Đạo Đức Sinh Viên Hiện Nay

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đạo đức sinh viên hiện nay:

Thực trạng:

Dân tộc Việt Nam có mộ t lòng yêu nước nồng nàn, thương người, sống tình cảm, cần kiệm liêm chính,
chí công vô tư. Nhờ những điều kiện khách quan ấy mà hầu hết sinh viên kế thừa và phát huy những giá
trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có lối sống lành mạnh, trung thực, đoàn kết, nhân ái và có tinh thần
cộng đồng; có động cơ học tập nghiêm túc và tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học,
tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Sinh viên hiện nay năng động, thực tế hơn, tự chủ, bộc lộ rõ cá tính, quan niệm đạo đức của sinh viên
hiện nay ít bị ràng buộc bởi dư luận hơn so với các thế hệ sinh viên trước.

Ngoài công việc học thuật trên giảng đường, sinh viên hiện nay tích cực tham gia các hoạt độ ng
cộ ng đồng, các hoạt độ ng tình nguyện như “cốc trà đá vì cộ ng đồng” hay “mùa hè xanh” do trường Đại
Học Bách Khoa Hà Nộ i phát độ ng.

Và đặc biêt trước tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, sinh viên chính là thế hệ tiên phong, sẵn sàng
đi vào ổ dịch nhất là đối với các bạn sinh viên trường y, dược. Khi nhận được sự huy động từ Ban chỉ đạo
Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, chỉ trong một tuần, trường Đại học Y tế công cộng đã có hơn 200
sinh viên đăng ký tình nguyện tham gia công tác liên hệ, hướng dẫn cách ly đối với hành khách trên các
chuyến bay từ vùng dịch trở về Việt Nam. Hay việc hàng trăm sinh viên y khoa tại các trường đại học
trên địa bàn Đà Nẵng đã hăng hái đăng ký tham gia phục vụ tại Bệnh viện dã chiến Cung thể thao Tuyên
Sơn cho thấy sự nhiệt huyết, lòng yêu nước và khát khao cống hiến bản than cho tổ quốc. Tuy không
trực tiếp tham gia trên tuyến đầu tuy nhiên sinh viên các trường khác trong đó có cả Đại học Bách Khoa
Hà Nộ i đã chấp hành nghiêm chỉnh các thủ tục, quy định về cách li do Bộ Y Tế ban hành.

Có thể khẳng định rằng lực lượng sinh viên luôn có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh viên luôn là lực lượng xung kích, đi đầu trong mọi phong
trào. Họ sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên,
trong bối cảnh hội nhập toàn cầu; sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai; sự bùng nổ thông tin
một cách ồ ạt trên mạng xã hội và trong nhiều tình huống không có sự kiểm soát kiểm
chứng, tin giả trên mạng xã hội… đã có những tác động tiêu cực đến tư tưởng, lối sống của
sinh viên. Một bộ phận sinh viên thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử, muốn thể hiện
vai trò cá nhân và đề cao các giá trị vật chất hơn những giá trị tinh thần; một số sinh viên có thái độ thờ
ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đạo đức đến bản thân, gia đình, xã hội; xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp
của dân tộc, sống buông thả, tự đặt mình ra khỏi những nguyên tắc, có lối hành xử bạo lực phi nhân tính,
lười học tập, lười lao động...

Một kết quả khảo sát cho thấy có gần 65% sinh viên đi học muộn, gần 50%
nghỉ học không lý do,  gần 37% sinh viên thừa nhận có thái độ học tùy hứng,
16% lười biếng, trên 15% học thụ động và 8% học đối phó…
Một số thói quen xấu khác của sinh viên hiện nay:
Nghiện mạng xã hội, lười đọc sách, ngủ nướng, thiếu tự tin, lười tập thể dục,
không học ngoại ngữ,…
Do vậy, sinh viên cần nỗ lực không ngừng để cải thiện đạo đức, cố gắng giữ
gìn, duy trì những phẩm chất tốt đẹp và từng bước đào thải, thay đổi những
mặt hạn chế còn tồn tại những ngày nay.
Trách nhiệm của sinh viên:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với sự bùng nổ của công nghệ cao mang
đến cho mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam những cơ hội to lớn, đồng thời cũng đặt ra
những thách thức không hề nhỏ. Trước tác động của mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, đang có
xu hướng phá vỡ sự thống nhất của nhân cách, tạo sự mất cân bằng giữa tri thức, năng lực thực tiễn với phẩm chất
đạo đức cá nhân. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ hình thành một thế hệ con người Việt Nam
phiến diện, làm nảy sinh sự tha hóa, lối sống tuyệt đối hóa đồng tiền. Từ đó, các quan hệ gia đình, thầy trò, tình
Đối với sinh viên, lực lượng
bạn, tình yêu... băng hoại trong tính toán vụ lợi của chủ nghĩa cá nhân cực đoan
lao động chính trong tương lai, những thách thức mà các bạn phải đối mặt đó là: tư duy
sáng tạo, thái độ làm việc, các kỹ năng mềm, ngoại ngữ và cả nền tảng sức khỏe đảm bảo,

Giải pháp nâng cao đạo đức, phẩm chất của sinh viên :
Đối với sinh viên:
Sinh viên có chung một hoạt động cơ bản, đặc thù là học tập có

tính nghiên cứu để dần trở thành một tầng lớp xã hội mới – tầng lớp

tri thức trong tương lai. Đặc biệt sinh viên có “vị trí kép” trong cơ

cấu xã hội: Vị trí vai trò của thanh niên và của tri thức. Một mặt họ là

những thanh niên trong quá trình đang định hình về nhân cách, đạo

đức, là lực lượng xã hội đang hình thành và phát triển. Mặt khác, với

tư cách SV họ là nguồn dự trữ cơ bản để bổ xung vào đội ngũ trí

thức, đội ngũ lao động trí óc. Họ là nguồn nhân lực có chất lượng cao

và rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị - xã hội. Đặc biệt SV có

trình độ nhận thức khá nhày bén nên SV nhanh nhanh chóng tiếp thu

và nắm bắt cái mới. Bác Hồ đã nhận xét, óc của những người tuổi trẻ

sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ

thì nó sẽ đỏ. Với đặc điểm này nên SV là đối tượng được quan tâm

hàng đầu của các Đảng phái chính trị và các thế lực xã hội.

bản thân mỗi SV phải tự ý thức được tinh thần, trách nhiệm của mình. Mỗi SV cần nâng cao ý thức đạo
đức của bản thân, phải xác định đúng mục tiêu, mục đích, động cơ phấn đấu học tập, rèn luyện, luôn
trau dồi tri thức chuyên môn, phẩm chất đạo đức để hoàn thiện mình. Xác định đúng vai trò, vị trí của
đạo đức, có thái độ học tập, phong cách sống phù hợp với thực tế, luôn nâng cao ý thức tự giáo dục, rèn
luyện cho bản thân. Để tự giáo dục và rèn luyện có hiệu quả tốt mỗi SV cần phải: có ý chí, nghị lực, quyết
tâm cao, biết phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác trong việc rèn đức, luyện tài và trong
mọi họat động.

đối với nhà trường:

Để hình thành những con người có nhân cách toàn diện về đức – trí – thể - mỹ, trong nhiều năm qua bên
cạnh việc tổ chức giảng dạy những tri thức khoa học, ĐH Bách Khoa Hà Nộ i còn luôn đẩy mạnh công tác
giáo dục đạo đức cho sinh viên, bằng việc đưa vào giảng dạy các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm trang bị cho SV tri thức cơ
bản về thế giới quan, nhân sinh quan khoa học để SV có định hướng đúng, xác định rõ mục đích, lý
tưởng sống, hình thành tư tưởng đúng đắn, tiến bộ.

Xã hộ i:

Để sinh viên hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, cần có sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường,
gia đình và xã hội. Nhà trường giữ vị trí trung tâm trong việc kết hợp giáo dục SV tuy nhiên, nhà trường
sẽ không phát huy được vai trò chủ đạo đó khi không có sự kết hợp chặt chẽ với giáo dục gia đình và các
tổ chức xã hội khác. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời của mỗi người, là cái nôi hình
thành nên các phẩm chất đạo đức đầu tiên của con người. Môi trường của gia đình có ảnh hưởng sâu
sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức của SV.

Kết luận:

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự hội tụ và phát triển các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
Việt Nam và tinh hoa văn hóa của nhân loại, sự tiếp thu sáng tạo quan điểm đạo đức Mác – Lênin, phấn
đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Thân thế, cuộc đời, sự
nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều bắt nguồn từ cái tâm trong sáng đối với vận mệnh dân tộc, với
cuộc sống của nhân dân. Chính vì thế, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về giáo dục
đào tạo đạo đức cho thanh niên nói riêng có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và
phát triển nhân cách của các thế hệ cách mạng nối tiếp nhau. Bản thân Hồ Chí minh đã nêu một tấm
gương trong sáng tuyệt vời về đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, suốt đời quan
tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho toàn thể cán bộ Đảng viên, nhân dân dặc biệt là đối với
thế hệ trẻ. Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tư tưởng, nhân cách Hồ
Chí Minh phải trở thành hạt nhân trong thang giá trị của xã hội ta, là cơ sở để định hướng giá trị cho
toàn dân tộc, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là học tập sự phấn
đấu, rèn luyện cho mình lý tưởng cách mạng cao đẹp; học và làm theo tư tưởng đoàn kết; học ý chí
chiến đấu tinh thần cách mạng triệt để; tiến công liên tục; học niềm cảm thông sâu sắc đối với nhân dân,
với mỗi con người; học lòng căm thù cháy bỏng đối với những kẻ gian tà, tham lam, ích kỷ; học niềm tin
sắt đá vào sức mạnh của quần chúng nhân dân; học tư tưởng, tinh thần, ý chí, phương châm, phương
pháp, quan điểm lao 23 động, học sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, học sự cần cù giản dị, trong
sạch lành mạnh trong cuộc sống.

Tuổi trẻ mãi mãi là mùa xuân của xã hội, là lực lượng xung kích để kế tục sự nghiệp cách mạng của các
thế hệ trước để lại nếu như họ được nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, được bồi dưỡng một cách toàn
diện. Sự nghiệp cách mạng của dân tộc có thành công hay không một phần phụ thuộc vào vai trò của thế
hệ trẻ, trong đó có sinh viên. Với ý nghĩa đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên
vẫn còn nguyên giá trị cho hôm nay và cả mai sau. Tư tưởng của Người sẽ tiếp tục được các thế hệ đời
sau nghiên cứu, vận dụng, phát triển phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

You might also like