đâu có còn. Bảo vệ đường biên cũng chính là bảo vệ đất
đai của tổ tiên để lại (lấy tay chỉ lên đầu mình A Páo nói tiếp) Cái đầu tôi giờ đã
sáng ra rồi. Dân bản chúng tôi sẽ chung tay cùng bộ đội bảo vệ biên giới.
Nắng sớm đã trải rộng trên cả một dải biên cương Tổ quốc xanh ngút ngàn,
đẹp hùng vĩ.

HÃY THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA CHÍNH MÌNH


Anh Tân và chị Hương lấy nhau được 8 năm và đã kịp có với nhau 4 mặt
con. Hai con đầu, chị đẻ sinh đôi một trai, một gái; đứa thứ ba 4 tuổi, đứa út 2 tuổi.
Gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông lại thêm đàn con lít nhít, trứng gà, trứng vịt
nên kinh tế của hai anh chị cũng khó khăn.
Năm nay, hai đứa lớn đến tuổi vào lớp 1, nhưng anh Tân nói nhà còn nghèo
nên chỉ cho thằng bé đi học, còn con bé phải ở nhà trông các em, phụ giúp việc vặt
cho bố mẹ, vì theo anh Tân thì “con gái lớn lên là lấy chồng không cần học hành
làm gì”. Thấy con buồn vì không được đến trường như em trai, nhưng chị Hương
cũng không biết làm gì hơn vì mọi việc trong nhà xưa nay đều do anh Tân quyết
định.
Sáng nay, sau khi đưa thằng bé đến lớp, chị vội mang chỗ rau nhà trồng vừa
thu hoạch được ra chợ huyện bán, cũng thêm được ít tiền những lúc nông nhàn.
Buổi trưa về đến nhà, chị thấy chồng chị đang nói chuyện với một người đàn ông lạ
mặt. Khi khách ra về, chị hỏi chồng:
Chị Hương: Ông khách vừa nãy là ai vậy mình?
Anh Tân: À. Đấy là ông Vui ở thị trấn, chuyên buôn bán bất động sản.
Chị Hương: Mà ông ấy vào nhà mình có việc gì không mình?
Anh Tân: Chuyện là thế này, Tôi định bán bán mảnh vườn để lấy vốn làm
ăn. Chú Xanh rủ tôi lên miền ngược mua măng khô về bán, “chứ bán mặt cho đất,
bán lưng cho giời, làm ruộng mãi chẳng giầu lên được”.
Nghe chồng nói vậy, chị rụng rời tay chân.
Chị Hương: Bố chúng nó xem thế nào chứ buôn bán mình có quen đâu, lời
lãi đâu không thấy, khéo lại mất đất, mất vườn. Mà có mảnh vườn, mỗi năm nhà
mình còn có mấy vụ rau, cũng có ít tiền thêm vào cho các con
Anh Tân (quát): Đàn bà biết gì mà ý kiến, chưa làm đã gàn, bực cả mình!
Xuống bếp lo cơm nước đi!
Chị Hương buồn quá, khóc nấc lên.
Vừa lúc đó, có tiếng bác Minh ở ngoài cổng
Bác Minh: Nhà có chuyện gì mà ồn ào vậy?.
Thấy bác Minh, chị Hương mừng quá. Bác vừa là bác họ của anh Tân lại vừa
là Trưởng thôn. Bác rất có uy tín trong họ và trong thôn, xóm. Chị Hương vội kể
cho bác Minh nghe chuyện anh Tân định bán mảnh vườn, khi chị có ý kiến thì anh
lại quát nạt; còn anh Tân thì cho rằng chuyện lớn, chuyện nhỏ trong nhà đều do
người đàn ông, người chồng quyết định, chị Hương là vợ phải nghe lời chồng, chỉ
cần chăm nom gia đình, con cái là được rồi.
Nghe xong chuyện của anh Tân, chị Hương, bác Minh nói:
Bác Minh: Chú Tân ạ, bây giờ nam nữ bình quyền, cả nam và nữ đều có vị
trí, vai trò ngang nhau trong xã hội cũng như trong gia đình. Cô Hương có quyền
cùng với chú bàn bạc, quyết định các công việc của gia đình. Đối với tài sản chung
của hai vợ chồng, thì vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản
chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung và quyết định các nguồn lực
trong gia đình4. Mảnh vườn là tài sản chung của hai vợ chồng, nên cô Hương có
quyền có ý kiến; hai vợ chồng nên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận trên cơ sở tôn
trọng ý kiến của nhau để đi đến quyết định cuối cùng làm sao có lợi nhất cho gia
đình.
Anh Tân: Bác cứ nói thế nào chứ. Thuyền theo lái, gái theo chồng. Việc lớn
nhỏ trong nhà phải do chồng quyết định.
Bác Minh: Chú Tân ạ, những điều tôi vừa nói với chú đều dựa trên quy định
pháp luật của Nhà nước, như Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới….
Pháp luật còn quy định rõ nếu chú cứ tự ý bán mảnh vườn mà chị Hương không
đồng ý thì cô Hương còn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố việc mua bán đó là vô
hiệu5.
Anh Tân: Vậy hả bác? Vậy mà từ trước đến giờ em cứ ngỡ… Thôi, để vợ
chồng em về bàn bạc lại chuyện đất cát. Mà hôm nay bác sang nhà em chơi hay có
việc gì nữa?
Bác Minh: À, hôm nay tôi sang hỏi cô chú xem vì sao không cho con bé lớn
đến trường?
Anh Tân: Bác cũng biết hoàn cảnh nhà em đấy. Nhà thì đông con, kinh tế thì
khó khăn. Bây giờ mà cho cả hai đứa đi học thì nhà em túng quá. Hơn nữa con gái
không cần học nhiều,
Bác Minh: Chú lại sai rồi. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cấm
người lớn cản trở việc học tập của trẻ em6, nên việc cô chú không cho con đi học là
sai; đồng thời, Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các
con, giữa con trai và con gái. Luật bình đẳng giới của Nhà nước ta quy định rõ: con
trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học
tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển 7. Cô chú chỉ cho cậu con trai đi học, bắt
con gái ở nhà là đã có sự phân biệt đối xử giữa các con, vẫn còn tư tưởng “trọng

4
Điều 18 Luật bình đẳng giới.
5
Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn
nhân và gia đình.
6
Khoản 8, Điều 7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
7
Điều 18 Luật bình đẳng giới.
nam, khinh nữ”. Hơn nữa, việc học của các cháu đều được Nhà nước miễn phí nên
cô chú không phải lo vì hoàn cảnh kinh tế gia đình.
Anh Tân: Vậy hả bác? Thế mà em cứ lo không có tiền cho các cháu đi học.
Nghe bác phân tích em thấy sáng ra nhiều.
Bác Minh: Tân à, chú nên thay đổi quan niệm của mình, đừng coi thường vai
trò của người phụ nữ, người vợ. Hương nó cũng đóng góp công sức với gia đình có
kém gì cháu đâu, từ sáng đến tối lo việc đồng áng lại lo nội trợ, chăm sóc con cái,
bác thấy nó cứ luôn chân luôn tay, Tân có đồng ý thế không?
Anh Tân lúng túng gật đầu.
Quay sang Hương, bác Minh nói tiếp: Còn cô Hương cũng phải thay đổi suy
nghĩ, nhận thức; phải thấy được vai trò của mình, biết được quyền của mình, có ý
kiến trong các công việc gia đình, không nên nghe theo sự áp đặt của chồng. Có
như vậy gia đình cô chú mới thực sự hạnh phúc.

MỘT NGÀY ĐÁNG NHỚ


Lái xe ô tô rời khỏi buổi gặp mặt các bạn cũ, Quang liếc nhìn đồng hồ cũng
đã gần 3 giờ chiều. Sau mười mấy năm ra trường, hôm nay nhân kỷ niệm 30 năm
ngày thành lập trường, cả lớp 12A năm ấy mới có dịp gặp lại nhau gần như đông
đủ. Ai trông cũng già dặn, chững chạc lên; có người đã có những thành công nhất
định, cũng có người còn khó khăn trong công việc và cuộc sống, nhưng gặp nhau ai
cũng như đang được sống lại những năm tháng của tuổi học trò, với biết bao kỷ
niệm của tuổi mới lớn. Không biết do men bia, rượu của buổi gặp mặt hay ánh mắt
của cô bạn gái dễ thương ngồi cùng bàn năm nào mà Quang thấy tâm trạng cứ lâng
lâng, tay lái “lụa” hẳn lên. Do lúc nãy uống rượu nên bây giờ Quang thấy háo nước
quá: “Giá mà có cốc nước cam mát lạnh thì tuyệt!”. Cầu được ước thấy, quán giải
khát kia rồi!
Đỗ xịch ô tô trước cửa quán, Quang mở cửa xe bước xuống. Chưa kịp cho
chân xuống đất, Quang đã nghe thấy tiếng xe máy phanh gấp, tiếng đổ rầm và
tiếng phụ nữ kêu thất thanh. Hoảng hốt nhìn ra, Quang thấy chiếc xe máy đổ lăn
kềnh giữa đường, một bên yếm xe bị vỡ và chiếc xe đang đè lên chân một người
phụ nữ. Mặt người phụ nữ tái nhợt, nhăn nhó vì đau. Quang vội chạy lại nâng chiếc
xe máy lên, dắt vào sát lề đường, rồi dìu người phụ nữ lên vỉa hè, ngồi tạm vào
chiếc ghế mà mấy người dân quanh đó đã kịp thời mang ra. Tiếng xì xào xung
quanh nổi lên:
Người dân 1: Đi đứng thế à, có ngày giết con nhà người ta!
Người dân 2: Chẳng quan sát gì đã mở cửa xe, các ông lái xe ô tô bây giờ là
bất cẩn lắm!”,
Người dân 3: Có mỗi cái thao tác đóng mở cửa xe đảm bảo an toàn mà cũng
không làm được thì lái xe ô tô làm gì, ra đường để gây tai nạn à!...
Biết mình sai nên Quang không phản ứng lại lời bàn tán của mọi người. Sau
phút hoảng hồn, người phụ nữ cũng đã chấn tĩnh lại. Chị đứng dậy đi thử vài bước.
Có vẻ cú va chạm không quá mạnh nên mặc dù còn đau nhưng chị vẫn nhúc nhắc
đi lại được vài bước.
Người dân 4: May mà không đập đầu xuống đất đấy, nếu không thì…
Người dân 5: Chân cẳng đi lại được như vậy là không bị sao rồi…
Tiếng mọi người lại lao xao. Quang thở phào như trút được gánh nặng!
Người dân 1: Ồ, đồng chí cảnh sát đến rồi!
Mọi người dãn ra nhường lối cho anh cảnh sát giao thông.
Anh cảnh sát chào Quang và đề nghị Quang cho kiểm tra giấy tờ xe. Sau khi
nghe tường trình của Quang, của chị phụ nữ và những người chứng kiến, anh cảnh
sát xem xét chỗ Quang đỗ xe. Anh nhìn Quang và hỏi:
Anh Cảnh sát: Anh là người điều khiển xe ô tô, vậy anh có biết mình đã vi
phạm những lỗi nào không?
Quang (ngập ngừng): Lỗi của tôi là mở cửa xe không quan sát nên đã làm
chị đây bị ngã, nhưng cũng may chị chỉ bị xây xước, bầm tím ở chân thôi.
Anh Cảnh sát (nghiêm sắc mặt): Chỉ vì hành vi mở cửa xe bất cẩn của
người điều khiển ô tô mà thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc cho người đi
đường. Điều 18 Luật giao thông đường bộ đã quy định, người điều khiển xe ô tô
"không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện
an toàn". Đây là một trong những kiến thức rất sơ đẳng mà bất kỳ người lái xe ô tô
nào cũng phải thuộc khi điều khiển xe, đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người
khác.
Quang (ấp úng): Vâng tôi xin rút kinh nghiệm.
Anh Cảnh sát: Theo Nghị định số 171 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ, người
điều khiển xe ô tô mà mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn thì bị phạt
từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng8. Nhưng anh không chỉ có lỗi đó đâu. Theo
kiểm tra của chúng tôi thì anh đã đỗ xe sai quy định, tức là bánh xe gần nhất cách lề
đường, hè phố quá 0,25 mét. Đây, tôi đo lại....Anh thấy đúng chưa?.
Quang (gãi đầu, gãi tai phân trần): Quả thật lúc đó tôi hơi vội nên không chú
ý khi đỗ xe.
Anh Cảnh sát: Với vi phạm này thì anh có thể bị phạt từ 600.000 đồng đến
800.000 đồng9.
Quang: Anh thông cảm. Mọi lần tôi rất cẩn thận, không hiểu hôm nay làm
sao mà tôi lại mắc nhiều lỗi thế này?!
Anh Cảnh sát: Chúng tôi không thể thông cảm với anh được. Chấp hành các
quy định về an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi công dân. Nhưng tôi có thể

8
Điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
9
Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
hiểu vì sao hôm nay anh lại mắc lỗi rồi. Hình như anh đã uống rượu, bia khi tham
gia giao thông?
Quang (giật mình, lúng túng): Tôi ..., tôi có uống chút ít với bạn bè, lâu rồi
chúng tôi không gặp nhau, nhưng anh thấy đấy, tôi vẫn rất tỉnh táo.
Anh cảnh sát lấy trong túi ra máy đo nồng độ cồn, đưa cho Quang và nói:
Anh Cảnh sát: Anh vui lòng thổi vào đây!
Quang ngần ngừ một chút, rồi thổi vào máy. Anh cảnh sát cho Quang xem:
Anh Cảnh sát: Anh xem nhé, máy chỉ 0,20 miligam, như vậy trong hơi thở của
anh có nồng độ cồn. Theo quy định, anh có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng10, ngoài ra, anh còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong
01 tháng11. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như người lái xe uống rượu, bia
mà điều khiển phương tiện giao thông. Anh có thể rút ra bài học từ chính trường
hợp của mình. Xin lưu ý với anh rằng, đối với các vi phạm mà anh mắc phải, ngoài
bị phạt tiền như tôi đã nêu, nếu gây tai nạn giao thông, anh còn bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe trong 02 tháng12.
Quang: Anh cho tôi hỏi thêm, tôi vi phạm mấy lỗi cùng một lúc nhưng chắc
sẽ chỉ bị xử phạt đối với hành vi mà có mức xử phạt cao nhất phải không? Anh
cảnh sát lắc đầu:
Anh Cảnh sát: Không. Một trong các nguyên tắc của việc xử phạt vi phạm
hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính là một người thực
hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm 13. Do
đó anh sẽ bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của mình.
Ngừng một chút rồi anh cảnh sát nói tiếp:
- Rất may chị đây chỉ bị thương nhẹ, chị cũng không yêu cầu giải quyết mà
chỉ đề nghị anh sửa những chỗ hư hỏng của xe máy. Căn cứ vào mức độ lỗi, thái độ
hối lỗi, tích cực hợp tác của anh, tôi đã xem xét, lập biên bản xử phạt đối với các
hành vi vi phạm của anh. Tuy nhiên bây giờ đang chuẩn bị vào giờ cao điểm, để
tránh ùn tắc giao thông, đề nghị anh đưa xe ra điểm đỗ ô tô phía bên kia đường. Tôi

10
Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
11
Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
12
Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
13
Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
tạm giữ Giấy phép lái xe của anh. Sau khi anh sửa xong xe máy cho chị đây, mời
anh về Đồn cảnh sát để chúng tôi tiếp tục giải quyết, xử phạt các vi phạm của anh
theo quy định.
Quang: Tôi xin chấp hành - Quang trả lời anh cảnh sát rồi quay sang chị phụ
nữ, Quang nói, giọng chân thành: thành thật xin lỗi chị về những bất cẩn của tôi.
Tôi sẽ đưa xe của chị đi sửa. Đề nghị anh cảnh sát cho tôi được đưa chị đây về nhà
chị ấy vì chân chị vẫn còn đau. Sau đó tôi sẽ đến Đồn cảnh sát để ký biên bản vi
phạm.
Anh cảnh sát đồng ý và tiếp tục đi làm nhiệm vụ.
Còn đối với Quang thì đây đúng là một ngày đáng nhớ với bao cảm xúc,
trạng thái. Quang sẽ nhớ những lỗi vi phạm an toàn giao thông mà mình mắc phải
hôm nay để không bao giờ còn vi phạm nữa!

CÙNG CHẤP HÀNH LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG


Trung thu sắp đến, khi trời mát mẻ của mùa thu làm cho không khí đón trăng
rằm cũng trở lên náo nhiệt. Cửa hàng bánh nướng, bánh dẻo cổ truyền của bà Lan
thời gian này vô cùng bận rộn. Vì là cửa hàng lâu năm, với hương vị bánh cổ
truyền và giá cả phải chăng nên mỗi dịp trung thu cửa hàng rất đông khách. Để
phục vụ nhu cầu của khách hàng, mấy ngày nay, bà Lan cho nhân viên kê thêm vài
sạp hàng bày bánh ở trước cửa hàng. Đang kiểm tra chất lượng mẻ bánh mới ra lò,
nghe có tiếng cãi vã ồn ào ở ngoài cửa, bà Lan vội vã chạy ra.
Bà Hậu: Bà Lan đâu rồi, bà ra đây nói cho rõ ràng xem nào. Bà Hậu, chủ
cửa hàng tạp hóa bên cạnh, giọng đầy bực tức.
Bà Lan: Dạ, tôi đây, có chuyện gì thì bác bớt giận từ từ nói.
Bà Hậu (vẫn cao giọng): Bà ra mà xem, hàng hóa thì bày khắp vỉa hè, không
có chỗ cho người ta đi bộ, đã vậy người mua hàng lại đỗ xe máy đầy dưới lòng
đường, chắn cả cửa nhà tôi thì còn buôn với bán cái gì nữa. Tôi sang nhắc nhở thì
nhân viên nhà bà lại nói tôi ghen ăn tức ở. Mấy đứa miệng còn hơi sữa, chỉ đáng
tuổi con tuổi cháu của tôi mà ăn nói như thế, bà nghe có được không?
Bà Lan quay sang hỏi anh thanh niên mặc đồng phục nhân viên đứng bên
cạnh, nghiêm mặt hỏi:
Bà Lan: Chuyện đầu đuôi thế nào hả Nam? Cháu nói rõ cho bác nghe.
Anh thanh niên mặc đồng phục ở cửa hàng mặt đỏ bừng ấp úng:
Nam: Dạ, dạ… Chuyện là… vừa nãy đông khách đến mua hàng có đứng nhờ
sang cửa nhà bác Hậu, bác có sang nhắc nhở, lúc ấy đông khách quá, phục vụ
không kịp nên anh em không để ý. Bác Hậu lại to tiếng, làm cho khách hàng thấy
vậy bỏ đi nên cháu có nói mấy câu không phải…
Bà Hậu: Đấy bà xem, với người lớn mà chúng nó thái độ như thế, nếu là bà,
bà có chấp nhận được không?
Bà Lan (ôn tồn): Các cháu nó còn trẻ, chưa hiểu chuyện, có gì không nên
không phải, tôi xin thay mặt các cháu xin lỗi bác. Tôi sẽ nghiêm khắc bảo ban
chúng nó. Còn chuyện khách hàng mua bánh để xe tràn sang nhà bác.Tôi cũng
mong bác thông cảm cho tôi mấy hôm. Bác biết đấy, bánh trung thu cả năm cũng
chỉ đông khách mấy ngày này thôi.
Bà Hậu (dịu giọng): Hàng xóm, láng giềng với nhau, nhà bà đắt hàng thì tôi
cũng mừng. Nhưng bà Lan ạ, tuyến phố nhà mình lề đường vốn hẹp, lại đông người
qua lại, bà lại bày hàng ra cửa chiếm hết vỉa hè thế kia, người đi bộ không có chỗ đi
lại phải đi xuống lòng đường nguy hiểm lắm. Lại thêm khách mua hàng dừng xe
ngay trên lòng đường để mua bánh gây cản trở giao thông nữa. Theo quy định pháp
luật là bị xử phạt hành chính đấy bà ạ.
Bà Lan: Vậy hả bác? Sao lại nghiêm trọng vậy, tôi thấy người ta còn dựng
các cửa hàng bán bánh trung thu trải dài cả một đoạn phố ấy chứ mà có thấy ai đến
xử phạt đâu, còn đây, tôi bày hàng trước cửa nhà tôi sao lại bị xử phạt?
Bà Hậu: À, đối với những cửa hàng bán bánh lưu động đều đã xin phép và
được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép mới được dựng quầy hành bày bán
hàng hóa. Những địa điểm được dựng quầy hàng phải bảo đảm tiêu chí của Sở
Giao thông vận tải như vỉa hè rộng, không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông
đô thị. Còn ở khu phố nhà mình vỉa hè hẹp, cô bày hàng ra trước cửa lấn chiếm hết
vỉa hè, người đi bộ phải đi cả xuống lòng đường như vậy là không được. Đó là
hành vì gì ấy nhỉ…à, là hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất
dành cho đường bộ.
Bà Lan: Sao bác nắm rõ quy định pháp luật vậy ạ?
Bà Hậu: Tôi vốn cũng như bà thôi, số là hôm trước tôi có dựng cái biển
quảng cáo ra lề đường, bác Trung, tổ trưởng tổ dân phố thấy vậy liền nhắc nhở. Tôi
cũng thắc mắc như bà đấy, bác Trung giải thích cặn kẽ tôi mới vỡ ra nhiều điều. À,
tôi vẫn còn mượn văn bản của bác Trung để nghiên cứu đây, tôi về lấy cho bà xem
nhé.
Bà Hậu đi vào nhà, 1 chốc đã trở ra, tay cầm tập giấy tờ
Bà Hậu: Đây bà xem nhé, Điều 12 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có
quy định: đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng
đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng thì bị phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Trường hợp của nhà bà, để
tôi xem nào… Đây rồi: đối với hành vi họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày,
bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che
trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép
trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông thì bị phạt tiền từ 2.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với tổ chức mà có hành vi này còn bị phạt nặng hơn,
từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng đấy bà ạ. Đồng thời người vi phạm buộc phải dỡ
bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật
liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi
phạm hành chính gây ra.i
Bà Lan: Thế những ai có thẩm quyền xử phạt hả bác?
Bà Hậu: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 68 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP
thì cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên
quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, thanh tra giao thông vận tải đường bộ
có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đường bộ.ii
Bà Lan: Vâng, tôi thật sơ suất quá, nhà buôn bán ngay mặt đường mà không
tìm hiểu Luật giao thông đường bộ. Cũng may có bác nhắc nhở. Các cháu lại không
hiểu chuyện mạo phạm đến bác. Bà Lan quay sang anh thanh niên tên Nam đứng
bên cạnh, nói: Cháu đã nghe rõ chưa, lần sau người lớn nói thì phải tiếp thu, không
được có thái độ thiếu lễ phép như thế nữa. Mau xin lỗi bác Hậu đi, rồi vào gọi
Tuấn, Hùng dọn sạp hàng vào, trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Cửa hàng chúng ta đã
nổi tiếng với bánh trung thu gia truyền, không thể mất điểm với khách hàng vì vi
phạm Luật giao thông được, phải không nào?
Nam (nhanh nhảu): Dạ, rõ thưa hai bác, cháu xin chấp hành ngay ạ!
Tất cả cùng mỉm cười trong ánh nắng chiều thu dịu nhẹ.
i
Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
ii
Khoản 4, Khoản 6 Điều 68 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

CUỘC HỘI NGỘ BẤT NGỜ


Lớp học nhạc của anh Thương binh tên Năm nằm ở trung tâm làng, nơi là
ngã ba của ba con đường dẫn về ba làng. Anh Năm đang đánh đàn và hát cho các
em học sinh cấp 2 nghe bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”. Nghe chú
thương binh hát xong, các học sinh đều thích và xúm lại để chú dậy đánh đàn
Học sinh: Chú hát hay lắm, chú dạy cháu đánh đàn nhé, cháu muốn sau này sẽ trở
thành nhạc sĩ, đánh đàn hay như chú.
Anh Năm: À! Được, các cháu ngồi lại đây nào, đây nhé đây là nót son, la, si…
Cháu lại đây đánh thử đoạn nhạc hôm qua chú đã dậy nhé, có gì chú sẽ hướng dẫn thêm.
Anh Năm tươi cười gọi các cháu xúm lại gần và chỉ các nốt nhạc cho các em và
gọi một em đánh lại bản nhạc hôm qua anh đã dậy. Một học sinh đánh bản nhạc, các em
còn lại lắng nghe và lắc lư theo tiếng nhạc, anh Năm thì vỗ tay hát theo. Nghe xong bản
nhạc, anh Năm gật gù và khen ngợi về năng khướu của các em, anh giơ tay nhìn đồng
hồ và chợt nhận ra điều gì, anh thu cây đàn và nói với các em.
Anh Năm: Các cháu học rất nhanh, chú thực sự khen thật đấy. Thôi cũng đã muộn
rồi, bây giờ các cháu về hôm sau chúng ta sẽ học tiếp.
Mấy đứa trẻ lục đục soạn đồ đạc rồi chào chú thương binh ra về
Học sinh: Dạ! Thưa chú chúng cháu về. (Vẫy tay chào)
Các em học sinh vừa nói vừa giơ tây vẫy chào anh Năm.
Anh Năm thu dọn sách vở, đàn và các dụng cụ ra về. Đang đi trên đường, nghe
tiếng còi inh ỏi, anh Năm cứ ngỡ là ô tô, nhưng chưa kịp tránh chiếc xe máy hiệu Hon
da lạng lách từ phía sau đã tông vào người, làm anh ngã vật ra đường. Người thanh niên
đi xe máy đã rồ ga bỏ chạy.
Ngay lúc đó có một tốp các em học sinh đang trên đường đi học. Thấy vậy, các
em chạy tới. Một em nam lớn nhất trong nhóm chạy lại, đưa tay lay người :
Học sinh nam: Chú ơi ! chú có sao không. Các bạn ơi, các bạn gọi người đưa chú
ấy vào trạm xá ngay đi, người chú ấy bị chảy máu rồi, kẻo chú ấy chết mất.
Những người đi đưỡng xúm lại, thấy anh thương binh gầy nhỏ, chân lại bị cụt,
một thanh niên nam khỏe khoắn dựng xe máy và vội bế anh chạy bộ tới trạm y tế. Sau
khi mọi người đưa chú thương binh bị tai nạn vào trạm xá. Còn mấy em học sinh đứng
lại.
Học sinh nam: Tớ biết ai là người gây ra tai nạn rồi! Anh ấy tên là Thắng, con
nhà giàu ở trên thị xã mình đấy!
Học sinh nữ:Thế thì phải báo cảnh sát tới nhà bắt anh ấy đến xin lỗi chú thương
binh đi, gây tai nạn lại còn bỏ chạy là người không tốt. Mà sao bạn biết nhà người đó
giàu hả?
Học sinh nam: Ờ thì anh ấy chơi với anh họ tớ đấy, thấy suốt ngày rủ nhau đi
chơi trên thị xã thôi, bác tớ mắng anh tớ nhiều lắm, toàn phóng nhanh vượt ẩu ngoài
đường, sợ chết đi được!
Một bạn trong đó cho rằng phải đến báo cho chú thương binh biết. Nghe vậy, các
bạn khác gật gù. Rồi các em rủ nhau đi.
Trong trạm xá, anh Năm đang nằm một mình trên giường, Có tiếng gõ cửa,
anh nhìn về phía cửa và lên tiếng
Anh Năm: Ai đấy ! Mời vào.
Thắng và anh Mẫn bước vào, Thắng trong thái độ sợ sệt, còn anh Mẫn thì ngơ
ngác không biết ai là người mà con mình vừa tông phải, anh Mẫn nhìn con và hỏi.
Anh Mẫn: Ai đâu con? 
Thắng: Dạ ! Chú …..(tay chỉ về chú thương binh)
Lúc này anh Năm ngồi dậy và nhìn về phía Mẫn, anh nhận ngay đồng đội của
mình, hai người vui khôn xiết.
Anh Năm: Mẫn , có phải Mẫn đó không.
Anh Mẫn: Năm, đúng rồi Mẫn đây mà.
Hai người ôm chầm lấy nhau, Thắng thấy vậy thật ngỡ ngàng. Mẫn quan sát đồng
đội từ trên xuống dưới, thấy anh bị băng bó và xây xước ở chân, anh sững lại rồi nhìn về
phía Thắng mặt hơi buồn, Mẫn tiến lại ngồi gần đồng đội tâm sự.
Anh Mẫn: Đã qua 15 năm chúng ta mới gặp lại nhau, một trận càn ấy bọn giặc
hung ác đã cướp đi bạn tôi một chân. Thời chiến đã qua, không còn khói bom, lửa đạn
vậy mà vẫn có thương tích xảy ra. Trời ơi! Chính bây giờ con tôi đã nhằm vào đồng đội
tôi, người mà tôi đã mong tìm trong suốt 15 năm qua. Thắng! con có biết là người đã
cứu Ba trong trận càn đó là ai không?
Thắng vẫn chưa hết ngỡ ngàng khi thấy Ba và chú thương binh bị mình đâm lại
rất than mật và biết rõ về nhau, nghe bố hỏi Thắng lắc đầu và thấy ân hận lắm.
Anh Mẫn: Thắng! Con có biết là người đã cứu ba trong trận càn đó là ai không?
Thắng vẫn chưa hết ngỡ ngàng khi thấy Ba và chú thương binh bị mình đâm lại rất
thân mật và biết rõ về nhau, nghe bố hỏi Thắng lắc đầu.
Anh Mẫn: Chính chú Năm đây con, vì Ba mà chú ấy đã hy sinh đi một phần cơ
thể. Tại sao con không lo ăn học mà lại học đòi ăn chơi.
Thấy bạn nhắc lại câu chuyện năm xưa và gắt đứa con vì đi xe ẩu nên gây ra tai
nạn, Thương binh – Năm xua xua tay và nói với Mẫn sau đó nhìn Thắng, tay vẫy Thắng
ngồi gần rồi nói.
Anh Năm: Mẫn à! Vụ việc cũng không đến nỗi, lúc nãy tôi thấy Thắng cũng tỏ
thái độ biết lỗi của cháu rồi, cậu hãy bỏ qua, cũng nhờ con cậu nên bây giờ chúng ta mới
gặp lại nhau. Còn cháu Thắng, cháu phải biết, cháu mới 14 tuổi và ở lứa tuổi của cháu
chưa được sử dụng xe gắn máy đâu nhá, đường làng ta nhỏ, người dân còn khổ, phải ra
đồng đi làm, vô tình nếu cháu chạy xe đụng vào có phải cháu đã đem nỗi đau khổ cho cả
hai gia đình, lứa tuổi của cháu phải lo học, sau này thành danh về xây dựng quê hương,
đó chính là niềm mong ước của ba mẹ và mọi người, nghe chưa cháu.
Thắng nghe chú thương binh – người mà không ngờ do mình gây ra tai nạn lại là
bạn chiến đấu của Ba mình, Thắng thấy mình đã sai, Thắng đi lại cầm tay chú thương
binh và nói.
Thắng: Dạ! con đã biết sai rồi ạ, con sẽ cố gắng học, không đi chơi hoặc đi học
bằng xe máy nữa, cũng tại con cứ đòi bằng được ba phải cho con đi học bằng xe máy.
Ba và chú hãy tha thứ cho con!
Mẫn nghe con trai nói xong, anh đứng dậy nói với Năm, rồi hai người vui vẻ nắm
tay nhau thân mật tình đồng đội
Anh Mẫn: Cũng vì tôi nuông chiều quá, mới ra chuyện hôm nay, tôi và mẹ cháu
mẹ đi làm xa không có thời gian dạy bảo, sau nay tôi sẽ thu xếp công việc để thường
xuyên ở gần nó nhiều hơn.
Anh Năm: Thôi chúng ta hãy vui vẻ lên nào, gặp cậu là tớ đã mừng lắm rồi, để tớ
đi gặp cô y tá xin về, rồi chúng ta sẽ tâm sự nhiều hơn.
Anh Mẫn: Nhất trí (rồi hai người ôm nhau).

You might also like