BÀI TẬP LÝ LUẬN 5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN

Đề bài: Tóm tắt những thông tin chính yếu nhất về Dạy học Phát hiện và Giải
quyết vấn đề, cho ví dụ (tốt nhất là tình huống dạy học thật, có video) ba cách khác
nhau mà thầy cô giáo có thể tạo được TÌNH HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ trong dạy học
môn Toán ở cấp THPT
BÀI LÀM
Dạy học Phát hiện và Giải quyết vấn đề là cách GV tổ chức cho HS học tập qua
các hoạt động trong đó GV tạo ra các tình huống hấp dẫn gợi sự tìm hiểu của HS,
gợi ra những vấn đề vướng mắc mà HS chưa thể giải quyết ngay được, nhưng có
liên hệ với tri thức đã biết và có khả năng vận dụng các tri thức đó để tự giải đáp
thông qua quá trình tích cực tư duy.
1. Cơ sở lí luận xây dựng xu hướng “Dạy học Phát hiện và Giải quyết vấn đề”
Dạy học Phát hiện và Giải quyết vấn đề được xây dựng dựa trên cơ sở triết
học, cơ sở tâm lí học và cơ sở giáo dục học.
2. Những khái niệm cơ bản của Dạy học Phát hiện và Giải quyết vấn đề
- Vấn đề là một bài toán trong giáo dục mà chủ thể chưa biết một thuật giải
nào có thể áp dụng được để tìm ra phần tử chưa biết của bài toán, vấn đề
chỉ mang tính chất tương đối

- Tình huống gợi vấn đề là tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí
luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng giải quyết bằng một
quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt dộng để biến đổi đối tượng hoạt động
hoặc điều chỉnh kiến thức có sẵn chứ không phải có thể giải quyết ngay
lập tức bằng thuật giải. Các điều kiện của một tình huống gợi vấn đề:
 Tồn tại một vấn đề: Tình huống phải bộc lộ mâu thuẫn giữa thực tiễn &
trình độ nhận thức, chủ thể cần phải ý thức được một khó khăn trong tư
duy và hành động mà vốn hiểu biết có sẵn chưa đủ để vượt qua
 Gợi nhu cầu nhận thức: Tình huống phải gợi nhu cầu nhận thức, bộc lộ sự
khiếm khuyết về kiến thức và kĩ năng của HS để HS có nhu cầu bổ sung,
điều chỉnh, hoàn thiện tri thức, kĩ năng bằng cách tham gia giải quyết vấn
đề nảy sinh
 Khơi dậy niềm tin ở khả năng bản thân: Tình huống cần khơi dậy ở HS
niềm tin vào khả năng giải quyết vấn đề đặt ra tuy chưa có ngay lời giải
được nhưng khi đã có một số tri thức, kĩ năng liên quan
- Đặc điểm
 HS được đặt vào tình huống gợi vấn đề không phải được thông báo tri
thức dưới dạng có sẵn
 HS hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo huy động tri thức và
khả năng để phát hiện vấn đề không thụ động nghe giảng
 Mục tiêu dạy học là làm cho HS lĩnh hội kết quả của quá trình phát
hiện vấn đề và khả năng tiến hành quá trình đó
3. Những hình thức và cấp độ dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Người học độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề: GV chỉ tạo ra tình
huống gợi vấn đề, HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Người học hợp tác phát hiện và giải quyết vấn đề: Người học hợp tác với
nhau dưới hình thức nhóm, làm dực án,….để tự phát hiện và giải quyết
vấn đề.
- Thầy trò vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề: HS phát hiện và giải
quyết vấn đề dưới sự gợi ý dẫn dắt của GV khi cần thiết
- Giáo viên thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề: GV tạo ra tình
huống gợi vấn đề, sau đó GV tự phát hiện và trình bày quá trình suy nghĩ
giải quyết
4. Thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Bước 1: Phát hiện vấn đề
- Bước 2: Tìm giải pháp

Bắt đầu

Phân tích vấn đề

Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết

Hình thành giải pháp


Kết thúc

-
-Bước 3: Trình bày giải phápGiải pháp đúng
-Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp
5.Những cách thông dụng để tạo tình huống + gợi vấn đề
-Dự đoán nhờ nhận xét trực quan và thực nghiệm (tính toán, đo đạc,…)
-Lật ngược vấn đề
-Xem xét tương tự
-Khái quát hóa
-Giải bài tập mà người học chưa biết thuật giải
-Tìm sai lầm trong lời giải
-Phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm
6.Yêu cầu về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong toàn bộ quá trình dạy
học
- Vấn đề đòi hỏi HS tự khám phá lại toàn bộ tri thức trong chương trình: là
không thể được. Trong nhà trường trong khi nhấn mạnh sự cần thiết áp dụng
những phương pháp dạy học mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu, khám phá,
không loại trừ những phương pháp dạy học ứng dụng những tri thức có sẵn,
ren luyện kĩ năng, kĩ xảo.
- Mức độ yêu cầu HS phát hiện và giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học:
Không yêu cầu HS tự khám phá tất cả các tri thức quy định trong chương
trình mà thực hiện như sau:
 Cho HS phát hiện và giải quyết vấn đề với một bộ phận nội dung học tập,
có thể nhờ có sự giúp đỡ của GV với tùy mức độ
 Không chỉ kết quản mà quan trọng hơn là quá trình phát hiện và giải
quyết vấn đề đối với HS
 HS hệ thống lại bộ phận kiến thức còn lại mà họ lĩnh hội không thông
qua tự phát hiện và giải quyết vấn đề, có thể cả thông qua nghe GV
thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề
 Kết luận: Phương hướng chung là : Tỉ tọng của phần nội dung được dạy theo
cách để HS phát hiện và giải quyết vấn đề không chiếm hết toàn bộ môn
học, nhưng đủ để người học biết cách thức, có kĩ năng giải quyết vấn đề và
có khả năng cấu trúc lại tri thức, nhìn lại phần nội dung còn lại dước dạng
đang trong quá trình hình thành và phát triển, dưới con mắt của người phát
hiện và giải quyết vấn đề.
MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ TÌNH HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ trong dạy học môn Toán
ở cấp THPT
1. Cách: Xem xét tương tự
Trong mặt phẳng Oxy, lấy 2 vecto u⃗ ( a , b ) , ⃗v (x , y).Khi đó:
 u⃗ + ⃗v =( a+ x ,b + y)
 ⃗
ku=(ka , kb) , k là số thực

Vậy đối với không gian Oxyz với hai vecto u⃗ ( a , b , c ) , ⃗v (x , y , z ) em dự đoán như
nào về tọa độ của các vecto u⃗ + ⃗v và ⃗
ku ?

2. Cách: Lật ngược vấn đề


Cho hai vecto a⃗ và b⃗ , ta sẽ vẽ được hai vecto tổng của chúng
Vậy ngược lại cho một vecto c⃗ , ta có thể vẽ được hai vecto a⃗ và b⃗ sao cho:
a⃗ + ⃗b=⃗c không?

 Có hai khả năng: a⃗ và b⃗ cùng phương hoặc không cùng phương

3. Cách: Tìm sai lầm trong lời giải


Khi giải bất phương trình ( x−2 )2 ( x +1) ≤ 0 (1), một bạn học sinh đã giải như sau:
(1) x +1≤ 0 ↔ x ≤−1 (2)
Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là { x∨x ≤−1 }
Xét xem lời giải trên đã đúng chưa? Nếu chưa đúng, hãy sửa lại.

You might also like