Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

TÌM HIỂU MẬT TÔNG "CỬU TỰ THỦ ẤN" TU LUYỆN

Lưu ý : Bộ Thủ Ấn này chủ yếu do hệ phái Đông Mật sử dụng. Đại pháp tu trì này dùng 9 bộ
cách tu trì để khai mở lực tiềm năng tập trung trong 9 nơi bí mật tìm ẩn trong thân người. 9 bộ vị
tiềm năng này gồm 7 luân xa và các ngón của 2 tay là 9. Pháp tu luyện Cửu Tự Thủ Ấn, nên lựa
chỗ trống vắng mà tu tập.

Không quá tối quá sáng, không quá chật, quá rộng, trần nhà không quá cao quá thấp. Thời gian
tu tập bất luận ngày đêm, nhưng vào sáng sớm thì không khí trong lành hơn. Trước khi tập cần
phải rửa tay súc miệng sạch sẽ, sửa sang quần áo, dung nghi.

Người mới tập không được tập quá 30 phút. Cách thực hiện thủ ấn đã có ở phần bài viết ở đây
chỉ bổ sung ấn và chú.
 

1/Thủ ấn của LÂM:

Quán niệm sinh mệnh lớn rót đầy trong vũ trụ đang rót đầy tòan thân ta và ta đang tiếp dòng
sinh mệnh lực này, ta hiện đang biến thành BẤT ĐỘNG BỒ TÁT.

Chú: NAMAH SAMANTA VAJRANAM (3L)

- OM VAJRA SATVA AH (108L)

- OM VAJRA SATVA AH. NAMAH SAMANTA VAJRANAM HAM (108 L)

2/Thủ ấn của BINH:

 
Thủ ấn này biểu thị cho người bệnh nặng sắp chết tung giường trổi dậy, khôi phục lại sinh mệnh.
Quán niệm ta là HÀNG TAM THẾ MINH VƯƠNG biểu lộ sự nổi giận, hàng phục tất cả kẻ địch
xung quanh.

Chú: NAMA STRIYA DVIKANAM SARVA TATHAGATANAM AM VIRAJA VIRAJI MAHACAKRA


VAJRI SATA SATA SARATE SARATE TRAYE TRAYE VIDHAMANI SAMBHAMJANI TRAMATI
SIDAGRI YATTRAM SVAHA (108L)

                                - OM SUSHINI SUSA VAJRA HUM PHAT (108 Lần)

3/Thủ ấn của ĐẤU:

Đấu là Dũng cảm quả đóan, càng gặp chướng ngại càng bộc lộ quyết tâm cao. Quán niệm ta
như Kim Cang Mạn Bồ Tát tòan thân màu trắng (bạch nhục) đoan trang đang phóng hào quang
chói lọi

Chú: OM SAMAYASATVAM OM VAJRA MALE THATA (108 Lần)

- OM SAMAYA SATA OM VAJRA MALE TRAYA (108 Lần)

 
4/Thủ ấn của GIẢ:

Biểu thị có thể tự do tự tại thao túng khống chế nhục thể của mình hoặc người khác. Quán niệm:

   Ta cùng Kim Cang Đại Nhật đồng làm 1 thể. Tâm của Đại Nhật Như Lai như sư tử vương,
nuốt chửng hết bốn loại độc trong tâm ta như Tham Sân Si...

Chú ( Niệm ra tiếng): OM VAJRA DATU VAM (108 Lần) Tưởng tượng ánh hào quang từ câu chú
biến chiếu khắp hư không.

5/Thủ ấn của GIAI:

Biểu thị cho sự thay đổi của tâm người cho đến Tha tâm thông, có thể tùy tâm muốn thao túng
kẻ khác.

Không quan niệm quán tưởng, tập trung vào thủ ấn, không có chút tạp niệm trong đầu.
 

Chú: OM SARVA TATHAGATA MUSTI VAM OM VAJRASATVA MUSTI A OM VAJRA RATNA


MUSTI TRAM OM VAJRA DHARMA MUSTI KHAM OM VAJRA KARMA MUSTI HAM (108 Lần)

6/Thủ ấn của TRẦN:

Là tiếng của Linh giới, tập trung vào sự Kính ái và giàu có. Quán niệm tự thân biến thành Kim
Cang Tát Đỏa.

Tiếp theo phải quán Kim Cang Câu Bồ Tát, Kim Cang Sách Bồ Tát, Kim Cang Tỏa Bồ Tát, Kim
Cang Linh Bồ Tát.

Sau đó xướng chơn ngôn, kết thủ ấn.

Chú: OM VAJRA SATSA AH JAH HUM VAM HOH(108 Lần)

 
7/Thủ ấn của LIỆT:

Là bởi ta hòan thành đến mức cứu tế cho người khác, biểu thị Tâm của bậc Thánh. Tâm vô
tưởng vô niệm mà tiến hành.

8/Thủ ấn của TẠI:

Là lăng không, ngự không một cách tự do tư tại, bay lượn trong không trung. Biểu thị sức mạnh
có thể khống chế tự nhiên.
 

Cần tưởng nguyệt luân tròn đầy. Nguyệt luân dần dần biến to ra đến lúc chiếm nửa hư không.

Ngay khi đó, thân ta và thân Đại Nhật cũng dần biến to, đối nhau, dần dần tiến gần nhau cho
đến khi nhập lại làm một.

Ta cũng là Đại Nhật, trụ vào trong nguyệt luân tròn.

9/Thủ ấn của TIỀN:

Là Phật, cũng là cảnh giới của bậc siêu nhân. CĂN BẢN THÀNH THÂN HỘI Suất lãnh Tứ Phật
biểu thị đức Đại Nhật Như Lai đang nhập Niết Bàn Không có quán tưởng, quán niệm chơn ngôn.

TRAO ĐỔI:

Xin được nói thêm một chút theo hiểu biết và sưu tập riêng của mình. Tu trì Đại pháp Thủ Ấn
này là thông qua 9 bộ cách tu trì để khai mở Lực tiềm năng tập trung trong 9 nơi bí mật ẩn nơi
thân người. Môn Cổ Đại Du Già đã phát hiện ra 7 nguồn suối phát xuất năng lượng trong cơ thể
(7 luân xa hay còn gọi là Cakra).

Các vị Du Già Đại sư đã tìm ra những biện pháp kiểm soát và khai mở các nguồn suối năng
lượng này.
Thông qua sự tu tập các phương pháp, rèn luyện về sự khai mở 7 luân xa trong thân làm cho
con người khai quật các tiềm năng của tự thân mình, thực hiện được các kỳtích phi thường mà
Đạo gia, Phật gia thường gọi là thần thông. Thật ra, việc thực hiện các phép DuGià (Yoga) của
Ấn Độ là một trong những phương tiện khai mở luân xa để đạt đến thần thông.

Cửu Tự Thủ Ấn cũng vậy, các vị Tổ Mật Tông Tây Tạng đã biết vận dụng công năng của các bộ
ấn khế kết hợp với thần chú và các thế tập, quán tưởng , quán niệm để sáng tạo ra Cửu Tự Thủ
Ấn Đại pháp. Mục đích cuối cùng của pháp môn này cũng là con đường giải thoát mà thôi, chỉ có
khác chăng là phương tiện thực hiện có một số chi tiết hơi giống với phép tu luyện của Đạo Gia
bên Trung Quốc ( bởi vì các vị Tổ Mật Tông Nhật Bản đã tham cứu cách tu tập từ những pháp
môn của Trung Quốc mà).

Chính vì những thành tựu thần thông đạt được trong quá trình tu luyện đã làm cho một số vị đời
sau rẽ sang lối khác, luyện theo Thần đạo, chia năm xẻ bảy, xây dựng thành nhiều tông, nhiều
phái. Nếu những ai có nghiên cứu về thuật Ẩn Giả ( Ninja) sẽ thấy những người tu tập cao đều
có luyện qua ấn chú...

HỎI:

Vậy là chữ Liệt , Tại Tiền không có câu chú nào ?

TRẢ LỜI

 Mỗi thủ ấn đi cùng một bộ pháp và phép quán tưởng quán niệm nhằm khai mở những công
năng trong mỗi luân xa. Càng lên cao, càng hướng về vô chấp, vô niệm. Ba thủ ấn cuối cùng
không có Chú, không quán niệm quán tưởng là thế.
Tóm lại, tu hành theo Mật tông dễ sở đắc thần thông, đồng thời cũng dễ chệch hướng nếu
không có thầy lành, bạn tốt. Mật tông Nhật Bản ít phổ biến như Mật tông Trung Quốc cho nên rất
nhiều người không biết đến. Xin được trình bày thêm để anh chị em cùng tham khảo, tìm hiểu.
 
  Bài viết này chỉ để tham khảo, chỉ là hình thức chứ không phải là một nội dung đầy đủ cần thiết
cho việc tu học.
   Quang Võ biên tập

 MƯỜI TÁM KHẾ ẤN


Việt dịch  HUYỀN THANH
 
Theo Thầy thọ Quán Đỉnh, đã được ấn khả xong, chẳng bao lâu sẽ thành tựu. Đệ tử đủ Tướng
này mới có thể truyền thụ. Đây tức là báu Như Ý hay thành tựu các sự nghiệp.Như Kinh nói nơi
chốn : Sườn núi, bên dòng sông, A Lan Nhã thanh tịnh, khe, động… tùy theo ý thích. Nơi ấy phải
xa lìa các ách nạn đáng sợ. Hành Nhân sắm sửa vật cúng dường tùy theo khả năng.
1 ) Hành Nhân quay mặt hướng về Bản Phương lễ bái Bản Tôn, tiếp theo lễ chư Phật ở
phương khác. Cúi năm vóc sát đất kính lễ như Kinh Giáo , quỳ dài hai đầu gối sát đất,  chắp tay
giữa trống rỗng, thành Tâm bày tỏ tất cả Tội của ba Nghiệp :
” Con từ đời quá khứ , trôi lăn trong sinh tử. Nay đối trước Đại Thánh Tôn xin hết lòng Sám Hối.
Như chư Phật đời trước đã Sám, nay con cũng Sám như vậy. Nguyện nương nhờ vào lực gia trì
mà tất cả chúng sinh đều thanh tịnh”
Do Đại Nguyện này cho nên Tự, Tha không có dơ bẩn ( Vô cấu ).
 
Mật Ngôn là :” Án_ Tát –phộc bà phộc, thâu đà tát phộc, đạt ma tát-phộc bà phộc, thâu độ hàm “

輆  辱扣向 圩益 屹湱叻猣 辱扣向 圩益 珈曳
OMÏ_ SVABHÀVA  ‘SUDDHA_ SARVA  DHARMA  SVABHÀVA  ‘SUDDHA  UHAMÏ
2 ) Tiếp đối trước Bản Tôn, ngồi Kiết Già hoặc ngồi Bán Già, khởi Tâm Đại Bi :” Con tu Pháp này
vì tất cả chúng sinh, nguyện mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề”
Trước tiên, mài các loại hương dùng để xoa tay. Sau đó kết PHẬT BỘ TAM MUỘI GIA ĐÀ LA NI
ẤN . Chắp 2 tay giữa rỗng, mở 2 ngón trỏ co lại phụ ở lóng trên của 2 ngón giữa, co 2 ngón cái
phụ lóng dưới của 2 ngón trỏ thì thành Ấn. Đặt Ấn ở trái Tim, tưởng 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp của
Đức Như Lai rõ ràng trước mắt, chí Tâm tụng Chân Ngôn 7 biến.
Chân Ngôn là :”Án_ Đát tha nghiệt đỗ nạp bà phộc dã, sa-phộc hạ”

湡 凹卡丫北咼名伏 送扣
OMÏ_ TATHÀGATA  UDBHAVÀYA _ SVÀHÀ
Do kết Ấn này và tụng Chân Ngôn tức liền cảnh giác tất cả Như Lai , thảy đều hộ niệm gia trì,
phóng hào quang chiếu chạm vào thân Hành Giả thì bao nhiêu tội chướng đều được tiêu diệt,
tho mệnh mau tăng, Phước Đức thêm lớn. Thánh Chúng thuộc Phật Bộ vui vẻ ủng hộ, đời đời
kiếp kiếp xa lìa các nẻo ác, hóa sinh trong hoa sen, mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề.
3 ) Tiếp kết LIÊN HOA BỘ TAM MUỘI GIA ẤN. Chắp 2 tay lại giữa rỗng, mở bung 2 ngón trỏ, 2
ngón giữa, 2 ngón vô danh rồi co lại như hình hoa sen. Đặt Ấn ở trái Tim, tưởng Quán Tự Tại Bồ
Tát với đầy đủ tướng tốt. Tụng Chân Ngôn 7 biến rồi bung Ấn bên phải đỉnh đầu.
Chân Ngôn là :” Án_ Bả ná mô nạp-bà phộc dã, sa-phộc hạ “

輆 扔痧 珈咼名伏 送扣
OMÏ_ PADMA  UDBHAVÀYA _ SVÀHÀ
Do kết Ấn này và tụng Chân Ngôn tức liền cảnh giác Bậc cầm hoa sen , tất cả Bồ Tát thuộc
hàng Quán Tự Tại. Thánh Chúng của Liên Hoa Bộ thảy đều vui vẻ gia trì hộ niệm. Ánh hào
quang của tất cả Bồ Tát chiếu chạm vào thân Hành Giả thì bao nhiêu tội nghiệp đều được tiêu
diệt, tất cả Bồ Tát thường làm bạn lành.
4 ) Tiếp kết KIM CƯƠNG BỘ TAM MUỘI GIA ẤN . Lật nghiêng bàn tay trái, hướng bàn tay ra
ngoài. Đặt lưng bàn tay phải sát lưng bàn tay trái. Đem 2 ngón cái, 2 ngón út trợ móc nhau như
hình cái chày Kim Cương. Đặt Ấn ở trái Tim, tưởng Kim Cương Thủ Bồ Tát . tụng Chân Ngôn 7
biến rồi bung Ấn ở bên trái đỉnh đầu.
Chân Ngôn là:” Án_ Phộc nhật-lô nạp-bà phộc, sa-phộc hạ “

輆 向怵咼名伏 送扣
OMÏ_ VAJRA  UDBHAVÀYA _ SVÀHÀ
Do kết Ấn này và tụng Chân Ngôn tức liền cảnh giác thất cả Thánh Chúng thuộc Kim Cương Bộ
gia trì ủng hộ. Bau nhiêu tội chướng của Hành Giả thảy đều tiêu diệt, tất cả bệnh tật khổ đau
chẳng vướng vào thân nên được Thể kiên cố của Kim Cương.
5 ) Tiếp kết HỘ THÂN TAM MUỘI GIA ẤN. Hai tay cài chéo nhau bên trong, bên phải đè bên
trái. Dựng thẳng 2 ngón giữa, co 2 ngón trỏ như hình móc câu đừng để dính vào lưng ngón
giữa, lấy 2 ngón cái đè 2 ngón vô danh liền thành. Ấn lên 5 nơi trên thân thể là : vầng trán, vai
phải, vai trái, trái tim, cổ họng rồi bung Ấn trên đỉnh đầu. Mỗi nơi đều tụng Chân Ngôn một biến.
Chân Ngôn là:” Án_ Phộc nhật-la ngân-nễ, bát-la niệm bả-đá dã, sa-phộc hạ “

湡 向忝  狣蚱 盲司挕伏 送扣
OMÏ_ VAJRA   AGNI   PRADIPTAYA_ SVÀHÀ
Do kết Ấn này và tụng Chân Ngôn gia trì tức liền thành BỊ KIM CƯƠNG GIÁP TRỤ. Hết thảy Tỳ
Na Dạ Ca ( Vinàyaka ) với các Thiên Ma, loài gây chướng ngại đều bỏ chạy tứ tán vì nhìn thấy
Hành Giả tỏa hào quang và thân ấy có uy đức tự tại. Nếu Hành Giả cư ngụ ở núi rừng và nơi
hiểm nạn đều không có sợ hãi.Tất cả ách nạn về nước, lửa, cọp, sói, sư tử, dao, gậy, gông cùm,
xiềng xích… thảy đều tiêu diệt. Người nhìn thấy vui vẻ. Sau khi chết chẳng bị đọa vào nẻo ác mà
được sinh về Quốc Thổ tịnh diệu của chư Phật.
6 ) Tiếp kết ĐỊA GIỚI CHÂN NGÔN ẤN. Đưa ngón vô danh phải vào bên trong ngón út và ngón
vô danh trái. Đưa ngón giữa phải vào bên trong ngón giữa và ngón trỏ trái. Tay trái cũng như
vậy. Các ngón còn lại đều dính đầu ngón. Liền tưởng Ấn thành hình cái chày Kim Cương rực
lửa mạnh ( Hỏa Diễm Kim Cương Xử) .Đem ngón cái vạch lên mặt đất, mỗi vạch mỗi tụng Chân
Ngôn cho đến 3 lần thì ngưng. Tùy theo Tâm biểu thị lớn nhỏ liền thành Địa Giới kiên cố.
Chân Ngôn là :” Án_ Chỉ lị, chỉ lị, phộc nhật-la, phộc nhật-lị, bộ luật, mãn đà, mãn đà, hồng, phát
tra “

湡 一印 一印 向忝 向忽 穴 楠神 向神 狫 民誆
OMÏ_ KILI  KILI_ VAJRA  VAJRI  BHÙR_ BANDHA  BANDHA _ HÙMÏ  PHATÏ
Do kết Ấn này và tụng Chân Ngôn gia trì Địa Giới cho nên bên dưới đến Thủy Tế như Toà Kim
Cương. Thiên Ma với các loài gây chướng chẳng thể gây não hại được, chỉ dùng chút ít công
lực mà mau được thành tựu.
7 ) Tiếp kết PHƯƠNG NGUNG KIM CƯƠNG TƯỜNG CHÂN NGÔN ẤN. Dựa theo Địa Giới Ấn
lúc trước, mở 2 ngón cái dựng đứng bên cạnh như hình bức tường. Tưởng Ấn như hình cái
chày Kim Cương, chuyển bên phải quanh thân 3 lần biểu thị cho sự lớn nhỏ của Tâm liền thành
cái thành kiên cố của Kim Cương. Chư Phật Bồ Tát còn chẳng làm trái ngược huống chi các loài
khó điều phục khác. Tỳ Na Dạ Ca ( Vinayàka ) với loài trùng độc, loài có móng nhọn nanh bén
chẳng thể lại gần.
Chân Ngôn là :” Án_ tát la tát la, phộc nhật-la, bát-la ca la, hồng, phát tra “

湡 屹先 屹先 向忝 盲一先 狫 民誆
OMÏ _ SARA  SARA  VAJRA  PRAKARA  HÙMÏ  PHATÏ
8 ) Hành Giả tiếp nên tưởng trong Đàn trên hoa sen lớn 8 cánh có một Tòa Sư Tử. Trên Tòa có
cái lầu gác bằng 7 báu, rũ treo các Anh Lạc, vải lụa, phướng lọng. Từng hàng cây báu rũ treo
Thiên Y tuyệt đẹp, mây hương tỏa khắp, mưa tuôn đủ loại hoa, các thứ âm nhạc tấu vang, bình
báu, Ứ Già, thức ăn uống thượng diệu của chư Thiên, đèn bằng ngọc Ma Ni. Tác quán xong liền
tụng Kệ rằng :
Dùng lực công đức Ta
Lực Như Lai gia trì
Cùng với lực Pháp Giới
Cúng dường khắp rồi trụ
9 ) Nói Kệ này xong, tiếp kết ĐẠI HƯ KHÔNG TẠNG PHỔ THÔNG CÚNG DƯỜNG ẤN. Chắp 2
tay lại, đem 2 ngón giữa cài chéo nhau bên ngoài, 2 ngón trỏ cùng dựa nhau co gấp lại như hình
báu. Kết Ấn thành xong, tụng Chân Ngôn 4 biến
Phổ Thông Cúng Dường Chân Ngôn là :” Án_ Nga nga nẵng, tam bà phạ phộc nhật-la, hộc “

湡  丫丫巧 戌矛向 向忝 趌
OMÏ _ GAGANA  SAMÏBHAVA   VAJRA  HOHÏ
Do tụng Chân Ngôn này gia trì cho nên bao nhiêu vật cúng dường tưởng tượng đều không khác
với các vật cúng dường chân thật. Tất cả chúng Hiền Thánh đều được thọ dụng.
10 ) Tiếp nên kết BẢO XA LẠC ẤN. Hai tay cài chéo nhau bên trong rồi ngửa lòng bàn tay. Để
ngón trỏ nằm ngang tựa nhau, đặt 2 ngón cái đều vịn dưới gốc ngón trỏ. Tưởng Xa Lạc bảy báu
có ngôi Kim Cương trên chiếc xe báu nương theo Hư Không đi đến Thế Giới Cực Lạc của Bản
Tôn. Tụng Chân Ngôn 3 biến.
Chân Ngôn là :” Án_ Đổ lỗ, đổ lỗ, hồng “

湡 加冰 加冰 狫
OMÏ_ TURU  TURU  HÙMÏ
Do Chân Ngôn Ấn này gia trì cho nên Xa Lạc bảy báu đi đến quốc thổ của Bản Tôn. Tưởng Bản
Tôn với các Thánh Chúng có quyến thuộc vây quanh ngồi trên Xa Lạc báu đến trụ trên hư không
của Đạo Trường.
11 ) Tiếp kết THỈNH XA LẠC ẤN. Dựa theo Ấn trước đưa ngón cái vào thân, bật đầu ngón giữa.
Tụng Chân Ngôn 3 biến.
Chân Ngôn là :” Ná ma tất-để-la-dã địa-vĩ ca nẫm, đát tha nghiệt đa nam. Án_ Phộc nhật-lãng
ngân nễ-dã yết lợi-sa dã, sa-phộc hạ “

巧休 榑伏盎乙觡 屹楠 凹卡丫出觡 湡 向怪蚱伏 狣一溶伏 送扣
NAMAHÏ  STRYADHVIKÀNÀMÏ  TATHÀGATÀNÀMÏ_ OMÏ _ VAJRAMÏGNIYA    AKARSÏAYA
_ SVÀHÀ
Do kết Chân Ngôn Ấn này gia trì cho nên Thánh Chúng từ Bản Thổ đi đến trụ trong hư không
của Đạo trường.
12 ) Tiếp kết THỈNH BẢN TÔN TAM MUỘI GIA GIÁNG CHÍ Ư ĐẠO TRƯỜNG ẤN. Hai tay cài
chéo nhau bên trong rồi nắm lại thành quyền, co ngón cái trái vào trong lòng bàn tay, tiếp đưa
ngón cái phải hướng về thân triệu mời.
Chân Ngôn là :” Án_ Nhĩ nẵng nhĩ ca_ Án, a lô lực ca_ Án, phộc nhật-la đặc-lặc ca _ A nghiệt xa,
a nghiệt xa, sa-phộc hạ”

湡 元巧 元塴  湡 狣吐共塴  湡 向忝 呤塴  狣一溶  狣一溶  送扣
OMÏ  JINA  JIK _ OMÏ  AROLIK _ OMÏ  VAJRA  DHRÏK  AKARSÏA  AKARSÏA _ SVÀHÀ
Do Chân Ngôn Ấn này gia trì cho nên Bản Tôn chẳng vượt qua Bản Thệ liền phó tập ( Đi đến dự
hội ) nơi Đạo Trường
THUẬT TRƯỜNG THỌ VÀ BÍ QUYẾT LUYỆN CÔNG [1]
                                        Bài viết của Võ sư: Thiều Ngọc Sơn
Trước tiên cần phải khẳng định: Mục tiêu của bộ môn Khí công là Kiện
thân tráng cốt, khu trừ tật bệnh, ích thọ diên niên.(xin xem lại bài viết "Hiểu
biết cơ bản về Khí công".
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó không phải cứ có những bài tập hoa mỹ,
những động tác phức tạp hay kỹ thuật khéo léo là có thể “kiện thân tráng cốt,
khu trừ tật bệnh”. Cũng không phải cứ nửa đêm gà gáy hay chính Ngọ chang
chang, say sưa tập luyện như một số người và cho rằng mình đã nắm bắt được
bí quyết của thuật trường sinh(!?) thiết nghĩ đấy là những quan niệm hoàn toàn
sai lầm!
 

Chúng ta hãy xét một đoạn đối đáp trong kinh văn Hoàng đế Nội kinh giữa
nhân vật Hoàng đế và Kỳ Bá.
Hoàng đế viết: “Dư văn thượng cổ chi nhân, Xuân thu giai đạt bách tuế nhi
động tác bất suy; Kim thời chi nhân niên bán bách nhi động tác giai suy giả,
thời thế dị da? Nhân tương thất chi da?”.
Kỳ Bá đối viết: “Thượng cổ chi nhân kỳ tri đạo giả, pháp vu Âm Dương,
hòa vu thuật số, thực ẩm hữu tiết, khởi cư hữu thường, bất tác vọng lao, cố năng
hình dữ thần cụ nhi tận chung kỳ thiên niên đạt bách tuế nãi khứ. Kim thời chi
nhân tắc bất nhiên dĩ tửu vi tương, dĩ vọng vi thường, túy dĩ nhập phòng, dĩ dục
kiệt kỳ Tinh, dĩ hao tán kỳ Chân, bất tri trì mãn, bất thời ngự Thần, vụ khoái kỳ
Tâm, nghịch vu sinh lạc, khởi cư vô tiết, cố bán bách nhi suy dã” (Tố vấn/
Thượng cổ thiên chân luận).
Dịch nghĩa:
Hoàng đế nói:
- Ta nghe nói con người thời thượng cổ, về tuổi tác đạt đến trăm tuổi mà
động tác (ý nói năng lực, trí lực và sự hoạt động) của họ vẫn khỏe mạnh không
suy giảm. Người ngày nay, tuổi mới năm mươi nhưng sao đã thấy chậm chạp,
già nua. Thế là thế nào? do thời thế khác chăng hay là do không biết sống?

 Kỳ Bá đáp:
- Người thời thượng cổ đều biết rõ phép Dưỡng sinh, họ tuân theo quy luật
của Âm Dương, nắm vững thuật tu tâm dưỡng tính, tiết chế sự ăn uống, sinh
hoạt nghỉ ngơi theo mùa, không làm lụng quá sức, không vô cớ tiêu hao sinh lực
nên thân thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, sống trên trăm tuổi. Còn người
ngày nay họ không theo kiểu ấy, uống rượu như uống canh, sinh hoạt trái với
thói thường, say vào thì làm chuyện phòng the, không biết giữ gìn Chân khí,
ham muốn nhất thời làm trái qui luật. Bởi vậy Tinh khô Khí kiệt, Tiên thiên bất
túc cho nên mới năm mươi tuổi trông đã thấy già cỗi vậy.
                             Hoàng Đế vấn Kỳ Bá...
Và chúng ta hãy lắng nghe Lão Tử phàn nàn : “Nhân hữu kê khuyển phóng
nhi tri cầu chi. Hữu phóng kỳ Tâm nhi bất tri cầu” nghĩa là: “Con người khi
thấy mất con gà, con chó thì biết lo đi tìm. Còn như đánh mất Lương tâm (ý là
đắm vào Thất tình lục dục) lại chẳng biết lo tìm”.

                         Lão Tử và danh Y Hoa Đà


Hóa ra, thuật “Kiện thân tráng cốt, Ích thọ diên niên” của người xưa đâu
phải chỉ chú trọng về kỹ thuật động tác mà còn phải đặc biệt chú trọng đến việc
tu dưỡng đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân. Không những thế, mà người tập
còn phải nắm vững qui luật của trời đất, phải có hiểu biết nhất định về phương
pháp Dưỡng sinh. Trong Tố vấn/ Thượng cổ thiên chân luận ghi: “Phù thượng
cổ thánh nhân chi giáo hạ dã, giai vị chi hư tà tặc phong, tỵ chi hữu thời điềm
đạm hư vô chân khí tòng chi, tinh thần nội thủ bệnh an tòng lai. Thị dĩ chí nhàn
nhi thiểu dục, tâm nhàn nhi bất cụ, hình lao nhi bất quyện, khí tùng lai thuận,
các tùng kỳ dục, giai đắc sở nguyện” (Bậc thánh nhân thời thượng cổ thường
dạy khi có trái gió trở trời (hư hà phong tặc = gió không đúng mùa, tức bất
chính khí) phải lánh trốn kịp thời, phải chú ý bảo dưỡng tinh thần (điềm đạm hư
vô) làm cho tinh thần được thư thái an nhiên thì chân khí được sung túc, tinh
thần vững chắc, được như thế thì bệnh từ đâu mà vào được? Lại như biết hạn
chế lòng tham, tâm hồn trong sáng, không tham sân si, không bị kinh động, thì
dù có làm lụng nhiều cũng không biết mệt bởi là do Chân khí an định, hòa
thuận, từ đấy mới có thể đạt sở nguyện (ý đạt mục đích kiện khang, khu trừ tật
bệnh) vậy.
Vậy thực chất “bí kíp” có tính quyết định trong tu luyện Khí công là gì?
Khí công chú trọng vào vấn đề gì trong quá trình tu luyện? và làm thế nào để có
thể đạt đến “bách tuế nhi động tác bất suy”…?
Có thể khẳng định bí kíp trong thuật tu tiên đắc đạo của cổ nhân xưa gồm:
- Bí kíp thứ nhất chính là nằm trong câu “Thanh tâm quả dục” của Lão
Tử. Tức là phải chú trọng trong việc tu dưỡng đạo đức, lối sống của mỗi cá
nhân, phải thực sự hạn chế lòng tham lam, tính ích kỷ, sống chan hòa với mọi
người; sống vui, sống khỏe, sống có ích. Không để cho những thứ như Thất tình
lục dục chi phối bản thân. Đây là bí kíp có tính quyết định và quan trọng nhất,
người luyện công có đạt được mục đích của mình hay không là nằm ở bí kíp
này (chúng ta sẽ bàn kỹ vấn đề này ở phần sau).
- Bí kíp còn lại được gói gọn trong ba chữ “Tinh – Khí – Thần”(còn gọi là
ba đại dược hay tam bảo) và một câu khẩu quyết: “bế Tinh, bảo Khí, tồn
Thần”. Tinh – Khía – Thần có vị trí đặc biệt quan trọng và mang tính quyết
định sự tồn vong, thọ yểu đối với con người. Vì vậy việc bảo tồn ba đại dược
nói trên cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và bền bỉ.
Tóm lại, đối với bộ môn Khí công nói riêng và các phương pháp Dưỡng
sinh cổ truyền của Á Đông, đặc biệt là các nước bị ảnh hưởng bởi văn hóa Âm
Dương ngũ hành thì hai khẩu quyết trên cũng chính là kim chỉ Nam trong
thuật “Trường thọ”, là “phương châm” chủ đạo được các bộ môn triệt để tuân
thủ, áp dụng xuyên suốt trong quá trình tu luyện. Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt
tìm hiểu kỹ về hai bí kíp trong thuật trường thọ của người xưa.
                     BÍ KÍP THỨ NHẤT:             THANH TÂM QUẢ DỤC
Thế nào là “Thanh tâm quả dục”
a. Thanh tâm:
Giải thích từ ngữ: Trong tiếng Hán, “thanh” có nghĩa là thanh khiết, tĩnh
lặng, trong sáng; “tâm” là tâm hồn, tâm tính, tâm can, tâm tình, là những nỗi suy
tư, niềm khát vọng v.v. “Thanh tâm” tức là phải giữ cho lòng được thanh thản,
an nhiên tự tại, thanh đạm hư vô, không buồn phiền lo nghĩ, cái cốt lõi là phải
“Tu tâm dưỡng tính”.
Thanh tâm không những thể hiện trong suy nghĩ mà còn được thể hiện rõ
nét trong hành vi đối xử của con người như tình thương yêu đồng loại, không
tranh giành đấu đá, không tham lam ích kỷ, sống vì mọi người, yêu thương vạn
vật… Thanh tâm là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với người luyện
công. Nếu trong tâm trí của chúng ta không vướng bận bởi nỗi lo cơm áo, không
bị thất tình, lục tặc chi phối thì chắc chắn chúng ta không những sẽ công thành
trong luyện tập mà còn thành công mĩ mãn trong cuộc sống. Ngược lại lúc luyện
công mà trong đầu toàn suy nghĩ đến các khoản tiền chợ, tiền thuê nhà, tiền điện
nước, tiền học hành của con cái v.v. thì chắc chắn đầu óc của chúng ta sẽ không
được thảnh thơi thư giản, không tập trung tư tưởng, do vậy hiệu quả trong việc
trị liệu sẽ không cao.
Có người ví đầu óc con người như một chú ngựa bất kham. Người lại bảo trí
óc của chúng ta chẳng khác gì một con gì đó “thả rông”(!?) Sự ví von này có lẽ
cũng đúng. Giống như con ngựa thả rông (tạm coi như thế), trí óc chúng ta nó
cứ lan man hết chuyện này sang chuyện khác, từ chuyện vui, chuyện buồn đến
những khoái lạc đời thường, những bi ai hờn tủi v.v. Mà kể cũng lạ, hẳn trong
chúng ta ai cũng từng gặp, có những lúc ta muốn tập trung vào vấn đề gì thì
trong đầu lại càng hiện ra những ý nghĩ đâu đâu. Đôi khi ta cố quên đi một
người nào đó thì hình ảnh của người đó và những việc có liên quan lại càng hiện
lên một cách rõ rệt, như cố ý trêu chọc, thách thức chúng ta. Quả thật, muốn
sống cho thanh đạm hư vô, không buồn phiền lo nghĩ thật chẳng khác nào
chuyện “mò kim đáy bể”. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, việc bắt một người,
nhất là người chủ gia đình phải Thanh tâm quả dục thì quả là một thách thức hết
sức khó khăn và vô lý. Nhưng bạn hãy cứ cố gắng, cố gắng rũ bỏ nếu có thể
được. Đấy cũng chính là bạn đã thanh tâm. “Thanh tâm” không những giúp cho
con người có đầu óc minh mẫn, phán đoán chính xác và xử lý nhạy bén trong
sinh hoạt hàng ngày mà “thanh tâm” còn giúp cho não bộ có thời gian nghỉ
ngơi, có điều kiện ức chế hưng phấn làm cho hệ thần kinh được khỏe mạnh…
b. Quả dục
Giải thích từ ngữ: “Quả” là ít, như “quả phụ” (người đàn bà cô đơn vì góa
chồng); Dục là lòng ham muốn. Quả dục có nghĩa là phải ít riêng tư, hạn chế
lòng ham muốn – tức là phải biết đủ và biết như thế nào là đủ.
Lão Tử nói: Họa không gì lớn bằng không biết tự đủ, không hại nào to bằng
lòng tham muốn chiếm cho được nhiều “Họa mạc đại ư bất tri túc, cữu mạc đại
ư dục đắc” và ông nhấn mạnh: Người mà biết đủ cái đủ của mình thì không bị
nhục, biết dừng đúng lúc thì không nguy. Được như thế thì có thể trường tồn
(Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi. Khả dĩ trường cửu). Xưa các cụ ta hay nói: “tri
túc thường năng lạc” hay giản đơn hơn có câu: “biết đủ thì nó đủ” cũng là cái ý
ấy chứ không như ai chỉ lo “Vinh thân phì gia” mà bất chấp mọi thủ đoạn, coi
tình người như rơm rác, sẵn sàng chà đạp lên luân thường đạo lý, vô pháp vô
thiên miễn sao thỏa mãn được sở nguyện của mình(!). Một chuyện rất buồn
cười là đại đa số người ta đi chùa, chỉ thấy cầu xin cho riêng mình hoặc gia đình
mình làm ăn phát đạt mà không mấy ai cầu xin cho Quốc thái dân an; chỉ thấy
có cầu cho buôn may bán đắt mà không thấy ai cầu cho mọi người ai cũng mua
được thật rẻ và thật nhiều…(!?)

                                Vui thú điền viên:  "Bần nhi lạc"


“Thanh tâm quả dục” là vấn đề được các môn đồ của Đạo gia cực kỳ coi
trọng (Đạo gia chủ về tính mệnh song tu, lấy thanh tĩnh vô vi làm mục đích tu
luyện). Người đời nay ai cũng biết như vậy nhưng việc nói và làm lại là đầu
Ngô thân Sở. Bút giả cũng có cơ duyên được dự nhiều đám chiêu đãi vì trúng
lớn trong một phi vụ làm ăn nào đó. Có người mời vì trúng đậm Chứng
khoán, lại có kẻ chiêu đãi vì mới bán được căn nhà lời vài chục cây vàng(?) –
Họ vẫn biết người mua là vợ chồng làm nông nơi tỉnh lẻ, vì ước nguyện của con
cái nên mới phải dời bỏ thôn quê để nương nhờ nơi thành thị. Vẫn biết số vàng
mà bạn của bút giả xơi được là thành quả lao động, là mồ hôi công sức, là nỗi
nhọc nhằn mà cả gia đình người nông phu từ con đến cháu, từ già đến trẻ phải
quần quật suốt bao năm trời, phải đánh vật với mấy mẫu Cafe; "Bán mặt cho
đất, bán lưng cho trời" cùng với vài công đất trồng tiêu và điều (quả là tiêu
điều). Bạn của bút giả giải thích, vẫn biết như thế là không tốt, là trái với đạo lý,
cũng hổ thẹn với lương tâm đấy (!?), nhưng xã hội ai cũng thế, ai gặp họ cũng
xơi như vậy? Chao ôi! hễ ăn được là người ta ăn không thương tiếc, không sợ
tắc cổ và họ vẫn mong có được nhiều phi vụ làm ăn như thế, cũng cốt chỉ để…
được ăn(!?).
Chuyện đời quả là nhiêu khê, lớn hiếp bé, thằng khôn hiếp đáp thằng đần,
“Cá ăn kiến, kiến ăn cá” phải chăng là qui luật? Phải chăng chuyện Thanh tâm
quả dục, chuyện Tu tâm tích đức chỉ là chuyện của người xưa! Phải chăng...?
Mời các bạn bấm vào chữ next phía dưới đây để xem: Bí kiếp thứ hai...
 
 

BÍ KÍP THỨ HAI:    

                       Tam Bảo “TINH – KHÍ –THẦN”


Thế nào là tam bảo Tinh – Khí – Thần?
Người xưa cho rằng, trong vũ trụ có Tam tài (Thiên – Địa – Nhân) và Tam
quang là (Nhật – Nguyệt – Tinh); người có Tam bảo tức là Tinh – Khí – Thần.
Trời đất phân chia ra ngày đêm để dung dưỡng muôn vật và vạn vật có phát
triển là nhờ vào cái đức của “Tam quang” thay nhau soi sáng vũ trụ vậy. Các
nhà Dưỡng sinh xưa nay, đặc biệt là các môn đồ thuộc phái Đạo gia rất coi
trọng ba đại dược Tinh – Khí – Thần và coi đó là sự tồn vong của sinh mệnh.
Họ cho rằng nếu Tinh hao, Khí tổn, Thần bị thương thì không thọ. Muốn thọ,
con người phải dồi dào về tinh lực, xung mãn về khí huyết, thần thái phải tiêu
dao “Khí túc bất tư phạn, Thần túc bất tư miên, Tinh túc bất úy hàn” (Khí tràn
đầy tất không thấy đói, Thần đầy đủ đến ngủ cũng chẳng cần, Tinh sung túc sợ
chi băng giá), xem như thế thấy Tinh – Khí – Thần quả là quan trọng. Chính vì
lẽ đó, phái Đạo gia luôn tìm mọi cách để “bế Tinh, dưỡng Khí và tồn Thần”
(ngay trong chuyện phòng the họ cũng tìm cách không cho xuất tinh ra ngoài).
Vậy ba đại dược đó đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với con người mà
được cổ nhân xưa coi trọng như thế?
a. Tinh:
       
Tinh, gồm có Tinh Tiên thiên và Tinh Hậu thiên. Tinh Tiên thiên tức là
tinh khí của cha và huyết khí của mẹ di truyền cho thai nhi; Tinh Hậu thiên
chính là chất dinh dưỡng, là tinh hoa của trời đất được con người hấp thụ thông
qua ẩm thực mà thành. Cũng như Khí, Tinh Tiên thiên nếu thiếu hụt cũng sẽ
được cơ thể bổ xung bởi tinh Hậu thiên nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của
mỗi cá nhân. Tinh Hậu thiên sau khi được hấp thụ vào cơ thể, thông qua quá
trình chuyển hóa lập tức nó biến thành năng lượng và tồn tại dưới nhiều hình
thức nó tỏa ra khắp hang cùng ngõ hẻm trong cơ thể, sẵn sàng nhận và hoàn
thành một cách xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao (xem hình minh họa phía
dưới). Tinh còn có chức năng sản xuất ra tinh trùng hay noãn sào nhằm duy trì
nòi giống và mang tính di truyền (gene ADN). Dâm dục quá độ cũng làm hao
mòn tinh khí dẫn đến suy nhược cơ thể, chóng già.
Trong thuật dưỡng sinh của ta, Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông, hai vị
tiền bối trong Y học cổ truyền Việt Nam cũng đề xuất “bế Tinh” hay “giữ
Tinh”. Tuệ Tĩnh chủ trương:
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
                             Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình"
 Hải Thượng Lãn Ông, người kế thừa quan điểm dưỡng sinh, chữa trị bệnh
tật của Tuệ Tĩnh cho rằng cần phải sửa một vài chữ cho dễ hiểu đối với người
Việt. Do vậy, Ông đã sửa:
“ Giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần,
         Thanh tâm, tiết dục, chủ chân, luyện hình”
 Việc bảo tồn tinh khí hay tinh lực là một việc rất quan trọng đối với mỗi cá
nhân. Nếu tinh khí hao hụt sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, suy nhược
tinh thần và là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật phát triển. Người xưa nói: “Dân dĩ
thực vi tiên” (dân lấy ăn làm đầu), lại có câu “có thực mới vực được Đạo” âu
cũng là vì thế. Các bạn hãy thử hoặc tưởng tượng xem nếu chúng ta ngừng cung
cấp năng lượng (tinh Hậu thiên) cho cơ thể vài bữa thì thế nào nhỉ? Điều gì sẽ
sảy ra? Các cụ bảo: “Đói chỉ nghĩ đến ăn” không biết có đúng hay không?. Thực
chất, tất cả các cuộc chiến xưa nay là gì? Cũng chỉ vì miếng ăn (gọi thế thì tục
tỉu quá, bởi vậy nhiều người gọi các cuộc chiến tranh đó là vì mục tiêu Kinh tế
cho nó dễ lọt tai lại lịch sự), mục đích cuối cùng cũng chỉ để thỏa mãn cái nhu
cầu ăn sung mặc sướng của con người(!). Xem thế đủ biết Tinh quan trọng như
thế nào.
 Vị trí huyệt đạo của Tinh: Tinh là nguồn của sự sống nên nơi đồn trú của
Tinh là Thận (Thận tàng Tinh/ Tố vấn) do vậy chúng ta thấy những bệnh nhân
suy thận thường mất hết sinh khí, vô lực. Theo các học giả muốn luyện Tinh thì
tinh thần quán trú tại huyệt Quan nguyên, vị trí dưới rốn 3 tấc [1] (còn gọi là Đan
điền Hạ [2]).
 b. Khí
 Có thể khẳng định: Khí đóng vai trò quyết định đến mạng sống của con
người. Không có Thần thì có thể vẫn sống (đời sống thực vật hoặc khùng khùng
điên điên), không có Tinh (Tinh lực) thì chí ít còn lay lắt sống răm bữa nửa
tháng. Nhưng nếu không có Khí thì bảo đảm dù ai đó có tài giỏi mấy đi chăng
nữa, cũng khó tồn tại sau năm phút đồng hồ (não sẽ chết sau ba phút nếu không
được cung cấp đầy đủ ôxy. Đây là sự giải thích vì sao có hàng loạt vụ chết ngạt
tại các hầm mỏ, tàu cá mà không sao cứu kịp). Theo Hoàng đế Nội kinh: “Nhân
thủy sinh, tiên thành tinh. Thành tinh nhi não tủy sinh. cốt vi can, mạch vi
doanh, cân vi cương, nhục vi tường, bì phu kiên nhi mao phát trường. Cốc nhập
vu vị, mạch đạo dĩ thông, khí huyết nãi hành. Linh khu/ Kinh mạch” (vật chất
cơ bản cấu thành con người đầu tiên chính là “Khí”, quá trình phát triển và hoàn
thiện ban đầu gọi là “Tinh”; trong cơ thể có Phủ Tạng và các bộ phận bao gồm
não, tủy, gân, mạch, lông, tóc… đều do tinh biến hóa mà thành. Sau khi hình
thành, tiến hành hấp thụ ngũ cốc làm cho mạch đạo khai thông, khí huyết thay
nhau luân chuyển vậy).
 Khí không hình (chúng ta chỉ có thể cảm nhận) nhưng ngày đêm thay nhau
luân lưu khắp lục phủ ngũ tạng. Không đâu là không có Khí, Khí khi đi vào cơ
thể (mặc dù đã có giấy thông hành) nhưng vẫn phải trải qua sự kiểm tra sàng lọc
gắt gao của các Phế nang (còn gọi là túi phổi), sau đó chúng được phân loại, chỉ
khí oxy đẹp trai, trong trắng mới được duyệt cấp Visa để tiếp tục cuộc hành
trình, nhưng phải rón rén men theo vách Phế nang rồi qua vách Mao mạch mới
được phép hiên ngang hòa vào dòng chảy của hồng cầu (Hồng cầu có chức năng
vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng để đem nuôi cơ thể, giúp cho quá trình
chuyển hóa, đốt cháy năng lượng và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể được tốt
hơn). Còn loại xấu trai ô tạp, lý lịch có vấn đề như dioxyt cacbon đành phải lẽo
đẽo đi về theo con đường ngược lại.
 Cũng như Tinh, Khí cũng được chia ra làm khí Tiên thiên và khí Hậu thiên.
Khí Tiên thiên tức là khí huyết của cha mẹ truyền lại cho con cái, khí Hậu thiên
còn gọi là khí Hậu đắc tức là thứ khí do ẩm thực, hấp thụ mà thành (xin xem lại
phần nói về khí ở trên). Khí Tiên thiên lại được chia làm Chân khí và Tông khí;
Khí Hậu thiên lại được chia làm Thiên khí và Địa khí, Dinh khí, Vệ khí.v.v. như
trong các kinh văn đã luận: Dinh khí giả, tiết kỳ tân dịch, chú chi vi mạch, hóa
dĩ vi huyết, dĩ dinh tứ mạt, nội chú ngũ tạng lục phủ (Linh khu/ tà khách thiên);
Vệ khí giả, sở dĩ ôn phân nhục, sung bì phu, phì tấu lý, tư khai hợp giả dã…
(Linh khu/ bản tạng thiên).
 Vị trí huyệt vị của Khí: Khí là nguồn của sinh lực do vậy nơi đồn trú của
Khí là huyệt Thần khuyết (xem hình. 2ab, minh họa phía dưới) có vị trí ngay tại
rốn (Thần khuyết được gọi là Đan điền trung).
 c.  Thần
 Là hình thức năng lượng cao cấp mà các động vật đều có, nhưng mức cao
nhất chỉ có ở con người. Đó là bộ não cùng với hệ thần kinh, nhờ đó mà con
người biết tư duy, có ý thức, có tình cảm, có khoa học và nghệ thuật. Thần được
sinh ra và nuôi dưỡng bởi Tinh và Khí nhưng ngược lại ích Tinh bổ Khí đều
phải cậy nơi Thần.
 Thần là trung tâm quyền lực, nơi ban hành các văn bản, các chủ trương
chính sách và cũng là Bộ Tổng Tham mưu có chức năng ban bố các hiệu lệnh,
chỉ huy giám sát mọi hoạt động của các cơ quan hữu quan trong cơ thể, kể cả
các hoạt động tinh thần lẫn thể xác của con người. Nơi đồn trú của Thần là
huyệt Ấn đường - nơi giao nhau giữa hai chân mày và huyệt Bách hội (được gọi
là Đan điền Thượng).
         Hình. 2ab: vị trí huyệt đạo của Tinh – Khí - Thần.
 d.  Mối quan hệ giữa Tinh - Khí - Thần
 Theo Gs.Bs Ngô Gia Hy: Tinh-Khí-Thần thực ra là “Khí” mà Tinh và Thần
là trạng thái hoạt tính cao của Khí (Khí công sức khỏe&điều trị/STVT). Nói đến
luyện khí trong Khí công cũng chính là nói đến việc gián tiếp luyện Tinh và
Thần. Mục tiêu tối thượng của Khí công là: “tồn Thần để tăng Khí, tồn Khí để
tăng Tinh; luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hoàn hư” (xem
hình minh họa. 3)  

   Hình. 3: Mối qua hệ giữa Tinh, Khí và Thần


 Như vậy:
 - (Tinh – Khí – Thần), tuy phân làm ba nhưng kỳ thực chúng là một thực
thể thống nhất, tương hỗ lẫn nhau phát huy tác dụng. Khí sinh ra Tinh, nhưng
Tinh lại là cội nguồn để sinh ra Khí; Khí là nơi dung dưỡng của Thần. Người
xưa nói: “Tinh khí tợ uyên thủy, Thần tợ thủy trung ngư. Tinh vượng Khí túc
thần ngư dược hoạt. Tinh kiệt, Khí khô thần ngư vô sở y tồn, tắc vạn sự quy
không” (Tinh và Khí tựa như hồ và nước, Thần là cá, hồ rộng, nước tràn, cá tha
hồ vùng vẫy. Nhược như hồ cạn nước khô, cá dựa đâu mà sống? Thế gọi là vạn
sự bằng không vậy).
 -(Tinh – Khí – Thần) là một thực thể tồn tại khách quan và không thể nào
tách rời, phân biệt. Giữa chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và mật thiết với
nhau không thể đơn độc hoạt động (hình. 5). Tinh là gốc của sự sống, được nuôi
dưỡng hàng ngày bởi Khí và chịu ảnh hưởng của Nguyên khí; Khí sinh ra từ
Tinh, Tinh cường tráng thì Khí dồi dào; Thần do Khí và Tinh dung dưỡng, Tinh
Khí xung mãn thì trí tuệ anh minh, đầu óc sáng suốt và tinh anh.
Tp.HCM, cuối năm 2011.
Shaolaojia.
 Mời các bạn đón đọc bài: "Những vấn đề cần chú ý khi luyện công" của Võ
sư Thiều Ngọc Sơn.
[1] Tấc là đơn vị đo lường trong Đông y được dùng khá phổ biến trong việc xác định các
huyệt vị. Thường 1 tấc bằng bề ngang của ngón tay cái hoặc bằng chiều rộng lóng tay thứ 2
của ngón giữa. Tấc và thốn cũng tùy thời đại mà có sự khác nhau lại cũng tùy vào cơ địa của
mỗi người mà các Lương y có cách xác định huyệt vị khác nhau…
[2]Trong khí công, Đan điền được ví như nơi mà Tinh - Khí tụ họp, nơi phát sinh ra nguyên
khí và là “gốc của sự sống”. Đan điền được đại đa số các học giả cho rằng có vị trí là khoảng
không nằm ngay tại rốn, phía trước có huyệt Thần khuyết và phía sau có huyệt Mệnh môn.
Luyện khí trong Khí công thường vận khí để “Khí trầm Đan điền” hay có câu “Ý thủ Đan
điền” là vì Đan điền là tâm điểm đi qua của các kinh mạch như mạch Nhâm, mạch Âm kiểu,
mạch Xung, mạch Đới, kinh Thận, kinh Vị… do vậy khi luyện khí, ý tập trung tại Đan điền là
tác động trực tiếp vào các phủ tạng. Trong Khí công người ta lại còn chia ra Đan điền thượng
(Đan điền Thần), Đan điền trung (Đan điền Khí) và Đan điền hạ (Đan điền Tinh) để luyện
tam bảo Tinh – Khí – Thần.
 

[1] Để tiện cho bạn đọc dễ hình dung, người soạn quyết định đưa mục “bí quyết
luyện công” trình bày trước, thay vì sẽ trược trình bày ở phần Thực hành luyện
công.

You might also like