Sao CH I

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Sao chổi

Sao chổi (Comet) là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều
từ đất đá, mà chủ yếu là băng. Bạn có biết tại sao nó lại được đặt tên là “sao chổi” không?
Sở dĩ nó có tên là sao chổi bởi nó thường có hình thù kì dị, đuôi to, đầu nhọn giống như
chiếc chổi quét nhà. Nó còn được miêu tả bởi một số chuyên gia bằng cụm từ "quả bóng
tuyết bẩn" vì nó chứa cácbonníc, mêtan và nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.
Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elip rất dẹt còn khác biệt so với các vật thể khác trong
Hệ Mặt Trời ở chỗ chúng không nằm gần mặt phẳng hoàng đạo mà phân bố ngẫu nhiên
toàn không gian.
Khi lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và, dưới áp suất của
gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi và đuôi khí, trông giống như tên gọi của chúng, có hình
cái chổi. Đôi khi cũng có những sao chổi có mang hai đuôi rõ rệt, nhìn thấy bằng mắt
thường: Đuôi dài ở phía đối diện với Mặt Trời, và đuôi ngắn hướng thẳng về phía Mặt
Trời. Nguyên nhân là do: Khi ở cự ly đủ gần, sức công phá của tia Mặt Trời lên bề mặt
sao chổi mạnh mẽ đến độ làm cho vật chất trong sao chổi bùng nổ mãnh liệt và bắn ra xa.
Gió mặt trời không đẩy hết đám mây bụi khí này về phía sau mà còn lại cái đuôi ngắn này.
Theo quỹ đạo, sao chổi được phân chia thành các loại: sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ
đạo ít hơn 200 năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ quỹ đạo lớn hơn, nhưng vẫn quay trở lại,
và sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hay hyperbol chỉ bay ngang qua Mặt Trời một
lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó. Như mọi thiên thể chuyển động trên quỹ đạo dưới tác dụng
của lực hấp dẫn, các sao chổi chuyển động nhanh nhất tại cận điểm quỹ đạo và chậm nhất
tại viễn điểm quỹ đạo.
“Sao băng” và “sao chổi” là hai khái niệm rất dễ nhầm lẫn với nhau. Vậy thì chúng
mình sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Sao chổi và sao băng là hoàn toàn khác nhau. Sao chổi là thiên thể có kích thước lớn, tương
đương với các loại vệ tinh hoặc tiểu hành tinh. Còn sao băng chỉ là vệt sáng nhỏ xuất hiện khi
một thiên thạch lao vào khí quyển Trái Đất và cháy sáng. Ngoài ra, sao băng cũng có thể có
nguồn gốc từ sao chổi.
Sao chổi có quỹ đạo rất dẹt. Khi đến gần Mặt Trời, sao chổi mới tỏa sáng, và thể hiện hai
đuôi: đuôi bụi (số 2 trên hình) và đuôi khí (số 1 trên hình).
Hình ảnh các sao chổi lớn:

Sao chổi Halley được phát hiện vào năm 1758, là một sao chổi có thể nhìn thấy cứ mỗi
75 đến 76 năm. Sao chổi Halley xuất hiện lần cuối bên trong Hệ Mặt Trời vào năm 1986,
và sẽ xuất hiện trở lại vào giữa năm 2061.
Sao chổi Hale-Bopp được phát hiện độc lập vào ngày 23 tháng 7 năm 1995. Nó có thể
thấy được bằng mắt thường trong một kỉ lục 18 tháng và được mệnh danh là sao chổi lớn
của năm 1997.

Sao chổi McNaught, còn được gọi là Sao chổi lớn năm 2007, là một sao chổi không định
kỳ phát hiện ngày 07 tháng 8 năm 2006.
Hình ảnh các sao chổi kì lạ:

Sao chổi Encke được phát hiện vào ngày 17/1/1786

Sao chổi Schwassmann-Wachmann 1, sao chổi chu kỳ ngắn được phát hiện vào ngày
15 tháng 11 năm 1927.
Sao chổi Ikeya – Seki lần đầu tiên được phát hiện vào ngày 18/9/1965. Đây là hình ảnh
của sao chổi vào ngày 30 tháng 10 năm 1965.

You might also like